Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ docx

6 10.3K 46
Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I.Mục tiêu: A.Tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: lùi dần, mệt mỏi, sải cánh, xe buýt. - Đọc đúng các câu kể câu hỏi. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ). 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu. - Hiểu nghĩa của các từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào. - Nắm được ý nghĩa câu chuyện và cốt chuyện: mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của mọi người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. B.Kể chuyện: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện: giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: nghe và nhận xét được cách kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Tranh hoặc ảnh một đàn sếu (con sếu) nếu có. III.Các hoạt động dạy học: Ti ến tr ình dạy học Ho ạt đ ộng c ủa Gi áo vi ê n Ho ạt đ ộng c ủa HS A.Bài c ũ (3 phút) - 2 ,3 hs đ ọc thu ộc l òng b ài th ơ : B ận v à trả lời nội dung bài. - 2,3 hs đ ọc v à tr ả l ời câu hỏi. B.Bài mới 1.Gt bài (2 phút) 2.Luyện đọc (15-20 phút) - Nh ận x ét . -Các em nhỏ và cụ già. -Gv ghi đề. 2.1.Gv đọc mẫu lần 1 với giọng đọc người dẫn chuyện chậm rãi ở đoạn 1 (đoạn tả cảnh buổi chiều), buồn, cảm động ở đoạn sau (nỗi buồn của ông cụ) -Những câu hỏi của bạn nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng lo lắng băn khoăn, câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3: lễ độ, ân cần. -Giọng ông cụ: buồn nghẹn ngào. 2.2.Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc câu nối tiếp -Hs đọc câu nối tiếp lần 1. -Rèn đọc từ khó: lùi dần, sải cánh, mệt mỏi, xe buýt. -Hs đọc câu lần 2. b. Đọc đoạn nối tiếp. -5 hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. Gv nhắc nhở hs ngắt nghỉ hơi đúng giọng câu kể, câu hỏi. -1 hs đọc chú giải. c. Đọc đoạn trong nhóm. d.5 hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn. -Hs chú ý lắng nghe. -Hs đọc câu nối tiếp. -5 hs đọc. -1 hs đọc. -5 hs đọc. 3.Tìm hiểu bài (15 phút) - Hs đ ọc th ầm đ o ạn 1 v à 2, tr ả l ời c â u hỏi: +Các bạn nhỏ đi đâu? +Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? -Ghi bảng: u sầu. -Gv giải nghĩa từ và yêu cầu hs đặt câu với từ này. +Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? +Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy? -Hs đọc thầm đoạn 3 và 4, trả lời: +Ông cụ gặp chuyện gì buồn? - Đ ọc th ầm đ o ạn 1,2 . -Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. -Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu. -Sau tai nạn ấy, bác em có vẻ u sầu. -Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau, có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất một cái gì, cuối cùng, cả lớp đến tận nơi hỏi thăm cụ. -Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, các bạn muốn giúp đỡ ông cụ. -Đọc thầm đoạn 3,4. -Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong viện, rất khó qua khỏi. +V ì sao khi chuy ện tr ò v ới c á c b ạn , ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? -Hs trao đổi nhóm, phát biểu. -Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi trong nhóm để chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý SGK. -Gv chốt lại: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp được gì cho ông cụ nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy nhẹ nhàng hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết. Câu - C ụ c ảm th ấy n ỗi buồn được chia sẻ / ong cụ cảm thấy cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ / ông cảm thấy được an ủi vì các bạn nhỏ rất quan tâm đến cụ. -a.Chọn tên: Những đứa trẻ tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện rất tốt bụng, giàu tình thương người. -b.Chọn tên: Chia sẻ vì các bạn đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn. -c.Chọn tên: Cảm ơn các cháu vì ông cụ cảm ơn các bạn nhỏ đã quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại. 4.Luyện đọc lại (15-18 phút) Kể chuyện (18 -20 phút) chu y ện mu ốn n ói v ới c á c em: con người phải thương yêu nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. -4 hs nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn 2,3,4,5. -Mỗi tốp (6 hs thi) thi đọc chuyện theo vai (người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ). -Các tốp thi đọc lại chuyện theo vai. -Gv và cả lớp bình chọn cá nhân đọc tốt. 1.Gv nêu nhiệm vụ: tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn. 2.Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện theo lời bạn nhỏ. -Một hs chọn kể mẫu lại một đoạn của câu chuyện, trước khi kể, cần nói rõ: em chọn đóng vai nào? (Vai bạn trai nêu câu hỏi đầu tiên hay vai bạn nói câu thứ 2,3). -Từng cặp hs kể theo lời nhân vật. - H s l ắng nghe . -4 hs thi đọc. -Thi đọc theo lối phân vai. -Nghe, nhận xét bạn đọc. -Hs chú ý lắng nghe. -1 hs kể mẫu. -Kể theo cặp. 5.Củng cố. dặn dò (2 phút) - 3,4 hs thi k ể tr ư ớc l ớp . -1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện. -Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. -Gv hỏi: +Các em đã làm được việc gì thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa? -Gv nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau: Tiếng ru. - 3,4 hs thi k ể . -1 hs kể. -Nghe, nhận xét, chọn bạn kể hay nhất. -Hs trả lời. . Đề bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I.Mục tiêu: A .Tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: lùi dần, mệt mỏi, sải cánh, xe buýt. - Đọc đúng các câu kể câu hỏi. - Biết đọc. bài (2 phút) 2.Luyện đọc (15-20 phút) - Nh ận x ét . -Các em nhỏ và cụ già. -Gv ghi đề. 2.1.Gv đọc mẫu lần 1 với giọng đọc người dẫn chuyện chậm. một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu. -Sau tai nạn ấy, bác em có vẻ u sầu. -Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau, có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị

Ngày đăng: 25/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan