Nghiên cứu điều trị đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp của thuốc AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN (ACNHH)

110 651 0
Nghiên cứu điều trị đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp của thuốc AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN (ACNHH)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đặt vấn đề Đột quỵ não (ĐQN) hay tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang trở thành vấn đề quan trọng của y học do tuổi thọ trung bình ngày càng tăng và tỷ lệ đột quỵ não tăng theo tuổi. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Ở các nước phát triển, Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch, Là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Tỷ lệ để lại di chứng mức độ vừa và nặng khoảng 50%. Chi phí cho cấp cứu, điều trị vừa tốn kém vừa kéo dài [18, 19, 20]. Bệnh thường để lại di chứng tàn phế nặng nề không chỉ về thể xác mà cả về tinh thần đối với bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội. Gần đây, Đột quỵ não đã được WHO cảnh báo xem nh- là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Đột quỵ não được chia làm hai loại lớn là Đột quỵ nhồi máu não và Đột quỵ chảy máu não, trong đó tỉ lệ Đột quỵ nhồi máu não chiếm khoảng 80%- 85%. Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số người cao tuổi ngày càng gia tăng tất nhiên cũng không nằm ngoài quy luật trên. Do đó, trong nhiều năm gần đây Đột quỵ não đã và đang được sự quan tâm của y học hiện đại (YHHĐ) còng nh- y học cổ truyền (YHCT). Vì thế đã có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này nhằm mục đích dự phòng giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân như không ngừng hoàn thiện quy trình điều trị cấp cứu giai đoạn cấp, áp dụng các phương pháp can thiệp hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên, chỉ có Ýt bệnh nhân có được cơ hội này vì yếu tố thời gian và phải tiến hành ở những trung tâm lớn có trang thiết bị hiện đại. Bởi vậy, hướng điều trị nội khoa cho Đột quỵ não giai đoạn cấp vẫn là phổ biến. 2 Cùng với những thành tựu của Y học hiện đại, Y học cổ truyền từ xa xưa đã luôn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phòng và chữa bệnh Đột quỵ não. Y học cổ truyền mô tả Đột quỵ não trong chứng tróng phong. Đã có nhiều nghiên cứu bào chế nhiều bài thuốc kinh điển, nghiệm phương, các chế phẩm điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, từng thể bệnh cũng như từng thể trạng bệnh nhân thuộc chứng bệnh này. Ở Trung Quốc có các chế phẩm như An cung ngưu hoàng hoàn, Luotai, Phức phương đan sâm, Hoa đà tái tạo hoàn, Ngưu hoàng thanh tâm…trong kết hợp điều trị đã góp phần tích cực phục hồi chức năng, rút ngắn thời gian điều trị, sớm đưa bệnh nhân hoà nhập với cộng đồng. Trên nền tảng cứu chữa cơ bản của Y học hiện đại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu điều trị Đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp của thuốc AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN (ACNHH) với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị của An cung ngưu hoàng hoàn trên lâm sàng và cận lâm sàng. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc An cung ngưu hoàng hoàn trên bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não cấp. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. y học hiện đại. 1.1.1. Định nghĩa Đột quỵ não: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - 1989 định nghĩa Đột quỵ não (stroke) “ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sù mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giê hoặc tử vong trước 24 giê. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương chi phối, không do nguyên nhân chấn thương sọ não”. 1.1.2. Phân loại Đột quỵ não: Theo lâm sàng Đột quỵ não được chia thành 2 thể: Đột quỵ chảy máu não và Đột quỵ nhồi máu não. Theo thống kê cho thấy nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80 - 85%, gồm các thể huyết khối động mạch não, tắc mạch não, nhồi máu não ổ khuyết; chảy máu não và chảy máu dưới nhện chiếm tỷ lệ 10% và 5% các bệnh nhân Đột quỵ não [17, 19]. 1.1.3 . Một số đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não: - Não nặng trung bình 1350g (chiÕm khoảng 2% trọng lượng cơ thể) - Não được cung cấp bởi hai hệ thống động mạch : + Hệ thống động mạch (ĐM) cảnh trong ở phiá trước + Hệ thống ĐM cột sống - thân nền ở phía sau Hai hệ thống này nối thông với nhau ở nền sọ tạo nên đa giác Willis [15, 21, 35]  Hệ thống động mạch cảnh trong : Cấp máu cho 2/3 trước của bán cầu đại não. 4 Sau khi tách một nhánh bên (ĐM mắt), chạy tới mám yên rồi phân bốn nhánh cùng: ĐM não trước, ĐM não giữa, ĐM thông sau, ĐM màn mạch trước. Mỗi động mạch não chia thành hai nhánh : + Nhánh nông tưới máu mặt ngoài vỏ não tạo nên ĐM vỏ. + Nhánh sâu tưới máu các nhân xám trung ương. Đặc điểm quan trọng của tuần hoàn này là hệ thống nông và sâu độc lập với nhau, không có mạch nối quan trọng, nó tạo nên một đường vành đai ranh giới với chất trắng (vùng tới hạn), là khu vực khi thiếu máu tổn thương não dễ lan rộng. Trong hệ thống sâu, các nhánh không thông với nhau mà có cấu trúc tận cùng nên chịu áp lực cao hơn.  Hệ thống động mạch sống - nền Động mạch đốt sống khi đi qua lỗ chẩm vào hộp sọ tạo nên ĐM thân nền. Cung cấp máu cho thân não (hành não, cầu não), tiểu não và 1/3 sau của bán cầu đại não. ĐM thân nền nằm giữa cầu não có : - Hai nhánh bên chạy vào tiểu não, cầu não. - Hai nhánh cùng chạy vào 1/3 sau của đại não (ĐM não sau).  Tuần hoàn bàng hệ: Não được tưới máu bởi các vòng nối, các vòng nối này có 3 mức: - Mức 1: Nối ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong thông qua ĐM võng mạc trung tâm, ĐM xương đá và ĐM xoang hang. Giữa ĐM đốt sống và ĐM cảnh ngoài qua ĐM chẩm. - Mức 2: Vòng Willis : + Động mạch thông trước nối thông hai ĐM não trước. + Động mạch thông sau nối hai hệ ĐM cảnh trong và ĐM đốt sống - nền. Đây là vòng nối quan trọng nhất trong việc lưu thông máu giữa 2 bán cầu. 5 - Mức 3: Những đường nối ở bề mặt của vỏ não: Các ĐM tận thuộc hệ ĐM cảnh trong và hệ đốt sống thân nền vùng vỏ hình thành một mạng nối chằng chịt trên bề mặt vỏ não. Mạng nối này được coi là nguồn tưới máu bù quan trọng giữa khu vực ĐM não trước, ĐM não giữa, ĐM não sau. Đặc điểm tuần hoàn trên dẫn đến nơi tắc mạch càng xa não, càng gần quai ĐM chủ thì khả năng tưới máu bù càng lớn. Sự tắc mạch xảy ra càng chậm thì hệ thống tưới máu bù càng hiệu nghiệm. Riêng ở tiểu não không có mạch nối trên bề mặt nên khi tai biến xảy ra tiên lượng thường nặng. Hình 1.1. Hệ thống mạch máu não [41] 1.1.4. Mét số đặc điểm về sinh lý tuần hoàn não : Có nhiều yếu tố liên quan đến trạng thái chức năng của não như: Lưu lượng máu não, tốc độ tuần hoàn, sự tiêu thụ oxy và Glucoza. 6 - Lưu lượng máu não là yếu tố cơ bản liên quan đến trạng thái chức năng của não, lưu lượng máu não là lượng máu qua não trong một đơn vị thời gian (thường tính bằng phót). Bình thường một phót có khoảng 750ml máu qua não, theo Kety và Schmit (1977) thì sè lượng máu não trong một phót là: 50 - 52 ml/100g/ phót. - Lưu lượng máu ở chất xám cao hơn ở chất trắng và giữa các vùng cũng có sự khác nhau cao nhất ở vùng đỉnh và thấp nhất ở vùng chẩm. Lưu lượng máu não thay đổi theo tuổi, tuổi càng cao lưu lượng máu não càng giảm, ở trẻ dưới 15 tuổi lưu lượng máu não là: 100ml /100g/ phót, ở người 60 tuổi lưu lượng máu não là: 36ml/ 100g /phót, lưu lượng máu não tăng khi lao động chân tay, lao động trí óc hoặc khi các giác quan bị kích thích. - Huyết áp động mạch (HAĐM) và sức cản thành mạch là hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến lưu lượng máu não. Theo Ingvar và cộng sự lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 49,8  5,4ml/100g não/phút, lưu lượng trong chất xám là: 79,7  10,7 ml/100g não/ phót. - Đột quỵ nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng máu não giảm xuống dưới 18 - 20ml/100g não/phút, trung tâm của ổ NMN là vùng hoại tử có lưu lượng máu từ 10 - 15 ml/100g não/phút, còn xung quanh vùng này có lưu lượng máu là 20 - 25 ml/100g não/phút tuy các tế bào não vẫn còn sống nhưng không hoạt động đây là vùng tranh tối tranh sáng - điều trị tai biến nhằm hồi phục tưới máu cho vùng này, do vậy đây còn gọi là vùng điều trị [4, 36 ]. 1.1.5 . Các yếu tố nguy cơ - Không tác động được : Tuổi, giới, màu da, địa lý, sắc téc 7 - Tác động được: Tăng HA, vữa xơ ĐM, rối loạn chuyển hoá lipid, tiểu đường, nghiện rượu, hót thuốc lá, ăn mặn, tăng axit uric, căng thẳng tâm lý, bệnh tim mạch, tiền sử ĐQN, thay đổi thời tiết, uống thuốc tránh thai …[22,35] 1.1.6. Tình hình bệnh đột quỵ não: Đột quỵ não là bệnh mang tính toàn cầu có tỷ lệ cao trong các bệnh về thần kinh. Trên thế giới tỷ lệ mới mắc hàng năm là 200/ 100.000 dân. Nam : 124 - 388/100.000. Nữ : 61 - 312/100.000 Ở các nước phát triển, ĐQN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch. Theo thống kê năm 2005 thế giới có khoảng 16 triệu BN đột quỵ xảy ra lần đầu, tử vong là 5,7 triệu( 36%). Dự báo đến năm 2030 sẽ là 32 triệu BN và tử vong sẽ là 7,8 triệu (34%). Ở Hoa Kỳ tỷ lệ mắc bệnh là 794 BN/ 100.000 dân, trong đó 85% người đột quỵ do nhồi máu não. Chi phí cho chăm sóc sức khoẻ và phí tổn của việc mất khả năng lao động do ĐQN hàng năm gần 60 tỷ đôla. Ở Pháp, năm 1994: Dân sè 52.346.000 người thì có 65.000 người bị ĐQN. Chi phí cho điều trị chiếm 2,5 - 3% tổng số chi phí y tế cho cả nước. Ở Trung Quốc hàng năm có 1.300.000 người mắc trong đó ĐQNMN chiếm 62% [11], [36] Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh dao động: + Miền bắc: Thái nguyên 152/100000 người (T.V.Tuấn – 2007) Sơn la 263,3/100000 người ( P.Q. Phước – 2007) Hà tây 169,9/100000 người (N.V.Thắng – 2007) 8 + Miền nam: 415/100000 người (L.V.Thành – 1994) + Miền trung: 288/100000 người ( H.Khánh - 1993) Bệnh nhân ĐQNMN chiếm 68 - 70% các trường hợp ĐQN, thường gặp ở những người 60 - 70 tuổi, nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ tử vong từ 28 - 39% [17, 23, 13]. 1.1.7. Một số đặc điểm của nhồi máu não:  Định nghĩa nhồi máu não: - Thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não) xảy ra khi một mạch máu bị tắc một phần hoặc toàn bộ, hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não khu vực không được nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử. - Vị trí của ổ nhồi máu thường trùng hợp với khu vực tưới máu của mạch, cho phép trên lâm sàng phân biệt được tắc mạch thuộc hệ ĐM cảnh hay hệ ĐM sống - nền.[12]  Phân loại nhồi máu não: Theo phân loại quốc tế các bệnh lần thứ X (ICD - 1992): - I63.0. Nhồi máu não do huyết khối các ĐM ngoài não. - I63.1. Nhồi máu não do tắc các ĐM ngoài não. - I63.2. Nhồi máu não do tắc hoặc hẹp các ĐM ngoài não. - I63.3. Nhồi máu não do huyết khối các ĐM não. - I63.4. Nhồi máu não do tắc các ĐM não. - I63.5. Nhồi máu não do tắc hoặc hẹp ĐM não. - I63.6. NMN do huyết khối TM não không do nhiễm khuẩn gây mủ. - I63.7. Các loại nhồi máu não khác.[39] 9 1.1.8. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não:  Nguyên nhân tắc mạch não: - Cục tắc từ mạch tới mạch não: Cục tắc thường là mảnh - mảng vữa xơ hoặc các tổ chức bệnh lý của các ĐM lớn như ĐM chủ, ĐM cảnh bong ra đi theo dòng máu gây tắc mạch não. - Cục tắc từ tim tới mạch não: Trong bệnh hẹp van 2 lá, rung nhĩ, hội chứng yếu nót xoang, loạn nhịp tim, bệnh Osler, viêm sùi van ĐM chủ, u nhầy nhĩ trái - Cục tắc ngoài hệ tim mạch tới não: Tắc mạch do khí trong bệnh khí áp, tắc mạch hơi do tiêm truyền - phẫu thuật, tắc mạch do nước ối trong sinh đẻ của sản phụ, tắc mạch do phần mềm trong vÕt thương dập nát lớn [7, 20].  Nguyên nhân gây huyết khối ĐM não: - Vữa xơ động mạnh não (VXĐM): Là nguyên nhân hàng đầu của NMN, mảng vữa rất giàu cholesterol và chất xơ, VXĐM làm líp áo trong động mạch dày lên, làm hẹp lòng động mạch, mạch trở lên thô ráp gây lắng đọng fibrin, tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào và tạo thành huyết khối, hoặc lớn dần lên và vỡ ra thành nhiều mảnh, trôi theo dòng máu gây tắc mạch - Tăng HA mạn tính: Làm tăng sinh tế bào cơ trơn, làm dầy líp áo giữa của thành mạch làm hẹp lòng ĐM, giảm khả năng tạo tuần hoàn bên, tạo tiền đề cho thiếu máu vùng ngoại vi ổ tắc. Mạch máu bị tổn thương do thành mạch thoái hoá Hyalin, hoại tử fibrinoid gây tổn thương nhiều đám, nhiều ổ. Tăng HA thóc đẩy quá trình VXĐM, đầu tiên là các ĐM trước não, sau đó hướng tới đa giác Willis và các ĐM nhá hơn. - Viêm ĐM: Trong các trường hợp viêm nót quanh ĐM, viêm ĐM do giang mai, HIV, phình bóc tách ĐM cảnh, ĐM não, ĐM nền não gây hẹp lòng mạch, tổn thương nội mô mạch máu dẫn đến NMN. 10 - Các nguyên nhân khác: Bệnh hồng cầu hình liềm, đông máu rải rác trong lòng mạch, leucemie cấp và mãn, đa hồng cầu, ngộ độc khí CO, nhiễm độc chì mạn tính  Nguyên nhân của nhồi máu ổ khuyết: - Nhồi máu ổ khuyết là do tắc một nhánh xiên nhỏ của ĐM não lớn, đặc biệt là các nhánh nuôi hạch nền, đồi thị, bao trong và cầu não. Ổ khuyết có thể do VXĐM hoặc thoái hoá thành mạch do tăng HA gây ra, cũng có khi nó là hậu quả của ổ chảy máu hoặc ổ phù não nhỏ. 1.1.9. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng :  Lâm sàng: * Lâm sàng huyết khối động mạch não: Tiền sử bệnh nhân có tăng hoặc giảm HA, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, có những cơn thiếu máu thoáng qua, tuổi thường ở những người trung niên và cao tuổi, có cảm giác choáng váng, tê bì chi thể. Thời gian xảy ra nhồi máu não thường vào nửa đêm gần sáng, khởi phát cấp tính, các triệu chứng lâm sàng tăng dần theo từng nấc, ý thức tỉnh táo hoặc ló lẫn, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức nặng Ýt gặp nếu có thì ổ nhồi máu não rất lớn. Liệt dây VII trung ương và liệt nửa người bên đối diện khi tổn thương ở bán cầu đại não. Hoặc liệt dây III, dây VII ngoại vi bên tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện, nếu tổn thương ở cầu não và hành não (hội chứng giao bên), rối loạn ngôn ngữ: Kiểu Broca nếu tổn thương thuỳ trán, kiểu Wernick. Rối loạn cơ tròn: bí tiểu tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ. Rối loạn thần kinh thực vật như tăng HA nhẹ, thở nhanh nông, có thể tăng tiết đờm rãi khi bệnh nhân có rối loạn ý thức nặng. Rối loạn tâm thần: dễ xúc động, trầm cảm. [...]... thiệu thuốc Năm thứ VIII triều đại Khang Hy (1669) nhà thuốc Đồng Nhân Đường chính thức ra đời với thiên hướng nghiên cứu các dược liệu quý, bài thuốc dành riêng cho các vị Hoàng đế Đến năm 1723 đích thân Hoàng đế Ung Chính đã duyệt phê thuốc tiến cung của nhà thuốc Đồng Nhân Đường và cho phép sử dụng trong hoàng cung Những bài thuốc này trong đó có An cung ngưu hoàng hoàn đã phục vụ cho 8 đời Hoàng. .. bài thuốc, kết quả khỏi 53%, chuyển biến tốt 36% [52] Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác dùng điều trị NMN như: Bổ âm thông lạc thang, Song bổ thông lạc hoàn, viên nang Sâm kỳ, viên nang Ých thận thông lạc, Bổ âm thông não thang, thuốc nước “Phức phương bắc kỳ”, 24 Thuốc tiêm “Phức phương an sâm”, Xuyên khung, dịch truyền Hoàng kỳ,… [51], [52], [53] 1.3.2 Nghiên cứu về thuốc An cung ngưu hoàng hoàn. .. mất não Các triệu chứng trên mỗi triệu chứng 01 điểm, tổng số là 10 điểm lâm sàng đột quỵ chảy máu não CSS ≥ 03 điểm: Theo dõi chảy máu não; CSS từ 0 -> 02 điểm: Theo dõi nhồi máu não * Chẩn đoán vị trí nhồi máu não thuộc vùng cấp máu của động mạch não - Dùa vào triệu chứng lâm sàng chỉ điểm cho vùng tổn thương - Dùa trên vị trí ổ nhồi máu trên phim chụp CT Scaner sọ não [7, 20] 1.1.11 ĐiÒu trị bệnh Đột. .. năm) ACNHH là thuốc cấp cứu đông y truyền thống dùng trong ĐQN nhanh chóng và hiệu quả An cung ngưu hoàng hoàn có thành phần chủ yếu do 11 vị thuốc tạo nên gồm: Ngưu hoàng, bét sõng tê giác, xạ hương, trân châu, chu sa, hùng hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến - Bào chế: Tán bột thật mịn, luyện với mật ong lâu ngày thành hoàn, mỗi hoàn 3g, áo nhò vàng rồi bao sáp Thuốc có mùi thơm... tích bài thuốc: Bài thuốc này điều trị mê man nói sảng do tà của ôn nhiệt hãm trong tâm bào Trong bài thuốc có Ngưu hoàng thanh tâm giải độc, khoát đàm khai khiếu, Xạ hương khai khiếu tỉnh thần, cùng làm quân Sõng tê giác (nay có thể thay bằng bột sừng trâu) thanh tâm lương huyết giải độc; Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử thanh nhiệt tả hoả, giải độc, giúp cho Ngưu hoàng giữ việc thanh tả hoả của tâm bào;... phép nhập khẩu nghiên cứu 2.3 PhươNg pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng trước và sau điều trị 2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu - Chọn 82 bệnh nhân ĐQNMN cấp được lùa chọn theo tiêu chuẩn và ngẫu nhiên chia thành hai nhóm: + Nhóm 1: Nhóm nghiên cứu được điều trị kết hợp YHHĐ + ACNHH gồm 41 BN + Nhóm 2: Nhóm đối chứng được điều trị đơn thuần bằng thuốc YHHĐ... tái tạo hoàn: + Bệnh viện Phóc Kiến: nghiên cứu trên 56 BN tróng phong cấp tính dùng Hoa đà tái tạo hoàn thấy kết quả chung đạt 89%, trong đó 43% đạt kết quả tốt [50] + Bệnh viện Quảng Châu nghiên cứu thấy Hoa đà tái tạo hoàn tác dụng điều trị phục hồi sau ĐQNMN tốt hơn Nhân sâm tái tạo hoàn [33], [50] * Địa hoàng Èm tử thang: Tôn Khang Thái điều trị 101 BN đạt kết quả tốt, Vương Hân điều trị 30 BN... giả nghiên cứu dược lý học của viên ACNHH trên thực nghiệm thấy có tác dụng sau: + Nghiên cứu của Lưu Khởi Tần chứng minh tác dụng hạ nhiệt của An cung ngưu hoàng hoàn: ACNHH có tác dụng hạ sốt rõ rệt ở thá bị sốt do nội độc tố vi khuẩn, sau 1 giê uống thuốc so với nhóm đối chứng có sự khác biệt rất cao (P < 0,001), một lần uống thuốc có thể duy trì trên 5 - 6 giê [54] + Nghiên cứu của Diệp Tổ Quang,... các nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng của các tác giả trên thấy ACNHH có tác dụng điều trị hôn mê do viêm màng não tuỷ, viêm não vi rút, lỵ trực khuẩn tróng độc, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm gan hoàng đản, tróng độc hoặc nhiễm khuẩn gây sốt cao … 30 1.3.3 Đặc điểm bài thuốc : Bảng 1.1: Đặc điểm bài thuốc [27] Tên nguyên liệu Ngưu hoàng Tê giác Xạ hương Tên khoa học Calculus... Mẫu thuốc nghiên cứu Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 đối tượng nghiên cứu: 2.1.1 Đối tượng: + 82 bệnh nhân ĐQNMN giai đoạn cấp điều trị nội trú tại khoa Đột quỵ bệnh viện 103 từ tháng 06/2009 đến 04/ 2010 + Không phân biệt nam, nữ + Vào viện trong vòng 1- 3 ngày đầu của bệnh 2.1.2 Có các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: * Theo YHHĐ Lâm sàng: 35 Các bệnh nhân ĐQN đuợc chẩn đoán ĐQNMN cấp . hiệu quả điều trị của An cung ngưu hoàng hoàn trên lâm sàng và cận lâm sàng. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc An cung ngưu hoàng hoàn trên bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não cấp. . tảng cứu chữa cơ bản của Y học hiện đại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu điều trị Đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp của thuốc AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN (ACNHH) với các mục. chấn thương sọ não . 1.1.2. Phân loại Đột quỵ não: Theo lâm sàng Đột quỵ não được chia thành 2 thể: Đột quỵ chảy máu não và Đột quỵ nhồi máu não. Theo thống kê cho thấy nhồi máu não chiếm tỷ

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan