Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn campylobacter gây bệnh nhiễm trùng dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố hồ chí minh từ năm 2009 đến năm 2010

128 3.2K 15
Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn campylobacter gây bệnh nhiễm trùng dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố hồ chí minh từ năm 2009 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN –R— TRẦN THỊ NGỌC DUNG TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER SPP. GÂY BỆNH NHIỄM TRÙNG DẠ DẦY RUỘT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. STEPHEN BAKER TP. HỒ CHÍ MINH – 2010 Trang 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU i DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv DANH MỤC HÌNH v MỞ ĐẦU 1 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Lịch sử phát hiện Campylobacter 3 1.2 Tình hình nhiễm Campylobacter trên thế giới và Việt Nam 4 1.2.1. Tình hình nhiễm Campylobacter trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình nhiễm Campylobacter ở Việt nam 6 1.3 Các nguồn chứa và các con đường lan truyền Campylobacter 8 1.3.1. Người 8 1.3.2. Động vật 8 1.3.3. Thực phẩm 9 1.3.4. Các nguồn khác 9 1.4 Hình thái, cấu trúc và một số đặc điểm sinh hóa 10 1.5 Phân loại 11 1.6 Đặc điểm gây bệnh 12 1.6.1. Campylobacteriosis 12 1.6.2. Các biểu hiện lâm sàng 13 1.7 Chẩn đoán và điều trị 16 1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng 16 1.7.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm 16 1.7.3. Điều trị 17 1.8Tình hình kháng các loại thuốc dùng để chữa bệnh nhiễm Campylobacter 18 1.8.1. Tình hình kháng kháng sinh của Campylobacter ở thế giới 18 1.8.2. Tình hình kháng kháng sinh của Campylobacter ở Việt Nam 19 1.9 Kháng sinh Fluoroquinolone 20 Trang 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG 1.9.1. Lịch sử ra đời và những thay đổi về cấu trúc của các kháng sinh họ quinolones 20 1.9.2. Phân loại 22 1.9.3. Cơ chế hoạt động 23 1.9.4. Cơ chế kháng quinolone 23 1.10 Các phương pháp phân loại Campylobacter 27 1.11 Phương pháp Multilocus sequence typing – MLST 30 1.11.1. Phương pháp MLST cho Campylobacter 30 1.11.2. Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp MLST so với các phương pháp genotyping khác 32 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 33 2.1 VẬT LIỆU 33 2.1.1. Bộ sưu tập chủng 33 2.1.2. Thiết bị 34 2.1.3. Hóa chất 34 2.1.4. Môi trường 36 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.2.1. Phân lập và định danh Campylobacter 38 2.2.2. Xác định kháng sinh đồ và nồng độ ức chế tổi thiểu (MIC) của Campylobacter với một số kháng sinh 42 2.2.3. Tách chiết DNA bộ gen của vi khuẩn 44 2.2.4. Xác định ở mức độ loài, phân biệt Campylobacter jejuni và Campylobacter coli 45 2.2.5. Xác định những đột biến trên gen gyrA và đột biến kết hợp với bơm CmeABC 48 3. KẾT QUẢ 58 3.1 Đặc điểm lâm sàng của 64 chủng Campylobacter phân lập từ trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh 58 3.2 Kết quả phân biệt C. jejuni và C. coli bằng PCR của 40 chủng nghiên cứu 59 Trang 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG 3.2.1. Kết quả khuếch đại khi sử dụng mồi chuyên biệt cho C. jejuni và C. coli 59 3.2.2. So sánh kết quả phân biệt C. jejuni và C. coli giữa phương pháp vi sinh truyền thống và phương pháp PCR 61 3.3 Kết quả kháng sinh đồ của 40 chủng Campylobacter 61 3.4 Kết quả điều trị kháng sinh các bệnh nhân nhiễm Campylobacter 63 3.5 Cơ chế kháng fluoroquinolone 64 3.5.1. Kết quả khuếch đại vùng kháng quinolone của gen gyrA 64 3.5.2. Kết quả xác định trình tự vùng kháng quinolone của gen gyrA 65 3.5.3. Mức độ phổ biến của đột biến gyrA 67 3.5.4. Kết quả khuếch đại vùng gắn với cmeR trên promoter của operon cmeABC 67 3.5.5. Xác định trình tự vùng giữa cmeR và cmeABC và phân tích trình tự vùng lặp lại 68 3.6 So sánh kết quả kiểu gen của gen gyrA và bơm đẩy thuốc CmeABC với dữ liệu vi sinh 70 3.6.1. So sánh kết quả kiểu gen của gen gyrA với dữ liệu vi sinh 70 3.6.2. Khảo sát tương quan MIC đối với kháng sinh họ FQ giữa chủng đột biến và chủng không đột biến ở vùng trình tự 16 bp của bơm CmeABC 72 3.7 Kết quả MLST 76 3.7.1. Kết quả khuếch đại các phân đoạn gen bên trong 7 gen giữ nhà 76 3.7.2. Kết quả phân tích dữ liệu MLST 77 4. BIỆN LUẬN 87 4.1 Đặc điểm lâm sàng của các chủng Campylobacter phân lập ở trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh 87 4.2 Đặc điểm kháng kháng sinh ở Campylobacter phân lập trên trẻ em dưới 5 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay 89 4.2.1. Đặc điểm kháng một số kháng sinh dùng để chữa bệnh nhiễm Campylobacter 90 Trang 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG 4.2.2. Đặc điểm kháng fluoroquinolone ở Campylobacter phân lập trên trẻ em dưới 5 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay 90 4.3 Đặc điểm kiểu gen và cơ chế phân tử của sự kháng fluoroquinolone 92 4.4 Đặc điểm di truyền quần thể Campylobacter phân lập ở thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp MLST 94 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 5.1 KẾT LUẬN 98 5.2 KIẾN NGHỊ 98 Trang 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG MỞ ĐẦU Campylobacter là một trong những tác nhân vi khuẩn hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên thế giới. Ở những nước đang phát triển, đối tượng chủ yếu bị nhiễm Campylobacter là trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh tình hình nhiễm Campylobacter ngày càng gia tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển thì tỉ lệ các chủng kháng thuốc cũng không ngừng tăng lên đặc biệt là với fluoroquinolone (FQ), họ kháng sinh thường được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm Campylobacter [64]. Ở Việt Nam, Campylobacter đang là một trong những tác nhân vi khuẩn chính gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Vi khuẩn này chiếm 17,63% trên tổng số 363 trường hợp do tác nhân vi khuẩn trong 1420 bệnh nhi tiêu chảy từ 06/2009 – 05/2010 (số liệu chưa công bố của Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford – OUCRU). Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu Campylobacter ở Việt Nam đều dừng lại ở miêu tả sự nhiễm và tình hình kháng kháng sinh ở Campylobacter phân lập trên thịt gà. Cho đến nay chỉ mới có một nghiên cứu duy nhất của DW Isenbarger [45] cho thấy tỉ lệ Campylobacter phân lập từ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam kháng với nalidixic acid và ciprofloxacin là 7%. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn Campylobacter gây bệnh nhiễm trùng dạ dày-ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2010” với mục tiêu, ý nghĩa và nội dung như sau: Ø Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhi nhiễm Campylobacter ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu tình hình kháng kháng sinh ở các chủng Campylobacter phân lập được, đặc biệt là sự kháng fluoroquinolone, từ đó nghiên cứu cơ chế kháng fluoroquinolone, cuối cùng xác định kiểu di truyền của các chủng Campylobacter. Ø Ý nghĩa: Cung cấp những kiến thức cơ bản về Campylobacter phân lập ở Việt Nam để mở đầu cho những nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó chúng tôi Trang 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG hi vọng nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị kháng sinh bệnh viêm dạ dày-ruột do Campylobacter ở Việt Nam hiện nay. Ø Nội dung: - Phân lập và định danh Campylobacter từ các mẫu phân của trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy - Xác định kháng sinh đồ và nồng độ ức chế tối thiểu của một số kháng sinh - Tìm hiểu cơ chế phân tử của sự kháng fluoroquinolone - Phân loại di truyền Campylobacter phân lập được bằng phương pháp Multilocus sequence typing (MLST) Trang 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Lịch sử phát hiện Campylobacter Campylobacter được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1886 bởi Theodor Escherich. Vào thời gian đó, Escherich đã miêu tả một loại vi khuẩn hình que có trong ruột kết của các trẻ em chết bởi căn bệnh “cholera infantum” [26]. Năm 1909, hai nhà bác sĩ thú y là McFadyean và Stockman đã miêu tả sự kết hợp của một vi sinh vật chưa biết với bệnh dịch sảy thai ở cừu cái, vi khuẩn này giống với một phẩy khuẩn – vibrio [69]. Và vào năm 1919, trong khi điều tra những trường hợp sảy thai truyền nhiễm ở bò ở Mỹ, Smith đã phân lập được một vi khuẩn và ông miêu tả đó là một xoắn khuẩn – spirillum [93]. Sau đó Smith cho rằng mình và nhóm McFadyean và Stockman đang nghiên cứu cùng một vi khuẩn. Và cùng với Taylor, Smith đã khẳng định được điều này và đề xuất tên của vi khuẩn đó là ‘Vibirio fetus’. Cho đến tháng 5 năm 1938, một sự kiện lớn đã xảy ra ở Illinos (Mỹ), bây giờ nó được xem là một trường hợp có đầy đủ tài liệu dẫn chứng đầu tiên về sự nhiễm Campylobacter ở người. Sự kiện này liên quan đến trận dịch tiêu chảy do sữa nhiễm Campylobacter, ảnh hưởng đến 355 người [58]. Sau đó vào năm 1947, Vinzent đã phân lập được V. fetus từ máu của ba người phụ nữ mang thai nhập viện vì sốt mà không rõ nguyên nhân. Bệnh kéo dài trong 4 tuần và hai trong ba người phụ nữ này bị sảy thai. Vào năm 1957, Elizabeth King đã miêu tả một phẩy khuẩn với rất nhiều đặc điểm chung với các tác nhân được miêu tả bởi Vinzent nhưng khác về đặc đểm sinh hóa và tính kháng nguyên [54]. Mãi đến năm 1963 thì giống Campylobacter (nghĩa là “vi khuẩn hình que có dạng cong”) được đề xuất bởi Sebald và Veron khi nhận ra rằng vi sinh vật này không sử dụng đường và có hàm lượng G+C khác với Vibrio spp. Tuy nhiên vì chưa có phương pháp nuôi cấy, phân lập Campylobacter thích hợp cho nên có rất ít trường hợp nhiễm Campylobacter trên người được báo cáo. Mãi cho đến năm 1972, phương pháp phân lập các loài Campylobacter chịu nhiệt mới được phát triển bởi Dekeyser và Butzler [22]. Phương pháp này Trang 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG liên quan đến việc lọc các mẫu phân qua màng lọc 0,64 µm và dịch lọc được đem nuôi cấy. Phương pháp này khá tốn công và mất thời gian do đó vào năm 1977, Martin Skirrow từ phòng thí nghiệm sức khỏe cộng đồng Worcester, đã miêu tả một kĩ thuật trực tiếp và đơn giản hơn đó là nuôi cấy trực tiếp mẫu phân lên đĩa môi trường thạch máu có chứa vancomycin, polymyxin, trimethoprim [91]. Các đĩa sau đó được ủ ở 42 o C trong môi trường vi hiếu khí chứa 5% O2, 10% CO2, 85% N2. Từ đó trở đi có rất nhiều sự thay đổi về phương pháp, điều này đã cho phép các phòng thí nghiệm vi sinh chẩn đoán lâm sàng có thể phân lập Campylobacter từ các mẫu phân bệnh nhân. Các phương pháp phân lập được cải tiến dẫn đến sự ra đời của những báo cáo đầu tiên về tình thường xuyên của Campylobacter gây bệnh ở người, từ đó dẫn đến một loạt các nghiên cứu về dịch tễ của Campylobacter và nhận ra rằng hiện nay Campylobacter đang là một vấn đề báo động cho sức khỏe cộng đồng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. 1.2 Tỉ lệ nhiễm Campylobacter trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình nhiễm Campylobacter trên thế giới Ở cả các nước phát triển [75] và đang phát triển [16], Campylobacter đang là một trong những tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất gây tiêu chảy. v Ở các nước phát triển Ở các nước phát triển, Campylobacter là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày-ruột (Campylobacteriosis) nhưng thường ít gây nên các trận dịch lớn. Trẻ em dưới 1 tuổi và người trưởng thành từ 20-29 tuổi là hai nhóm tuổi chiếm tỉ lệ nhiễm Campylobacter cao nhất ở những nước phát triển [75]. Các trận dịch tiêu chảy do Campylobacter thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu ở những nước này [16]. Hằng năm số trường hợp nhiễm Campylobacter có khuynh huớng giảm ở những quốc gia có cải thiện trong các qui trình công nghiệp chế biến thịt gia cầm. Trang 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC DUNG Ở Mỹ tỉ lệ mắc bệnh ước tính là 880 khai báo/100.000 dân, đại diện cho 2,4 tỉ trường hợp nhiễm Campylobacter xảy ra mỗi năm [29]. Tuy nhiên từ năm 1996-2004, theo CDC thì các trường hợp nhiễm Campylobacter có khuynh hướng giảm xuống (giảm 28%) [15]. Và từ năm 2005-2008 thì tỉ lệ nhiễm Campylobacter ước tính là không thay đổi đáng kể [108]. Ở các nước thuộc liên minh Châu Âu (gồm 25 thành viên), có 183.961 trường hợp nhiễm Campylobacter được báo cáo vào năm 2004 với tỉ lệ nhiễm là 47,6/100.000 dân. Và đến năm 2007 thì có tới 200.507 trường hợp được báo cáo với tỉ lệ nhiễm là 45/100.000 dân. Tỉ lệ nhiễm này thay đổi theo độ tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi thì nhạy cảm cao với bệnh Campylobacteriosis (120 trường hợp/100.000 người) trong khi các độ tuổi khác thì thay đổi giữa 32 và 53 trường hợp trên 100.000 người. Hầu hết các nước thành viên đều được báo cáo là tăng tỉ lệ nhiễm Campylobacter vào năm 2007, đặc biệt là nước Đức tăng 56% [95]. v Ở các nước đang phát triển [16] Ở các nước nhiệt đới đang phát triển, bệnh do Campylobacter không phải là vấn đề nghiêm trọng ở người lớn nhưng lại là bệnh dịch của trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ hơn hai tuổi [5]. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm Campylobacter không triệu chứng bệnh xảy ra phổ biến ở cả người lớn và trẻ em [5], [16]. Bệnh viêm dạ dày-ruột do Campylobacter ở các nước đang phát triển không xảy ra theo mùa, tỉ lệ nhiễm Campylobacter không có sự khác biệt đáng kể giữa các mùa trong năm. Nói chung ở các nước đang phát triển vì không có các chương trình điều tra quốc gia về Campylobacteriosis nên không có các số liệu về tỉ lệ nhiễm bệnh ở dạng số trường hợp trên toàn bộ dân số. Tuy nhiên nhờ có các chương trình điều tra quốc gia ở các nước phát triển đã tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể kiểm soát được các trường hợp bệnh xảy ra rải rác cũng như các trận dịch bệnh Campylobacteriosis ở người. Tỉ lệ phân lập Campylobacter ở các nước đang phát triển là từ 5 đến 20% [74] (bảng 1.1). Mặc dù thiếu các [...]... tác nhân vi khuẩn chính gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1.2) Bảng 1.2 Các tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi phân lập tại tp Hồ Chí Minh từ năm 2009 – 2010 (n =1420) Các tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy Số trường hợp Phần trăm (%) Campylobacter Shigella Salmonella 64 64 77 17,63 17,63 21,21 Các vi khuẩn đường ruột khác 16 4,41 Tổng cộng 363 25, 56 Chú... 1.6 Đặc điểm gây bệnh [70] 1.6.1 Campylobacteriosis Campylobacteriosis là một bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người – zoonosis, do vi khuẩn thuộc giống Campylobacter gây ra Bệnh này thường được biết đến là bệnh đường ruột hay bệnh vi m dạ dày- ruột xảy ra ở người do tiêu thụ thức ăn hay nước bị nhiễm khuẩn Dạng bệnh Campylobacteriosis gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng là bệnh. ..Trang 6 dữ liệu về tỉ lệ nhiễm bệnh từ các cuộc điều tra trong nước nhưng những nghiên cứu bệnh- chứng dựa trên cộng đồng ở các nước đang phát triển đã ước tính tỉ lệ nhiễm Campylobacter ở trẻ em dưới 5 tuổi là từ 40.000 đến 60.000 khai báo/100.000 dân Bảng 1.1 Tỉ lệ phân lập Campylobacter ở các nước đang phát triển từ những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi [74] Quốc gia Tỉ lệ phân... 16 ,5 Tanzania 18 Zimbabwe 9,3 Châu Mỹ Brazil 9,9 Guatemala 12,1 Phía đông Địa Trung Hải Ai cập 9,0 Jordan 5, 5 Nam Á Bangladesh 17,4 Đông Nam Á Thái Lan 13,0 Lào 12,1 1.2.2 Tình hình nhiễm Campylobacter ở Vi t nam Vào năm 1996 – 1999, nghiên cứu về Campylobacteriosis ở Vi t Nam của DW Isenbarger [ 45] cho thấy Campylobacter là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5. .. học, bệnh vi n ở Hà Nội cho thấy có khoảng 28,3% thịt gà chứa C jejuni Theo Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em ban hành ngày 28/10 /2009 của bộ y tế [1], trong số các tác nhân gây tiêu chảy ở Vi t Nam từ năm 2000-2004 thì vi khuẩn Campylobacter chiếm tỉ lệ 4% Theo kết quả nghiên cứu chưa công bố của Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford (OUCRU) từ năm 2009- 2010, Campylobacter đang là một. .. là bệnh vi m dạ- dày ruột do hai loài C coli và C jejuni gây ra Liều nhiễm gây bệnh thấp, khoảng 10 - 50 0 tế bào, nhưng cũng thể cao hơn tùy theo sự nhạy cảm với vi khuẩn này ở mỗi người Thời gian ủ bệnh thường từ 24 đến 72 giờ và có thể lâu hơn khi số lượng vi khuẩn ban đầu thấp LUẬN VĂN THẠC SĨ DUNG HVTH: TRẦN THỊ NGỌC Trang 13 1.6.2 Các biểu hiện lâm sàng 1.6.2.1 Nhiễm trùng dạ dày- ruột Campylobacter. .. thái, cấu trúc và một số đặc điểm sinh hóa Campylobacter là vi khuẩn Gram âm, không tạo bào tử Tế bào của tất cả các thành vi n thuộc giống Campylobacter đều nhỏ, có dạng cong, có hình chữ S hay có dạng xoắn (dài 0 ,5- 5 µm và rộng 0,2-0,8 µm) Chúng di động với một tiêm mao phân cực nằm ở một đầu hay hai đầu của tế bào tạo nên một kiểu di động như hình xoắn ốc Campylobacter là vi khuẩn hiếu khí nhưng... Nhiễm trùng hệ thống Campylobacter là những vi khuẩn xâm lấn, và có thể gây ra nhiễm trùng hệ thống Tuy vậy, tần số nhiễm trùng máu gây nên bởi Campylobacter vẫn còn rất thấp (0,1%) đặc biệt là khi so sánh với Salmonella Tỉ lệ C fetus gây nhiễm trùng hệ thống cao hơn là các loài Campylobacter chịu nhiệt như C jejuni và C coli và đây là loài Campylobacter hầu như chỉ phân lập được ở các trường hợp nhiễm. .. triệu chứng bệnh giống với triệu chứng của bệnh LUẬN VĂN THẠC SĨ DUNG HVTH: TRẦN THỊ NGỌC Trang 18 vi m dạ dày- ruột do các vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella Những trường hợp bệnh vi m dạ dày- ruột nghiêm trọng, fluoroquinolone được sử dụng ngay mà không cần chờ kết quả phân lập [5] Tuy nhiên ở Vi t Nam, bác sĩ ở các bệnh vi n đều chỉ sử dụng fluoroquinolone để điều trị bệnh tiêu chảy do Campylobacter. .. dưới 5 tuổi Những trẻ lớn hơn 5 tuổi nhiễm Campylobacter có thể bị tiêu chảy nhưng cũng có thể mang trùng LUẬN VĂN THẠC SĨ DUNG HVTH: TRẦN THỊ NGỌC Trang 7 mà không có triệu chứng gì [ 45] , vi c này rất hiếm gặp ở những nước phương tây Theo một nghiên cứu của Vi n nghiên cứu thú y quốc gia và Vi n vệ dinh dịch tể trung ương về tình hình nhiễm Campylobacter spp trên thịt gà ở Hà Nội từ năm 2003-20 05, trong . thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn Campylobacter gây bệnh nhiễm trùng dạ dày-ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2010 với mục tiêu, ý nghĩa. 4.1 Đặc điểm lâm sàng của các chủng Campylobacter phân lập ở trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh 87 4.2 Đặc điểm kháng kháng sinh ở Campylobacter phân lập trên trẻ em dưới 5 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh. (OUCRU) từ năm 2009- 2010, Campylobacter đang là một trong những tác nhân vi khuẩn chính gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1.2). Bảng 1.2 Các tác nhân vi khuẩn gây

Ngày đăng: 26/07/2014, 02:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan