Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 3 potx

5 421 1
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

hàm lượng protein cao, trong khi đó đồng cỏ đã bị khô cháy. Có được điều này là nhờ các cây có bộ rễ tự nhiên sâu và có khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu. * Một số cây thức ăn đã và đang phát triển ở nhiều vùng của nước ta làm thức ăn cho trâu bò - Cây Dâu (Morus Alba) Cây Dâu được trồng nhiều nơi trên đất nước ta không những là nguồn thức ăn của tằm mà còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, gia cầm (Vũ Duy Giảng, 2001; Lê Ðức Ngoan, 2002; Nguyễn Xuân Bả và cộng sự, 2002). Hiện nay ở nhiều vùng trên thế giới lá dâu được dùng để sản xuất tằm và trở thành nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có ý nghĩa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi (Singh và Makkar, 2000). Cây dâu có hàm lượng dinh dưỡng cao, không có độc tố có hàm lượng protein từ 18 - 25%, giàu chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng can xi và phốt pho. Một trong những đặc điểm quý của cây dâu là có khả năng phát triển tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và ít bị bệnh. Cây rất dễ phát triển vì có thể trồng bằng cành hoặc là cây con. Năng suất tùy thuộc vào giống, chất đất, điều kiện khí hậu và mức độ thâm canh. Năng suất lá và cành non (edible parts) vào khoảng 40 - 60 tấn/ha/năm (Nguyễn Xuân Bả và cộng sự, 2003). - Cây Trichanthera gigantea được giới thiệu vào Việt Nam năm 1991, giống cây này đã được chấp nhận bởi nông dân trong cả nước bởi sự thích nghi rộng rãi của nó và sự chống chịu các bệnh do côn trùng và các bệnh khác (Nguyễn Ngọc Hà, Phan Thị Phần, 1993; Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1996; Nguyễn Xuân Bả, 2003). - Cây dâm bụt (Hibiscus Rosa sinensis L) Cây dâm bụt thuộc họ Malvacae là cây trồng được sử dụng làm hàng rào sống và là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có giá trị. Dâm bụt có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là có khả năng chịu hạn trong mùa khô ở khu vực miền Trung (Nguyễn Xuân Bả, 2002). Dâm bụt có hàm lượng protein khá cao (17 - 18%) và có tính ngon miệng cao đối với gia súc nhai lại. Cây có thể trồng bằng cành, nên rất dễ nhân ra diện rộng. Năng suất cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, có thể đạt 50 - 60 tấn/ha/năm nếu trồng với mật độ cây (0,3 x 1m). Có thể cắt được 5 - 6 lứa/năm. - Cây keo dậu (Leucaena Leucocephala) Keo dậu là cây bụi, bộ đậu có khả năng cố định đạm, được coi là nguồn thức ăn tuyệt vời cho gia súc ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta cây keo dậu đã phát triển ở nhiều vùng khác nhau. Tuy vậy, chúng chỉ phát triển tốt trên đất trung tính hơi chua (pH = 6 - 7). Nhiều kết quả nghiên cứu ở nước ta cho biết năng suất keo dậu đạt khoảng 50 tấn chất xanh/ha/năm. Ưu điểm lớn của lá keo dậu làm thức ăn cho gia súc là hàm lượng protein cao (>20%) và giàu caroten. Trong lá cây keo dậu có chất độc đối gia súc, gia cầm đó là Mimosine, do vậy khi sử dụng cho trâu bò không nên vượt quá 30% khẩu phần, cho dê, cừu không quá 50%, cho gia cầm không quá 5% và cho lợn không quá 10%. Sử dụng lá keo dậu cho trâu bò có thể cho ăn tươi kết hợp với các loại thức ăn xơ thô khác, hoặc là làm bột keo dậu trong thành phần của bánh đa dinh dưỡng. * Các nguồn từ phế phụ phẩm của ngành trồng trọt - Rơm rạ Rơm là nguồn thức ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi trâu bò ở nước ta. Cứ ước tính tỷ lệ thóc/rơm rạ là 1:1 thì hàng năm chúng ta thu được một khối lượng rơm khổng lồ để phát triển chăn nuôi. Tuy vậy, giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thức ăn của rơm rạ đối với trâu bò rất thấp. Không thể nuôi gia súc sinh trưởng, gia súc sinh sản, gia súc cho sữa với khẩu phần 100% rơm rạ. Ðể nâng cao giá trị làm thức ăn, giá trị dinh dưỡng của rơm rạ chúng ta có thể theo hai hướng chính sau: + Cải thiện môi trường dạ cỏ để tối đa hóa quá trình sinh trưởng, phát triển của khu hệ vi sinh vật (sử dụng thức ăn bổ sung) + Thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học của rơm rạ thông qua xử lý, chế biến. - Ngọn lá mía Ngọn lá mía chiếm 30% của cây mía, phần lá ở ngọn chiếm 10% cây mía. Mía được xem là cây có năng suất sinh khối cao nhất so với các cây trồng khác. Tuy vậy khi sử dụng ngọn lá mía làm thức ăn cho trâu bò cũng có nhiều hạn chế: + Hàm lượng protein thấp (6 - 7%) + Thu hoạch mía có tính chất thời vụ nên trâu bò không thể ăn hết trong một khoảng thời gian ngắn. Lá mía bị khô thì giá trị làm thức ăn rất thấp Từ những vấn đề trên việc nghiên cứu các biện pháp dự trữ, chế biến ngọn lá mía là rất quan trọng. - Thân cây ngô sau thu hoạch Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất ở miền Trung với ước tính sản lượng khoảng 122 ngàn tấn hạt, gieo trồng trên 97 ngàn ha (tổng cục thống kê, 2001). Thân ngô sau thu hoạch bắp ước tính 485 ngàn tấn, Phế phụ phẩm cây ngô là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có ý nghĩa lớn, Tuy vậy, nếu cây ngô già thì giá trị dinh dưỡng, giá trị làm thức ăn thấp do cấu trúc màng tế bào thực vật của nó. Vì vậy, việc xử lý để kéo dài thời gian bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp là rất cần thiết. - Các nguồn khác Ngoài các nguồn trên thì thân lá lạc, thân lá khoai lang, lá sắn cũng là nguồn thức ăn có giá trị cho trâu bò. * Phụ phẩm của công nghiệp chế biến - Bã bia Bã bia là phụ phẩm của chế biến bia. Ðây là loại thức ăn rất tốt cho trâu bò các loại, đặc biệt là bò đang vắt sữa. Bã bia có đặc điểm là loại thức ăn nhiều nước (75 - 80%), có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng protein, khoáng và vitamin nhóm B cao. - Bã sắn: là phụ phẩm của công nghiệp chế biến sắn. Loại thức ăn này có đặc điểm là nhiều tinh bột nhưng rất nghèo chất đạm. Bã sắn có mùi chua, thơm trâu bò thích ăn, song khi sử dụng lưu ý rằng trong bã sắn có HCN là chất độc đối với trâu bò, vì vậy cần phải xử lý (ủ chua yếm khí ) - Bã đậu nành: phụ phẩm của chế biến các sản phẩm từ đậu nành. Loại thức ăn này có hàm lượng protein cao, trâu bò thích ăn. 5.2.2.2. Các phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn cho trâu bò * Quy trình xử lý rơm rạ bằng urea (còn gọi là ủ rơm với urea) Bước 1: Chuẩn bị hố ủ. Có nhiều loại hố ủ: hố ủ nổi, hố ủ chìm, hố ủ nửa nổi - nửa chìm, túi nylon. Sau đây là cách đào hố chìm dễ làm không tốn nhiều công và vật liệu: • Chọn địa điểm: nơi đào hố phải cao ráo, mạch nước ngầm sâu, dễ thoát nước khi trời mưa (để nước không ngấm vào hố ủ), dễ che đậy. • Kích thước hố ủ: kích thước hố ủ tùy thuộc vào lượng rơm cần ủ. Thường cứ 1m 3 ủ được 1 tạ rơm. Hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén khi ủ rơm. Ví dụ muốn ủ 1 tạ rơm, hố cần đào là: dài 2m; rộng 0,5m; sâu 1m. • Hố ủ phải chắc chắn, kín để khỏi thoát nước, không khí từ trong ra ngoài hay thấm nước, không khí từ ngoài vào trong. Theo nguyên tắc đó, có thể tận dụng những nơi có sẵn có như ô chuồng lợn trống, bao, túi nylon dày v.v Bước 2: chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ: • Nguyên vật liệu. - Rơm khô 100 kg, - Nước sạch 100 lít, - Urea 4 kg. (có thể thay bằng 3kg urea + 0,5 kg muối ăn + 0,5 kg vôi) • Dụng cụ vật tư khác. - Xô, - Thùng tưới có hoa sen, - Cân, - Tấm che, ( nylon, bao tải cũ, chiếu rách, ) Bước 3: ủ rơm. - Cân lượng rơm (ví dụ 25 kg) rồi rải thật đều vào hố ủ, nén chặt, - Cân lượng Ure bằng 4 % lượng rơm (ví dụ 1 kg), - Hòa Urea vào lượng nước thích hợp, bằng lượng rơm (ví dụ 25 lít), - Cho dung dịch Urea vào thùng tưới hoa sen và tưới đều lên lớp rơm trong hố ủ, - Vừa tưới vừa phải dẫm để nén thật chặt, tưới từ từ để nước Urea ngấm vào rơm mà không ngấm xuống đất hoặc đọng trong đáy hố, - Làm tương tự như vậy cho đến khi đầy hố ủ, - Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che cho thật kín. Trên cùng có thể trát bùn, đắp đất hoặc đè bằng các vật liệu sẵn có. Bước 4: theo dõi hố ủ. - Sau vài ngày, khối rơm xẹp xuống nên phải đắp đất hoặc sửa tấm che để khối rơm luôn luôn được đậy kín, - Chống nước ngấm vào khi trời mưa (như làm rãnh thoát nước xung quanh hố, làm mái che nếu có thể, v.v ). Bước 5: dỡ hố rơm và lấy rơm cho trâu bò ăn, - Rơm ủ được sau 2 - 3 tuần thì có thể lấy cho trâu bò ăn, - Lấy rơm ra đến đâu thì cho gia súc ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc của hố ủ, lấy ra khỏi hố ủ trước khi cho ăn khoảng 30 phút, có thể tải mỏng ra chỗ mát để bay bớt mùi nồng để gia súc dễ ăn, - Phần còn lại tiếp tục đậy kín như cũ. Chúng ta có thể sử dụng Urê để ủ yếm khí với rơm tươi. Tùy thuộc vào hàm lượng nước trong rơm mà chúng ta có giải pháp cụ thể. Nếu hàm lượng nước khoảng 50% thì chỉ cần trộn 2% U rê thật đều và ủ yếm khí như quy trình trên. Với phương pháp này chúng ta có thể tận dụng được lượng rơm thu hoạch vụ hè thu, khi mà thời tiết không thuận lợi cho việc phơi dự trữ. Phương pháp làm tảng liếm đa dinh dưỡng Dụng cụ để làm bánh đa dinh dưỡng chỉ cần khuôn (Như khuôn đóng gạch) và một số dụng cụ khác như cân, xô, chậu, xẻng. Công thức để làm bánh đa dinh dưỡng phổ biến ở Việt Nam, Lào, Campuchia (tính theo% tham khảo ở bảng 5.1). Bảng 5.1. Thành phần nguyên liệu làm tảng liếm đa dinh dưỡng Nguyên vật liệu CT1 CT2 CT3 CT4 Cám gạo Rỉ mật Phân đạm (urea) Muối ăn Vôi Xi măng Bột xương Đất sét 35 20 8 8 5 5 0 20 40 10 10 5 5 5 5 20 40 5 10 5 5 10 5 20 45 0 10 5 5 10 5 20 Tổng số 100 100 100 100 Nước (lít) 10 - 15 20 - 25 20 - 25 25 - 30 Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà ta chọn công thức cho phù hợp. Cách tiến hành: Bước 1: trộn thật đều urea, muối ăn, rỉ mật (tạo ra hỗn hợp 1). Bước 2: trộn đều các nguyên liệu còn lại (hỗn hợp 2), xi măng phải trộn với nước (1 phần xi măng, 2 phần nước) Bước 3: trộn đều hỗn hợp 1 và hỗn hợp 2 thành hỗn hợp hoàn chỉnh (đảm bảo dẻo, mịn, nhiệt độ khoảng 30 - 35 0 c, thời gian trộn khoảng 15 - 20 phút, trộn xong ủ đống khoảng 30 - 45 phút). Bước 4: đống bánh hỗn hợp bằng khuôn hình chữ nhật hoặc tròn, để bánh tự khô trong khoảng 5 - 7 ngày mới đưa vào sử dụng Chú ý: các nguyên liệu phải được nghiền nhỏ và trộn thật đều (đặc biệt là urea và muối), khi trộn xong ta nắm thật chặt nếu thấy nước có rỉ ra ở kẻ tay, và khi thả ra không bị rã rời ra là được. Cách đóng giống như đóng gạch, yêu cầu phải nén thật chặt để đảm bảo độ cứng, Ðóng xong bánh được phơi ở chỗ râm mát, có gió thổi, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, Bánh tốt là bánh có độ cứng và bền đảm bảo, khi người dẫm lên không bị vỡ. bánh có độ dính nhờ có rỉ mật Bánh có thể được bao gói bằng túi nylon và cho ăn dần, Cách cho ăn: đặt bánh vào máng để tránh rơi vãi, treo cạnh chuồng ngang tầm liếm của bò, cho bò liếm tự do. Lượng ăn vào: trâu bò: 0,3 - 0,5 kg/con/ngày; bê nghé (khi đã ăn cỏ): 0,15 - 0,2 kg/con/ngày; dê: 0,05 - 0,1 kg/con/ngày Lưu ý: Gia súc có thể bị ngộ độc nếu ăn quá nhiều bánh đa dinh dưỡng Trường hợp đó xẩy ra khi: - Bánh quá mềm - urea đóng cục và không được trộn đều - Gia súc nhốt trong chuồng với bánh đa dinh dưỡng mà không có các loại thức ăn khác Khi gia súc ngộ độc thì nó biểu hiện: - Sùi bọt mép, - Chướng hơi dạ cỏ - Giống như say Cách điều trị: Tiến hành điều trị càng sớm càng có hiệu quả - Phát hiện gia súc ngộ độc, tách riêng - Ðưa bánh đa dinh dưỡng ra khỏi chuồng - Cho gia súc uống dấm và nước: bê, dê, cừu 0,5 lít dấm; bò và trâu 2 lít . Cách cho ăn: đặt bánh vào máng để tránh rơi vãi, treo cạnh chuồng ngang tầm liếm của bò, cho bò liếm tự do. Lượng ăn vào: trâu b : 0 ,3 - 0,5 kg/con/ngày; bê nghé (khi đã ăn cỏ ): 0,15 - 0,2. ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi trâu bò ở nước ta. Cứ ước tính tỷ lệ thóc/rơm rạ là 1:1 thì hàng năm chúng ta thu được một khối lượng rơm khổng lồ để phát triển chăn nuôi. Tuy vậy, giá trị. nước) Bước 3: trộn đều hỗn hợp 1 và hỗn hợp 2 thành hỗn hợp hoàn chỉnh (đảm bảo dẻo, mịn, nhiệt độ khoảng 30 - 35 0 c, thời gian trộn khoảng 15 - 20 phút, trộn xong ủ đống khoảng 30 - 45 phút).

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan