LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI:CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN PHÍA TÂY CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN V ĐẾN VII_1 pot

8 510 1
LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI:CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN PHÍA TÂY CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN V ĐẾN VII_1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN PHÍA TÂY CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN V ĐẾN VII Cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII , quyền lực của nhà vua bắt đầu yếu ớt, trước tình hình đó, Charles Martel là thừa tướng cuối triều Mérovingiens đã đề ra một cải cách gọi là cải cách BÉNEFICIUM ( nghiã là vật ban cấp ) MỤC ÐÍCH CẢI CÁCH : * Hạn chế quyền lực của bọn qúi tộc địa phương. * Tập trung quyền lực vào tay nhà vua để đối phó với các bộ lạc và những quốc gia chung thường xuyên đến cướp phá vương quốc ( nguy hiểm nhất là quân đội Hồi giáo ẢRập) NỘI DUNG CẢI CÁCH : Charles Martel thi hành hình thức ban cấp ruộng đất kèm theo điều kiện phục vụ quân sự gọi là Béneficium. Theo hình thức nầy, người được hưởng ruộng đất phải ký một bản giao kèo là thề trung thành với Vua, theo đó phải thực hiện nghiã vụ 40 ngày/năm, tham dự những buổi họp quan trọng. Ngược lại Vua phải bảo vệ tính mạng và kinh tế cho người được phong. HẬU QỦA : - Hình thành đẳng cấp phong kiến quân sự, giữa các đẳng cấp có sự lệ thuộc lẫn nhau. - Làm cho nông dân phá sản nhiều hơn. - Làm cho nông dân phá sản nhiều hơn. Tóm lại : Nhờ thi hành chính sách đất phong Béneficium, mà Charles Martel đã liên tiếp đánh thắng quân thù, đặt biệt là đã đánh bại được quân đội ẢRập trong trận đại chiến ở Poitiers năm 732, chặn được bước tiến của quân Aírập vào sâu nội địa Tây âu. C- Vai trò của giáo hội Cơ đốc giáo : Trong sự phát triển của vương quốc France, giáo hội cơ đốc giáo đã gớp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ PK. Giáo hội được Vua ban tặng nhiều ruộng đất và nông nô. Nhân dân lao động vì mê tín, nên cũng đã mang tài sản của mình hiến cho nhà thờ để nhận sự bảo hộ của nhà thờ và trở thành nông nô. Cơ cấu của giáo hội Cơ đốc giáo Tây âu được tổ chức như sau : II - SỰ THÀNH LẬP VÀ TAN RÃ CỦA ÐẾ QUỐC CHARLEMAGNE SỰ RA ÐỜI CỦA 3 QUỐC GIA PHÁP - ÐỨC - Ý 1 - Vương triều CAROLINGIEN & Ðế quốc CHARLEMAGNE : Vào khoảng thế kỷ VIII, bọn qúi tộc France thấy rằng đất đai trong nội địa không đủ để chúng mở rộng, vì vậy chúng muốn bành trướng ra bên ngoài để chiếm đoạt ruộng đất và nông nô, nên đã ủng hộ PEPIN lùn ( Pepin Le Bref ) lật đổ vương triều Mérovingien lập ra triều Carolingien. Ðến năm 768, con của Papin là Charlemagne lên kế vị, đã đưa vương quốc France đến chổ cực thịnh. Chính sách của Ông là dựa vào bọn qúi tộc PK và giáo hội Thiên Chúa giáo. Trong 46 năm cầm quyền, Charlemagne đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ chinh phục khắp nơi. Kết qủa là Ông đã thành lập được một đế quốc Charlemagne rộng lớn, biên giới chạy dài từ sông Ebre ( Tây Ban Nha ) đến sông Elbe ( Ðức ) [ Bao gồm Ðức, Pháp, Bỉ, Hà lan , Aïo và một phần nước Ý ngày nay]. Ðến năm 800, Giáo hoàng chính thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế cho Charlemagne. 2 - Sự tan rã của đế quốc Charlemagne . Sự ra đời của 3 quốc gia Pháp - Ðức - Ý : - Nguyên nhân : * Thiếu yếu tố kinh tế và yếu tố dân tộc thống nhất. * Bọn qúi tộc địa phương luôn chống đối chính quyền trung ương. * Người thừa kế Charlemagne bạc nhược không đủ khả năng cai trị đất nước . - Diễn tiến : Sau khi Charlemgne chết (814), con là Louis Mộ Ðạo lên thay thấy không đủ khả năng cai trị đất nuớc, nên đã chia vương quốc ra làm 3 phần giao cho 3 người con cai trị. Thế nhưng do bọn lãnh chúc địa phương xúi giục, nên 3 anh em liên tục đánh nhau , đến năm 843, ba anh em ký với nhau hiệp ước Verdun ( ngày nay thuộc Pháp) chia đế quốc ra làm 3 phần. - Anh cả LOTHAIRE, giữ phần Trung bộ của vương quốc , trong đó có hai kinh đô là Aix - La - Chappelle & La mã , hình thành nên quốc gia PK Ý. - Người thứ hai LOUIS LE GERMANIQUE ( Louis xứ Ðức ) , cai trị phần Ðông bộ của vương quốc [ đông France ], lập nên quốc gia PK ÐỨC . - Em út CHARLES LE CHAUVE ( Charles Ðấu Hói ) chiếm phần Tây bộ của vương quốc, lập nên quốc gia PK PHÁP. Ðây là 3 quốc gia phong kiền phân tán, nên quyền lực của nhà Vua bị thu hẹp lại trong lãnh địa của mình. HẬU QỦA : Chiến tranh thường xuyên xãy ra giữa các nước và giữa bọn qúi tộc lãnh chúa ở mỗi nước, tạo điều kiện cho các bộ tộc và những quốc gia lận cận đến cướp phá. Lãnh chuá địa phương lợi dụng tình hình , nên tăng cường xây dựng quyền lực tự trị , biến đất phong thành cha truyền con nối , tăng cường cướp bóc dân chúng, buộc họ phụ thuộc vào mình và chẳng bao lâu những người nông dân đã biến thành nông nô. Qúa trình phong kiến hóa đến đây là hoàn thành. III - TÌNH HÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI SƠ KỲ TRUNG ÐẠI 1- Tình hình kinh tế và tổ chức lãnh địa phong kiến a- Kinh tế: Kinh tế tự nhiên chiến địa vị thống trị, nông nghiệp và chăn nuôi là những ngành sản xuất chủ yếu. Riộng đất là tư liệu sản xuất chính, thủ công nghiệp phụ thuộc vào nông nghiệp. Hình thức sản xuất - tiêu thụ là tự cung tự cấp, người sản xuất chính là nông nô. b - Lãnh địa phong kiến : Toàn bộ hoạt động kinh tế trong xã hội phong kiến sơ kỳ đều tập trung ở các lãnh địa phong kiến. _ Lãnh địa phong kiến là một khu vực đất đai khá rộng lớn, bao gồm : ruộng đất , đồng cỏ, rừng rú, ao hồ, sông đầm, bãi hoang, _ Quyền sở hữu lãnh địa thuộc về qúi tộc vũ sĩ ( Vua và qúi tộc chư hầu) hay qúi tộc tăng lữ ( giáo hoàng, giám mục và tu sĩ) . _ Chủ của lãnh địa là lãnh chúa, lãnh địa có quyền thừa kế, người sản xuất chính trong lãnh địa là nông nô, nông nô phải nộp tô lao dịch và những cống vật cho lãnh chúa. 2 - Chính trị : Thời kỳ nầy về cơ bản là chế độ phong kiến phân quyền, nên quyền lực của nhà Vua thật nhỏ bé, quyền lực thực tế nằm trong tay lãnh chúa phong kiến. Ðặc biệt kề từ khi có luật Miễn trừ các lãnh chuá thật sự trở thành các ông vua con. Quốc gia bị chia thành những công quốc, bá quốc ( thực chất những công quốc hay bá quốc là những quốc gia thật sự ) . Tuy nhiên giữa các lãnh chuá lớn nhỏ có mối quan hệ nhất định. Lãnh chúa nầy có thể là phong quân của lãnh chúa kia, đồng thời là chư hầu của lãnh chúa khác. 3 - Xã hội : Xã hội phong kiến có hai gia cấp cơ bản : Lãnh chúa và nông nô . Nông nô : người sản xuất chính trong xã hội, chiếm hữu tư liệu sản xuất, có kinh tế riêng nhưng bị gắn chặt vào ruộng đất, nên hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến về thân thể, tư pháp. . LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN PHÍA TÂY CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN V ĐẾN VII Cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII , quyền lực của nhà vua bắt đầu yếu ớt, trước. của v ơng quốc [ đông France ], lập nên quốc gia PK ÐỨC . - Em út CHARLES LE CHAUVE ( Charles Ðấu Hói ) chiếm phần Tây bộ của v ơng quốc, lập nên quốc gia PK PHÁP. Ðây là 3 quốc gia phong. giáo Tây âu được tổ chức như sau : II - SỰ THÀNH LẬP V TAN RÃ CỦA ÐẾ QUỐC CHARLEMAGNE SỰ RA ÐỜI CỦA 3 QUỐC GIA PHÁP - ÐỨC - Ý 1 - V ơng triều CAROLINGIEN & Ðế quốc CHARLEMAGNE : V o

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan