Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 7 potx

5 376 0
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi trầu bò part 7 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sản lượng sữa và chất lượng sữa chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có thể tóm tắt thành các nhóm sau: a) Nhóm yếu tố di truyền Hệ số di truyền tính trạng sản lượng sữa khoảng 20 - 30%; mỡ sữa khoảng 50-60% và protein sữa là 45 - 55%. Như vậy khả năng sản xuất của đời sau thừa hưởng đặc điểm di truyền của thế hệ trước khá lớn. Các giống khác nhau thì sản lượng sữa khác nhau rõ rệt. Bò HF có khả năng cho sữa 7000 - 8000 kg /chu kỳ, hàm lượng mỡ sữa khoảng 4 - 4,5% trong khi đó bò Jersey cho 4000 - 4500kg sữa nhưng tỷ lệ mỡ sữa rất cao. b) Nhóm yếu tố môi trường Dinh dưỡng: bò sữa rất nhạy cảm với điều kiện dinh dưỡng, mức độ dinh dưỡng thấp sẽ không đủ năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa. Nhưng cho ăn quá dư so với tiềm năng di truyền của giống sẽ làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến làm giảm khả năng tạo sữa của bò cái. Hàm lượng protein thô trong khẩu phần của bò lai nằm trong khoảng 13 -15% so với VCK khẩu phần là được. Sự mất cân đối các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần cũng ảnh hưởng lớn sản lượng và chất lượng sữa như tỷ lệ tinh/ thô, tỷ lệ E/P. Thời tiết khí hậu: yếu tố nhiệt độ môi trường, ẩm độ và cường độ chiếu sáng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của bò sữa. Các giống bò sữa cao sản chỉ thích hợp trong điều kiện mát mẻ (từ 5 - 200c). Tuy vậy khả năng chịu nhiệt còn tùy thuộc vào từng giống. Sự khác nhau các mùa trong năm cũng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng sữa. Ở các nước ôn đới SLS sản xuất trong mùa đông thường ít hơn mùa hè, nhưng trong mùa đông các chỉ tiêu như tỷ lệ mỡ sữa, hàm lượng protein lại cao hơn. c) Nhóm yếu tố cá thể Sự khác nhau giữa các cá thể dẫn đến sự khác nhau về SLS và các thành phần chất lượng. Trong nhóm này bao gồm: Tuổi đẻ lần đầu: bò đẻ lứa đầu lúc 24 tháng tuổi, sản lượng sữa chỉ bằng 75% sản lượng sữa của bò lúc trưởng thành. Tuổi của bò cái, bò sau khoảng 7 - 9 năm tuổi thì sản luợng sữa giảm dần. Khối lượng của bò lúc đẻ: bò càng to thì bộ máy tiêu hóa lớn, bầu vú phát triển thì SLS càng lớn. Ảnh hưởng của mang thai, nhịp đẻ, thời gian cạn sữa và tình trạng cơ thể con mẹ lúc đẻ, thể trạng và bệnh tật, kỹ thuật vắt sữa. 5.5.2. Nuôi dưỡng bò sữa _ Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa (bảng 5.6). _ Lập khẩu phần ăn cho bò sữa Thức ăn thô cho bò sữa Trong chăn nuôi bò sữa việc cung cấp đầy đủ thức ăn xanh thô, đặc biệt là cỏ tươi cho bò là rất quan trọng. Chất lượng cỏ tốt có thể thõa mãn 50 - 70 % nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa. Lượng ăn vào tùy thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn. Tỷ lệ thức ăn xơ thô trong khẩu phần có ý nghĩa quan trọng khác nữa là đảm bảo an toàn cho gia súc và nâng cao tỷ lệ mỡ sữa. Thông thường đối với các loại cỏ có chất lượng trung bình, lượng ăn vào khoảng 2% khối lượng sống (tính bằng VCK). Chất lượng tốt 2,5% và chất lượng rất tốt 3% so với khối lượng cơ thể. Thức ăn tinh Thức ăn tinh nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa. Do vậy số lượng và chất lượng thức ăn tinh tùy thuộc vào chất lượng và số lượng thức ăn thô thu nhận. Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần không vượt quá 60%, vì nếu vượt quá mức trên sẽ có nhiều nguy cơ rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất. Cách tính toán khẩu phần. Bảng 5.6. Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa Nhu cầu protein Nhu cầu năng lượng Ca (g) P (g) Car oten K.L (kg) VC K CP (g) DCP (g) NEl, Mcal DE, Mcal ME, Mcal TDN (kg) mg Nhu cầu duy trì cho bò sữa trưởng thành 350 5.0 468 220 6.9 12.3 10.1 2.8 14 11 37 400 5.5 521 245 7.6 13.6 11.2 3.1 17 13 42 450 6.0 585 275 8.3 15.0 12.3 3.4 18 14 48 500 6.5 638 300 9.0 16.3 13.4 3.7 20 15 53 550 7.0 691 325 9.6 17.6 14.4 4.0 21 16 58 600 7.5 734 345 10.3 18.9 15.5 4.2 22 17 64 650 8.0 776 365 10.9 19.8 16.2 4.5 23 18 69 700 8.5 830 390 11.6 21.1 17.3 4.8 25 19 74 750 9.0 872 410 12.2 22.0 18.0 5.0 26 20 79 800 9.5 915 430 12.8 23.3 19.1 5.3 27 21 85 Nhu cầu duy trì và mang thai cho bò sữa có chửa 2 tháng 350 6.4 570 315 8.7 15.8 13.0 3.6 21 16 67 400 7.2 650 355 9.7 17.2 14.1 4.0 23 18 76 450 7.9 730 400 10.7 19.4 15.9 4.4 26 20 86 500 8.6 780 430 11.6 21.1 17.3 4.8 29 22 95 550 9.3 850 465 12.6 22.9 18.8 5.2 31 24 105 600 10.0 910 500 13.5 24.6 20.2 5.6 34 26 114 650 10.6 960 530 14.4 26.4 21.6 6.0 36 28 124 700 11.3 1000 555 15.3 27.7 22.7 6.3 39 30 133 750 12.0 1080 595 16.2 29.5 24.2 6.7 42 32 143 800 12.6 1150 630 17.0 31.2 25.6 7.1 44 34 152 Căn cứ lập khẩu phần : Nguồn thức ăn sẵn có trong trang trại và giá trị dinh dưỡng của các loại đó. Nhu cầu dinh dưỡng của con vật. Các bước cụ thể. Bước 1: tính nhu cầu dinh dưỡng của bò về năng lượng (Kcal ME hoặc TDN), về protein (DCP) và các thành phần khoáng. Bước 2: liệt kê nguồn thức ăn và giá trị dinh dưỡng mà trang trại có (số lượng và chất lượng) Bước 3: xác định khả năng thu nhận thức ăn xơ thô của bò sữa (tùy thuộc vào chất lượng thức ăn) Bước 4: tính toán nguồn dinh dưỡng mà gia súc tiếp nhận được từ thức ăn xơ thô Bước 5: tính sản lượng sữa có thể sản xuất được từ thức ăn xơ thô Bước 6: tính lượng thức ăn tinh cần cung cấp cho bò sữa Bước 7: phối hợp thức ăn tinh nhằm đảm bảo lượng protein, khoáng cho bò sữa Bước 8: cho gia súc ăn và theo dõi các chỉ tiêu về sản lượng sữa, các chỉ số sinh lý (tiêu hóa, nhai lại, phân ), theo dõi tình trạng cơ thể con vật và điều chỉnh. Một con bò sữa nặng 500kg, sản xuất 10 kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ sữa)/ngày. Nhu cầu TDN và DCP cho duy trì tương ứng là: 3,7 kg và 300 gam. Nhu cầu để sản xuất 1 kg sữa tiêu chuẩn là 0,33kg TDN và 51 gam DCP. Lượng thức ăn xơ thô ăn vào hàng ngày là 2% so với khối lượng cơ thể. Bò được ăn thức ăn xơ thô như sau: Cỏ voi: 40%; cỏ tự nhiên loại tốt: 40%; Thân cây ngô ủ chua: 20% (tính theo VCK). Tính: + Lượng thức ăn ăn vào theo VCK, vật chất tươi? + Lượng sữa có khả năng sản xuất được từ thức ăn xơ thô? + Tính lượng thức ăn tinh cần cung cấp hàng ngày cho bò sữa? Biết rằng để sản xuất 2 kg sữa tiêu chuẩn thì cần cung cấp 1 kg thức ăn tinh. + Tính lượng DCP cần có trong thức ăn tinh? + Tính tỷ lệ các loại thức ăn tinh cần phối hợp trong thức ăn tinh hỗn hợp để có chất lượng như yêu cầu trên? Biết chất lượng các loại thức ăn như ở bảng 5.7. Bảng 5.7. Chất lượng các loại thức ăn Trong 1 kg sản phẩm Trong 1 kg VCK Loại thức ăn VCK (g) TDN(kg) DCP (g) TDN(kg) DCP(g) Cỏ voi Cỏ tự nhiên Cây ngô ủ Cám gạo Bộy ngô Khô dầu lạc 250 250 220 900 900 900 0,12 0,10 0,12 0,50 0,85 0,80 9 12 10 60 80 360 0,48 0,40 0,55 0,60 36 48 45 50 5.5.3. Chăm sóc và quản lý bò sữa a) Chăm sóc bò cạn sữa Mục đích cạn sữa: cạn sữa nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng để nuôi thai trong giai đoạn cuối. Có thời gian để cho tuyến vú nghỉ ngơi, phục hồi. Có thời gian để cho con mẹ hồi phục cơ thể, có thể trạng tốt chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa tiếp theo. Kỹ thuật cạn sữa: phương pháp 1: trước khi đẻ 2 tháng giảm các loại thức ăn tinh, thức ăn kích thích tạo sữa để giảm sản lượng sữa, giảm số lần vắt trong ngày, làm như vậy trong vòng 3 - 5 ngày. Sau đó vắt lần cuối vệ sinh bầu vú và cho ăn với chế độ như vậy trong 3 ngày tiếp theo. Nếu quan sát thấy bầu vú không căng do tích sữa thì chuyển sang nuôi với chế độ bò cạn sữa. Phương pháp 2: dùng hỗn hợp kháng khuẩn bơm vào đầu vú bò, nhằm tăng áp suất bầu vú và tiêu diệt các loại vi khuẩn. Trong quá trình thực hiện như vậy phải giảm thức ăn kích thích tạo sữa, lần vắt cuối cùng phải vệ sinh sạch sẽ. Chuyển bò trước khi đẻ về khu hộ sinh trước khi đẻ ít nhất 10 ngày và có chế độ theo dõi đặc biệt. Khu hộ sinh phải đảm bảo các yêu cầu thoáng, mát, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y. Trước khi đẻ nếu có sữa chảy ra thì tuyệt đối không được vắt, không được xoa bóp kích thích tuyến vú. Có thể dùng mỡ kháng sinh để bịt lỗ thông đầu núm vú. b) Chăm sóc đàn bò vắt sữa Cần phải tắm chải thường xuyên cho bò vắt sữa. Kiểm tra móng và gọt định kỳ. Chú ý chế độ vận động đối với đàn nuôi nhốt, đặc biệt là càng gần ngày đẻ, càng chú ý vận động. Ðịnh kỳ phun ve, tẩy ký sinh trùng. Ðịnh kỳ cắt lông ở phần sau và cắt lông đuôi để đảm bảo vệ sinh trong quá trình vắt sữa. Không để nhiệt độ chuồng nuôi quá cao. Ðịnh kỳ kiểm tra chất lượng sữa để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường đối với gia súc. 5.6. Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt Thịt bò được đánh giá là loại thực phẩm có giá trị cao và được nhiều người trên thế giới cũng như trong nước ta ưa chuộng. Giá thịt bò thường cao hơn giá thịt lợn từ 30 - 40%. Nước ta chưa hình thành nghề nuôi bò thịt hàng hóa, nguồn thịt bò được tiêu thụ trong nước chủ yếu là các loại trâu bò già loại thải nên chất lượng thấp. 5.6.1- Phương thức chăn nuôi bò thịt theo giai đoạn Giai đoạn bú sữa (4 - 6 tháng) (xem phần kỹ thuật nuôi bê) Giai đoạn nuôi lớn (7 - 21 tháng) Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào phương thức nuôi bò thịt. Thường trong giai đoạn này người ta chia ra làm 2 giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi Ðây là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê vì nguồn sữa mẹ bị cắt hoàn toàn, bê phải tự tìm kiếm thức ăn trên đồng cỏ, trong khi đó khả năng tiêu hóa dạ cỏ chưa cao, do vậy ngoài việc lấy thức ăn trên đồng cỏ nhất thiết phải có thức ăn tinh và cỏ tươi bổ sung tại chuồng để tránh tình trạng khủng hoảng dinh dưỡng trong giai đoạn này. - Giai đoạn 13 - 21 tháng tuổi Giai đoạn này bê đã sử dụng tốt thức ăn thô xanh, cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh để bê lợi dụng được tốt nhất. Ngoài chăn thả ra cần phải cho ăn thêm thức ăn ủ chua, cỏ khô, rơm ủ với urea và các loại phụ phẩm nông, công nghiệp như các loại hạt có dầu, khô dầu, rỉ mật Bảng 5.8. Nhu cầu dinh dưỡng cho bê trong giai đoạn nuôi lớn Khối lượng (kg/con) Tăng trọng (kg/ngày) VCK ăn vào (kg) ME Kcal DCP (g) Ca (g) P (g) VitaminA (1000 UI) 70 0,25 0,50 2,03 2,17 3430 4190 144 183 9 10 7 8 4 4 100 0,25 0,50 2,9 3,1 4900 5990 206 262 13 14 10 11 6 6 120 0,25 0,50 3,5 3,7 5880 7190 247 314 15 16 12 13 7 7 150 0,25 0,50 4,0 4,2 7300 7650 258 315 13 14 11 12 8 9 200 0,25 0,50 4,9 5,6 8340 10200 302 358 10 14 10 13 12 13 - Giai đoạn vỗ béo Mục đích của vỗ béo là nâng cao chất lượng thịt bò, tăng tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh. Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào độ béo của bò và thị hiếu người tiêu dùng. Thông thường thời gian vỗ béo là từ 60 - 90 ngày. Khẩu phần của bò vỗ béo nuôi nhốt hoàn toàn thông thường có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô là 75/25 hoặc là 80/20 %. Với khẩu phần này tăng trọng sẽ đạt cao. Bảng 5.9. Tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của bò vỗ béo Loại bò Khối lượng %VCK so với khối ME Kcal/ kg thức ăn CP (% Khẩu Tăng trọng . cho bò sữa có chửa 2 tháng 350 6.4 570 315 8 .7 15.8 13.0 3.6 21 16 67 400 7. 2 650 355 9 .7 17. 2 14.1 4.0 23 18 76 450 7. 9 73 0 400 10 .7 19.4 15.9 4.4 26 20 86 500 8.6 78 0 430 11.6 21.1 17. 3. 4.2 22 17 64 650 8.0 77 6 365 10.9 19.8 16.2 4.5 23 18 69 70 0 8.5 830 390 11.6 21.1 17. 3 4.8 25 19 74 75 0 9.0 872 410 12.2 22.0 18.0 5.0 26 20 79 800 9.5 915 430 12.8 23.3 19.1 5.3 27 21 85. trạng và bệnh tật, kỹ thuật vắt sữa. 5.5.2. Nuôi dưỡng bò sữa _ Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa (bảng 5.6). _ Lập khẩu phần ăn cho bò sữa Thức ăn thô cho bò sữa Trong chăn nuôi bò sữa việc cung

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan