Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học docx

6 338 0
Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học Các cơ chế ký hiệu học – đó tuyệt nhiên không chỉ là các phương tiện thông báo dùng để truyền đi chính xác văn bản, mà còn là các cơ chế của ý thức sáng tạo. Ý thức sáng tạo đòi hỏi một cấu trúc hoàn toàn khác. Nó đòi hỏi giữa việc tôi mã hóa văn bản và việc người khác giải mã nó có hiện diện không phải là sự đồng nhất tự động, mà là các quan hệ tương đương. Chẳng hạn, nếu dịch một văn bản từ tiếng Đức sang tiếng Anh và ngược lại, thì trong tay một dịch giả giỏi có thể sẽ lại xuất hiện bản gốc. Tôi không nói ở đây các văn bản nghệ thuật. Nhưng nếu chúng ta chuyển thể một cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh rồi sau đó dựa theo bộ phim viết lại cuốn đó thì nhất định chúng ta không nhận được cái gì giống bản gốc cả. Cũng vậy, nếu chúng ta dịch một bài thơ và sau đó dịch ngược lại bản dịch này, chúng ta sẽ không có được bản gốc, bởi vì hiện diện giữa các điểm của sự giao tiếp là những quan hệ không phải xác định, mà khá mập mờ với một hệ thống rất lớn gồm nhiều tầng bậc của sự truyền tải các hiện tượng văn hóa tồn tại trên các cấp độ khác nhau và độc lập nhau. Nhưng thực chất không chỉ ở đó. R. Jakobson đã dành cả đời để giải đáp câu hỏi sau: vì sao âm một âm vị lại có thể đẹp? Bởi vì điều đó hoàn toàn loại trừ bản chất quy ước của ngôn ngữ! Vì sao trong thơ những yếu tố nằm ngoài hệ thống lại tỏ ra quan trọng? Tiện thể xin nói, không chỉ trong thơ, điều này trong chừng mực nhất định cũng có ở các lĩnh vực văn hóa khác. Chúng tôi trả lời như sau: điều đó được xác định bởi sự đối thoại của bán cầu trái và bán cầu phải hay sự đối thoại trong bầu ký hiệu quyển văn hóa. Bây giờ chúng ta biết có thể định nghĩa khái niệm “đối thoại” là: cách truyền thông tin giữa các hệ thống mã hóa khác nhau. Điều này càng hiển nhiên hơn nếu tôi dẫn ra một thí dụ nhỏ trong bài báo của nhà tâm lý học Mỹ Jason, người đã nghiên cứu một đối thoại rất thú vị. Jean-Jacques Rousseau một hôm kể rằng ông đã tìm thấy một ngôn ngữ lý tưởng, thứ ngôn ngữ khiến cho không thể nói dối được. Bản chất quy ước của ngôn ngữ chứa đựng trong nó khả năng nói dối. Theo Rousseau, thứ ngôn ngữ chính xác một cách lý tưởng là ngôn ngữ của nụ cười mà người mẹ dùng để trò chuyện với đứa con đang bú. Liên quan đến chuyện này tôi muốn nhắc tới một điều, có lẽ không phải không có ảnh hưởng của điều vừa nói, là tất cả những sự trao đổi thông tin quan trọng nhất giữa các nhân vật của Lev Tolstoy đều diễn ra không lời. Xin hãy nhớ lại: Kity hỏi nữ bá tước Secbascaia cuộc trò chuyện của bà ta với ông bố diễn ra thế nào và nghe thấy lời đáp không có một từ nào. Chỉ ánh mắt và nụ cười nói lên tất cả. Chúng ta quay lại vấn đề người mẹ và đứa trẻ giao tiếp với nhau thế nào. Jason (8) nghiên cứu chính đối thoại “mẹ - con” này và rút ra quy luật sau. Cần phải nói thêm rằng Jason là một nhà thực nghiệm, ông quan tâm không phải các vấn đề trừu tượng, mà các sự kiện. Vì thế các kết quả của ông đặc biệt đáng tin cậy. Thứ nhất: người mẹ và đứa bé nói luân phiên nhau. Họ lần lượt bước ra “sàn diễn”. Khi đứa bé thỏ thẻ, người mẹ im lặng. Khi người mẹ kể chuyện - đứa bé lắng nghe. Vậy là đã có mối quan hệ giữa khoảng dừng và khoảng truyền, điều này hết sức đặc biệt: ở đâu không có khoảng dừng, ở đó không thể có đối thoại (9) . Thứ hai: hai mẹ con yêu quý nhau, họ quan tâm đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai người. Đó là điều rất quan trọng. Đối thoại có trước ngôn ngữ, chứ không phải ngôn ngữ có trước đối thoại. Khi có tình huống hai người muốn trao đổi, khi đó xuất hiện ngôn ngữ. Tiếp tục. Đáng chú ý điều sau đây: đối với người quan sát người mẹ và đứa bé nói theo cách hoàn toàn khác nhau. Bởi đứa bé có cách cấu âm đặc biệt. Tôi nhớ Jason trong công trình của mình về ngôn ngữ trẻ em đã chứng minh rằng đấy không phải đơn giản là bộ phận cấu ấm chưa phát triển, mà là bộ cấu âm chưa thoát khỏi tất cả những hạn định của nó. Khi đó đứa bé phát ra âm thanh của tất cả các thứ tiếng trên thế giới. Vậy là chúng ta có một bên là đứa bé với cấu âm đặc biệt của nó, và một bên là người mẹ nói bằng một thứ tiếng khác, mặc dù tất nhiên là chị ta có nghĩ ra một thứ tiếng mới – bun bun bun, hư hư hư, chiu chiu chiu, rất nhiều thán từ. Vậy là có một thứ âm vị học đặc biệt được tạo nên, khác với ngôn ngữ riêng của hai mẹ con. Nhưng có một điều quan trọng khác: mặc dù thế, hai mẹ con lại như nói bằng những thứ tiếng khác nhau. Jason đã ghi hình quá trình này, lập biểu đồ âm vị và quay chậm lại tất cả. Khi đó một điều kinh ngạc hiện ra: đứa bé bắt chước điệu bộ của người mẹ. Nó bắt chước bằng các cách thức của mình, tức là đứa bé đóng vai trò người phiên dịch. Nó dịch thứ tiếng lạ sang tiếng của nó, còn người mẹ thì cũng dịch tiếng của đứa con sang tiếng của mình. Như vậy, chúng ta đứng trước một tình huống ký hiệu học phức tạp với sự truyền đạt hai chiều, với nguyên tắc định hướng đến lời người khác, với ý muốn đưa lời người khác vào lời của mình và do đó tạo ra khả năng đối thoại. Có thể nói đó là sự khẳng định bằng thực nghiệm các tư tưởng của Bakhtin và sự khẳng định này diễn ra cả ở sự thực nghiệm chính xác lẫn ở sự giải thích rõ ràng về mặt lý thuyết. Từ đây chúng ta không được quyền nói về “đối thoại” của Bakhtin như một ẩn dụ đẹp có thể dùng ở đâu, cho cái gì cũng được nữa, chúng ta đang làm việc với một khái niệm hoàn toàn chính xác dùng để chỉ cơ chế chiếm lĩnh thông tin mới. Thứ thông tin mà trước khi xảy ra sự tiếp xúc đối thoại thì chưa có, nhưng nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc đó. Cũng có thể nói như vậy về sự bất định của ngôn từ, về tính động, tính mở của nó. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ là thế. Cố nhiên đó là đặc trưng của bất kỳ một ngôn ngữ tự nhiên nào, nhưng yếu tố này sẽ suy giảm khi chức năng truyền đạt chính xác thông tin bắt đầu nổi lên bình diện trên. Nhưng ngay cả ở đây cũng diễn ra những điều hết sức quan trọng. Vì sao ký hiệu loại đó không có được tính xác định như tín hiệu đèn giao thông? Điều xảy ra như thế là vì trong quá trình thông báo, tự thân nó, đã diễn ra sự mã hóa qua lại phức tạp của các ký hiệu thuộc loại quy ước và tượng thánh, khi đó chúng tạo nên những nghĩa mới. Ngôn ngữ trong thơ, ở tất cả các cấp độ, chúng ta gắn nó với tính hình ảnh nhất định, đặc biệt là tính hình ảnh âm vị, hơn thế với tính nguyên do của các thuộc tính mang chức năng phân hóa; chúng ta còn đề cao ý nghĩa các yếu tố trang trí của khẩu ngữ, các yếu tố đó nằm ngoài hệ thống. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ thơ xét trong chỉnh thể của mình là nhằm khắc phục tính trực tuyến và làm tăng tính tượng thánh của các yếu tố của mình. Cuối cùng, có một nghịch lý cần suy nghĩ và cũng được ba nhà bác học kể trên soi xét từ những phương diện khác nhau. Một hệ thống ký hiệu học bình ổn và lý tưởng, chẳng hạn hệ thống tín hiệu giao thông đơn giản và chính xác, không có lịch sử và thậm chí không thể có nó được. Nó hoạt động ngoài sự phát triển. Hơn thế, nó bị cấm có lịch sử. Nếu các tín hiệu giao thông mà phát triển thì sẽ có nhiều điều rất khó chịu xảy ra. Nếu ta muốn thay đổi chúng, ta phải dùng mệnh lệnh, nghĩa là ta phải đặt các tín hiệu đó vào trạng thái cùng đồng thời không hoạt động và đưa những tín hiệu mới vào thay thế. Nhưng các hệ thống ký hiệu học thực tế hoạt động trong văn hóa theo cách động, chúng có lịch sử. Điều này là ngẫu nhiên chăng và “có lịch sử” là gì? Tôi xin giải thích ngắn gọn điều khá phức tạp này. Đây là lời giải thích đơn giản mang tính giả thuyết của tôi: hệ thống có lịch sử - đó là hệ thống biến đổi và đồng thời ghi nhớ các biến đổi của mình, đó là hệ thống động có ký ức. Như vậy nếu một hệ thống không có tính động hoặc không có ký ức thì trong quan niệm của chúng tôi nó không thể có lịch sử. Ngược lại, ngôn ngữ, cũng như mọi hệ thống ký hiệu học có thể có trong lĩnh vực văn hóa, thì đáp ứng được hai đòi hỏi đó. Chúng phát triển một cách vô điều kiện, tôi những muốn nói thêm là chúng phát triển có quy luật, dù không phải khi nào cũng có thể khẳng định được điều đó. Thí dụ, tôi không dám nêu ra các quy luật của thời trang phụ nữ. Tuy nhiên đó là một lĩnh vực rất quan trọng, một đối tượng, từ đó có thể rút ra những điều đơn giản nhưng hết sức điển hình. Đối với chúng ta điều quan trọng là hệ thống biến đổi và giữ lại những biến đổi của mình trong ký ức, tích lũy trong ký ức tất cả những trạng thái trước đây của mình. Khi đó chúng ta không chỉ giải thích có cơ chế là gì, mà chúng ta sẽ nhất định đặt ra câu hỏi, giống như khoa học cổ điển đã đặt ra, đó là: cơ chế đó hoạt động theo cách nào? Hệ thống biến đổi và phát triển vì cái gì? Câu trả lời sẽ như sau: để hệ thống có thể sinh ra văn bản mới, trong nó cần phải có những văn bản khác loại - những văn bản được mã hóa theo những cách khác nhau. Ở đây có thể thấy thêm một điều: song song với việc trong đầu chúng ta hiện diện hai cơ chế ký hiệu học khác nhau, thì văn bản không được mã hóa đồng thời tối thiểu bằng hai cách là không tồn tại (các ngôn ngữ nhân tạo là ngoại lệ). Thông thường chúng ta hình dung về chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn như sau: một nền văn hóa có hệ thống mã phức tạp, đa dạng, tự mã hóa mình theo cách làm sao giúp mình thoát được cái giống như sự phân liệt văn hóa, và vì nó mang tính không thuần nhất, nghĩa là bao gộp vào mình nhiều cái khác nhau, nên nó có tên gọi, và khi đó có thể nói, chẳng hạn: “Chúng ta là những nhà lãng mạn”. Khi đó tất cả những cái mang tính hình thức không thuộc về trường ngữ nghĩa của chủ nghĩa lãng mạn sẽ bị coi là không tồn tại và bị loại ra khỏi ký ức. Nhưng thực tế những cái đó vẫn tiếp tục tồn tại và rồi sẽ diễn ra điều sau đây: khoảng một trăm năm sau nhà văn học sử chợt phát hiện ra một nhà văn mới. Có thể nói rằng tất cả ở đây không hoàn toàn đơn giản như vậy, bởi vì còn có chẳng hạn nền văn hóa trào tiếu mà chúng ta quên là nó không được tính vào bộ mã nghiêm ngặt đã định sẵn. Vậy là văn hóa, ngôn ngữ, văn bản, và ý thức chúng ta hoạt động đồng thời theo hai hướng. Một mặt chúng tạo ra một tình huống ký hiệu học thống nhất, đảm bảo sự trao đổi thông tin, mặt khác - tạo ra tình huống ký hiệu học giải thống nhất bảo đảm cả khả năng sản sinh văn bản mới, cả việc truyền thông tin mới. Nếu chúng ta hôm nay nói về tất cả những điều này, nói một cách chặt chẽ là bước qua ranh giới ngữ văn học, thì chúng ta cần nên nhớ rằng con đường giải quyết các vấn đề đó trước hết là do M.M. Bakhtin (10) vạch ra. Để kết thúc tôi muốn nói thêm một điều. Trong hội nghị đã có ý kiến rất đúng đắn nói rằng Bakhtin là một con người đa diện và ông được soi rọi theo nhiều cách khác nhau tùy theo các điểm nhìn địa lý và văn hóa. Nhưng tôi muốn lưu ý quý vị đến một điều khác: tất cả những ai có may mắn quen biết M.M. Bakhtin đều tin rằng ông không chỉ là một nhà nghiên cứu thiên tài, mà còn là nhà khoa học mang phẩm chất người cao cả, có đạo đức nghề nghiệp và hết sức trung thực khi truy tìm chân lý. Vì thế chúng ta cần phải nói không chỉ về cách chúng ta tiếp nhận Bakhtin, mà cả về hình ảnh chúng ta hiện lên trong mắt ông. Mong sao khi nghiên cứu Bakhtin chúng ta xứng đáng với những điều ông đã viết ra . Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học Các cơ chế ký hiệu học – đó tuyệt nhiên không chỉ là các phương tiện. Secbascaia cuộc trò chuyện của bà ta với ông bố di n ra thế nào và nghe thấy lời đáp không có một từ nào. Chỉ ánh mắt và nụ cười nói lên tất cả. Chúng ta quay lại vấn đề người mẹ và đứa trẻ giao tiếp. muốn đưa lời người khác vào lời của mình và do đó tạo ra khả năng đối thoại. Có thể nói đó là sự khẳng định bằng thực nghiệm các tư tưởng của Bakhtin và sự khẳng định này di n ra cả ở sự thực nghiệm

Ngày đăng: 26/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan