luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

124 704 2
luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Ngọc Nguyên THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MOĐUN NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC LỚP 11 THPT LUẬN VĂN THẠCKHOA HỌC GIÁO DỤC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010 THƯ VIỆN Lời cám ơn Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô khoa Hóa học, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Trịnh Văn Biều – Trưởng Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và làm luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô dạy môn Hóa họchọc sinh các lớp 11 thuộc các trường: THPT Đầm Dơi – tỉnh Cà Mau, THPT Chuyên Hùng Vương – tỉnh Bình Dương, THPT Hậu Nghĩa – tỉnh Long An, và trường THPT Chuyên tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thị Oanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ để tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010 Tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đã đặt ngành giáo dục đứng trước cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đứng trước những thử thách lớn trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực với những yêu cầu mới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh; từng bước rèn luyện tư duy độc lập nhằm tạo ra những lớp người mới năng động sáng tạo, giàu tính nhân văn .đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Chủ trương của ngành giáo dục nước ta là giao việc phát hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho các trường chuyên. Tuy nhiên còn một số học sinh có năng khiếu và giỏi thật sự nhưng do điều kiện mà các em không thể thi và học tại trường chuyên được. Do đó mỗi trường phổ thông ở từng vùng cũng phải cần có lực lượng giáo viên giỏi có khả năng phát hiện học sinh năng khiếu và có biện pháp, phương pháp để bồi dưỡng cho các em. Điều đó minh chứng bằng kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia hàng năm đã có không ít các em học ở các trường THPT không chuyên đạt giải, thậm chí còn đạt giải cao. Kết quả đó phần lớn là do năng lực tự học, tự nghiên cứu của các em rất tốt. Sau một thời gian đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt là việc tự họchọc suốt đời, các em học sinh, đặc biệt là những em học sinh giỏi, học sinh năng khiếu môn Hóa học đã đầu tư cho việc tự học nhiều hơn. Tuy nhiên, lượng tài liệu và thông tin hiện nay là rất lớn và có nhiều quan điểm khác nhau của nhiều tác giả nên các em rất lúng túng trong việc lựa chọn tài liệu đảm bảo tin cậy để tự học và cho ôn thi học sinh giỏi. Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT” để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xây dựng một số biện pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh phần hidrocacbon lớp 11- THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hoá học phần hidrocacbon lớp 11 chuyên, lớp chọn môn Hóa học ở các trường THPT. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu, lựa chọn và phối hợp sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hoá học chương hidrocacbon no và chương hidrocacbon không no cho học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT. - Địa bàn: Học sinh giỏi Hóa học ở các lớp chuyên, chọn hóa học ở các trường: + THPT Đầm Dơi- Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. + THPT Chuyên Hùng Vương, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. + THPT Hậu Nghĩa, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. + THPT Chuyên Tiền Giang, T.P Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. - Thời gian: Từ tháng 09/2009 đến tháng 05/2010. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế được một tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun đảm bảo được yêu cầu và chất lượng sẽ tăng cường năng lực tự học và nâng cao kết quả học tập cho học sinh, đặc biệt là HSG hóa học. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự học có hướng dẫn của học sinh phổ thông, đặc biệt với học sinh giỏi hoá học ở trường THPT - Tìm hiểu quá trình tự học có hướng dẫn và PP dạy học hoá học ở trường THPT đặc biệt với học sinh lớp chuyên, lớp chọn. - Ứng dụng phương pháp tự học theo tài liệu có hướng dẫn đối với học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT. 6.2. Biên soạn một tài liệu tự học có hướng dẫn bao gồm các vấn đề lý thuyết, bài tập phần hidrocacbon ở lớp 11- THPT giúp học sinh lớp chuyên, lớp chọn hoá học có thể tự học có hiệu quả. 6.3. Thử nghiệm đánh giá tính khả thi và hiệu quả việc sử dụng tài liệu có hướng dẫn cho học sinh lớp chuyên, lớp nhóm chọn hoá học ở trường phổ thông: - Tổ chức thực nghiệm sư phạm. - Xử lý thống kê các số liệu và rút ra kết luận. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá . trong nghiên cứu tài liệu lý luận có liên quan. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tự học của học sinh hiện nay. - Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các giáo viên . - Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm. - Nghiên cứu kế hoạch học tập của học sinh giỏi hóa học của các lớp chuyên, lớp chọn trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức tự học có hướng dẫn theo mođun cho HSG hóa học của các lớp chuyên, lớp chọn trường THPT. - Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun cho học sinh giỏi hóa học của các lớp chuyên, lớp chọn trường THPT (chương “hidrocacbon no” và chương “hidro cacbon không no” lớp 11). Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU • Các nghiên cứu về bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT Đi theo hướng này đã có các công trình nghiên cứu sau: - “ Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học ở trường THPT”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Anh Tuấn năm 1998, trường ĐHSP Hà Nội. - “ Hệ thống lý thuyết bài tập dung dịch chất điện ly dùng bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh chuyên Hóa học ”, Luận văn Thạc sĩ của tác giả Cao Cự Giác năm 1999, trường ĐHSP Hà Nội. - “ Nội dung và biện pháp bồi dưỡng HSG hoá học ở trường THPT một số tỉnh miền núi ” , Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thế Nhân năm 1999, trường ĐHSP Hà Nội. - “ Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá học ở lớp 10 trường THPT”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Phụng năm 2006, ĐHSP Vinh. - “ Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học bồi dưỡng HS khá giỏi lớp 10 THPT ”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Thị Thanh Bình năm 2006, ĐHSP Vinh. - “ Nội dung và biện pháp bồi dưỡng HS giỏi Hóa học hữu cơ THPT ”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Tấn Diện năm 2009, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. - “ Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần Hóa lý dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi, chuyên hóa trường THPT ”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Mỹ Trang năm 2009, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. - “Xây dựng hệ thống bài tập Hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT”, Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Anh Tuấn năm 2006, trường ĐHSP Hà Nội. • Các công trình nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun Đi theo hướng nghiên cứu này có các đề tài sau: - “Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc năm 2002, trường ĐHSP Hà Nội. - “ Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà năm 2003, trường ĐHSP Hà Nội. - “ Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang năm 2004, trường ĐHSP Hà Nội. - “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (Chương Ancol-phenol và chương Anđehit-xeton)”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai năm 2008, trường ĐHSP Hà Nội. - “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa Hoá đại học sư phạm”, Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Oanh năm 1995, trường ĐHSP Hà Nội. - “ Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần Hoá học đại cương THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hoá học”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà năm 2009, trường ĐHSP Hà Nội. Như vậy với đối tượng học sinh giỏi hóa học trường THPT đã có một số đề tài nghiên cứu về Hoá hữu cơ, tiếp tục theo hướng này chúng tôi nghiên cứu mở rộng và đi sâu thêm phần Hoá hữu cơ ở hai chương: “Hidro cacbon no” và “Hidro cacbon không no” của lớp 11. 1.2. HỌC SINH GIỎI, HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 1.2.1. Khái niệm về HSG Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là HSG, học sinh có năng khiếu (Gift) và học sinh tài năng (Talent). Luật bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa HSG: “HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học; là người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó” (Georgia Law). HSG là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những học sinh này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế”.(Education of Gifted Students- Encarta Encyclopedia) . Theo chúng tôi, HSG trong nhà trường phổ thông được phân biệt thành hai đối tượng sau: - Thứ nhất: HSG là đối tượng học sinh đủ điều kiện xếp loại học lực giỏi theo qui định của Bộ GD&ĐT. - Thứ hai: HSG là đối tượng học sinh có năng lực đặc biệt ở một môn học, có khả năng sáng tạo, động cơ học tập mãnh liệt và được giáo dục với hình thức giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của học sinh và đạt được kết quả cao trong các kỳ thi HSG các cấp, tạo nguồn lực lượng để bồi dưỡng phát triển nhân tài cho xã hội. Trong thực tế, có trường hợp học sinh đạt học lực giỏi nhưng không đủ điều kiện được chọn vào đội tuyển HSG và ngược lại. Trong phạm vi của đề tài, đối tượng HSG mà chúng tôi nghiên cứu là đối tượng thứ hai. 1.2.2. Khái niệm về HSG hóa học Theo PGS Bùi Long Biên (ĐHBK Hà Nội) thì:" HSG hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới (do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ) trong các kì thi đưa ra". Còn theo PGS.TS. Trần Thành Huế thì:"Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu: - Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình, không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học. Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài. - Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Số điểm này là 40%. - Tiếp thu ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề đưa ra. Số điểm phần này là 6%. - Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% ”. Chúng ta phải công nhận rằng, mỗi người có một cách học, một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuôn mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là cần phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như thế ?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách tự học tốt nhất cho mình. 1.2.3. Những năng lực cần có để một HS trở thành HSG hoá học Các em HSG, học sinh chuyên hoá là các học sinh có trí tuệ phát triển tương đối đặc biệt, đó phải là học sinh hội tụ được các phẩm chất và năng lực sau: - Có năng khiếu hoá học, biểu hiện ở chỗ: + Có kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống (chính là nắm vững bản chất của các hiện tượng hoá học). + Có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng và năng lực tư duy hoá học (biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá cao, có khả năng sử dụng phương pháp phán đoán mới: qui nạp, diễn dịch, loại suy .). + Có khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng tự nhiên, có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo những kiến thức cơ bản vào những tình huống khác nhau. Có khả năng nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ. + Biết tìm ra con đường hay nhất, ngắn nhất, độc đáo để đi đến đích và có khả năng diễn đạt những ý tưởng của mình một cách ngắn gọn, chính xác, súc tích. + Có năng lực thực hành tốt, biểu hiện ở chỗ có kĩ năng tiến hành thí nghiệm hoá học, biết nhận xét hiện tượng và phân tích kết quả thí nghiệm để rút ra kiến thức. + Có năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa học: biết nêu ra những dự đoán, lí luận và giải thích cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại lí thuyết. + Có năng lực lao động sáng tạo: Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến kết quả mong muốn. - Có lòng say mê đặc biệt với môn Hoá học, có sức khoẻ tốt, có tính kiên trì bền bỉ để có thể học tập nghiên cứu trong một thời gian dài, có tính khiêm tốn và cầu tiến. Có ý thức tự học, tự hoàn thiện kiến thức ở mọi nơi, mọi lúc. - Có kiến thức văn hoá nền tảng vững chắc. Đó là kiến thức các bộ môn bổ trợ như toán học, vật lí, sinh học, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức văn hoá nền như địa lí, lịch sử, văn hoá ứng xử… Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG để phát triển và đáp ứng được tài năng của họ. 1.2.4. Biện pháp phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học 1.2.4.1. Một số biện pháp phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học [47] - Làm rõ mức độ đầy đủ, chính xác của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa. Muốn vậy phải kiểm tra HS ở nhiều phần của chương trình, về kiến thức lý thuyết, bài tập và thực hành. Có thể thay đổi một vài phần trong chương trình nhằm mục đích đo khả năng tiếp thu của mỗi HS trong lớp và giảng dạy lý thuyết là một quá trình trang bị cho HS vốn kiến thức tối thiểu trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài HS thông qua các câu hỏi củng cố. - Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng HS bằng nhiều biện pháp và nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của từng HS. Đặc biệt đánh giá khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo. - Soạn thảo và lựa chọn một số dạng bài tập đáp ứng hai yêu cầu trên để phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học. 1.2.4.2. Một số biện pháp cơ bản trong quá trình bồi dưỡng HSG hoá học [27] - Hình thành cho HS một kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc. Đó là lý thuyết chủ đạo, là các định luật cơ bản, là các quy luật cơ bản của bộ môn. Hệ thống kiến thức phải phù hợp với logic khoa học, logic nhận thức đáp ứng sự đòi hỏi phát triển nhận thức một cách hợp lý. - Rèn luyện cho HS vận dụng lý thuyết chủ đạo, định luật, quy luật cơ bản của môn học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bản chất hoá học của sự vật, hiện tượng. - Rèn luyện cho HS dựa trên bản chất hoá học, kết hợp với kiến thức các môn học khác chọn hướng giải quyết vấn đề một cách logic và gọn gàng. - Rèn luyện cho HS biết phán đoán (quy nạp, diễn dịch…) một cách độc đáo, sáng tạo giúp cho HS hoàn thành bài làm nhanh hơn, ngắn gọn hơn. - Huấn luyện cho HS biết tự đọc và có kỹ năng đọc sách, tài liệu (Xem mục lục, chọn nội dung cần đọc, ghi nhớ những phần trọng tâm… và đọc đi đọc lại nhiều lần), với HSG đọc càng nhiều mới tăng lượng chất trong vốn kiến thức của mình. - Người giáo viên bộ môn phải thường xuyên sưu tầm tích luỹ tài liệu bộ môn, cập nhật hoá tài liệu hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu và xem đó là biện pháp không thể thiếu được trong việc bồi dưỡng HSG. 1.2.5. Thực trạng về bồi dưỡng HSG hóa học hiện nay ở các trường THPT Để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Hóa học ở trường THPT cũng như tăng cường hiệu quả của việc bồi dưỡng HSG hóa học bằng tài liệu tự học nói chung và phần hidro cacbon nói riêng. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 85 thầy cô giáo dạy môn Hóa học ở các trường THPT tỉnh Cà Mau và các học viên lớp cao học LL & PPDH Hóa học- K 19 Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh bằng phiếu thăm dò (xem phụ lục 1) về một số vấn đề và thu được kết quả như sau: 1.2.5.1. Vấn đề tự học của HSG Khi bồi dưỡng HSG, để đạt hiệu quả cao thì theo thầy cô, yếu tố tự học tự nghiên cứu thêm của học sinh là: (Chúng tôi đã đưa ra 5 câu trả lời về mức độ và thu được kết quả trong bảng tổng hợp dưới đây). Bảng 1.1: Kết quả điều tra giáo viên về vấn đề tự học của HSG Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Số lượng 80 5 0 0 0 % 94,1 5,9 0 0 0 [...]... lượng dạy và học 1.3 TỰ HỌC 1.3.1 Xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay Chiến lược phát triển giáo dục đã chỉ rõ: Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới PP giáo dục "Đổi mới và hiện đại hóa PP giáo dục, chuyển việc truyền đạt tri thức thụ động: Thầy giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học PP tự học, tự thu... lý, tính chất hoá học của chúng Từ đó HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán đặt ra - Giáo dục lòng say mê khoa học, thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo cho HS Rèn tác phong làm việc khoa học, chính xác, kỹ năng thao tác tư duy phân tích, tổng hợp 2.2 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MOĐUN NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HSG HÓA HỌC SGK Hóa học được coi là... hoá học - Nêu ra các biện pháp phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học - Điều tra thực trạng về bồi dưỡng HSG hóa học hiện nay ở các trường THPT - Xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay - Hình thức tự học: Khái niệm tự học, Các hình thức tự học, Tự học có hướng dẫn - Năng lực tự học: Khái niệm năng lực tự học, Một số năng lực tự học cần bồi dưỡng cho học sinh THPT, Hệ thống kĩ năng học. .. pháp học tập hợp lý - Bài tập hoá học còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS một cách chính xác - Bài tập hoá học có tác dụng giáo dục đạo đức tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch ), nâng cao hứng thú học tập bộ môn Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm 1.5.4 Ý nghĩa của tài liệu tự học. .. của HS …" Như chúng ta biết: "Tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau"; đó cũng là giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học Vì vậy một cuộc vận động tích... đại học, dạy nghề, giáo dục thường xuyên) Trong các lĩnh vực giáo dục kể trên, mođun cũng được định nghĩa khác nhau Trong trường hợp tổng quát, người ta coi mođun dạy học là một đơn vị, một bộ phận của nội dung chương trình dạy học, được tổ chức theo một nhiệm vụ hoặc một chủ đề học tập nhất định Theo chúng tôi, định nghĩa đầy đủ và cụ thể về mođun dạy học là định nghĩa do L.D’ Hainaut và GS Nguyễn Ngọc. .. việc học tập của HS Thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn, người học qua quá trình học tập nghiên cứu tự trang bị cho mình không những tri thức mà còn cả cách tiếp cận và con đường để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại Tri thức của loài người là vô tận vì vậy để việc học tập có hiệu quả cao thì người học cần phải biết mình cần học những gì, học như thế nào khi tiếp nhận một yêu cầu học tập Người học. .. khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập ) - Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập cho phép đạt hiệu quả học tập cao - Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá học - Biết và sử dụng có hiệu quả các kỉ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo... THPT Các lý do về điều kiện học tập như thiếu tài liệu, thời gian học và cách thức học tập ở trường THPT được coi là yếu tố ảnh hưởng đến tự học, đến kết quả học tập của HS Tuy nhiên, theo chúng tôi nguyên nhân chính vẫn là cách tự học của HS và nguồn gốc của nó có thể là: - Cách dạy học ở trường phổ thông đã tạo nên cách học lệ thuộc vào thầy, HS thiếu tính chủ động trong học tập nên kết quả không cao... học sinh biết các kỹ năng học sinh cần làm quen Bước hai: HS phải chuẩn bị các tài liệu tham khảo với các trang cụ thể có liên quan đến kiến thức cần học của mỗi bài Trong phần hoá học cơ sở chủ yếu các em tham khảo những tài liệu sau: - Tài liệu giáo khoa Hóa học lớp 11- ban nâng cao của NXB GD năm 2007 - Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học tập 1, 2 - NXB GD năm 1998 - Cơ sở hoá học hữu cơ tập 1 của Phan . MOĐUN NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC LỚP 11 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC TP. Hồ Chí Minh. phát triển giáo dục đã chỉ rõ: Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới PP giáo dục "Đổi mới và hiện đại hóa PP giáo dục, chuyển

Ngày đăng: 18/03/2013, 08:14

Hình ảnh liên quan

(Chỳng tụi đó đưa ra 5 cõu trả lời về mức độ và thu được kết quả trong bảng tổng hợp dưới đõy). - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

h.

ỳng tụi đó đưa ra 5 cõu trả lời về mức độ và thu được kết quả trong bảng tổng hợp dưới đõy) Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 1.2: Lý do HS cần phải học phần hidrocacbon ở nhà - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 1.2.

Lý do HS cần phải học phần hidrocacbon ở nhà Xem tại trang 11 của tài liệu.
lời ứng với cỏc mức độ và thu được kết quả trong bảng dưới đõy). - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

l.

ời ứng với cỏc mức độ và thu được kết quả trong bảng dưới đõy) Xem tại trang 11 của tài liệu.
lời ứng với cỏc mức độ và thu được kết quả trong bảng dưới đõy). - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

l.

ời ứng với cỏc mức độ và thu được kết quả trong bảng dưới đõy) Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1.5: Những khú khăn khi bồi dưỡng HSG - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 1.5.

Những khú khăn khi bồi dưỡng HSG Xem tại trang 13 của tài liệu.
(Chỳng tụi đó đưa ra hệ thống cỏc cõu trả lời và thu được kết quả trong bảng tổng hợp dưới đõy). - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

h.

ỳng tụi đó đưa ra hệ thống cỏc cõu trả lời và thu được kết quả trong bảng tổng hợp dưới đõy) Xem tại trang 13 của tài liệu.
(Chỳng tụi đó đưa ra cỏc cõu trả lời và thu được kết quả trong bảng dưới đõy). - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

h.

ỳng tụi đó đưa ra cỏc cõu trả lời và thu được kết quả trong bảng dưới đõy) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1.10: Những khú khăn trong việc tự học của HSG Húa học - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 1.10.

Những khú khăn trong việc tự học của HSG Húa học Xem tại trang 21 của tài liệu.
(Chỳng tụi đó đưa ra cỏc cõu trả lời và thu được kết quả trong bảng dưới đõy). - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

h.

ỳng tụi đó đưa ra cỏc cõu trả lời và thu được kết quả trong bảng dưới đõy) Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.2: Một số phản ứng tỏch và tỏi tạo - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 2.2.

Một số phản ứng tỏch và tỏi tạo Xem tại trang 94 của tài liệu.
Bảng 3.3: Bảng tần suất của của nhúm TN và ĐC - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 3.3.

Bảng tần suất của của nhúm TN và ĐC Xem tại trang 100 của tài liệu.
Bảng 3.6: Số HS đạt điểm Xi của nhúm TN và ĐC - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 3.6.

Số HS đạt điểm Xi của nhúm TN và ĐC Xem tại trang 101 của tài liệu.
Bảng 3.7: Bảng tần suất của của nhúm TN và ĐC - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 3.7.

Bảng tần suất của của nhúm TN và ĐC Xem tại trang 101 của tài liệu.
Bảng 3.11: Bảng tần suất của của nhúm TN và ĐC - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 3.11.

Bảng tần suất của của nhúm TN và ĐC Xem tại trang 102 của tài liệu.
Bảng 3.15: Số %HS đạt điểm giỏi, khỏ, trung bỡnh và yếu kộm bài KT năng lực TH - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 3.15.

Số %HS đạt điểm giỏi, khỏ, trung bỡnh và yếu kộm bài KT năng lực TH Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng 3.14: Số HS đạt điểm Xi ở cỏc nhúm TN và ĐC trong bài KT năng lực TH - luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Nguyễn Ngọc Nguyên

Bảng 3.14.

Số HS đạt điểm Xi ở cỏc nhúm TN và ĐC trong bài KT năng lực TH Xem tại trang 103 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan