Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Chương III doc

7 396 2
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Chương III doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 Chương III Đề cương: Kế hoạch chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn - Hạm đội chế ngự sông Đồng nai - Giới tuyến các chùa cầm chân quân địch; quân viễn chinh dàn quân hình cung, phong tỏa thành Kỳ Hòa, đặt quân An Nam trong thế phải lựa chọn hoặc phải chống trả, hoặc phải chịu nghiền nát và phân tán trong một trận đánh úp duy nhất Ngay hôm thủy sư đề đốc tổng tư lệnh viễn chinh đến Sài Gòn, quân ta vẫn không lơi tay chuẩn bị trận chiến Nam Kỳ. Tại Woo-sung, đoàn quân viễn chinh được tổ chức lại, phân phát khí giới, hành trang và đưa lên tàu. Tại Sài Gòn, quân sĩ đã đến từ trước cũng ở thế sẵn sàng tiến quân và chiến đấu. Cách bố trí và địa điểm chiến lược đã được quyết định xong, tình báo các nơi cũng đã thu thập và bổ sung. Trọng trách được phân phối, các vấn đề cá nhân trong quân ngũ cũng được giải quyết xong. Thành phần quân đoàn thủy binh đổ bộ được lệnh tập hợp; tiểu đoàn này gồm 900 người, chia thành 9 đại đội, trong số có 1 đại đội mệnh danh là thủy binh đột kích giữ vai trò của công binh, đánh mở đường; đại đội này đặt dưới sự chỉ huy của Đại úy hải quân de Lapelin. Thủy sư đề đốc nghe đại tá Tây Ban Nha, cựu chỉ huy trưởng Sài Gòn, phúc trình về các công tác của mình; vị đại tá này vừa chấm dứt nhiệm vụ phòng thủ Sài Gòn suốt trong 1 năm qua. Thủy sư đề đốc cùng với các vị chỉ huy công binh và pháo binh đi xem xét cánh đồng Kỳ Hòa và sau đó ông cũng đi quan sát đường giới tuyến phòng thủ do chuẩn đề đốc Page vạch ra từ kênh Avalanche cho đến đồn Cây Mai; ông muốn biết chắc đường giới tuyến này đất phải khô, khả dĩ pháo binh có thể sử dụng được, mặc dù trên cánh đồng mênh mông của đường giới tuyến có nhiều ụ đất và hố nhân tạo. Sau khi quan sát, và thấy rằng với phương tiện hết sức dồi dào của đạo quân viễn chinh hiện nay, ông có thể đánh bọc hậu bất ngờ quân An Nam trong khi họ đang bận lo phòng thủ ở mặt trước và 2 bên cánh. Do đó, ông quyết định kế hoạch hành quân như sau mà các vị chỉ huy công binh và pháo binh phải nghe theo. Một mặt, hạm đội ngược sông Đồng Nai, phá sập các chướng ngại do địch dựng lên, phá các đập chắn, san bằng đồn lũy và kiểm soát toàn bộ thượng lưu sông. Tiếp đó là đường tuyến các chùa của ta phải đối đầu và kiềm giữ cánh mặt của địch quân; đường tuyến này sẽ sử dụng pháo binh mạnh mẽ, dựa vào các công sự mới và vòng đai chiến thuyền neo trên sông Sài Gòn, mục đích để cầm chân và dồn địch vào thế bất lực. Sau đó, từ đồn Cây mai dùng làm căn cứ hành quân, toàn thể đạo quân viễn chinh sẽ tiến lên đánh gãy tuyến phòng thủ An Nam tại một điểm thứ nhất, tiếp tục dùng điểm tựa này tiến lên, tránh tầm đạn của địch, bọc ra phía sau để vây hậu tuyến thành Kỳ Hòa. Từ nơi vị trí này rất gần sông Đồng nai, quân viễn chinh sẽ phối hợp với hoạt động của hạm đội trên sông, khép kín gọng kềm mà nghiền nát địch quân. trong khi ấy quân An Nam khi đã bị cắt rời với kho Tong-kéou, và bị vây hãm trong vòng đai sắt, sẽ không còn giải pháp nào khác, họ buộc phải đánh hoặc bị tấn công và bị nghiền nát. Tuy nhiên địch vẫn còn 1 đường tháo thân, nếu trong khi kịch chiến ta không đặt 1 đội quân canh chừng tại đây. Đó là đường Giám Mục Adran; nhưng muốn đến được đường này thì địch phải vượt qua vùng đầm lầy thuộc kênh Avalanche. Đây chỉ là đường tháo chạy chớ không phải là đường rút lui trong trật tự (Phúc trình do vị chỉ huy của 1 trong các lực lượng đặc biệt cho biết như sau: "Để đánh bật địch ra khỏi trại của họ, thì phải đánh trước mặt hoặc bên cánh trái, hoặc bên cánh phải. Tấn công trước mặt thẳng về hướng Sài Gòn, sẽ gay go và thương vong nhiều, địch dồn về mặt này đông nhất, phương tiện phòng thủ cũng tốt nhất. Vững tâm trong vòng đai cố thủ, địch sẽ chống cự đến cùng. Còn như tấn công bên trái của địch quả là khó khăn, vì lý do phải vượt qua vùng đầm lầy để sáp đến gần địch. vậy chỉ còn cách là tấn công bên cánh phải của địch mà thôi". Vì những lý do vừa kể, ta chỉ cho lệnh tấn công bên trái khi nào tấn công trước mặt gây tổn thất thương vong quá nhiều và khi tấn công bên phải sẽ gần như không thực hiện nổi vì các chướng ngại thiên nhiên. Nhưng thật ra cũng không đúng như vậy vì ta chưa kể đến sức mạnh của hạm đội trên thượng lưu sông Đồng Nai, và địch thì không thể di động được ở bất cứ điểm nào dọc theo tuyến các chùa của ta. Nhưng nếu kể như quân viễn chinh tiến lên từ cánh trái của mình đánh bật được quân địch ở tiền tuyến của họ mà ta gọi là đồn Redoute để gây thêm càng lúc càng khó khăn cho địch, thì chương trình hành quân sẽ không thiết lập dựa vào phương pháp loại dần các giải pháp; mà nó là hậu quả hợp lý và đúng theo sự bố trí của ta trên các mặt sông và dọc theo đường giới tuyến các chùa. tấn công vào mặt trước của địch chẵng những tự gây tổn thương hết sức nặng, mà điều sai lầm là ta không chú ý đến 2 tác dụng cực mạnh khác là hạm đội và vành đai đại pháo kéo dài từ kênh Avalanche đến đồn Cây Mai mà ta đã sẵn có. vả lại, chắc chắn quân địch, khi yên trí trong vòng thành phòng thủ, sẽ chống trả đến cùng; và còn có thể dựa vào cách tổ chức từng khu công sự riêng trong doanh trại của họ mà tăng sức kháng cự lên thành bốn. Còn tấn công phía bên phải thì điều này không thể đặt ra được. Hậu tuyến của Kỳ Hòa cũng mạnh như tiền tuyến vậy. Cũng phải nghĩ đến chuyện bố trí chiến thuật mà ta đặt ra không lọt qua khỏi sự tiên đoán của vị Nguyên Soái An Nam - TG) __________________ Để bảo đảm tốt đẹp chương trình hành quân nên việc bố trí phải được thực hiện ngay không chậm trễ. Chuẩn đề đốc Page nhận lệnh chỉ huy hạm đội ngược sông Đồng Nai lên thượng lưu và các phụ lưu, hóa giải quân địch không cho đổ quân vào vùng đồng bằng Biên Hòa. các tàu chiến của hạm đội chuyển xuống các chùa Barbet, chùa Clochetons, chùa Cây Mai một số các đại pháo 30 ly nòng có khía (Nòng súng có khía bên trong, còn gọi là đường khương tuyến, giúp cho viên đạn khi bắn ra sẽ xoáy, đi xa hơn và chính xác hơn - ND) và súng cối 80 ly tạo ra một giàn hỏa lực thật khủng khiếp. các nhóm quân đóng rải rác phía sau đường tuyến các chùa cho đến thành phố Tàu, dùng làm hậu quân, phải di chuyển về gần đồn Cây Mai, vì đồn Cây mai sẽ là nơi xuất phát của các nhóm quân này để kết hợp với đại quân cùng tiến lên. Quân lính chiếm đóng các căn nhà lớn bỏ hoang của dân chúng, nhà cất theo kiểu địa phương, mái thật nghiêng và hiên thấp chỉ cách mặt đất khoảng bốn chân (mỗi chân khoảng hơn ba tấc (0.3248cm) - ND). rắn rít đầy dẫy. Đêm, lính canh phải thận trọng; mỗi đầu người đều được quân An Nam ra giá; Chuyện đại úy Barbet bị ám sát là 1 cảnh cáo thảm khốc mà mọi người đều nhớ. Khi quân An Nam tấn công thẳng lại không sợ, nhưng phải cảnh giác khi bị phục kích bất ngờ: địa thế đầy bụi rậm, kẻ thù thì bò và trườn như 1 con thú dữ (trong nguyên bản là: Comme une bete fauve - ND). Tình trạng đặc biệt như vừa kể cho thấy cái hãi hùng không tả nỗi trong tiếng kêu cứu của những người lính canh. Quân sĩ nôn nóng hăng say chờ đối đầu với kẻ thù. Cho đến giờ phút này các giới tuyến vẫn im lìm; Từ chùa Clochetons ta thấy thoang thoáng các chướng ngại vật của người An Nam, chẳng hạn như các cành lá úa vàng, rậm rạp và chằng chịt trên đầu tường thành. Những chòi canh có mặt bằng phẳng để đứng, bóng người thấp thoáng, thế thôi. Chiến tuyến địch trãi rộng 16 cây số; tổng số địch quân theo tinh đồn lên đến 30.000 người, ta và họ chỉ cách nhau có vài trăm thước nhưng ta thì không trông thấy họ; ta còn nghe nói họ có những chỗ cố thủ hiểm hóc trong thành; cũng nên kể thêm tính cương ngạnh của giống dân này, và sức chống cự của họ, còn ta thì đã đánh suốt 1 năm chẳng được gì hết, tất cả cho thấy tầm quan trọng của địch và trận chiến sắp xảy ra. Nhưng ngày nay không còn ai nhớ tới sức mạnh đó của địch. về sau này, khi tường thành Kỳ Hòa bị san bằng, các bàn chông và chà gai bao phủ trở thành 1 lớp tro đen, khi kẻ thù bại trận, lang thang và khốn khổ, thì những người từ Pháp đến, cứ lấy hôm nay để đoán ngày xưa, rồi chế nhạo giá trị quân sự của người An Nam, không chịu phân biệt gì hết mà coi quân An nam chỉ là bọn giặc cướp. Trong khi chờ đợi những cuộc dấn thân sắp đến, quân sĩ tìm thấy trong đời sống trước mặt một nguồn sinh lực mới, một sự vui nhộn tràn trề, mà sau này không ai tìm thấy trong các cuộc hành quân viễn chinh khác. Những người đã trải qua giai đoạn này đều coi đó là 1 giai đoạn lý thú và độc đáo trong cuộc đời mình. cái mới lạ và vẻ đẹp của quang cảnh Sài Gòn thật dịu dàng và duyên dáng, tạo ra 1 bối cảnh hết sức quyến luyến khi chợt nghĩ rồi đây sẽ phải rời xa nơi này. Kênh Tàu và trên đất con đường cái nối liền với kênh thật đông người và nhộn nhịp, đầy thực phẩm, súng ống và đạn dược chiến tranh. Trên mặt kênh các tàu sa - lúp màu xám, trước kia chuyên chở quân lính đưa lên tàu tại Peh-tang, nay thì chở các khẩu đại pháo nòng có khía và các ổ súng cối, bàn đặt súng và những quả đạn dài đầu nhọn (trong khi đó các cỗ đại pháo An Nam vẫn còn dùng đạn tròn đúc bằng sắt - ND). __________________ Kênh Tàu, mà ta vẫn thường nghe nhắc tới khi nói đến sài Gòn, rất có thể là 1 con kênh do người đào, hoặc ít ra cũng do tay người sửa và vét giúp cho tàu bè thông thương. Kênh tách ra theo 1 hướng thẳng góc với sông Sài Gòn, ăn sâu vào vùng đồng bằng, mặt nước phẳng và đều, rộng độ 100 thước. Kênh Tàu nối liền với kênh Thương mại (Arroyo Commercial: tạm dịch là tên thương mại, không biết kênh ngày nay gọi là gì - ND), kết hợp với các kênh khác rồi đổ vào sông Mê Kông tạo ra đường lưu thông huyết mạch cho việc buôn bán cho toàn vùng Nam Kỳ miền dưới. Khi rời khỏi Sài Gòn, dọc 2 bên bờ kênh vươn lên nhiều chòm cây mãng cầu (rất có thể đây là các cây bình bát, cùng 1 giống với cây mãng cầu, mọc hoang ở mép kênh), cây mít, cây bông lài rất thơm, dứa gai và lau sậy. cây cối trên bờ bên trái (các kênh đều nối liền với hai con sông khác nhau, vì thế đổ ra biển cũng bằng 2 cửa khác nhau, mặt và trái ở đây luôn luôn chỉ bên mặt và bên trái thuận theo danh xưng dùng trong chiến lược và hành quân - TG) che khuất những ruộng lúa mênh mông xa tít tới chân trời. Hàng cây bờ bên phải, thỉnh thoảng có chỗ trống để lộ ra nhửng cái miếu (Viết là "miao" trong nguyên bản - ND), miếu dựng lên để thờ một vị thần quen thuộc của địa phương; trên bờ có nhiều căn nhà xinh xắn của người An Nam, lợp ngói, nhà có trồng xương rồng bao kín chung quanh không cách gì chui qua lọt. Một con đường cái tình trạng bảo trì khá tốt, rộng như một tỉnh lộ của ta ở Pháp, có cây xinh xắn che mát, đường chạy dài song song với kênh Tàu chỉ cách bờ kênh khoảng 200 thước. Đó là một đoạn trên con đường từ Sài Gòn đi Mỹ Tho. Từ Sài Gòn xuống, bên phía mặt là các chùa đã biến thành đồn của ta như đồn Barbet, đồn Ao, đồn Clochetons, đồn Cây Mai. Cũng về bên phía tay mặt, xa xa sau mặt đường, đất đai có vẻ cao hơn một chút, trải rộng tới chân trời. các chòm cau và cây cối xinh tươi không còn nữa, chỉ thấy cây cỏ còi cọc, vàng úa, thấp lè tè. Tất cả đều cằn cỗi và buồn thảm dưới bầu trời nung đốt; vài mô đất, vài nấm mồ sơn sáng chói trang trí tranh vẽ trên vách mộ là tất cả những gì đập vào mắt người nhìn. cánh đồng mênh mông đó chính là cánh đồng Kỳ Hòa. Xa hơn nữa là tuyến phòng thủ An Nam, vách thành thấp, tiệp với màu đất, nếu không có bóng vài kỵ mã và chòi canh thì khó mà nhận ra thành Kỳ Hòa. Thành phố Tàu, dân địa phương gọi là Chợ Lớn, tên có gốc tiếng Tàu (Viết là "Cho-luen" trong nguyên bản. Chợ Lớn là tiếng An Nam, không phải gốc tiếng Tàu - ND) , trải dài 2 cây số dọc hai bên bờ kênh. Quang cảnh nhộn nhịp, cu-li Tàu và An Nam tấp nập khuân vác gạo, tiền bằng đồng, dê nhỏ và cá khô. các mái ngói màu đỏ nổi bật giữa các chòm cau giống như nơi thôn dã; thân cau thẳng băng và có khía tưởng chừng như đã từng làm mẫu cho các cột của thành quách Hy Lạp. Viễn cảnh trông thấy từ khúc quanh đầu tiên của kênh mang vẻ dịu dàng, mềm mại và thanh lịch. Thật nhiều cầu nối liền hai bờ sông. càng ra xa Sài Gòn hơn, vườn tược rộng hơn, nhà cửa dần dần thưa thớt và riêng biệt hơn. Chợ Lớn không giống thành phố Châu Âu chút nào, mà cũng chẳng giống thành phố Tàu hay An Nam nào cả. Người ta có thể nói đây chỉ là nơi gom tụ của một số nông trại giàu có. Sân nhà không có vườn che khuất như bên Tàu, nên người ta có thể trông thấy vào giờ cơm, trong sân có kê ba cái bàn theo hình tam giác. Bàn trong cùng, kê cao hơn hết, dành cho chủ nhân, con cái, bạn hữu và người quản gia ngồi; cu-li thì ăn ở hai bàn còn lại, kê thấp hơn. Lối sống giữa trời như thế cho thấy cái vẻ oai vệ của chủ nhân. Trên mặt kênh luôn tấp nập, thuyền bè kẹp sát nhau, chỉ còn một lối nhỏ ở giữa. Khi nước ròng, mực nước rút xuống thật thấp, chỉ còn một dòng nước nhỏ như một con suối, đủ cho thuyền thật mỏng lưu thông; ghe thuyền khác cạn sình một cách thản nhiên hai bên bờ mà không hư hại gì cả. các ghe tàu này chỉ sử dụng ở nước ngọt, sơn bóng loáng bằng một thứ dầu nội hóa, trông có vẻ nhàn hạ phong lưu. __________________ Thành phố Tàu là chìa khóa của tất cả thương nghiệp tại Nam Kỳ miền dưới. Ai kiểm soát được thành phố này là nắm hết khả năng sinh hoạt của dân chúng trong phần đất An Nam này. Các đồn Clochetons và Cây mai sẽ giữ nhiệm vụ đánh chiếm thành phố Tàu; một tàu chiến loại Lorcha (Lorcha là chiến thuyền gốc Bồ Đào Nha, nhưng vì nhu cầu phải kiểm soát một số lượng quá lớn sông ngòi, nên được đem sát nhập vào lực lượng hải quân của ta. các tàu Lorcha có trang bị một khẩu đại bác lớn trên mỗi tàu và phải mang cờ quốc gia ta - TG) kiểm soát con kênh mà hai bên bờ là Chợ Lớn, tàu mang tên Jajareo , thả neo ngay cửa vào thành phố Chợ Lớn; do một đại úy hải quân chỉ huy, phụ tá lại là một trung úy thủy quân lục chiến, đây là một trong những việc trớ trêu ngược đời trong trên chiến kỳ lạ này. Thành phố Tàu xây cất theo lối xưa, người Tàu sống ở đây chia thành từng Bang hay Hội đoàn, có thiết lập hẳn hoi quy ước và xác định những ngoại lệ khỏi đóng góp. Nhiều người thật giàu có; một số người thuê trực tiếp các tàu Âu Châu để liên lạc với Ấn Độ, đảo Reúions hoặc đi Tàu. Cũng phải xác nhận rằng ngày nay tình thế khó khăn vì sự chiếm đóng của Pháp, thương gia tại Sài Gòn dựa vào giá cả của thị trường Hồng Kông và Thượng hải, nhưng có khi biết có khi không, vì thế người Tàu lập hẳn một hệ thống chuyển thư riêng của họ giữa Sài Gòn và Quảng Châu. Trong suốt vùng Chợ Lớn thuộc tỉnh Gia Định, chùa và miếu (bàn thờ nhỏ để chuộc tội - TG) thật là nhiều. các miếu thờ xây cất rất trang nhã và giống hệt nhau, tương tự như các đền miếu bên Tàu. Đền miếu có lẽ xây cất do tiền quyên góp của dân buôn bán người Tàu. Dân Tàu cũng dửng dưng với tôn giáo như dân An Nam, nhưng họ giàu hơn và muốn khoe khoang của cải. Bốn cảnh chùa mà chuẩn đề đốc Page, một năm trước đây, đã biến thành đồn để phong tỏa Sài Gòn thì nhìn từ xa cũng thấy rõ nhờ trên mái có các con rồng thật đặc biệt, những con cá đứng dựng trên đuôi và tượng chó có mắt người ta (có thể đây là hình tượng cá hóa long và các con lân - ND) theo mẫu gốc đặt ở lâu đài Yuen-minh-yuen; chắc chắn các hình tượng này không phải là các sáng tạo tùy hứng do trí tưởng tượng của người Tàu mà ra. Cảnh sân trước chùa đều có trồng loại cây dương Ấn Độ có lá lớn gọi là cây Maha-phot, dưới một trong các cây này ông Phật đã được vua các thiên thần là Indra phong làm thầy tu. Cảnh chùa Barbet mang tên một đại úy thủy quân lục chiến trước kia đã từng cai quản chùa này, ông bị ám sát và bị cắt đầu nơi khúc quanh thứ nhất trên con đường dẫn đến chùa Ao. Buổi chiều hôm đó, ông cưỡi ngựa đi tuần tra như thường lệ. Bọn sát nhân rình rập trong một bụi cây, sau này người đi ngang đây còn chỉ chỏ cho nhau biết. Ông ta bị đột kích bằng giáo té ngay xuống ngựa. Bọn An Nam liền cắt đầu, bò qua các bụi rậm và cỏ cao trở về giới tuyến cũ của thành Kỳ Hòa. Sáng hôm sau, người ta thấy phần thân thể còn lại bị kéo bỏ bên vệ đường; con ngựa bị thương nằm bất động kế bên. Người ta kể lại rằng khi cái đầu ông đại úy đem đến đặt kế bên khay trầu của vị tướng An Nam thì ông này liền đếm tiền thưởng mà không nói gì, rồi sau đó mới thốt ra một lời tiếc thương. Đại úy Barbet có thân hình và một sức mạnh lực sĩ, tất cả người An Nam đều biết mặt ông. Chùa Ao trước kia rất nổi tiếng vì là nơi hành hương cho những người đi buôn bán từ Mỹ Tho trở về. Chùa có hai ao nên gọi là chùa Ao, một lớn một nhỏ, nước dơ bẩn, thường thấy thỉnh thoảng có xuất hiện loại cá sấu Caiman Chùa Clochetons hơi xa hơn các chùa kể trên nhưng cũng trên đường từ Sài Gòn đi Mỹ Tho. Chùa xây cất giũa một cánh đồng mồ mả. Các tượng thần (Trong nguyên bản, tác giả viết la dieux hoặc là dieux bouddhiques, có lẽ là các tượng phật, tượng thần - ND), sơn vàng, chất đầy chung quanh các gian phòng trong cùa, vẻ mặt tượng trưng một tranh thái gần hoàn toàn thoát tục. Một đàn gà bươi móc khắp nơi, lính thủy và bộ binh nhìn thấy mà thèm. Trên bàn của các sĩ quan có để vài chai rượu Vermouth và absinthe; trước mặt đồn súng 30 ly nòng dài có khía xếp thành hàng trên các bệ bắn, lớp sơn đen trầy trụa vì súng phải khiêng lên khiêng xuống. Các chùa hay đồn binh của ta vừa kể trên đây giữ nhiều vai trò: vừa là nông trại, đồn canh gác và pháo đội. Các vị thần Phật giáo dường như đang lạc vào một thế giới khác; nụ cười mỉm của tượng , tuy nhân bản hơn là chế nhạo, nhưng hình như cũng đồng lõa với những nỗ lực của ta đang xảy ra trước mặt. Cảnh các tượng thần trước sự nhộn nhịp của đám người phục dịch bận rộn tíu tít và sức mạnh xâm chiếm của một giống dân tuy lo âu nhưng mạnh mẽ đã tạo ra một sự tương phản lạ lùng. Chùa Cây Mai là điểm chốt xa nhất trên tuyến phòng thủ của quân viễn chinh, cách mặt của đường tuyến bắt đầu từ kênh Avalanche. Chùa là vị trí tiền tuyến nhất mà trước đây ta đã chiếm được của người An Nam. Chùa xây trên một gò đất cao do người đắp. Bên trong chùa các chi tiết trang trí cũng giống như các chùa khác. Phía trước mặt đồn Cây Mai là đồn An Nam ta gọi là đồn Redoute, đồn này là tiền đồn của cả hệ thống phòng thủ của địch quân, cạnh bên là một vùng đầm lầy làm chướng ngại thiên nhiên. Chùa Cây Mai của ta mấy ngày sau bất ngờ được đem sử dụng làm kho tồn trữ đạn dược cho pháo binh và bộ binh. Công việc nâng các dàn trọng pháo 30 và các ổ súng cối 80 lên bàn bắn rất là nặng nhọc, các người cai thủy thủ đảm trách việc này. Trung tá pháo binh đánh bộ là Crouzat chỉ huy một đội pháo binh phá thành và một đội pháo binh chiến thuật phải huy động hết mọi người dưới tay ông. Chỉ trong bảy ngày các bệ bắn được xây đắp xong, súng từ tàu chuyển đến được nâng lên bệ bắn cùng với 100 quả đạn cho mỗi súng. Chùa Barbet nhận được 3 ổ súng cối 80 và 2 dàn phóng hỏa tiễn tấn công 125 ly; chùa Clochetons nhận 4 khẩu đại bác của hải quân nòng 30 có khía; chùa Cây Mai 1 khẩu 30 nòng có khía và 1 ổ súng cối 80. các thủy thủ trước đây trách nhiệm về các khẩu súng này trên tàu được phân phối gửi theo để tiếp tục đảm trách việc sử dụng. Ngày 16 tháng 2, vị tổng tư lệnh rời tàu Imperatrice-Eugenie , tàu bèn hạ cờ hiệu của tổng tư lệnh xuống rồi chở toàn bộ tổng hành dinh đến trụ sở mới tại một công sự gần phía sau đồn Barbet. Vị tổng tư lệnh giao cho đại úy hải quân Surville (Đại úy hải quân d'Aries được chỉ định làm chỉ huy trưởng các lực lượng đóng tại Sài Gòn - TG) điều khiển các chiến hạm neo dọc trên sông Sài Gòn. Vị sỹ quan cao cấp liền gom tất cả thủy thủ đoàn của các chiến hạm trong tay ông để thành lập các đại đội chuyên chở tiếp liệu, đồng thời cũng cung cấp pháo thủ cho các đại bác nòng có khía đã chuyển đến các chùa; suốt 20 ngày, họ phải cong lưng chèo chống, từ sáng đến tối trước bầu trời thiêu đốt, vận chuyển một số lớn các thiết bị lưu động cho cả đạo quân, dù chỉ là một đạo quân nhỏ. Rồi đây họ lại được nghe các dàn đại pháo lẫn tiếng súng nhỏ từ các trận đánh vọng lại. Họ chỉ biết chiến đấu qua việc tải thương, cấp cứu và an ủi quân sĩ bị thương. vai trò đòi hỏi một tinh thần hy sinh cao độ. Vị chỉ huy hải quân de Surville khuyến khích họ để họ đủ sức kiên nhẫn chịu đựng những khắc nghiệt trong công tác khó khăn này. __________________ Trung tá Crouzat bố trí và hướng dẫn toán dọ thám cho biết chắc chắn chỉ có phía trước và bên trái đồn Cây Mai mới có đường di chuyển cho pháo binh để tiến đến một vị trí đất cứng cách tuyến địch độ 1000 thước. Đường dùng cho pháo binh cần phải san bằng, công tác giao cho một đại đội công binh biệt phái và một đại đội trên chiến hạm Imperatrice- Eugenie đảm trách; quân sĩ làm đường phải chịu hỏa lực của địch rất khó chịu nhưng không ai bị trúng đạn. Ngày 19 tháng 2, 20 hỏa tiễn phóng hỏa 125 ly của Hải quân và 32 hỏa tiễn của bộ binh đầu 90 ly sơn đỏ được phóng đi từ chùa Barbet đến một địa điểm cách xa chừng 5 cây số nằm trong phần doanh trại của địch, mục đích làm cho địch bối rối và lo âu. Ngày 21 và 22 thàng 2, ta tiếp tế thêm cho chùa Cây Mai, nơi làm điểm tựa để chuyển quân đánh bọc hậu, gấp đôi số đạn dược cho pháo binh và thêm 50.000 viên đạn cho lính đánh bộ. Trên bộ các đội quân viễn chinh tiếp tục bố trí, trên sông Đồng Nai các hoạt độgn cầm chân địch cũng được phối hợp và phân bố. Vị phó thủy sư đề đốc chỉ huy trưởng vạch ra chương trình hành quân cho chuẩn đề đốc Page như sau: "Tôi thật vinh dự cho ông biết các chiến hạm Avalanche, Sham-Rock và pháo hạm số 31 phối hợp với chiến hạm Renommee để thành lập một sư đoàn dành cho ông hành quân phía thượng lưu sông, chiến hạm Renommee sẽ mang cờ lệnh của ông. "Khi tới ngang địa phận Gò Vấp, và sau khi đã vượt được hết các chướng ngại có thể cản trở hạm đội của ông xong, thì ông biệt phái pháo hạm số 31 ở lại kênh này. Pháo hạm phải hoạt động thật cẩn thận đừng để bị thiệt hại. Tại vị trì đó, pháo hạm tận dụng tất cả những phương tiện sẵn có để canh chừng và chặn đứng mọi di chuyển của địch quân, ngăn cấm bất cứ ai có vẻ nghi ngờ muốn vượt từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia. "Phần ông thì đem các chiến hạm Renommee, Avalanche và Sham-Rock tiếp tục tiến lên đến ngang địa phận Thủ Dầu Một, cương quyết gây khó khăn cho địch trong việc di chuyển giữa hai bờ sông, nếu có thể thì cắt đứt hẳn sự di chuyển của họ. "Ông có thể vượt xa hơn Thủ Dầu Một (Viết là "Tu-yen-mot" trong nguyên bản - ND) trong nhất thời nếu ông thấy có lợi thế cho ông, cứ tùy cơ xử trí để đạt mục đích tôi vừa chỉ định. "Tôi giao ông trọng trách đối xử với dân chúng khi họ không gây hấn gì. Tạo cho họ tin tưởng là điều quan trọng, đồng thời cũng nên phô trương cho họ thấy các phương tiện mạnh mẽ của ta. "nếu trong vòng ngày mai bố trí xong thì ông lên đường ngay khi thấy thủy triều lên". . Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 Chương III Đề cương: Kế hoạch chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn - Hạm đội chế ngự sông Đồng nai - Giới tuyến các chùa cầm chân quân địch; quân viễn. Ngay hôm thủy sư đề đốc tổng tư lệnh viễn chinh đến Sài Gòn, quân ta vẫn không lơi tay chuẩn bị trận chiến Nam Kỳ. Tại Woo-sung, đoàn quân viễn chinh được tổ chức lại, phân phát khí giới,. là "Cho-luen" trong nguyên bản. Chợ Lớn là tiếng An Nam, không phải gốc tiếng Tàu - ND) , trải dài 2 cây số dọc hai bên bờ kênh. Quang cảnh nhộn nhịp, cu-li Tàu và An Nam tấp nập

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan