Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 1 pptx

6 468 2
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 1 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương II GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI Trong chăn nuôi giống là tiền đề để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Làm tốt công tác giống cho phép tăng nhanh số lượng đàn gia súc, tạo những tiền đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao phẩm chất đàn gia súc, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 2.1. Nguồn gốc và sự thuận hoá vật nuôi Gia súc, gia cầm là những vật nuôi thuộc lớp có vú, lớp chim được hình thành do quá trình lao động sáng tạo của con người và trên bản thân con vật có dấu vết của quá trình lao động sáng tạo đó. 2.1.1. Nguồn gốc vật nuôi Tất cả vật nuôi ngày này đều bắt nguồn từ thú hoang dã đã được thuần hóa nhờ sức lao động và trí thông minh sáng tạo của con người. Người ta cho rằng chó là con vật được thuần hóa đầu tiên, nhưng ý kiến này chưa thực xác đáng. Gần đây người ta cho rằng dê, cừu là những gia súc được thuần hóa sớm nhất mà nguồn gốc chúng là dê rừng. Bò nhà hiện nay có 2 nhóm: nhóm không có u có nguồn gốc từ bò rừng “Tua”, sống ở rừng châu Âu, châu Á, Bắc Phi. Các địa điểm thuần hóa bò này là Trung Á, Ấn Ðộ, Malaysia, Bắc Phi và Nam châu Âu. Nhóm bò có u hiện nay đang phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, nguồn gốc của nó có thể là một dạng đặc biệt hoặc do đột biến di truyền của bò rừng Tua. Bò rừng có lông mềm, dài, thẳng, trán có xoáy ốc, sắc lông đen hoặc nâu xám có sọc vàng dọc sống lưng, sừng dài, đen, cong như cánh cung, bò rừng rất khỏe và nhanh nhẹn, khá dữ tợn, con cái cao 150 - 170 cm, con đực cao 175 - 200 cm. Trâu nhà hiện nay có nguồn gốc từ trâu rừng Ấn Ðộ, từ đó trâu được thuần hóa lan theo 2 hướng: hướng Ðông Nam Á và hướng châu Phi, Trung cận đông, Nam châu Âu. Có thể chia trâu làm 2 nhóm: nhóm sừng ngắn, thường gặp ở Nhật, Bắc Trung Quốc, Ai Cập, Ý, Nam Liên Xô (cũ), nhóm sừng dài thường gặp ở Miến Ðiện, Nam Trung Quốc, Việt Nam. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng châu Âu và lợn rừng châu Á, chúng được thuần hóa ở nhiều địa điểm khác nhau: Ấn Ðộ, Ban tích, Siberi, Anpơ, Ðông Nam Á trong đó có Việt Nam. Lợn rừng thường có da dày, lông cứng, màu xám đen hoặc sọc nâu sẫm, chân khỏe, chạy nhanh, mõm dài, khỏe, con đực có răng nanh dài. Gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng, gà rừng thường bé nhỏ, đẻ theo mùa vụ, trứng nhỏ, gà rừng có thể bay cao và bay khá xa. Gà nhà được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Ðộ. Các loại gia cầm khác như ngan được thuần hóa ở châu Phi, gà tây ở Mêhicô, ngỗng ở châu Á. Ngựa là con vật được thuần hóa muộn nhất: cuối thời kỳ đồ đá, bước sang thời kỳ đồ đồng trong khi các loại gia súc khác được thuần hóa vào đầu thời kỳ đồ đá. Sự thuần hóa có thể xảy ra cùng một lúc, lẻ tẻ ở nhiều nơi, kết quả là đã tạo được những nhóm gia súc xuất phát. Bán đảo Ðông Dương, trong đó có Việt Nam, là một nơi thuần hóa, là nơi xuất phát của nhiều nhóm gia súc kết quả của quá trình lao động sáng tạo của tổ tiên chúng ta. 2.1.2. Sự thuần hóa vật nuôi Thuần hóa vật nuôi thực chất là quá trình lao động sáng tạo của con người. Trong quá trình đó, con người có những tác động cơ bản đến thú hoang, tạo nên những thay đổi ở thú hoang, các tác động cơ bản bao gồm: - Con người thay đổi địa bàn hoạt động của thú hoang, hạn chế khả năng di động của chúng, làm đảo lộn tập quán sinh sống vốn đã bảo thủ của thú hoang. Tự tìm kiếm lấy thức ăn, sống thành bầy đàn chung đụng nhau, luôn ẩn náu, lẩn tránh kẻ thù thay đổi địa dư phân bố và điều kiện khí hậu sinh sống của thú hoang. - Con người tác động bằng điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm không ngừng cải biến phẩm chất của thú hoang phù hợp với mong muốn của con người. - Con người không ngừng chọn lọc, nhân giống, bồi dưỡng những đặc tính có lợi, củng cố, nâng cao những đặc tính đó. Do những tác động làm lay động cải biến tính di truyền vốn có của thú hoang, kết hợp với những tác động bằng điều kiện ngoại cảnh được tiến hành trong một quá trình lâu dài, thú hoang dã có những biến đổi chủ yếu bao gồm: - Thay đổi về tầm vóc, tính tình. Tầm vóc ngoại hình thú hoang rất phù hợp với bản năng sống hoang dã của chúng, khỏe mạnh, hung tợn, di động nhanh, thích ứng cao với ngoại cảnh. Trong khi đó, gia súc ngay sau khi thuần hóa tầm vóc nhỏ đi, tính tình hiền lành, dễ sai khiến, di động chậm, thích ứng với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của con người. Về sau, do điều kiện nuôi dưỡng của con người ngày càng hoàn thiện, do tác động của chọn lọc mà tầm vóc của gia súc được tăng lên hoặc tầm vóc lớn, nhỏ theo định hướng chọn tạo giống của con người - Thay đổi về hình dáng, cấu tạo và chức năng các bộ phận: thú hoang thường có da dày, lông cứng, xương lớn nhưng gia súc thường có da mỏng, lông mịn, xương nhỏ hơn. Những bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm càng có những biến đổi rõ rệt hơn. Chẳng hạn, bầu vú bò rừng kém phát triển, lượng sữa của chúng chỉ đủ nuôi con, trong khi bầu vú bò sữa rất lớn, có thể cho sữa gấp 5 - 6 lần nhu cầu của bê con. Vì vậy, hình dáng bò sữa thường có hình “nêm” do bầu vú rất phát triển, cơ thể phát triển mạnh ở phần sau. Lợn rừng có đầu và vai phát triển ngược lại lợn nhà, phần lưng, mông, đùi là phần thịt có giá trị nhất lại phát triển mạnh nhất. -Thay đổi về khả năng sản xuất: đây chính là mục tiêu và cũng là biểu hiện rõ rệt nhất của sự thuần hóa. So với thú hoang, sức sản xuất của gia súc tăng hơn rất nhiều: gà rừng đẻ 20 - 30 trứng/năm trong khi gà nhà đẻ 200 - 300 trứng/năm, lợn rừng đẻ 5 - 6 con/năm trong khi lợn nhà đẻ 10 - 12 con/lứa, một năm 1,8 - 2,5 lứa. - Hình thành nên các phẩm giống gia súc, gia cầm theo các hướng sản xuất khác nhau. Cho tới nay, từ 15 loài động vật có vú, 10 loài chim khởi đầu, con người đã thuần hóa, gây chọn được hàng nghìn phẩm giống mới rất đa dạng. Về bò: các loại bò sữa (Holstein Friesian, Jersey, Brown Swiss…), bò thịt (Aberdin Angus, Santa Gertrudis, Hereford ), bò kiêm dụng sữa thịt (Ximantan…), bò cày kéo Về lợn: lợn hướng nạc (Landrace, Yorkshire ), lợn hướng mỡ (Ỉ, Lincon ), lợn kiêm dụng. Về gà: có gà trứng (Leghorn), gà thịt (Cornish) gà kiêm dụng trứng thịt (Rhode Island, Newhampshine, Sussex ), các giống gà thả vườn… 2.1.3. Khái niệm về giống vật nuôi 2.1.3.1. Ðịnh nghĩa Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm giống trong phân loại sinh học. Khái niệm này dùng để biểu thị một nhóm vật nuôi có nguồn gốc gần nhau và có chung một số tính trạng nhất định. Theo quan điểm sinh học có thể định nghĩa: “Giống gia súc là một quần thể sai khác nhau, nhưng trong phần lớn các trường hợp về kiểu gen hoặc kiểu hình lại giống nhau hơn là so với các giống khác”. Trên quan điểm thực tiễn thì: động vật thuần giống có nghĩa là động vật mà về mặt nguồn gốc, ngoại hình, sức sản xuất chúng đáp ứng được những yêu cầu nhất định của một phương hướng nhân giống. Kết hợp cả 2 quan điểm đó có thể định nghĩa giống vật nuôi một cách đầy đủ như sau: “Giống vật nuôi là một nhóm vật nuôi hoàn chỉnh của một loài nào đó, chúng có chung một nguồn gốc, được hình thành bởi quá trình lao động sáng tạo của con người trong những điều kiện kinh tế và tự nhiên nhất định, chúng có số lượng nhất định, có giá trị kinh tế và giá trị làm giống, có những đặc tính về ngoại hình, sinh lý và đặc điểm kinh tế nhất định, có những yêu cầu nhất định về điều kiện sống. Những đặc tính và yêu cầu ấy có thể di truyền cho đời sau và cho phép ta phân biệt được giống này với giống khác”. Những tính trạng của giống có thể chia làm 2 loại: - Tính trạng chất lượng: gồm các tính trạng mà biểu hiện bên ngoài của chúng có thể phân biệt được với nhau rõ ràng, dứt khoát, có thể xác định bằng một tính từ như: màu sắc lông trắng (đen, vàng, ), hình dáng mào gà (mào cờ, mào sít ), tai lợn (cụp, đứng, ). các tính trạng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính di truyền. Môi trường sống cũng ảnh hưởng tới tính trạng chất lượng nhưng không rõ nét bằng tính di truyền. - Tính trạng số lượng: gồm các đặc điểm mà biểu hiện ra bên ngoài không phân biệt với nhau được một cách rõ ràng, dứt khoát, thường phải biểu hiện ra qua nhiều trạng thái trung gian cho nên không thể dùng một tính từ để xác định mà phải dùng thống kê qua số liệu được cân, đong, đo, đếm và dùng phương pháp thống kê phân tích độ chính xác của số liệu. Các tính trạng số lượng bao gồm: khối lượng, chiều cao, chiều dài, sản lượng thịt, sữa, trứng, tốc độ sinh trưởng Giữa tính trạng số lượng và điều kiện sống có mối quan hệ chặt chẽ mặc dầu biến dị của các tính trạng này có cơ sở di truyền nhưng điều kiện sống giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ranh giới giữa hai loại tính trạng số và chất lượng không thật rõ ràng, trong nhiều trường hợp chúng còn có mối liên quan với nhau một cách chặt chẽ. Trong chăn nuôi, phần lớn các tính trạng số lượng đều mang giá trị kinh tế của con giống. Ngoài ra tập tính (habit) và trạng thái thần kinh cũng là những đặc điểm của giống. 2.1.3.2. Phân loại giống Dựa vào mức độ tác động của con người trong quá trình thuần dưỡng gia súc, người ta phân chia giống thành 3 nhóm. 2.1.3.2.1. Giống nguyên thủy Nhóm giống này có các đặc điểm chính sau: - Tầm vóc nói chung nhỏ - Sức sản xuất thấp, thường mang tính kiêm dụng - Thành thục muộn - Thích hợp với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ thấp. 2.1.3.2.2. Giống quá độ Nhóm giống này có đặc điểm sau: - Tầm vóc tương đối lớn do đã được chọn lọc, cải tiến - Sức sản xuất được nâng lên một bước, hướng kiêm dụng - Thành thục tương đối sớm. 2.1.3.2.3. Giống gây thành Nhóm này có các đặc điểm chính sau: - Tầm vóc lớn hoặc to, nhỏ theo định hướng của con người - Sức sản xuất cao, hướng chuyên dụng hoặc kiêm dụng - Thành thục sớm - Sức chịu đựng bệnh tật kém, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của điều kiện sống. - Ðòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ cao. 2.2. Ngoại hình thể chất Ngoại hình thể chất là một trong ba chỉ tiêu đánh giá chọn lọc gia súc. Phương pháp đánh giá gia súc thông qua ngoại hình thể chất cho phép ta đánh giá hàng loạt gia súc, tiến hành đánh giá những tính trạng không thể cân, đo, đong, đếm, hoặc sử dụng các phương pháp phân tích sinh học khác. Tuy vậy, nếu chỉ đánh giá ngoại hình thể chất thôi thì không thể đánh giá đúng bản chất gia súc. Vì vậy, công tác chọn lọc cần kết hợp chỉ tiêu ngoại hình thể chất với các chỉ tiêu khác. 2.2.1. Ngoại hình 2.2.1.1. Khái niệm Từ thời kỳ tiền sử trong việc chọn lọc giống vật nuôi, con người đã chú ý đến ngoại hình. Trước công nguyên, người La Mã cho rằng gia súc có lông sẫm thì khỏe, sức chịu đựng cao hơn gia súc có màu lông nhạt. Khoảng thế kỷ thứ III, Bá Lạc (Trung Quốc) viết sách Tương Mã Kinh nói về ngoại hình của ngựa. Nhân dân ta từ xưa đã có nhiều ca dao, tục ngữ lưu truyền kinh nghiệm chọn giống thông qua đặc điểm ngoại hình: “Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua” “Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy” (đối với gà) Ðối với trâu cày: “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi” “Miệng gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”; chọn con chân thon, móng tròn quản thắt, gân mặt, gối eo, thân mình trường nhiều, tiền treo hậu hạ, sừng cong cánh ná … Lê Quý Ðôn trong “Vân Ðài Luân Ngữ” cũng viết: “Bạch xỉ, xơ mao, đoản vi, hồng bì” tức là: “ Răng trắng, lông thưa, đuôi ngắn, da hồng” là ngoại hình đẹp của lợn. Chúng ta có thể định nghĩa ngoại hình như sau: “Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khỏe, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và nó là hình dạng đặc trưng của một giống cho phép ta phân biệt dễ dàng giữa giống này với giống khác”. Con vật khỏe mạnh thì biểu hiện bên ngoài là: da, lông bóng mượt, mềm, đàn hồi, hồng hào, mắt tinh nhanh. Sức khỏe liên quan chặt chẽ tới thể chất, tới tính thích ứng với điều kiện bên ngoài, tới sự hoạt động bình thường của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Khả năng sản xuất của con vật có thể được đánh giá thông qua sức khỏe và một số bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là các bộ phận có liên quan trực tiếp đến sản phẩm như: bầu vú của bò sữa; mông, vai, lườn của lợn thịt Mặt khác, đặc trưng của ngoại hình là đặc điểm dễ nhận biết, đặc điểm để phân biệt giúp ta phân biệt các giống vật nuôi. Chẳng hạn lợn Ỉ sắc lông đen, lợn Móng Cái lưng có loang đen hình yên ngựa; trâu Murrah sừng cong, da mỏng; gà Leghorn lông trắng. Tóm lại, ngoại hình dễ nhận biết khi đánh giá, cho phép ta suy đoán khả năng sinh trưởng phát dục, sức sản xuất của vật nuôi cũng như phân biệt các giống vật nuôi khác nhau. 2.2.1.2. Ðặc điểm ngoại hình của vật nuôi theo các hướng sản xuất Ngày nay, khi đánh giá gia súc giống theo ngoại hình không chỉ dừng lại ở màu sắc lông da, mà còn phải quan tâm đến kết cấu cơ thể gắn với hướng sản xuất. Đó chính là ngoại hình thể chất theo hướng sản xuất. Gia súc có hướng sản xuất khác nhau thì ngoại hình cũng khác nhau. Bò thịt có ngoại hình khác bò sữa, lợn hướng nạc khác lợn hướng mỡ, gà đẻ trứng khác gà thịt, ngựa cưỡi khác ngựa kéo, cừu lấy lông thô khác cừu lấy lông mịn. Ngoại hình bò sữa - Thân hình cái nêm, phần sau phát triển hơn. - Đầu dài, cổ dài, vai hẹp, ngực sâu nhưng không rộng, lưng đùi dài, chân cao. - Da mỏng, đàn hồi, lông dày, mượt. đầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ. Ngoại hình lợn hướng nạc - Thân dài, hẹp, phần mông đùi phát triển lớn. - Đầu nhỏ, mặt gọn, mắt tinh, vai, lưng, hông đầy đặn, chắc, chân cao, bụng gọn. Ngoại hình bò thịt - Thân hình chữ nhật, toàn thân đầy đặn, sâu, rông. - Đầu ngắn, cổ ngắn vai nở, ngực sâu rộng; lưng, hông thân rộng, đầy thịt, đùi ngắn, nở, chân thấp. - Lớp mỡ dưới da dày, lông thưa, mịn. Bầu vú không phát triển. Ngoại hình lợn hướng mỡ - Thân ngắn, sâu rộng, toàn thân đầy đặn. - Đầu to, má sệ, mắt kém tinh nhanh, vai, lưng, hông đầy đặn, hơi chảy sệ, chân thấp, bụng sệ. Ngoại hình gà hướng trứng - Thân hình thon mảnh - Đầu nhỏ, bụng to, chân thấp - Đầu to, ức, lườn, lưng, đùi phát triển, chân cao, vạm vỡ. - Nhanh nhẹn, ưa vận động Ngoại hình gà hướng thịt - Thân hình khối chữ nhật đầy đặn. - Đầu to, cổ ngắn, thô, ngực, lườn, đùi phát triển - Trầm tĩnh, chậm chạp. 2.2.2. Thể chất 2.2.2.1. Khái niệm Khi đánh giá vật nuôi ta chú ý đến ngoại hình tức là chú ý đến các biểu hiện bên ngoài, những biểu hiện đó phần nào phản ánh cấu tạo và chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể. Nhưng thông qua ngoại hình ta không thể biết đầy đủ được sức sống, sức khỏe, sức đề kháng, tính thích ứng và khả năng sản xuất. Vì vậy, đánh giá ngoại hình cần được bổ sung bằng việc đánh giá thể chất. . Chương II GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI Trong chăn nuôi giống là tiền đề để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Làm tốt công tác giống cho phép tăng nhanh số. Newhampshine, Sussex ), các giống gà thả vườn… 2 .1. 3. Khái niệm về giống vật nuôi 2 .1. 3 .1. Ðịnh nghĩa Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm giống trong phân loại sinh. định của một phương hướng nhân giống. Kết hợp cả 2 quan điểm đó có thể định nghĩa giống vật nuôi một cách đầy đủ như sau: Giống vật nuôi là một nhóm vật nuôi hoàn chỉnh của một loài nào

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan