Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam_1 ppsx

7 1.7K 25
Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam_1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam Phần mở đầu: Người xưa nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Mái tóc không chỉ biểu hiện vẻ đẹp hình thức mà còn nói lên tâm hồn, tích cách, thậm chí có thể dự báo được số phận tương lai của người sở hữu nó… Đã từ lâu, hình ảnh mái tóc đi vào văn học của Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung như một biểu tượng nghệ thuật đầy sức gợi. Bài viết này là một thử nghiệm nhỏ của người viết nhằm giải mã phần nào ý nghĩa của biểu tượng đầy sức gợi đó trong phạm vi văn hóa-văn học dân gian Việt Nam. (Trong giới hạn của tư liệu và thời gian, người viết chủ yếu giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa dân gian người Việt-người Thái và sự thể hiện ý nghĩa biểu tượng này qua một số thể loại tục ngữ, ca dao người Việt, tục ngữ và truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của người Thái, có sự so sánh với ý nghĩa biểu tượng tóc trong văn hóa-văn học của một số dân tộc khác trên thế giới như Nga, người Do Thái, các dân tộc Đông Nam Á và một số dân tộc thiểu số của Việt Nam như H’Mông, Ê đê…). Phần nội dung: Mái tóc-biểu tượng cho vẻ đẹp hình thức cũng như tâm hồn, phẩm chất, năng lực của con người. 1.1. Mái tóc-biểu tượng vẻ đẹp hình thức của con người. Cao dao miêu tả diện mạo con người chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao trữ tình người Việt. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là: dân gian thường không miêu tả toàn bộ diện mạo con người mà thường chỉ chọn những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất, gây ấn tượng mạnh nhất. Trong kho tàng ca dao Việt Nam, những bài ca xuất hiện hình ảnh đôi mắt chiếm số lượng nhiều hơn cả, tiếp đến là hình ảnh hàm răng, hình ảnh mái tóc… Trong ca dao người Việt, có 6 câu miêu tả hình ảnh mái tóc của nam giới. Hầu hết nam giới đều hiện lên với mái tóc dài: - Anh về nối tóc cho dài. Nhuộm răng anh lại ra ngài hồng nhan. Đàn ông tóc tốt là tiên Đàn bà tóc tốt nằm liền với ma Răng đen tóc tốt em chê Râu quăn mũi lõ em lê mình vào Hỡi chàng da trắng tóc dài Em đã chờ đợi một hai năm trời. Trong truyền thống của người Việt Nam, mái tóc dài đã từng trở thành tiêu chuẩn cho vẻ đẹp của nam giới. Không chỉ có nữ giới mà đàn ông Việt Nam khi xưa cũng thường để tóc dài, búi tỏ củ hành. Lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân Thanh, Quang Trung có viết “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”. Câu nói trên không chỉ khẳng định độc lập, chủ quyền lãnh thổ, mà còn khẳng định truyền thống văn hóa của dân tộc. Bên cạnh hàm răng đen, mái tóc dài cũng thể hiện bản sắc văn hóa riêng độc đáo của người Việt Nam, nó có sức mạnh chống lại âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc. Khi văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta, nam giới mới cắt tóc, không để tóc dài. Khi đó thì mái tóc dài mới không còn là biểu tượng cho vẻ đẹp của người đàn ông nữa mà trở thành nét đẹp riêng, biểu tượng riêng của nữ giới. Ngày nay “tóc dài” trở thành một danh từ chỉ phái nữ, phái đẹp. Mái tóc gắn với hình ảnh người phụ nữ chiếm số lượng nhiều hơn cả (27 câu miêu tả mái tóc của phụ nữ). Dày, thẳng, mượt, dài là đặc điểm của một mái tóc lí tưởng trong quan niệm dân gian: Ba cô anh lạ cả ba Bốn cô anh lạ cả bốn biết là quen ai Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang. Bây giờ kẻ ở người về Mái tóc xanh chấm đất Quyết xén thề ngang vai. - Người bao nhiêu tuổi hỡi người Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa Tóc xanh tươi tốt rậm rà Răng đen nhánh nhánh tưởng là hạt na. Đang trưa ngồi ở trong nhà Thấy con nhạn trắng nó đà đưa thư. Hỡi người tóc tốt xanh non Lưng ong thắt đáy như con tò vò Miệng muốn ăn dạ hãy còn no Lại đây tôi kết duyên cho bằng lòng. Mái tóc dài đầy ám ảnh của các cô thôn nữ đã từng làm biết bao chàng trai phải bối rối, bồn chồn: Tóc ngang lưng vừa chừng em bới Để chi dài bối rối lòng anh… Không riêng gì người Việt mà nhiều dân tộc khác trên đất nước ta cũng lấy mái tóc dài, mượt là một trong những tiêu chuẩn lí tưởng cho vẻ đẹp của các chàng trai, cô gái. Dấu hiệu đầu tiên để nhận ra một cô gái Thái là mái tóc dài óng ả, hay búi tóc tròn sau gáy: - Em cũng đã thành con gái Biết thêu khăn may lụa Tóc đen dày trễ mượt ngang vai. - Mặt thắm tươi hoa sen/ Đỉnh đầu cài búi tóc hoa đào. - Đuôi mắt em dính nhựa tram/ Búi tóc tròn sau gáy chẽ đôi. Đó không chỉ là niềm tự hào, khiến nhiều người thèm muốn thậm chí ghen tị: “Đừng ghen người ta có tóc dài, đừng ghen người ta có của cải” (tục ngữ Thái) mà còn là niềm mơ ước suốt đời của các cô gái Thái: “Con trai ước lấy nhiều vợ tận già, con gái mong tóc dài tận lúc chết”. Còn khi người Thái tự nói về mình một cách khiêm tốn nhún nhường thì: Em xấu như con quạ, chẳng xứng Mặt rỗ người lại thô Như quả mây ven bờ Tóc cờm cợp như con gấu núi Người Thái sống ở núi rừng nên hình ảnh như: chải tóc tua rua, tóc cờm cợp như con gấu núi, mặt như quạ, da như vẩy tê tê là những hình ảnh quen thuộc tượng trưng cho vẻ đẹp hoang sơ của người dân miền núi. Hình ảnh mái tóc dài cũng biểu hiện vẻ đẹp và sức mạnh của Đăm săn-tù trưởng hùng mạnh nhất, giàu có nhất: “Đăm san nằm trên võng, tóc chàng thả xuống một cái chiêng cái” [233, 2]. Không chỉ riêng người Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước làm nông nghiệp, người dân trước kia đều để tóc dài. Nguyên nhân có thể vì:“Tóc mọc quanh đầu người cũng là hình ảnh của những tia mặt trời. Nói một cách khái quát chúng tham dự vào quan hệ với trời…”. “ Ở Trung Quốc, cắt cụt tóc mình đi hay cắt cụt cây trên núi tức là làm cho trời hết mưa” [ 932, 3]. Trong tư duy biểu tượng tóc được liên hệ với cỏ, bộ tóc của trời đất, và qua đó với toàn bộ thế giới thực vật. Đối với các dân tộc nông nghiệp, tóc mọc tốt là dấu hiệu của sự tăng trưởng, phát triển dồi dào của những cây lương thực. Do đó mà tất cả các dân tộc nguyên thủy mới dành cho bộ tóc một ý nghĩa quan trọng và một sự chăm sóc đặc biệt Ý niệm tăng trưởng gắn liền với ý niệm hướng thượng: trời làm mưa cho đất trở nên mầu mỡ và từ đất cây cối mọc hướng lên trời. Ánh sáng và mưa là hai điều kiện quyết định cuộc sống của cư dân nông nghiệp. Phải chăng vì thế mà người Việt và rất nhiều dân tộc khác trên thế giới đều để tóc dài, kiêng không cắt tóc? Kiểu dáng tóc còn giúp chúng ta nhận ra người sở hữu mái tóc đó thuộc dân tộc nào trên đất nước Việt Nam: Người phụ nữ Kinh duyên dáng với mái tóc đuôi gà: Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên… Dấu hiệu nhận ra người phụ nữ Mông là cuộn tóc thành vành, người phụ nữ Thái là búi tóc tròn sau gáy: Đuôi mắt em dính nhựa tram/ Búi tóc tròn sau gáy chẽ đôi. . của biểu tượng đầy sức gợi đó trong phạm vi văn hóa -văn học dân gian Việt Nam. (Trong giới hạn của tư liệu và thời gian, người viết chủ yếu giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa dân gian. Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam Phần mở đầu: Người xưa nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Mái tóc không chỉ biểu hiện vẻ đẹp. sánh với ý nghĩa biểu tượng tóc trong văn hóa -văn học của một số dân tộc khác trên thế giới như Nga, người Do Thái, các dân tộc Đông Nam Á và một số dân tộc thiểu số của Việt Nam như H’Mông, Ê

Ngày đăng: 25/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan