Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống phần 3 pdf

9 275 1
Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống phần 3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống III. Địa thế biên giới Tống - Việt. Nhìn trên bản đồ ngày nay, nước ta tiếp giáp Trung Hoa từ Đông sang Tây ở các tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Đất Cao Bằng bây giờ ứng với Quảng Nguyên khi xưa, mà Quảng Nguyên khi xưa lại do các tù trưởng khê động nắm giữ, trước là Nùng Trí Cao, sau là Lưu Kỷ. Các vùng khác về phía Tây Bắc thì biên giới cũng chưa định rõ, các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý, cũng không thuộc Tống. Như vậy có thể thấy vùng biên giới mà Tống và Lý trực tiếp giao nhau thời đó là Ung Châu gồm các trại Thiên Long, Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An, Tô Mậu (Quảng Ninh); trại Vĩnh Bình tiếp một phần Quang Lang (Lạng Sơn, Lạng Châu) và một phần Quảng Nguyên (Cao Bằng); các trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp Vĩnh An của ta ở cửa Để Trạo. Đại khái nhìn trên bản đồ bây giờ, ta có thể thấy biên giới nước ta thời đó ôm Ung Châu và Khâm Châu của Tống bằng một phần tư đường tròn ở hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh ngày nay, mà tâm đường tròn là thành Ung Châu của Tống. Đường từ ta sang Tống, thuỷ bộ đều được. Thuỷ thì từ sông Lục Đầu ra tới Bạch Đằng rồi men biển tới cửa Đồn Sơn (Hạ Long) ở Vĩnh An theo hướng Đông Bắc đi độ 1 đến 2 ngày là đến vịnh Khánh Châu thuộc châu Khâm của Tống. Đường bộ thì đường chính vẫn là đường ngày nay dùng, tức là từ Thăng Long qua sông Hồng tới Hà Bắc, rồi Quang Lang (Lạng Châu) vào trại Vĩnh Bình, mất khoảng 4 ngày. Nếu đi từ Quang Lang qua Quảng Nguyên vào Thái Bình thì mất 6 ngày. Còn một đường nữa là đi qua Thái Nguyên, Bắc Cạn đến Quảng Nguyên rồi vào, đường này hiểm trở, mất độ 12 ngày. Ngoài ra ta còn có đường đi từ Tô Mậu (Quảng Ninh) qua Tư Lăng và vào trại Cổ Vạn, Thiên Long. Đó là những đường chính đi lại giữa ta và Tống. Khi tấn công Tống, nếu ta lấy được Khâm Châu thì theo đường Khâm Châu đến Ung Châu là gần hơn cả. Trong chiến lược tấn công Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cả thuỷ bộ binh, lợi dụng triệt để các quân khê động một cách cực hiệu quả. Tóm lại các hướng mà từ đó ta có thể đánh vào đất Tống cụ thể là : đường thuỷ đi từ Vĩnh An đến thẳng Khâm Châu, đường bộ có nhiều hướng : từ Quảng Nguyên vào trại Thái Bình, Vĩnh Bình, Hoành Sơn; từ Tô Mậu vào Cổ Vạn, Thiên Long; từ Quang Lang (Lạng Châu) vào Vĩnh Bình. Vậy là có thể tấn công cả 5 trại của Ung Châu, uy hiếp từ nhiều phía. IV. Lực lượng và chiến lược tấn công của Lý. Chính sách phủ dụ và thu phục nhân tâm các vùng khê động của nhà Lý đã có từ lâu, xuất quân lần này ngoài quân chính qui tinh nhuệ, còn có rất nhiều các tù trưởng đem quân đi theo. 1. Quân đội triều đình. Thời Lý dùng dân quân là chính, ngụ binh ư nông, quân khi vô sự thì về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp, khi hữu sự lại gọi ra lính. Quân số thời Lý không nhiều, Đại Việt sử ký toàn thư ước độ 7 vạn, chủ yếu tập trung ở hạ du. Ngoài ra còn có cấm binh bảo vệ cấm thành và nhà vua (thiên tử binh), khoảng vài ngàn, đợt tấn công này chắc không có cấm binh vì nhà vua còn nhỏ. Tổ chức quân đội thời đó khá qui củ và tài tình, Tống sử ghi : " Thái Duyên Khánh là tri châu ở An Nam, bắt chước qui chế chia ra làm từng bộ phận, chia chính binh, cung tiễn phủ nhận mã đoàn làm chín phủ. Hợp trăm đội chia làm tả, hữu, tiền, hậu 4 bộ. Mã đội có trú chiến, thác chiến khác nhau. Tướng nào cũng có lịch bộ, quân kị, khí giới.Vua Thần Tông ( Tống ) khen phải ". Quân đội như thế phải nói là tinh nhuệ, vả lại thời Lý, chinh chiến liên miên, bình Chiêm dẹp loạn, đi đâu cũng thắng, lần này đánh Tống lại tập trung quân cả nước, lại thêm Lý Thường Kiệt là tướng tài bậc nhất bấy giờ chỉ huy, thanh thế rất lớn. 2. Quân khê động (thổ binh). Từ khi mới lập nước, các vua Lý luôn chú trọng đến việc ước kết nhân tâm các tù trưởng miền núi, cả ràng buộc hôn nhân (gả công chúa cho các tù trưởng, lấy con gái của họ làm phi tần ) lẫn biện pháp trấn áp quân sự đều được sử dụng một cách hài hoà. Mấy chục năm trước, họ Nùng ở Quảng Nguyên nổi loạn, Nùng Tồn Phúc bị dẹp, con là Trí Cao lại làm loạn, vua Lý tha cho nhiều lần, rồi sau đánh cả sang Tống, mãi mới bị đại tướng Tống là Địch Thanh phá. Đến thời Lý Thường Kiệt, các tù trưởng đều thần phục Lý, tiêu biểu có Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, phò mã Thân Cảnh Phúc ở Lạng Châu, Vi Thủ An ở Tô Mậu. Cùng theo quân Lý tiến công vào Tống lần này, quân số khê động không biết là bao nhiêu, chỉ biết rằng thổ quân đi trận, mang cả vợ con đi theo. Có người nói với Vương An Thạch : " Khi Giao Chỉ vào cướp, quân có sáu vạn, trong đó có nhiều đàn bà, trẻ con .Man dân kéo hết cả nhà di theo, chỉ để một vài người ốm yếu ở nhà " đó là chỉ quân khê động. Tổng số quân lần này sang Tống, mỗi sách chép một khác, Tống thì bảo 6-8 vạn, sử ta chép 10 vạn, nhưng vì số phu phen thường không cố định, nên ta ước chừng 8-10 vạn người. Lương thảo thì ta đoán quân khê động không cày cấy gì, đi tới đâu ăn cướp tới đó, quân triều đình chắc cũng phải chuẩn bị gạo lương đầy đủ. Binh khí thì có cung nỏ, tên tẩm thuốc độc, máy bắn đá, đặc biệt có nhiều voi. 3. Chiến lược tấn công của Lý. Lý Thường Kiệt đánh Tống chia làm hai đường, thuỷ và bộ binh. Bộ binh tức là quân khê động ở Quảng Nguyên và dọc biên giới cho tới Tô Mậu : gồm có Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Thân Cảnh Phúc ở Lạng Châu, Vi Thủ An ở Tô Mậu. Những đạo binh này ban đầu sẽ lần lượt kéo vào trong đất Tống, và chỉ quấy rối gần biên thuỳ mà thôi. Chủ ý đánh lạc hướng làm cho Tống tưởng rằng quân ta sẽ do đường bộ kéo vào dánh Ung. Sau đó thổ binh sẽ phá các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn là những đồn che chắn cho Ung. Quân Tống khi đó sẽ dồn quân cả về phía Tây và Tây Nam để cứu, và mặt Đông Nam (phía từ Khâm đến Ung) sẽ hở và thuỷ quân ta sẽ đánh vào đó. Thuỷ quân là đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy, từ châu Vĩnh An men biển đến Khâm châu, mục đích là chiếm Khâm châu một cách chớp nhoáng, rồi đi đường bộ đến đánh Ung Châu. Như thế hai mặt thuỷ bộ phối hợp hài hoà, tạo thành gọng kìm vào Ung. Nếu Tống bỏ thành Ung đem hết quân xuống cứu các trại phía Tây và Tây Nam, thì Ung sẽ mất ngay. Còn nếu họ để nhiều quân giữ thành Ung, thì thổ binh của ta sẽ tiến dễ dàng. Trong chiến lược này, Ung châu chắc chắn sẽ bị vây. Điều quan trọng trong chiến dịch là phải đánh nhanh, làm cho Tống không kịp trở tay để điều binh tiếp viện, ta sẽ thấy Lý hoàn toàn đạt được mục đích này. (còn tiếp) . Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống III. Địa thế biên giới Tống - Việt. Nhìn trên bản đồ ngày nay, nước ta tiếp giáp Trung Hoa từ. Cao lại làm loạn, vua Lý tha cho nhiều lần, rồi sau đánh cả sang Tống, mãi mới bị đại tướng Tống là Địch Thanh phá. Đến thời Lý Thường Kiệt, các tù trưởng đều thần phục Lý, tiêu biểu có Lưu. chính đi lại giữa ta và Tống. Khi tấn công Tống, nếu ta lấy được Khâm Châu thì theo đường Khâm Châu đến Ung Châu là gần hơn cả. Trong chiến lược tấn công Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cả thuỷ

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan