Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh ở Bắc bộ (tóm tắt)

27 466 0
Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh ở Bắc bộ (tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN VĂN THÌN NGHIÊN CỨU SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN CÓ TƯỜNG ĐỈNH Ở BẮC BỘ Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số chuyên ngành: 62-58-40-01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2014 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Bá Quỳ Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Ngô Trí Viềng Phản biện 1: GS.TS. Đinh Văn Ưu, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: GS.TS.Trần Đình Hợi, Viện Nước, Môi trường và Biến đổi khí hậu Phản biện 3: GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại vào lúc … giờ …. ngày … tháng … năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Dọc theo bờ biển là những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của cả nước. Đê biển Bắc bộ có cao trình đỉnh tương đối thấp, bề rộng mặt đê nhỏ, mái đê phía biển, phía đồng dốc và hầu hết đê lại trực diện với biển. Theo kết quả thống kê từ các sự cố vỡ đê trong những năm qua thì sóng tràn gây hư hại mặt đê và mái phía đồng là phổ biến. Một giải pháp hữu hiệu để giảm sóng tràn qua đê là xây tường đỉnh thấp đặt trên đỉnh đê, vì việc tôn cao mặt đê hay làm cơ ở phía thượng lưu là rất tốn kém và khó khả thi, đặc biệt là những tuyến đê có hành lang hẹp. Đến nay, các nghiên cứu ảnh hưởng của tường đỉnh thấp, đặc biệt là nghiên cứu tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy sóng tràn chưa đầy đủ. Việc hiểu rõ ảnh hưởng của tường đỉnh thấp và thềm trước tường đối với sóng tràn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, bổ sung luận cứ khoa học cho tiêu chuẩn kỹ thuật đê biển hiện nay. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh ở Bắc bộ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của tường đỉnh thấp đến lưu lượng sóng tràn trung bình và tính chất dòng chảy sóng tràn qua đê biển, từ đó góp phần nâng cao độ tin cậy trong tính toán sóng tràn qua đê biển để bổ sung luận cứ khoa học cho tiêu chuẩn kỹ thuật đê biển hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp cho đê biển hiện có ở Bắc bộ - Việt Nam. 2 4. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp; mô hình vật lý máng sóng nghiên cứu ảnh hưởng của tường đỉnh thấp đến sóng tràn qua đê biển; tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp; áp dụng kết quả nghiên cứu tính toán sóng tràn qua đê biển Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan trong nước và trên thế giới về sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp. Từ đó lựa chọn hướng tiếp cận vừa mang tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo và phù hợp với điều kiện Việt Nam. 5.2. Các phương pháp sử dụng trong luận án Phương pháp nghiên cứu tổng quan; phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; phương pháp kết hợp mô hình toán và mô hình vật lý; phương pháp nghiên cứu ứng dụng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xây dựng tường đỉnh thấp trên đê nhằm nâng cao cao trình đỉnh đê, giảm thiểu sóng tràn qua đê là giải pháp được áp dụng phổ biến do tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại về sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp chưa đầy đủ, đặc biệt là vấn đề tương tác giữa sóng và tường. Do đó, việc hiểu rõ ảnh hưởng của tường đỉnh thấp đến lưu lượng sóng tràn trung bình cũng như tương tác giữa sóng – tường và tính chất dòng chảy sóng tràn sẽ góp phần nâng cao độ tin cậy trong công tác thiết kế đê biển có tường đỉnh ở nước ta. 3 7. Những đóng góp mới của luận án - Làm sáng tỏ bản chất ảnh hưởng của tường đỉnh đến các đặc trưng sóng tràn và chứng minh được tính ưu việt của thềm trước thông qua việc đi sâu phân tích quá trình tương tác sóng – tường; - Xây dựng được công thức thực nghiệm xác định hệ số ảnh hưởng tổng hợp của tường đỉnh thấp trên đê đến lưu lượng sóng tràn trung bình cho trường hợp sóng đều (2-12); - Xây dựng được đường cong quan hệ tường minh giữa chiều cao sóng bắn với các tham số sóng và hình học tường (Hình 2.13); - Xây dựng được một mặt cắt ngang đê biển tường đỉnh có thềm trước hợp lý, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn đê biển Bắc bộ - Việt Nam (Hình 4.8). 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị; luận án được trình bày trong 4 chương bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp; Chương 2: Mô hình vật lý máng sóng nghiên cứu ảnh hưởng của tường đỉnh thấp đến sóng tràn qua đê biển; Chương 3: Tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp; Chương 4: Áp dụng kết quả nghiên cứu để tính toán sóng tràn qua đê biển Giao Thủy, tỉnh Nam Định. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN CÓ TƯỜNG ĐỈNH THẤP 1.1 Tổng quan về nghiên cứu sóng tràn qua đê biển Hiện nay, do những biến động lớn về môi trường, tác động rõ nét của biến đổi khí hậu toàn cầu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, đặc biệt là 4 bão và nước biển dâng làm gia tăng nguy cơ ngập lụt do vỡ đê, trong đó sóng tràn là một trong những tác nhân cơ bản. Vì vậy, nghiên cứu sóng tràn qua đê biển vẫn là vấn đề thời sự trên Thế giới và ở Việt Nam 1.2 Nguyên nhân, cơ chế phá hoại đê biển và giải pháp giảm thiểu 1.2.1 Nguyên nhân hư hỏng đê biển Có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố hư hỏng đê biển trong đó sóng tràn gây phá hoại đỉnh và mái đê phía trong là nguyên nhân cơ bản dẫn đến vỡ đê. 1.2.2 Cơ chế phá hoại đê biển do sóng tràn Cơ chế phá hoại đê biển có nhiều, từ phá hoại cục bộ đến phá hoại tổng thể; các nguyên nhân, yếu tố tác động, hệ quả cũng rất đa dạng. Qua phân tích, thống kê, kế thừa có chọn lọc các báo cáo, các sự cố vỡ đê ở Bắc bộ và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, thấy rằng: cơ chế phá hoại đê biển do sóng tràn, dòng chảy tràn là cơ chế nổi trội nhất. 1.2.3 Giải pháp giảm thiểu sóng tràn cho đê biển Bắc bộ Hiện nay, có khá nhiều giải pháp để giảm thiểu sóng tràn qua đê, các giải pháp công trình và phi công trình phổ biến như: làm đê ngầm phá sóng ở phía trước đê, dùng các cấu kiện khác nhau đặt trước đê để giảm sóng, làm cơ đê phía biển một bậc hoặc nhiều bậc, trồng rừng ngập mặn phía trước đê, nâng cao cao trình đỉnh đê…Tuy nhiên, do hạn chế về không gian xây dựng và điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc xây tường đỉnh thấp trên đê để nâng cao cao trình đỉnh đê, giảm thiểu sóng tràn qua đê là một trong những giải pháp khả thi về kinh tế và kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta. 1.3 Tổng quan về đê biển có tường đỉnh thấp ở Miền Bắc Đê biển có tường đỉnh thấp (W/H s ≤ 0.5) nằm sát mép ngoài mặt đê được sử dụng khá phổ biến cho hệ thống đê biển ở Miền Bắc và được sử dụng ở những nơi mà không còn quỹ đất để tôn cao, hoặc điều kiện kinh tế không cho phép xây đê cao, như: đê bảo vệ các khu đô thị, khu du lịch. 5 1.4 Tổng quan nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp 1.4.1 Ở trên thế giới (TAW 2002) Ở trên thế giới nghiên cứu phổ biến nhất về sóng tràn qua đê có tường đỉnh thấp là TAW (2002) sau này là EurOtop (2007). Ảnh hưởng của tường đỉnh thấp trên đê đến lưu lượng sóng tràn trung bình theo phương pháp TAW (2002) là không rõ ràng thể hiện qua: ảnh hưởng của tường đỉnh đến lưu lượng sóng tràn trung bình theo phương pháp của TAW (2002) là ẩn; tường đỉnh làm tăng độ dốc mái đê quy đổi có thể là nguyên nhân làm tăng lưu lượng sóng tràn, tuy nhiên sau đó lại được chiết giảm bởi hệ số  v . Hệ số ảnh chiết giảm của tường đỉnh  v chỉ dựa trên một số ít số liệu thí nghiệm và mới chỉ xét đến ảnh hưởng góc nghiêng của mặt tường phía biển, chưa kể đến tính chất tương tác sóng – tường và dòng chảy sóng tràn cũng như kích thước hình học tường. 1.4.2 Ở Việt Nam Tường đỉnh thấp là dạng công trình đặc thù ở nước ta. Do vậy, có rất ít công trình nghiên cứu về sóng tràn qua dạng công trình này. Nghiên cứu ban đầu của Tuấn và cộng sự (2009) đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc xem xét ảnh hưởng của tường đỉnh thấp trên đê đến sóng tràn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa xem xét ảnh hưởng của thềm trước (S = 0). Tiếp theo là nghiên cứu của Tuấn (2013) đã đánh giá được ảnh hưởng của tường đỉnh và thềm trước tường đến lưu lượng sóng tràn qua đê biển. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tuấn (2013) chưa xem xét đến tính chất tương tác sóng - tường và sự thay đổi của dòng chảy sóng tràn qua đê khi có sự hiện diện của tường đỉnh. Ngoài ra, ảnh hưởng chiết giảm của tường đối với sóng đều cũng chưa được đề cập trong nghiên cứu. 1.5 Kết luận chương 1 Sóng tràn là một dạng tải trọng cơ bản nhất đối với đê biển, là tác nhân dẫn đến hơ hỏng và sự cố vỡ đê. Tường đỉnh được xem là giải pháp hiệu quả nâng cao cao trình đỉnh, giảm sóng tràn qua đê. Nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh từ TAW(2002) đến Tuấn (2013) vẫn chưa thật đầy đủ. 6 Tiếp tục phát triển nghiên cứu của Tuấn (2013) luận án đã tiến hành thí nghiệm mô hình vật lý máng sóng với sóng đều nhằm xem xét ảnh hưởng của tường đỉnh đến các đặc trưng sóng tràn và đặc biệt là chi tiết về tương tác sóng – tường và tính chất dòng chảy sóng tràn khi có tường. Sử dụng mô hình toán từ đơn giản như mô hình phi tuyến nước nông (NLSW) đến phức tạp hơn như mô hình (RANS-VOF) để xem xét một cách chi tiết ảnh hưởng của tường dưới góc nhìn tương tác sóng - tường và chế độ dòng chảy sóng tràn qua tường. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm sáng tỏ tính chất sóng tràn qua đê khi có tường đỉnh thấp, góp phần nâng cao chất lượng thiết kế đê biển có tường đỉnh thấp ở nước ta. CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH VẬT LÝ MÁNG SÓNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỜNG ĐỈNH THẤP ĐẾN SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN 2.1 Mục đích nghiên cứu Xem xét ảnh hưởng của tường đỉnh thấp đến lưu lượng sóng tràn trung bình và tương tác giữa sóng – tường và tính chất dòng chảy sóng tràn khi có tường. 2.2 Cơ sở lý thuyết về tương tự Để mô hình tương tự với nguyên hình một cách hoàn toàn thì cần phải đầy đủ 3 đặc trưng tương tự: hình học, động học và động lực học. Để có được tương tự cơ bản về các yếu tố sóng, mô hình cần làm chính thái, tỷ lệ mô hình cần tuân theo tiêu chuẩn Froude. Trong các thí nghiệm sóng ngắn với mô hình chính thái tiêu chuẩn Froude tự động được thỏa mãn. 2.3 Mô tả thí nghiệm sóng đều 2.3.1 Máng sóng Máng sóng Hà Lan có tổng chiều dài 45m, chiều dài hiệu quả 42m, chiều cao 1.2m, chiều rộng 1.0m. Máy tạo sóng được trang bị hệ thống hấp thụ sóng phản xạ tự động. 7 Máy tạo sóng có thể tạo sóng đều, hoặc ngẫu nhiên theo một số dạng phổ phổ biến ví dụ như JONSWAP. Chiều cao sóng ngẫu nhiên tối đa có thể tạo ra trong máng là 0.3m và chu kỳ 3.0s (Hình 2.1) 2.3.2 Mô hình đê và các tham số thí nghiệm Mô hình đê và các tham số thí nghiệm có tỷ lệ mô hình 1/10, mái đê nhẵn không thấm nước. Đê trong máng sóng có chiều cao 70cm, mái đê phía biển có độ dốc 1/3. Tường đỉnh thấp trên đê có các chiều cao lần lượt là W = 4cm, 6cm và 9cm được làm bởi các khối rời nhau sao cho khi kết hợp lại với nhau thì chiều cao tường đỉnh thấp (W) và chiều rộng thềm trước (S) được thỏa mãn theo yêu cầu của kịch bản thí nghiệm. Bề rộng thềm trước trong thí nghiệm lần lượt là S = 0cm, 10cm và 20cm. Chiều dài bãi trước đê 24.5m và có độ dốc i =1/100 (Hình 2.5). 2.3.3 Chương trình thí nghiệm Độ sâu nước máng d = 0.60m được chọn cho thí nghiệm. Một hệ thống 3 đầu đo sóng được đặt ở trước chân đê và một đầu đo được đặt cách chân đê 24.5m. Hình 2.1 Toàn cảnh máng sóng sử dụng thí nghiệm Hình 2.5 Mô hình thí nghiệm sóng đều 8 Một camera có độ phân giải cao được đặt vuông góc với tường kính của máng sóng để thu các ảnh với tốc độ 50 ảnh/s để xem xét tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy sóng tràn. Thời gian thí nghiệm là 10 con sóng đối với sóng đều trước khi sóng đều bị ảnh hưởng bởi các sóng phản xạ (Bảng 2.1). 2.3.4 Trình tự thí nghiệm và các tham số đo đạc Thời gian chuẩn bị từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 8 năm 2012, thời gian tiến hành thí nghiệm chính thức từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 9 năm 2012. Các tham số đo đạc bao gồm: chiều cao sóng H, chu kỳ sóng T, lưu lượng sóng tràn trung bình q, chiều cao sóng bắn H b , chiều dày lớp nước trên đỉnh tường H t , độ cao lưu không R c . 2.4 Phân tích kết quả thí nghiệm 2.4.1 Ảnh hưởng của tường đỉnh đến lưu lượng sóng tràn trung bình Hệ số ảnh hưởng tổng hợp của tường đỉnh là tích của các hệ số ảnh hưởng thành phần do chiều cao tường và chiều rộng thềm trước đem lại.                               (2-11) Xác định hệ số ảnh hưởng tổng hợp  v (thực đo) và  v (tính toán), lập đường hồi quy giữa  v (thực đo) và  v (tính toán), thử dần các giá trị c 1 , c 2 sao cho đường hồi quy phù hợp nhất với đường phân giác y = x, từ đó tác giả xác định được hệ số c 1 =1.26, c 2 = 1.44 (Hình 2.12)                         (2-12) 2.4.2 Ảnh hưởng của tường đến chiều cao sóng bắn Chiều cao sóng bắn được xác định qua phân tích ảnh bằng Matlab. Tác giả đi xây dựng tương quan giữa giữa    với    , phương trình đường cong có dạng y = 1.544e -30.9x với độ hồi quy R 2 = 0.624 từ biểu đồ này ta có thể sơ bộ xác định được chiều cao sóng bắn từ yếu tố sóng, tường (Hình 2.13). Bảng 2.1 Tổng hợp chương trình thí nghiệm sóng đều Số thí nghiệm Các thông số sóng R c (m) W (cm) S (cm) H (m) T (s) 40 0.16- 0.24 1.5 – 2.5 0.10 0; 4; 6; 9 0; 10; 20 [...]... thềm trước tường và từ đó đề xuất bổ sung được một mặt cắt ngang đê biển Kết quả nghiên cứu của luận án được chuyển tải qua một phần mềm tính toán sóng tràn đơn giản dễ sử dụng Những kết quả nghiên cứu luận án đã làm sáng tỏ tính chất sóng tràn qua đê khi có tường đỉnh thấp, góp phần nâng cao chất lượng thiết kế đê biển có tường đỉnh thấp ở nước ta 2 Tồn tại và kiến nghị 2.1 Tồn tại Các nghiên cứu hiện... phân tích hài hòa các yếu tố sóng tràn, yêu cầu giao thông, cứu hộ, cứu nạn vv cho từng vùng từng loại đê cụ thể 22 Hình 4.8 Mặt cắt ngang đê biển có tưởng đỉnh thấp và thềm trước tường 4.4 Kết luận chương 4 Luận án đã lựa chọn được công trình nghiên cứu mang tính đại diện cho hệ thống đê biển Bắc bộ - Việt Nam, đã áp dụng kết quả nghiên cứu vào tính toán sóng tràn cho đê biển Giao Thủy và tiếp tục chứng... QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 4.1 Giới thiệu công trình Đê biển Giao Thủy dài 32km có nhiệm vụ bảo vệ 205.799 người và 23.207ha đất canh tác Cao trình đỉnh đê +5.0m, chiều cao tường đỉnh trên đê W= 0.5m, bề rộng thềm trước tường S = 0; mái đê phía biển m = 4, bề rộng mặt đê B = 5m, mực nước thiết kế 2.29m 4.2 Tính toán sóng tràn Ứng dụng các kết quả có được ở. .. giới, ở Việt Nam và thấy rằng: nghiên cứu sóng tràn là vấn đề thời sự, cơ chế phá hoại đê biển nổi trội nhất là do sóng tràn qua đê Một giải pháp hữu hiệu và khá phổ biến hiện nay để nâng cao cao trình đỉnh đê, giảm thiểu sóng tràn qua đê là xây dựng tường đỉnh thấp trên đê Các nghiên cứu đi trước về vấn đề này là chưa đầy đủ Từ các kết quả thí nghiệm và cách phân tích số liệu tường minh, khoa học Luận... dựng được công thức thực nghiệm xác định hệ số ảnh hưởng tổng hợp của tường đỉnh đến lưu lượng sóng tràn trung bình trong trường hợp sóng đều (2-12) và đường cong quan hệ một cách rõ ràng giữa chiều cao sóng bắn với các yếu sóng, tường (Hình 2-13) CHƯƠNG 3 TƯƠNG TÁC SÓNG – TƯỜNG VÀ DÒNG CHẢY SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN CÓ TƯỜNG ĐỈNH THẤP 3.1 Đặt vấn đề Ở các mức độ chi tiết khác nhau, luận án đã sử dụng từ... trước tường Từ việc hiệu quả thềm trước tường mang lại tác giả đã xây dựng mặt cắt ngang đê biển (Hình 4.8), hợp lý hiệu quả, phù hợp với đê biển Bắc bộ Việt Nam Chương trình tính toán sóng tràn đơn giản, dễ sử dụng trong đào tạo, thiết kế, phần mềm mở KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết quả đạt được của luận án Luận án đã nêu được tổng quan tình hình nghiên cứu sóng tràn qua đê biển ở trên thế giới, ở Việt... tại chỉ dừng lại: đê mái nhẵn không thấm nước, tường thẳng đứng, chưa xem các hình dạng tường khác (tường nghiêng, tường cong, tường có mũi hắt sóng ); số thí nghiệm chưa nhiều, chưa phủ kín được các trường hợp làm việc thực tế của đê biển Bắc bộ - Việt Nam; chưa nghiên cứu thấu đáo phân bố áp lực sóng lên tường; chưa đề cập đến ảnh hưởng của gió bão nên kết quả tính toán trong nghiên cứu sẽ thấp hơn... toán sóng tràn bao gồm: lưu lượng sóng tràn trung bình và chiều cao sóng bắn Tác giả đã đi xây dựng phần mềm tính toán sóng tràn Phần mềm này được thiết lập tường minh, đơn giản dễ sử dụng trong học tập, nghiên cứu cũng như trong tính toán thiết kế đê biển Phần mềm mã nguồn mở có thể nâng cấp mở rộng tính năng một cách rất dễ dàng 4.3 4.3.1 Kết quả tính toán sóng tràn và đề xuất mặt cắt ngang đê biển. .. lượng sóng leo bị tiêu tán nhiều hơn khi sóng tác động với tường Kết quả là chiều cao sóng bắn và lưu lượng sóng tràn trung bình nhỏ hơn đáng kể so với trường hợp (S=0) Tường đỉnh có thềm trước (S > 0) ưu việt hơn tường đỉnh không có thềm trước (S =0) khi đề cập đến vấn đề giảm sóng tràn và chiều cao sóng bắn Khi sóng bắn cao và kèm theo gió bão từ phía biển thì khó kiểm soát lưu lượng sóng tràn tăng... cao (ví dụ mô phỏng 1000 con sóng chỉ 5-10 phút) Dùng mô hình này cho kết quả tính toán khá tin cậy lưu lượng sóng tràn trung bình qua đê mái thoải và không có tường đỉnh Đối với sóng tràn qua các kết cấu có hình dạng phức tạp (ví dụ đê có tường đỉnh thì còn nhiều hạn chế) Luận án đã áp dụng mô hình NLSW của Tuấn và Oumeraci (2010) để mô phỏng, tính toán sóng tràn với sóng ngẫu nhiên Kết quả tính toán . quả nghiên cứu để tính toán sóng tràn qua đê biển Giao Thủy, tỉnh Nam Định. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN CÓ TƯỜNG ĐỈNH THẤP 1.1 Tổng quan về nghiên cứu sóng tràn qua đê. biển hiện có ở Bắc bộ - Việt Nam. 2 4. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp; mô hình vật lý máng sóng nghiên cứu ảnh hưởng của tường đỉnh thấp. đỉnh thấp đến sóng tràn qua đê biển; tương tác giữa sóng - tường và dòng chảy sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp; áp dụng kết quả nghiên cứu tính toán sóng tràn qua đê biển Giao Thủy,

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan