Đọc X Quang Phổi ppsx

5 577 2
Đọc X Quang Phổi ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đọc X Quang Phổi 1. NHỮNG ĐIỂM CẦN XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐỌC PHIM XQUANG PHỔI 1.1. Xác định họ tên, bệnh nhân và ngày chụp. 1.2. Xác định chất lượng phim chụp: một phim chuẩn cần có: - Mức độ tia chụp: + Tia vừa: thấy rõ được hoàn chỉnh 3 đốt sống DI-III + Tia cứng (già): thấy > 3 đốt sống + Tia mềm (non): thấy < 3 đốt sống - Tư thế: đứng thẳng, không nhiêng, không chếch - Kích thước: trên, dưới và 2 bên phải đủ hoàn chỉnh cả hình ảnh ngực. 2. CÁC BƯỚC ĐỌC PHIM PHỔI THẲNG 2.1. Xác định vị trí tổn thương - Theo giải phẫu X.quang: thùy và phân thùy. - Theo vùng X.quang: + Vùng rốn phổi: chỗ chia nhánh của động mạch phổi (các đường chạy xuống dưới) và tĩnh mạch phổi (các đường chạy ngang). + Từ cực trên và cực dưới của rốn phổi 2 bên, kẻ 2 đường ngang chia phổi ra 3 vùng: vùng đỉnh, vùng giữa và vùng đáy phổi. Còn có thể chia vùng trên đòn, vùng dưới đòn và vùng cạnh tim… Nếu đọc theo vùng, thì cần xác định theo các khoảng gian sườn phía trước (Hình 2). 2.2. Mô tả tính chất của tổn thương - Tổn thương sáng hoặc mờ: nếu là tổn thương ở nhu mô phổi thì có liên quan đến các vân ở phổi. Nếu là tổn thương ở màng phổi, thì không có các vân phổi. + Tính chất mờ: mờ đậm hay nhạt, thầun nhất, không thuần nhất hay tương đối thuần nhất? Mờ đậm bằng màng xương là tổn thương xơ, mờ đậm hơn màng xương là vôi. + Dạng tổn thương: mờ thành đám là mờ không có ranh giới rõ ràng. Bóng mờ: ranh giới tương đối rõ. Khối mờ: mờ đậm, ranh giới rõ. - Tổn thương hang: là một vòng khép kín, lòng sáng. - Tổn thương nốt: đường kính < 10mmm - Tổn thương u cục: đường kính từ 10mm trở lên - Tổn thương xơ: mờ đậm kèm theo sự co kéo các tổ chức lân cận. 2.3. Đọc các phần còn lại khác Khi đọc cần chú ý sự liên quan của chúng với tổn thương chính (bị đẩy hay bị kéo). - Khí quản: là vệt sáng nằm chính giữa cột sống. Nếu thấy lệch sang 1 bên, có thể do tư thế chụp, có thể do bịco kéo hoặc bị đẩy. - Rốn phổi: bình thường rốn phổi phải nằm tương ứng với gian sườn 3 và thấp hơn rốn phổi trái 1 – 1,5cm. Rốn phổi chính là chỗ giao nhau của động mạch phổi và tĩnh mạch phổi tạo thành 1 góc, góc này đầy gọi là rốn phổi rộng (gặp trong u). Khẩu kính mạch máu thuỳ dưới to gấp 2 mạch máu thùy trên, nếu thấy mạch máu trên dưới bằng nhau và lan tỏa quá 1/2 trường phổi gọi là rốn phổi đậm. Tổn thương vùng rốn phổi chủ yếu là u ở PQ và trung thất. - Nhu mô phổi: đọc theo các vùng: đỉnh và dưới đòn, vùng giữa phổi và nền phổi, đọc theo các khoảng gian sườn phía trước và so sánh đối xứng 2 bên từ trên xuống, từ ngoài vào. Nếu tổn thương khu trú ở thuỳ hoặc phân thuỳ phổi, thì nói rõ thùy và phân thùy nào. - Trung thất và tim: biến dạng các cung tim và mạch máu cũng có hướng cho chẩn đoán các tổn thương phổi. Hình ảnh các cung tim có gì thay đổi bất thường (tim to, quai động mạch chủ giãn, cung động mạch phổi giãn…). Hình ảnh của trung thấy rộng ra, nhất là trung thất trên, cần theo dõi u trung thất. Trung thất bị đẩy trong TDMP, TKMP, u lớn… Trung thất bị co kéo gặp trong xẹp phổi, xơ phổi. Dấu hiệu đẩy phân ly (đẩy trung thất, kéo khí quản) thường gặp trong ung thư. - Vòm hoành và các góc tâm hoành, sườn hoành: bên phải, đỉnh cao của vòm hoành ở gian sườn 5. Nếu thấy vòm hoành giảm hoặc mất đường cong, góc tâm hoành mở rộng (góc tù), là vòm hoành hạ thấp trong KPT. Nếu vòm hoành nhăn nhúm, dúm dó, lên cao, là vòm hoành bị co kéo do tổn thương xơ, xẹp phổi. - Xương sườn và khoảng gian sườn: vôi hoá sụn và xương sườn chẽ đôi, có thể gặp ở người bình thường. Nếu xương sườn bị khuyết, gậm mòn, phá huỷ, là bệnh lý (lao, ung thư). Các khoảng gian sườn giãn trong: HPQ, KPT, TKMP, TDMP; bị co kéo trong: xơ phổi, xẹp phổi, dầy dính màng phổi. 2.4. Tóm tắt, kết luận và đề ra chẩn đoán Tóm tắt toàn bộ các phần đã đọc ở trên, kết luận những đặc điểm để nêu ra chẩn đoán. Đọc phim có thể cho chẩn đoán xác định, nhưng có khi cần phải chẩn đoán phân biệt và cũng có thể chưa chẩn đoán được. 3. Một vài kinh nghiệm phát hiện tổn thương Nếu nhìn không thấy tổn thương trên phim, thì tĩm kỹ từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, đối xứng hai bên ở từng khoảnggian sườn, tại các ô không có xương. Nếu thấy có từ 1 nốt mờ trở lên, thì đó chính là tổn thương. Sau đó khoanh gộp toàn bộ vùng đã đọc thành vị trí tổn thương. Bài thơ đọc phim: Nhìn khắp hình phổi trên phim Tổn thương không thấy hãy tìm như sau Từ trên xuống dưới, ngoài vào Hai bên đối xứng chỗ nào không xương Nếu thấy 1 nốt bất thường Thì coi là chính tổn thương gộp vào . Đọc X Quang Phổi 1. NHỮNG ĐIỂM CẦN X C ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐỌC PHIM XQUANG PHỔI 1.1. X c định họ tên, bệnh nhân và ngày chụp. 1.2. X c định chất lượng phim chụp:. BƯỚC ĐỌC PHIM PHỔI THẲNG 2.1. X c định vị trí tổn thương - Theo giải phẫu X. quang: thùy và phân thùy. - Theo vùng X. quang: + Vùng rốn phổi: chỗ chia nhánh của động mạch phổi (các đường chạy xuống. vùng rốn phổi chủ yếu là u ở PQ và trung thất. - Nhu mô phổi: đọc theo các vùng: đỉnh và dưới đòn, vùng giữa phổi và nền phổi, đọc theo các khoảng gian sườn phía trước và so sánh đối x ng 2 bên

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan