Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 6 pps

5 384 0
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 6 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

sung có chứa các chất có hoạt tính sinh học cao nhằm kích thích hoạt động sinh dục ở cả con đực và con cái. - Vấn đề thú y phải thực hiện tốt, đặc biệt là phòng và điều trị các bệnh về đường sinh dục, - Loại thải kịp thời những con khả năng sinh sản và sức sản xuất thấp, ¾ Có chính sách đúng đắn Nhà nước hay từng địa phương phải có các chủ trương chính sách đúng đắn để khuyến khích người nông dân quan tâm thực sự đến vấn đề sinh sản của gia súc như là vấn đề trợ giá cho gia đình chăn nuôi đực giống. Chính sách mua bán gia súc hoặc là vấn đề lưu thông, giao lưu buôn bán giữa các vùng, giữa các quốc gia 5.4. Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé Chăn nuôi bê nghé là công đoạn rất quan trọng. Chúng ta không thể có bò cái tốt nếu như quá trình nuôi bê kém, bê bị bệnh tật, còi cọc. Bê nghé có một số đặc điểm chính sau: ♦ Khả năng phòng vệ của bê còn rất thấp, bê rất dễ bị nhiễm bệnh. Do vậy, trong thời kỳ này cần làm tốt công tác hộ lý, chăm sóc để giúp con vật thích nghi dần dần với điều kiện sống mới. ♦ Bê nghé có tốc độ tăng trọng cao. Càng nhỏ tuổi, tốc độ tăng trọng càng lớn. ♦ Một số cơ quan bộ máy đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện về cấu tạo (dạ cỏ, tuyến vú, hệ thống điều hòa thân nhiệt ), do vậy việc thực hiện chức năng cũng chưa tốt như lúc trưởng thành ♦ Khả năng tiêu hóa chất xơ rất thấp. Bê bắt đầu tập ăn cỏ ngay sau khi đẻ nhưng chỉ tập ăn mà thôi, bê được tập ăn cỏ càng sớm càng tốt vì như vậy dạ cỏ sẽ phát triển nhanh chóng giúp bê sau cai sữa tiêu hóa thức ăn xơ được tốt hơn. ♦ Bê có khả năng tiêu hóa tinh bột vào cuối tháng thứ nhất đầu tháng thứ 2, do vậy cho bê ăn cháo gạo nên vào khoảng 40 ngày tuổi trở lên. ♦ Bê nghé tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở dạ múi khế theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng men 3.2.1. Phương pháp nuôi dưỡng bê nghé a) Nuôi bê trong thời kỳ bú sữa (từ sơ sinh đến cai sữa) ¾ Kỹ thuật cho bú sữa đầu Bảng 5.5. Thành phần của sữa đầu và sữa thường của bò (%) Nước Mỡ Protein Đường Khoáng Ngay khi đẻ 66,4 6,5 23,7 2,1 1,4 Sau 12 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ 79,1 84,4 86,0 2,5 3,6 3,7 13,7 7,1 4,9 3,5 4,2 4,4 1,1 1,0 0,9 Sữa thường 86,6 4,3 3,5 4,8 0,8 Bảng 5.6. Thành phần sữa đầu của trâu Thành phần sữa Ngày thứ nhất sau khi đẻ Ngày thứ 7 sau khi đẻ Protein sữa (%) 9,59 5,55 Mỡ sữa (%) 9,55 7,61 Vật chất khô (%) 26,6 18,9 Lactose (%) 7,54 4,41 Vitamin A (microg/kg ) 1,837 0,280 Lượng vật chất khô trong một lít sữa ngay sau ngày đẻ đầu tiên là 250 - 300g qua 5 - 6 ngày giảm xuống còn 120 - 140g. Protein trong sữa đầu cao hơn 5 lần trong so với sữa thường. Các chất khoáng cao hơn 2 lần, vitamin A,D cao gấp 5 lần. Sữa đầu có độ chua cao hơn sữa thường đã tạo ra môi trường có tính acid ngăn cản sự phát triển của vi trùng gây bệnh. Thành phần cơ cấu các loại khoáng rất phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa và hấp thu của con con và đáng chú ý là trong sữa đầu có MgSO4 có tác dụng tẩy nhẹ đường tiêu hóa con con (tẩy "cứt xu") tạo điều kiện cho con con tiếp nhận thức ăn mới. Một điều rất quan trọng là hàm lượng γ glbulin trong sữa đầu rất cao, ngay trong ngày đầu sau khi đẻ cao hơn trong máu bò mẹ 4 - 5 lần và giảm xuống còn 1/10 sau 4 - 5 ngày. γ glbulin không truyền trực tiếp từ mẹ sang con mà phải thông qua sữa đầu, khả năng hấp thu hoàn nguyên của con con xẩy ra mạnh trong vòng 6 giờ đầu sau khi đẻ và sau đó giảm dần và khả năng này không còn nữa sau 36 giờ. b) Kỹ thuật cho bê bú Nguyên tắc cho bú sữa đầu là : Bú càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. Thường có hai cách cho bú: + Bú trực tiếp (áp dụng với trâu bò sinh sản, cày kéo, bò sữa có sản lượng sữa trung bình ). Bê nghé sau khi sinh khô lông, đứng dậy là tiến hành cho bú ngay. Chú ý trước khi cho bú phải vệ sinh bầu vú con mẹ bằng khăn nhúng nước ấm vắt khô. + Bú gián tiếp (áp dụng cho chăn nuôi bò sữa) Cho bê nghé bú sữa bằng bình có núm vú cao su. Sau khi làm xong công tác hộ lý là tiến hành vắt sữa đầu cho bú ngay. Sữa đầu không tiệt trùng bằng nhiệt mà vắt đến đâu thì cho bú tới đó. Lượng cho bú thường vào khoảng 7 - 8 % so với trọng lượng cơ thể vì với khoảng này phù hợp với dung tích dạ dày bê. Số lần cho bú là 5 - 6 lần/ ngày. Chú ý phải tiệt trùng dụng cụ cho bú cẩn thận, kỹ thuật cho bê nghé bú là cho bú từ từ, để tránh hiện tượng sữa tràn vào dạ cỏ gây nên các tai biến về đường tiêu hóa. ¾ Kỹ thuật cho bú sữa thường + Bú trực tiếp - Cho bê nghé theo mẹ cả ngày và đêm (áp dụng chăn nuôi trâu bò kết hợp cày kéo, bò thịt). - Cho bê nghé theo mẹ ban ngày còn ban đêm tách riêng con. Áp dụng cho đàn bò sữa có sản lượng sữa thấp với hình thức này vừa khai thác được sữa vừa đỡ tốn công vắt sữa và cho bê bú. Khi tách con phải chú ý đủ nước cho bê uống và cho ăn thêm thức ăn thực vật trong thời gian tách mẹ. - Bú hạn chế Bê nghé được bú từ 30 - 40 phút sau mỗi lần vắt sữa buổi sáng, buổi chiều, sau đó được bổ sung thức ăn xanh, cỏ khô và thức ăn tinh. Bê được bú hạn chế rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bò sữa ở hộ gia đình vì bú trực tiếp phù hợp với sinh lý, hạn chế nhiễm trùng đường tiêu hóa. Mặt khác bê sẽ khai thác được suất sữa sau là suất sữa có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều kết quả theo dõi trong nước và trên thế giới đã chứng minh rằng với phương thức này đã làm tăng sản lượng sữa, hàm lượng mỡ sữa và giảm bệnh viêm vú ở bò sữa. Tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi bê. Phương thức này rất hiệu quả cho các nhóm bò lai hướng sữa. + Bú gián tiếp Lượng sữa dùng để nuôi bê tùy thuộc vào hướng sử dụng bê sau này. Ðối với bê cái Holstein Friesian: 400 - 420kg sữa nguyên trong 4 - 4,5 tháng; bê cái lai Holstein Friesian khoảng 300 - 350 kg; bê Lai Sind khoảng 250 - 300 kg trong thời gian 3 tháng. Lượng sữa cung cấp hàng ngày cho bê giảm dần dần theo tuổi bê, và ở mức thấp nhất là lúc cai sữa. Chú ý cho bê bú bằng bình và bằng xô phải cho bú từ từ. Các dụng cụ phải được tiệt trùng cẩn thận trước khi cho bê bú. ¾ Sữa thay thế Ðể tiết kiệm sữa nguyên người chăn nuôi có thể chế biến sữa thay thế để nuôi bê. Sữa thay thế phải có đặc điểm sinh học gần giống với sữa nguyên và có thể sử dụng sớm cùng với sữa nguyên. Thành phần sữa thay thế cần chứa 22 % protein, 10% mỡ, 95% TDN, 4,19 Mcal/kg, 0,7% Ca, 0,5% P, 3797 UI vitamin A và các thành phần dinh dưỡng khác. Trước khi cho ăn sữa thay thế được hòa với nước sạch (1 phần sữa bột + 7 phần nước) để tạo ra dung dịch chứa 12% VCK tương đương với sữa nguyên và được sử dụng như sữa bình thường. ¾ Thức ăn tinh hỗn hợp Thức ăn tinh hỗn hợp dùng nuôi bê trong thời gian bú sữa chứa hàm lượng protein từ 16% trở lên, 80% TDN, 0,6% Ca, 0,42%P và các thành phần dinh dưỡng khác. Thức ăn tinh loại này có thể cung cấp cho bê từ 1- 2 tuần tuổi, lúc đầu bê tập ăn với số lượng ít sau đó tăng dần cùng với thức ăn thô. Từ 3 tháng tuổi trở lên bê được ăn thức ăn tinh rẻ tiền hơn, hàm lượng protein thấp hơn. Các cách phối hợp thức ăn tinh như sau: - Sữa đậu nành. 1 kg đậu nành xay với 6 lít nước. Hấp cách thủy nhiệt độ khoảng 700 c trong vòng 30 phút, để nguội khoảng 300 c rồi đem cho bê uống. Tháng thứ nhất cho bú 4 - 5 lần /ngày; tháng thứ 2: 3 - 4 lần /ngày; tháng thứ 3: 2 - 3 lần /ngày. Mỗi lần cho uống khoảng1 - 2 lit (tháng đầu khoảng 1 lít sau đó tăng dần). - Thức ăn tinh + Công thức 1: 35% bột ngô, 35% cám loại tốt, 20 % khô dầu lạc, 10% đậu tương. Ðậu tương phải rang chín trước khi nghiền nhỏ phối chế, khô dầu phải nghiền nhỏ. Tất cả phải trộn đều, rồi pha loảng theo tỷ lệ 1 kg thức ăn tinh : 10 lít nước. Cho bê uống tự do. + Công thức 2: 40% cám, 40% bột ngô, 20 % đậu tương. Cách chế biến như công thức 1. Trong trường hợp không có bột ngô có thể dùng cám tốt thay thế. Nếu không có đậu tương thì có thể dùng các loại đậu hạt khác thay thế (đậu xanh, đậu đỏ ). Song phải nhớ rang chín và nghiền nhỏ. - Cháo gạo: nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước rồi cho bê uống. Chú ý chỉ cho bê trên 40 ngày tuổi trở lên mới cho ăn cháo gạo, vì lúc ấy bê nghé mới có khả năng tiêu hóa tinh bột. ¾ Thức ăn thô Tập cho bê nghé ăn các loại cỏ khô, cỏ héo càng sớm càng tốt. Sau khi đẻ khoảng 3 - 4 ngày người ta đặt các bó cỏ khô loại tốt cạnh cũi, chuồng bê để bê tập liếm láp cỏ. Thường xuyên có đủ thức ăn thô cho bê nghé. Có thể cho bê ăn thêm cây ngô ủ chua. c) Kỹ thuật nuôi bê cái hậu bị Từ khi cai sữa đến 2 năm tuổi bê có khả năng tăng khối lượng gấp 10 lấn, thêm vào đó là quá trình hoàn thiện sinh dục của bê cái. Bê sau cai sữa chức năng dạ cỏ tương đương với bò trưởng thành, tuy vậy khả năng của dạ cỏ còn hạn chế và nhu cầu dinh dưỡng lại rất lớn, nếu chỉ cho bê ăn cỏ thì không thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho bê và như vậy sẽ hạn chế quá trình sinh trưởng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Thời gian này bê cần được cung cấp 1,5 - 2kg thức ăn tinh cho 1 con/ ngày đêm. Giai đoạn nuôi hậu bị cần phải được điều chỉnh thức ăn cho bê để tránh tình trạng suy dinh dưõng hoặc quá béo sẽ ảnh hưởng đến quá trình thành thục về tính và quá trình sinh sản sau này. 3.2.2. Chăm sóc bê nghé Khi bê nghé mới sinh ra cần làm tốt công tác hộ lý như: Lau nhớt trên thân mình bằng khăn bông sạch, hoặc rơm khô vò kỹ cho thật mền hoặc khuyến khích cho con mẹ liếm khô con con. Bóc móng, lau nhớt trong mồm, mũi bê. Cắt rốn và sát trùng vết cắt bằng cồn Iode. Ðặt bê vào chỗ kín gió và sưởi ấm cho bê. Tiến hành cho bê nghé bú sữa đầu ngay.Trong tuần đầu không được thả bê ra ngoài, Sau đó nếu thời tiết tốt thì có thể thả bê ra ngoài với mục tiêu vận động, thời gian chỉ khoảng 1- 2 giờ/ ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi có thể cho đi chăn thả cùng mẹ trên đồng bãi. Phải luôn luôn có đủ nước cho bê uống tại chuồng cũng như trên bãi chăn. Bãi chăn phải bằng phẳng và không có chất độc vì bê rất thích chạy nhảy và liếm láp. Thường xuyên theo dõi bệnh đường tiêu hóa và hô hấp của bê để kịp thời điều trị. Có chuồng nuôi riêng cho đến lúc cai sữa. Vì có như vậy mới phòng và trị bệnh tốt cho bê, ghi chép theo dõi được lượng dinh dưỡng ăn vào và tránh tình trạng bê sẽ mút nhau. Khi bê bước vào tuổi thành thục về tính cần phải theo dõi ghi chép cẩn thận, kịp thời phối giống cho bê đúng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như khả năng sản xuất sữa sau này. 5.5. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa 5.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa Ðộ dài của chu kỳ tiết tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng. Chu kỳ bình thường đối với bò sữa là 305 ngày, trong mối quan hệ với khoảng cách lứa đẻ lý tưởng là 365 ngày. Trong chu kỳ tiết, đỉnh cao về sản lượng sữa (SLS) thường xẩy ra vào tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau khi đẻ. Giá trị SLS cực đại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trạng thái cơ thể bò lúc đẻ, tiềm năng di truyền, bệnh tật, chế độ nuôi dưỡng bò sau khi đẻ. Giá trị SLS cực đại có tương quan dương với SLS cả chu kỳ. Sau khi đạt cực đại SLS có khuynh hướng giảm dần. Tốc độ giảm sản lượng sữa được gọi là hệ số giảm sữa hay hệ số sụt sữa (HSGS). SLS tháng trước(kg) - SLS tháng sau (kg) HSGS (%) = x 100 SLS tháng trước (kg) Hệ số này biến động từ + 5 đến 12 %. Hệ số này càng thấp thì SLS trong chu kỳ càng cao. Tốc độ giảm SLS rất rõ khi gia súc có chửa. Khoảng tháng thứ 7 - 8 của chu kỳ tiết (tuần thứ 22 của thời gian có chửa) nếu bò được phối giống có kết quả lúc 60 ngày sau khi đẻ. Có sự tương quan nghịch giữa SLS và hàm lượng mỡ, protein. Lactose có giảm chút ít theo chu kỳ tiết, khoáng có tăng chút ít. Các thành phần chất lượng có hệ số di truyền cao nên độ biến thiên không lớn như SLS. . đình chăn nuôi đực giống. Chính sách mua bán gia súc hoặc là vấn đề lưu thông, giao lưu buôn bán giữa các vùng, giữa các quốc gia 5.4. Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé Chăn nuôi bê nghé là công. khi đẻ 66 ,4 6, 5 23,7 2,1 1,4 Sau 12 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ 79,1 84,4 86, 0 2,5 3 ,6 3,7 13,7 7,1 4,9 3,5 4,2 4,4 1,1 1,0 0,9 Sữa thường 86, 6 4,3 3,5 4,8 0,8 Bảng 5 .6. Thành. sữa sau này. 5.5. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa 5.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa Ðộ dài của chu kỳ tiết tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng. Chu

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan