Chăn nuôi gia cầm part 6 pptx

28 685 5
Chăn nuôi gia cầm part 6 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

141 Trong sự phát triển xương ta thấy chiều dài xương bàn chân và khối lượng cơ thể có tương quan dương chặt chẽ r = 0,659, do đó trong công tác giống chiều dài xương bàn chân được sử dụng rộng rãi như chỉ tiêu về khối lượng cơ thể để chọn, tạo giống sinh trưởng nhanh (gia cầm có xương bàn chân dài thường có khối lượng và tốc độ sinh trưởng nhanh hơn xương ngắn). 4.3. Sức sinh sản Do đặc điểm của gia cầm là đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con và gia cầm con có khả năng tự dưỡng nên sức sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 4.3.1.Tỉ lệ thụ tinh Tỉ lệ thụ tinh (TLTT) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh sản của bố mẹ. Tỉ lệ thụ tinh được xác định theo công thức (1) hoặc (2): TLTT (%) = Số trứng có phôi Số trứng đẻ ra x100 (1) TLTT (%) = Số trứng có phôi Số trứng đem ấp x100 (2) Mỗi cách tính có ý nghĩa riêng của nó. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh -Giống, dòng: hướng trứng có TLTT cao hơn hướng kiêm trứng và TLTT thấp nhất là hướng thịt -Tuổi: tỉ lệ thụ tinh cao ở những năm đầu. -Thức ăn: Protit và vitamin ảnh hưởng đến TLTT lớn hơn cả -Ngoại cảnh, mùa vụ: mùa xuân, mùa thu cho TLTT cao, mùa hè, đông TLTT thấp. 142 -Tỉ lệ trống/mái thích hợp khi ghép đôi giao phối: Gà hướng trứng 1/10-12, Gà kiêm dụng 1/7-8, Gà hướng thịt 1/4-5; Vịt cỏ 1/7-10, Vịt bầu 1/4-5. Tuổi gia cầm trống có ảnh hưởng đến TLTT. 4.3.2. Tỉ lệ ấp nở Tỉ lệ ấp nở (TLAN) (%) được xác định theo công thức (1), (2) hoặc tỷ lệ nở của trứng thụ tinh (3). Tỉ lệ ấp nở (%) = Số gà con nở ra loại I Tổng số trứng đẻ ra X 100 (1) Tỉ lệ ấp nở (%) = Số gà con nở ra loại I Tổng số trứng đem ấp X 100 Tỷ lệ nở của trứng thụ tinh (%) = Số lượng gà con nở loại I Số lượng trứng có phôi X 100 Khi so sánh cần chú ý xem kết quả được tính theo công thức nào. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở -Giống, dòng gia cầm, chế độ nuôi dòng đàn bố mẹ, thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản trứng giống trước khi ấp, chế độ ấp trứng. -Chất lượng trứng ấp: trứng có khối lượng trung bình của giống có tỉ lệ ấp nở cao hơn trứng lớn hoặc nhỏ trong cùng giống. Trứng có chỉ số hình dạng 74-76 (d/D) nở tốt. Đã xác định 21 gen gây chết ở gia cầm thì 16 gen tác động đến khả năng ấp nở. HSDT về tỉ lệ ấp nở là 13-16%; có sự biến động lớn qua các năm. Phần lớn các gen gây chết đều có kiểu di truyền lặn và chỉ biểu hiện khi có giao phối cận huyết qua tỉ lệ nở giảm. Trứng quả to hoặc quá nhỏ đều có tỉ lệ nở thấp . Kết quả cho thấy gà Lơgo 143 có khối lượng trứng 45-64g có TLAN 87%, dưới 45g TLAP 80%, lớn hơn 64g có TLAN 71% Tỉ lệ nở liên quan đến thời gian của chu kỳ đẻ, trứng đẻ giữa chu kỳ có tỉ lệ nở cao hơn đầu và cuối chu kỳ. Thời gian và điều kiện bảo quản trứng giống, chế độ dinh dưỡng gia cầm bố mẹ… đều ảnh hưởng đến TLAN (thảo luận ở chương ấp trứng gia cầm). 4.3.2.Tỉ lệ nuôi sống Tỉ lệ nuôi sống (TLNS) (%) là chỉ tiêu sản xuất quan trọng, quyết định hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, được tính theo công thức (1) hoặc (2). Tỉ lệ nuôi sống (%) = Số gia cầm còn sống cuối kỳ Số gia cầm con ở ra X 100 (1) Tỉ lệ nuôi sống (%) = Số gia cầm sống cuối kỳ Số gia cầm được chọn vào nuôi đầu kỳ X 100 TLNS chịu ảnh hưởng của giống, dòng gia cầm, kỹ thuật nuôi, phương thức nhân giống… HSDT khả năng sống 13-16% và thấp hơn nữa vì vậy tính trạng này chịu sự chi phối nhiều của điều kiện ngoại cảnh. NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Thành phần cấu tạo trứng gia cầm. 2. Sức sản xuất trứng, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất ở gia cầm. 3. Sức sản xuất thịt, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt ở gia cầm. 4. Sức sinh sản và sức sống của gia cầm, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá. 144 CHƢƠNG 5 ẤP TRỨNG GIA CẦM Gia cầm là đối tượng nuôi có đặc điểm đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con, gia cầm con có khả năng sống bằng nguồn dinh dưỡng từ noãn hoàng trong tuần đầu, vì vậy có thể nuôi tách mẹ ngay từ 1 ngày tuổi. Khác với gia súc, phôi gia cầm phát triển ngoài cơ thể mẹ nên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố di truyền cũng như ngoại cảnh. Nắm vững các đặc điểm về sự phát triển và những yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của phôi gia cầm cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 6.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm 6.1.1. Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà mái 6.1.1.1. Buồng trứng Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng bụng. Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm. Ở gà một ngày tuổi có kích thước 1 - 2mm, khối lượng 0,03g. Gà ở thời kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho, chứa nhiều tế bào trứng có khối lượng 45 - 55g. Sự hình thành buồng trứng kể cả các tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi (phôi gà vào ngày thứ 3). Trong buồng trứng có chất vỏ và chất huỷ. Bề mặt vỏ được phủ bằng lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ. Dưới chúng có màng cứng liên kết mỏng, sau nó có hai lớp nang với các tế bào trứng. Chất tuỷ nằm ở buồng trứng và được cấu tạo từ mô liên kết với một lượng mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong chất tuỷ có những chất được phủ bằng lớp biểu mô dẹt và tế bào kẽ. Mỗi lứa tuổi xảy ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng. * Chức năng sinh lý của buồng trứng gia cầm mái Chức năng của buồng trứng là tạo trứng. Trong quá trình phát triển của tế bào trứng có 3 thời kỳ: Tăng sinh, sinh trưởng và chín. - Thời kỳ tăng sinh: Trước khi bắt đầu đẻ trứng trong buồng 145 trứng ở gà mái có khoảng 3500 - 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào trứng có một noãn hoàng và nhìn thấy được qua soi kính lúp. Trên gà Leghorn: 3800, gà Rốt: 3200 (Theo nghiên cứu của trung tâm NCGC Vạn Phúc - 1986). Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và thể nhiễm sắc. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào. - Thời kỳ sinh trưởng: Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc trưng bằng tăng nhanh lòng đỏ trong nó. Trong khoảng thời gian 3- 14 ngày, lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần gồm protit, photpholipit, mỡ, các chất khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi rụng trứng. Lòng đỏ được bao bởi lớp màng long đỏ có tính đàn hồi. Lòng đỏ sẫm (đậm) được tích luỹ ban ngày đến nửa đêm, còn lòng đỏ sáng (nhạt) hình thành ở phần còn lại của ban đêm. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào là do ảnh hưởng của foliculin được chế tiết ở buồng trứng khi thành thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng giữa vỏ lòng đỏ của nó và thành nang xuất hiện khoang gần lòng đỏ chứa đầy limpho. Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố trong máu, từ thức ăn mang lại. Khi gà ăn nhiều, thức ăn chứa carotenoit thì lòng đỏ màu đậm. Như vậy, tuỳ theo màu của lòng đỏ có thể xác định hàm lượng vitamin của trứng. - Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng). Thời kỳ này có sự phân bào giảm nhiễm, số nhiễm sắc thể của trứng từ 2n giảm còn n. Trong quá trình phân chia giảm nhiễm xảy ra sự trao đổi các thành phần di truyền giữa các dị nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể xích lại gần nhau và tạo thành đôi. Vào thời kỳ kết hợp nhiễm sắc thể trao đổi thành phần của mình. Quá trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc di truyền các tính trạng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 146 * Sự rụng trứng, cơ chế điều hoà quá trình phát triển và rụng trứng Tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là rụng trứng, nang trứng chín do áp suất nang trứng tăng lên dẫn tới phá vỡ vách nang tại vùng lỗ hở. Tế bào trứng cùng lúc đó tách khỏi buồng trứng và ngay lập tức được loa kèn của ống dẫn trứng hứng lấy và hút vào lòng loa kèn. Tinh trùng gặp tế bào trứng và thụ tinh tại phần loa kèn này. Sự rụng trứng của gà xảy ra một lần trong ngày, nếu trứng đẻ vào cuối buổi chiều thì sự rụng trứng thực hiện vào sáng hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ. Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc nhiều yếu tố: Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm Các hormon hướng sinh dục của tuyến yên: FSH (Fuliculo Stimulin Hoocmone) và LH (Luteino stimulin Hoocmone) kích thích sự sinh trưởng và chín của trứng. Còn nang trứng tiết ra oestrogen trước khi rụng, kích thích hoạt động của ống dẫn trứng. Oestrogen ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế FSH và LH. Như vậy tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngừng rụng trứng khi trứng còn nằm trong ống dẫn trứng hoặc tử cung. Gà mái vào 2 tuần đầu của giai đoạn đẻ trứng thứ nhất (5-45 tuần tuổi) thường mỗi cá thể gặp 2-3 lần đẻ trứng 2 lòng đỏ. Đó là do khi gà mái bắt đầu vào đẻ nhiều tế bào trứng phát triển, chín và rụng. Ngoài ra LH chỉ tiết vào buổi từ lúc bắt đầu tiết đến lúc rụng trứng 6 - 8 giờ. Vì vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến giảm đi sự rụng trứng 3 - 4 giờ. Việc chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất để gà đẻ ổn định và tập trung vào khoảng 8-11 giờ. Nếu không bảo đảm đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18 giờ trong một ngày. Không những làm gà đẻ rải rác mà con giảm năng suất trứng. 147 Như vậy điều hoà sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể dịch ở tuyến yên và buồng trứng phụ trách. Ngoài ra còn có vỏ bán cầu đại não tham gia vào quá trình này. 6.1.1.2. Ống dẫn trứng * Cấu tạo ống dẫn trứng(xem chương 2) * Chức năng ống dẫn trứng Chức năng của ống dẫn trứng chủ yếu là nhận tế bào trứng rụng (thực chất là khối long đỏ trứng), hình thành nên các thành phần khác của trứng (lòng trắng bao quanh lòng đỏ, màng dưới vỏ và vỏ cứng của trứng ) tạo nên quả trứng hoàn chỉnh và nhu động giúp trứng di chuyển từ loa kèn đến âm đạo. Chức năng cụ thể của từng bộ phận như sau: Loa kèn có nhiệm vụ hứng tế bào trứng, nhu động tạo ra lực đẩy tế bào trứng xuống phần ống dẫn. Niêm mạc loa kèn tiết ra chất tiết có tác dụng bảo tồn tinh trùng. Tại loa kèn tinh trùng có thể sống được 30 ngày và có khả năng thụ tinh tốt nhất trong 7 ngày. Phần phân tiết lòng trắng tiết ra khoảng 50% chất lòng trắng đặc và lòng trắng loãng. Lòng trắng này bao quanh lòng đỏ. Đi qua phần đầu của phần phân tiết lòng trắng, lòng đỏ quay chậm, dịch nhầy bao quanh tạo dây chằng albumin, giữ lòng đỏ ở tâm trứng. Sát với lòng đỏ có lớp lòng trắng loãng bao quanh. Phần eo của ống dẫn trứng tạo ra dung dịch muối đi vào lòng trắng. Trứng nằm ở đoạn này một giờ. Ở tại đây lớp lòng trắng loãng được bổ sung và tạo màng vỏ trứng. Tử cung là phần dài nhất của ống dẫn trứng. Ở đây trứng được hình thành hoàn toàn. Khối lượng trứng tăng gấp đôi. Vỏ cứng của trứng được tạo thành bao quanh lòng trắng. Vỏ cứng cấu tạo bởi các sợi colagen nhỏ đan chéo dày lên nhau, thấm các chất vô cơ (muối canxi - cacbonatcanxi chiếm 99% và canxi photphat chiếm 1%) được tổng hợp trong suốt thời gian trứng hình thành ở tử cung khoảng 18 - 20 giờ. 148 Bên ngoài vỏ cứng phủ một lớp màng mỏng, gọi là màng mỡ tráng ngoài vỏ cứng. Chất màng nhầy này tiết ra từ tế bào biểu mô âm đạo, trước khi trứng được đẻ ra. Men cacbonhydrase và photphatase kiềm tham gia vào quá trình hình thành vỏ trứng. Khi gà đẻ lượng cacbonhydrase nhiều hơn hẳn so với gà không đẻ. Trứng vỏ mềm hoặc trứng vỏ cứng là do chất ức chế men cacbonhydrase gây ra. Đó là sunfanilamit (Bùi Đức Lũng - 2002). Từ một tế bào trứng trên buồng trứng, sau khi rụng, rơi vào loa kèn, di chuyển qua các phần của ống dẫn trứng hình thành một quả trứng hoàn chỉnh như chúng ta thường gặp. Qua trình hình thành trứng là phức tạp và diễn ra trong thời gian dài (hơn 24 giờ). 6.1.2. Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà trống * Cấu tạo cơ quan sinh dục gà trống Cơ quan sinh dục của gà trống bao gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và ổ nhớp (xem thêm chương 2). - Tinh hoàn có hình ovan hoặc hạt đậu, màu trắng nằm trong xoang bụng và trước thận. Ở gà trống trưởng thành trong thời gian hoạt động sinh dục tinh hoàn dài 4,7 chiều rộng 2,7 và chiều dày 2,5cm. Khối lượng 17- 19g thời kỳ thay lông còn 3 - 5g. Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp màng màu trắng, mỏng. Những ống dẫn tinh gấp khúc nối với nhau tạo thành mạng lưới dày. Những phần riêng biệt của ống dẫn tinh hơi phình to. Ở đây diễn ra sự tạo thành tế bào sinh dục. Trên bề mặt cắt ngang của ống gấp khúc ta thấy lớp ngoài cùng là mô liên kết hình sợi. Bên trong có 5- 6 lớp tế bào tạo thành độ dày thành ống. Giữa các lớp đó có những tế bào hình chóp Sertoly, chân tế bào này nằm ở màng đáy, còn đỉnh của chúng hướng vào ống dẫn tinh. Những tế bào này đảm nhận chức năng dinh dưỡng, giữa chúng có tế bào tinh ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Gần màng đáy ống dẫn tinh là tế bào sinh dục 149 cấp I, trên đó là tế bào cấp II sau đó là đến tiền tinh trùng và tinh trùng. Tinh trùng trưởng thành đi vào ống sinh tinh nhỏ từ đó vào mào tinh hoàn và ống dẫn tinh. - Mào tinh hoàn ở gia cầm phát triển yếu, một số lượng ống dẫn tinh từ màng dưới tinh hoàn ăn sâu vào đó. Những ống nhỏ này tạo thành ống dẫn là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh. Trong mào tinh hoàn tinh trùng tiếp tục thành thục và tăng thêm khả năng hoạt động của chúng. Dịch tinh trùng được hình thành ở những ống gấp khúc trong tinh hoàn. Nó tạo ra môi trường cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của tế bào sinh dục đực. - Ống dẫn tinh có dạng hình ống nhỏ gấp khúc, thành ống có cấu tạo bởi lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với ống mào tinh và vào tận giữa của ổ nhớp. Phần cuối cùng của ống dẫn tinh là chỗ phình hình bong bong gọi là bể tinh. Đây là nơi tích tụ tinh trùng. Trong lỗ huyệt ống dẫn tinh được kết thúc bằng những gờ nhỏ nằm ở phía ngoài của ống dẫn niệu. Ống dẫn tinh có cấu trúc thay đổi phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và chức năng của bộ máy sinh dục. Trong thời gian sinh dục hoạt động ống dẫn tinh to ra, thành ống dày lên, tăng số lượng gấp khúc. Cơ quan giao cấu của gà trống không phát triển. Nó chỉ là chỗ phình hình bong bóng của ống dẫn tinh. Khi giao phối ổ nhớp của con trống áp sát vào lỗ huyệt con mái, lúc này âm đạo mở ra. Tinh trùng được phóng vào âm đạo và đi vào trong tử cung. * Sự tạo thành tinh trùng Quá trình phát triển của tế bào sinh dục đực được chia làm 4 giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, phát triển và thành thục. - Giai đoạn sinh sản: Giai đoạn này nguyên bào ở màng đáy thành ống được phân chia giảm nhiễm nhiều cấp hình thành tế bào cấp I. Một phần trong số đó ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn sinh trưởng. - Giai đoạn sinh trưởng: Các tế bào cấp I, nhờ các chất dinh 150 dưỡng của ống dẫn, tế bào tăng về kích thước. Trong nhân tế bào hình thành từng đôi nhiễm sắc thể, rồi sau đó chúng xích lại gần nhau. Thời điểm này chất dinh dưỡng đi vào nguyên bào giảm dần và giai đoạn sinh trưởng kết thúc. - Giai đoạn phát triển: Giai đoạn này gồm 2 lần phân chia tế bào liên tục. Tinh bào cấp I phân chia thành 2 tinh bào cấp II, rồi phân chia lần thứ 2 thành 4 tinh bào - tiền tinh trùng. Trong nhân tiền tinh trùng chứa 1/2 số nhiễm sắc thể (n). Như vậy một tinh nguyên bào phân chia thành 4 tinh tử. Hình dạng tinh trùng các loại gia cầm (hình 5.1). Hình 5.1: Tinh trùng của các loài gia cầm khác nhau A. Gà trống B. Vịt đực C. Đầu tinh trùng ngỗng đực 1. Đầu; 2. Cổ; 3. Phần liên kết; 4. Phần giữa; 5. Đuôi. [...]... tinh Thời gian tinh trùng thành thục là 14 - 15 ngày 6. 1.3 Cấu tạo và thành phần của trứng (xem chương 2) 6. 2 Sự phát dục của phôi gia cầm 6. 2.1 Thời gian phát dục của phôi gia cầm Trứng gia cầm nếu được thụ tinh (có phôi) sau khi đẻ ra phải đặt trong điều kiện nhất định, phôi mới tiếp tục phát dục, từng bước hình thành cơ thể gia cầm con hoàn chỉnh và mổ vỏ ra khỏi vỏ trứng Các loại gia cầm khác nhau... Gà tây 26- 28 Vịt 26- 28 Ngan 33-35 Loài gia cầm 151 Thời gian ấp (ngày) Ngỗng 33-35 Chim cút (Bobwhite) 22-24 Đà điểu 40-42 Chim bồ câu (Pigeon) 17-19 Thời gian ấp trứng nêu trên là thời gian trung bình Gia cầm có thể nở sớm hoặc muộn hơn vài giờ, phụ thuộc vào điều kiện ấp trứng, chất lượng trứng giống, khối lượng trứng,… 6. 2.2 Điều kiện cần thiết cho sự phát triền của phôi gia cầm Trứng gia cầm được... thời gian phát dục của phôi (thời gian ấp trứng) khác nhau và đòi hỏi các điều kiện cũng không hoàn toàn như nhau Nghiên cứu quá trình phát dục của phôi giúp ta tạo được điều kiện ấp trứng phù hợp, nhất là trong ấp trứng nhân tạo, để có tỷ lệ ấp nở cao và gia cầm con khoẻ mạnh Thời gian ấp trứng các loại gia cầm thể hiện trên bảng 5.1 Bảng 5.1: Thời gian ấp trứng các loại gia cầm Loài gia Thời gian cầm. .. năng lượng chính của phôi vào thời gian còn lại của quá trình ấp trứng Canxi từ vỏ trứng được sử dụng, nhưng trước hết lấy từ lòng đỏ trứng trong giai đoạn đầu 6. 3 Kỹ thuật ấp trứng gia cầm Gia cầm có thể được ấp nở tự nhiên (dùng gia cầm mẹ ấp trứng) hoặc ấp trứng nhân tạo (do con người thực hiện) Việc ấp trứng gia cầm nhân tạo đã trở thành ngành kinh tế độc lập, quan 1 56 trong, hiệu quả cao nhờ tiến... hoá 6. 3.1 Ấp trứng tự nhiên Ấp trứng tự nhiên là dùng gia cầm mẹ ấp trứng Thường chọn gà, gà tây, ngan, ngỗng để ấp trứng Hình thức ấp trứng tự nhiên chỉ còn thích hợp với chăn nuôi gia đình, quy mô nhỏ tự túc giống, vì gia cầm mẹ ấp trứng sẽ ngừng đẻ làm sức sản xuất trứng giảm rõ rệt Trong ấp trứng tự nhiên cần chú ý: nơi đặt ổ ấp phải thoáng mát, tránh nắng chiếu, mưa tạt, yên tĩnh và hơi tối Gia cầm. .. Thông thoáng giai đoạn cuối có ý nghĩa hơn ở giai đoạn ấp đầu Thời gian làm mát trứng từ 20 -60 phút tùy theo loại máy ấp và điều kiện ấp cụ thể Các điều kiện trên đây cần được theo dõi trong suốt quá trính ấp và điều chỉnh cho phù hợp với trứng của các đối tượng gia cầm khác nhau, loại máy ấp cụ thể và từ kinh nghiệm của kỹ thuật viên trong ấp trứng 6. 2.3 Quá trình phát triển phôi gia cầm trong quá... phát dục và hình thành cơ thể gia cầm con hoàn chỉnh, mổ vỏ ra khỏi vỏ trứng và tiếp tục quá trình phát triển Các điều kiện cần cho sự phát triển phôi gia cầm đó là: - Nhiệt độ Nhiệt độ là điều kiện cần thiết đầu tiên và quan trọng nhất cho sự phát triển của phôi gia cầm Nhiệt độ trong ấp trứng thích hợp cho sự phát triển phôi là 37,5-37,80 C Tuy vậy ở các đối tượng gia cầm khác nhau (gà, vịt, gà tây,... lông ở chân.Trong quá trình ấp cho gia cầm mẹ ăn đầy đủ, nhất là thức ăn giàu năng lượng, huấn luyện cho xuống ổ đúng giờ để bài tiết, tránh thải phân trong ổ trứng, thường xuyên kiểm tra chuột, thú dữ gây hại trong quá trình ấp 6. 3.2 Ấp trứng nhân tạo Nghiên cứu kỹ các điều kiện cần cho sự phát triển của phôi gia cầm, con người đã thực hiện ấp trứng nhân tạo gia cầm thông qua việc chế tạo các loại... được đẻ ra ngoài cơ thể mẹ Ngoài cơ thể mẹ, dưới 20 độ C được xem là ''độ không sinh lý'' (physiologycal zero) của phôi gia cầm Ở nhiệt độ này phôi 153 ngừng phát dục trong một vài ngày Trứng gia cầm đẻ ra, đặt trong những điều kiện thích hợp phôi sẽ tiếp tục phát triển và hình thành gia cầm con Sự hình thành các mầm cơ quan, bắt đầu từ các lá phôi được tóm tắt như sau (theo Bùi Đức Lũng - 2002),(hình... các lò ấp thủ công bằng trấu, thóc nóng Ấp trứng nhân tạo mang lại lợi ích kinh tế cao do giải phóng gia cầm mẹ làm tăng sản lượng trứng, tiến hành ấp trứng, sản xuất giống quanh năm với quy mô lớn Trình độ công nghiệp hoá và chuyên môn hoá cao của ngành ấp trứng đã thúc đẩy nhanh quá trình chăn nuôi gia cầm công nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hoá ở quy mô lớn Hiện nay ở nước ta đang tồn tại ấp trứng thủ . và gia cầm con khoẻ mạnh. Thời gian ấp trứng các loại gia cầm thể hiện trên bảng 5.1. Bảng 5.1: Thời gian ấp trứng các loại gia cầm Loài gia cầm Thời gian ấp (ngày) Loài gia cầm Thời gian. ở gia cầm. 4. Sức sinh sản và sức sống của gia cầm, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá. 144 CHƢƠNG 5 ẤP TRỨNG GIA CẦM Gia cầm là đối tượng nuôi có đặc điểm đẻ trứng, ấp trứng, nuôi. gian tinh trùng thành thục là 14 - 15 ngày. 6. 1.3. Cấu tạo và thành phần của trứng (xem chương 2). 6. 2. Sự phát dục của phôi gia cầm 6. 2.1. Thời gian phát dục của phôi gia cầm Trứng gia

Ngày đăng: 25/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan