Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

110 828 1
Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Amylase là một loại enzym thủy phân tinh bột quan trọng nhất trong công nghệ sinh học. Nó có khả năng phân cắt các liên kết α-1,4 glucoside, α-1,6 glucoside của amylose và amilopectin, làm tăng tốc độ đường hóa tinh bột của nguyên liệu giúp các phản ứng xảy ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian hình thành sản phẩm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thò Thanh Bình NGHIÊN CỨU THU NHẬN ENZYM AMYLASE CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM SI PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH THỦY Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 - 2010 THƯ VIỆN LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Trần Thanh Thủy đã dìu dắt giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin ghi nhớ công ơn tất cả Quý Thầy Cô trong Khoa Sinh, và trong phòng thí nghiệm Vi sinh – Sinh hóa, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc nghiên cứu thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn học viên Cao học khóa 17 và 18 ngành Vi sinh vật học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm. Cuối cùng tôi xin gởi lời biết ơn đến Ba Má, hai em và bạn bè đã luôn yêu thương và ủng hộ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010 NGUYỄN THỊ THANH BÌNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMC Carboxymethy cellulose dd Dung dịch DNS 3, 5 – dinitrosalicylic acid Hđ amylase Hoạt độ amylase HST Hệ sinh thái KL Khuẩn lạc KS Kháng sinh MT Môi trường NS Nấm sợi NXB Nhà xuất bản OD Optical density (mật độ quang) PTN Phòng thí nghiệm RNM Rừng ngập mặn SV Sinh vật VK Vi khuẩn VSV Vi sinh vật MỞ ĐẦU Amylasemột loại enzym thủy phân tinh bột quan trọng nhất trong công nghệ sinh học. Nó có khả năng phân cắt các liên kết α-1,4 glucoside, α-1,6 glucoside của amylose và amilopectin, làm tăng tốc độ đường hóa tinh bột của nguyên liệu giúp các phản ứng xảy ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian hình thành sản phẩm. Amylase thu nhận từ VSV nói chung, từ NS nói riêng có nhiều ưu điểm nổi bật hơn các loại amylase từ thực vật và động vật như: hoạt tính enzym cao hơn, khả năng chịu nhiệt cao, thời gian thu enzym nhanh, giá thành rẻ, có thể sản xuất ở quy mô công nghiệp với nguồn nguyên liệu đơn giản và rẻ tiền. Với những ưu thế nổi trội, NS trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào, đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp sản xuất enzym. Do đó, trong vòng 50 năm trở lại đây, các chế phẩm enzym từ NS đã dần thay thế enzym từ động vật. Các chủng NS sinh amylase cao như: Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Rhizopus, . Với phạm vi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ thực phẩm, dược phẩm, công nghệ lên men, công nghiệp dệt nên khối lượng chế phẩm amylase được sản xuất hàng năm trên thế giới lên tới hàng chục vạn tấn và ngày một gia tăng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các chủng NS sinh amylase cao luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong quá trình tìm kiếm ấy, con người luôn quan tâm đến NS sống trong các hệ sinh thái đặc biệt. Nằm giữa đất liền và biển cả, RNM Cần Giờ có môi trường sống vốn khắc nghiệt, mang tính cạnh tranh cao, làm tăng khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học giúp SV thích nghi tốt với điều kiện sống. Nơi đây lưu trữ, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của vùng ven biển nhiệt đới từ thực vật, động vật và cả VSV. Hơn nữa, Việt Nam là nước có nguồn tinh bột và phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào là điều kiện thuận lợi để ứng dụng amylase thu nhiều sản phẩm. Có thể nói cho đến nay, sự hiểu biết về khu hệ NS ở RNM và vai trò của chúng trong hệ sinh thái này còn quá ít và chưa đầy đủ. Trước thực tế này, nhằm đa dạng hóa nguồn enzym từ các NS, cũng như mong muốn thu nhận được các chủng NS mang đặc tính quý, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ”.  Mục tiêu đề tài Tuyển chọn và khảo sát được một số chủng NS sinh α -amylase và glucoamylase cao từ RNM Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh  Nhiệm vụ của đề tài - Phân lập các chủng NS thu nhận từ RNM Cần Giờ. - Khảo sát khả năng sinh tổng hợp amylase các chủng NS phân lập được - Tuyển chọn 2 chủng sinh amylase cao tiếp tục khảo sát - Phân loại đến chi các chủng NS đã tuyển chọn - Khảo sát các điều kiện sinh trưởng của 2 chủng NS tuyển chọn - Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình thu nhận amylase - Thu nhận chế phẩm amylase thô và so sánh với enzym thương mại trên thị trường. - Khảo sát các đặc tính sinh học khác  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng là các chủng NS phân lập từ các mẫu đất, thân, lá cây, …ở RNM Cần Giờ - Phạm vi nghiên cứu gồm 5 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Lý Nhơn thuộc RNM huyện Cần Giờ.  Thời gian và địa điểm nghiên cứu đề tài - Thời gian: Từ tháng 8/2009 – 7/ 2010 - Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại PTN Vi sinh - Sinh hóa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ RNM CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái cơ bản RNM Cần Giờmột hệ sinh thái ngập mặn có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với MT và cộng đồng dân cư địa phương trong vùng. Là rừng mới tái sinh nhưng RNM Cần Giờ là Khu Dự trữ Sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam với hệ thực vật và động vật rất phong phú mang tính đa dạng sinh học cao [34], [39]. Hình 1.1. Rừng ngập mặn Cần Giờ Về vị trí địa lý khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Tp. Hồ Chí Minh. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 70km, phía Bắc Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chiều dài khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km [39]. Ở RNM Cần Giờ, nhiệt độ trung bình là 25,8 0 C, biên độ dao động nhiệt trong ngày từ 5 – 7 0 C. Khí hậu nóng ẩm và chịu sự chi phối của quy luật gió mùa xích đạo. Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng, phát triển của sinh vật RNM. Chapman (1977) cho rằng RNM chỉ phát triển khi biên độ nhiệt ở tháng lạnh nhất cao hơn 20 0 C, và biên độ dao động theo mùa không quá 10 0 C [36], [34], [39]. Trong các nhân tố khí hậu ở RNM thì lượng mưa là nhân tố quan trọng. Ở đây, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình từ 1300 đến 1400 mm hàng năm. Độ ẩm cao hơn các nơi khác trong khu vực Tp.Hồ Chí Minh: mùa mưa là 70 – 83%, mùa khô là 74 – 77%; ẩm nhất vào tháng 9, khô nhất vào tháng 4. Lượng nước bốc hơi bình quân 4mm/ ngày và 1204mm/tháng [34]. Ngoài ra, gió cũng là nhân tố tác động tới sự phân bố của thực vật RNM qua sự ảnh hưởng tới độ thoát hơi nước và tác động tới sự phát tán bào tử VSV [36]. Đất Cần Giờ được cấu tạo bởi quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hoá, quá trình nhiễm mặn đồng thời nó được phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang đến lắng đọng tạo thành nền bùn ngập mặn. Độ mặn của nước ở Cần Giờ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như gió mùa, thuỷ triều, mưa, nước dâng và đặc biệt chịu ảnh hưởng rõ rệt từ nguồn nước ngọt ở thượng nguồn chảy xuống (do hoạt động của hồ Trị An, Dầu Tiếng…) đã làm thay đổi qui luật hoạt động nhiễm mặnCần Giờ. Độ mặn nơi đây dao động 1,8 – 3%. Độ mặnnhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỉ lệ sống của các loài cây ngập mặnphân bố của RNM. Hầu hết cây ngập mặn sinh trưởng tốt ở nước có độ mặn từ 25% đến 50% độ mặn nước biển. Nhiều ý kiến cho rằng, muối là nhân tố quan trọng, tác động thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên thích nghi, tạo điều kiện để cây ngập mặn tồn tại, phát triển [36]. RNM Cần Giờ chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Mỗi tháng có khoảng 2 ngày nhật triều không đều xuất hiện 2-3 ngày trước, giữa và cuối tháng âm lịch. Mực nước trung bình cao nhất thường xuất hiện vào tháng 10, 11 và thấp nhất vào tháng 6, 7 [39]. Chế độ bán nhật triều với biên độ triều cao là một trong những nhân tố thuận lợi cho RNM sinh trưởng so với vùng có nhật triều. Các dòng hải lưu ở đây là nhân tố chính giúp phát tán quả, hạt, trụ mầm và SV dọc theo các vùng ven biển. 1.1.2. Đặc điểm của các khu hệ SV tại RNM Cần Giờ RNM Cần Giờ có hệ SV vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài đem lại những giá trị kinh tế cao. Về thực vật: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có trên 150 loài thực vật, các loài chủ yếu như Bần trắng, Mấm trắng, các quần hợp Đước đôi - Bần trắng cùng Xu, Ổi, Trang, Đưng… Các loại cây nước lợ như Bần chua, các quần hợp Mái dầm – ôrô, dừa lá, ráng… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp [66]. Động vật: bao gồm động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (Gekko gekko), kỳ đà nước (Varanus salvator), trăn đất (Python molurus), trăn gấm (Python reticulatus) … Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ [66]. Thảm động thực vật nơi này trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, các động vật có xương sống và hệ VSV. Vi sinh vật rất đa dạng gồm có: vi khuẩn, nấm, tảo  Vi khuẩn VK cùng với nấm tạo nên một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái RNM. Là những SV phân huỷ, chúng đóng vai trò trung tâm về mặt chức năng trong hệ sinh thái này. Số lượng VK trong rừng ngập mặn chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt là trong trầm tích các quần thể VK dị dưỡng nhiều gấp 2-3 lần lớp nước trên mặt, các quần thể trên nền bùn lớn gấp vài lần trên nền cát. Nhiều loài sống trên các giá thể bề mặt rắn bằng chất nhầy dính bám. Do đó, VK có thể tạo nên một bề mặt mỏng trên mặt bùn tạo điều kiện cho các loài tảo, cỏ biển và cây ngập mặn phát triển [36].  Nấm Khu hệ nấm trong RNM nhiều và rất đa dạng, phần lớn là vi nấm, chỉ có một số loài có kích thước lớn. Nấm đóng vai trò quan trọng trong RNM, cùng với VK chúng góp phần phân huỷ nhanh xác lá thực vật (Fell và cộng sự, 1975). Người ta có thể phân loại nấm dựa trên môi trường RNM: trên tán cây, trên thân, rễ hô hấp và trong đất, nhưng cũng có một số loài có thể sống được từ hai MT trở lên [36]. Người ta tìm thấy trên lá cây ngập mặn có các loài nấm ký sinh và hoại sinh như: Ascomycetes, Bacidomycetes và Deuteromycetes. Người ta đã tìm thấy 6 chi nấm có mặt trên lá cây Đước đỏ (R. mangle) khi còn trên cây: Cladosporium, Pestalotia, Alternaria, Zygosporium, Penicillium và Aureobacidium [36]. Các chi nấm ký sinh và hoại sinh sống trên lá cây ngập mặn thường gây bệnh cho các cây chủ như: Pestalotia, Phyllosticta, Cladosporium và Cercospora. Hầu hết các loài nấm trên đất liền đều có trên lá cây ngập mặn, còn các loài nấm biển thì có trên rễ hoặc phần gỗ ngâm trong nước mặn. Khi cây chết thì gỗ phân huỷ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phân huỷ phát triển. Các mẫu gỗ để ngâm trong nước biển có tỉ lệ phân huỷ cao hơn những vùng chỉ ngập khi triều cao [36] Đối với lá cây ngập mặn thì nấm là sinh vật phân huỷ đầu tiên nhờ khả năng phân giải cellulose, lignin. Fell và Masters (1973) đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phân hủy của lá cây ngập mặn đồng thời phân lập được 66 chi nấm, đại diện là các chi Phycomycetes, Thraustochytrium, Aspergillus, Penicillium, Tricoderma, Fusarium… Đa số các loại nấm được phân lập trên lá, gỗ và cây con thường là nấm hoại sinh góp phần phân huỷ xác thực vật. Chúng còn góp phần phân huỷ cỏ biển, bùn và đầm lầy mặn. Những loài này chịu được điều kiện mặn của RNM [36].  Tảo Tảo mọc ở RNM thường làm thành lớp phủ màu hồng, nâu hoặc lục nhạt phát triển trên các MT: bề mặt bùn, bề mặt thân cây, rễ, những cành và tán phía trên. Trong đó trên bề mặt bùn gồm cả tảo đơn bào, tảo đa bào mà chủ yếu là tảo xanh lục. Người ta liệt kê có khoảng 41 loài tảo silic trên mặt bùn quần xã RNM; Chúng không hình thành trên các vùng rõ ràng mà tùy thuộc vào độ ngập triều [36]. Tảo bùn có tầm quan trọng trong kinh tế đất vì nó làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất nhờ quá trình quang hợp. Tảo còn tạo ra độ thoáng khí giữa các hạt đất, tiết ra các chất nhầy hình thành phức hệ keo, tảo xanh lục dị dưỡng làm tăng hàm lượng đạm cho đất nhờ khả năng cố định đạm [36]. Các SV trong RNM làm nên sự đa dạng sinh học của các quần xã RNM, chúngmột mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, là một nhân tố không thể thiếu trong chu trình chuyển hóa vật chất ở RNM Cần Giờ. 1.1.3. Vai trò của RNM đối với hệ sinh thái RNM có liên quan mật thiết với các đầm lầy mặn, các bãi bùn, bãi cỏ ven biển hoặc các quần xã cửa sông khác. Dòng nước ngọt đổ từ thượng nguồn ra biển, dòng nước triều từ biển lên xuống các vùng cửa sông đều đi qua RNM. Các dòng nước này vận chuyển vật chất, SV từ quần xã này tới quần xã khác và như vậy hệ sinh thái RNM chính là nơi giao lưu của các quần xã, tạo nên sự phong phú về thành phần SV cho nơi này [36]. Hệ thực vật RNM bao gồm các loài thực vật (Sú, Vẹt, Mắm, Đước, Bần,…) sống trong vùng nước mặn, hệ rễ của cây góp phần vào việc làm giảm tốc độ dòng chảy của thủy triều, tạo điều kiện lắng đọng bùn, các vật chất lơ lửng, chúng góp phần bảo vệ vùng ven bờ; cung cấp các giá trị về lâm sản như than, gỗ, củi, thức ăn, thuốc,…Bên cạnh đó, hệ thực vật còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất cho vùng ven biển [34]. RNM còn là nơi kiếm ăn, sinh sản và cư trú của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá, . Mới đây, Bell và cộng sự (1984) khẳng định RNM là vườn ươm quan trọng cho các loài cá sống ở cửa sông. Khi so sánh thành phần các loài cá và tôm trong một vùng có RNM vào các mùa vụ trong năm đều thấy lượng con non của các loài này đều cao hơn hẳn các vùng đất, cát ở ngoài đầm. Từ đây cho thấy RNM là nơi nuôi dưỡng chính cho con non của nhiều loài hải sản [36] Các loài động thực vật, VSV sống trong MT tự nhiên của RNM Cần Giờ liên kết với nhau thông qua các quá trình trao đổi chất và đồng hóa năng lượng nhằm khép kín chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái này. Các quá trình nội tại như cố định năng lượng, tích lũy sinh khối, phân hủy vật chất hữu cơ và chu trình dinh dưỡng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố bên ngoài như: thủy triều, nhiệt độ và lượng mưa. RNM phát triển tốt nhất ở nước có nồng độ muối 15 - 25‰ [36] Tuy nhiên, hiện nay RNM đang có những thay đổi đáng kể trước áp lực của việc đánh bắt cá, tôm,… khai thác gỗ, củi, nhiên liệu, nuôi trồng thủy sản, du lịch… Sự tác động này nếu quản lý không tốt thì các vùng đất RNM sẽ bị suy thoái và không thể tồn tại lâu bền. [...]... Yến Anh Nghiên cứu khả năng sinh enzym cellulase của một số chủng NS phân lập từ RNM Cần Giờ [1] Năm 2009, có tác giả Nguyễn Thị Bích Viên “Khảo sát một số đặc tính sinh học của một số chủng NS thu c chi Aspergillus và Penicillium phân lập được từ RNM Cần Giờ [41] Bên cạnh việc tìm kiếm những chủng NS mới ở RNM, người ta còn nghiên cứu các đặc tính sinh học của chủng này Ví dụ, để thu nhận amylase. .. sinh enzym amylase của NS phân lập từ RNM Nam Định và Thái Bình [10] Năm 2009 tác giả Nguyễn Thị Lan Hương Nghiên cứu về khả năng sinh enzym amylase của một số chủng NS ở RNM Cần Giờ [15] Có thể nói những nghiên cứu về NS sinh amylase trên đất liền khá phong phú và đa dạng, còn những nghiên cứu về amylase của NS từ RNM Cần Giờ vẫn còn khá ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng 1.3 TINH BỘT VÀ HỆ ENZYM. .. T Thu nghiên cứu sản xuất chế phẩm glucoamylase với đối tượng A awamorii Đến năm 1984, N B Ngà và N L Dũng nghiên cứu chọn lọc các chủng thu c các loài A oryzae, A niger, A awamorii có hoạt tính α -amylase và glucoamylase cao để thủy phân tinh bột sắn Năm 1993, có công trình : Nghiên cứu chọn lọc chủng Asp niger TH3 – 19K của Nhật Bản có hoạt tính glucoamylase cao dùng để thủy phân tinh bột sống” của. .. định một số tính chất của amylase phân giải tinh bột sống mới từ A cacbonarius Năm 2008, tạp chí khoa học United States Patent Application có đăng công trình Nghiên cứu về α -amylase ngoại bào của chi Aspergillus” của Baldwin, Toby M, …cho thấy sự liên quan giữa việc sinh α- amylase và glucoamylase của chi nấm này [15] Tại Việt Nam, năm 1974, tác giả D V Hợp nghiên cứu sản xuất chế phẩm glucoamylase từ. .. Fugal amylase Novo-nordisk Fungamyl clarase Miles lab α -amylase vi khuẩn Amyloglucosidase β -amylase Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu - Các chủng NS phân lập từ mẫu đất, thân, lá cây tại 5 xã của RNM Cần Giờ - Các VSV kiểm định: E coli, B subtilis từ viện Pasteur, Tp Hồ Chí Minh - Chế phẩm amylase từ viện Sinh học nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh - Nguồn nguyên liệu thu nhận enzym: ... các enzym ngoại bào NS đã trở thành nguồn VSV chủ yếu dùng trong việc sản xuất enzym Hiện nay, từ NS người ta đã sản xuất được trên 80 loại enzym khác nhau, trong đó có 10 enzym được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thu t Một số enzym ngoại bào từ NS được tinh sạch, nghiên cứu kỹ và ứng dụng phổ biến như cellulase, protease, amylase, pectinase và chitinase [21], [26], [29]  Cellulase là enzym xúc tác phân. .. lại và nhờ VSV phân hủy, biến chúng thành thức ăn cho hệ sinh vật ở đây, làm trong sạch nước biển Chính vì thế “người ta đã ví RNM là quả thận khổng lồ lọc các chất thải cho MT vùng ven biển” [69] Năm 2004, Phan Thị Phương Hoa nghiên cứu phân loại 67 chủng NS thu c chi Aspergillus phân lập từ RNM Nam Định và Thái Bình Đây là một nghiên cứu được đánh giá cao trong số các nghiên cứu về NS ở RNM Việt Nam... khả năng thủy phân cơ chất vì Ca tham gia hình thành và ổn định enzym Ca còn tác dụng đảm bảo α – amylase có độ bền cực lớn với các tác động gây biến tính và phân hủy bởi các enzym phân giải protein [21] α – amylase từ các nguồn thu nhận khác nhau thường không giống nhau + pH thích hợp cho hoạt động của đa số α – amylase từ NS là 4,5 – 5,5; của đại mạch nảy mầm và thóc mầm là 4,7 – 5,4; và của VK là 5,5... tác giả này tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh enzym ngoại bào của 144 chủng phân lập từ RNM Giao Thủy Năm 2002, Mai Thị Hằng nghiên cứu khả năng diệt côn trùng và khả năng phân giải cacbuahydro của nấm sợi RNM ở hai tỉnh Nam Định, Thái Bình [52] Với rừng RNM, những phát hiện khoa học đầy thú vị chưa dừng lại ở đó Các nghiên cứu VSV trong RNM ven biển đồng bằng sông Hồng và Cần Giờ (2001-2003) đã chứng... xuất từ NS được nghiên cứu nhiều hơn: Năm 2004, Võ Thị Hạnh nghiên cứu sản xuất axit citric bằng NS Aspergillus niger từ rỉ đường mía và bã khoai mì; các nhà khoa học Nhật Bản tổng hợp chất kích thích sinh trưởng Giberrelin từ hai chủng F monoforme và F oxysporum [29] Bên cạnh những lợi ích trên, nhiều loài NS là nguyên nhân gây hư hỏng hoặc giảm chất lượng của thực phẩm, dụng cụ quang học, Một số NS . Bình NGHIÊN CỨU THU NHẬN ENZYM AMYLASE CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM SI PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60 42. của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ .  Mục tiêu đề tài Tuyển chọn và khảo sát được một số chủng NS sinh α -amylase và glucoamylase

Ngày đăng: 16/03/2013, 09:26

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Rừng ngập mặn Cần Giờ - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 1.1..

Rừng ngập mặn Cần Giờ Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình1.7 – Phân tử amilopectin - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 1.7.

– Phân tử amilopectin Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 1. 1: Một số chế phẩm enzym amylase thương mại [21] - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 1..

1: Một số chế phẩm enzym amylase thương mại [21] Xem tại trang 25 của tài liệu.
Phân tích số liệu từ bảng 3.2 cho thấy: - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

h.

ân tích số liệu từ bảng 3.2 cho thấy: Xem tại trang 40 của tài liệu.
phần 2.3.3.1 và xác định lượng đường khử trong phần 2.3.3.2 Kết quả trình bày trong bảng 3.4 - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

ph.

ần 2.3.3.1 và xác định lượng đường khử trong phần 2.3.3.2 Kết quả trình bày trong bảng 3.4 Xem tại trang 45 của tài liệu.
(Số liệu rút ra từ bảng 3.2 và phụ lục1) - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

li.

ệu rút ra từ bảng 3.2 và phụ lục1) Xem tại trang 45 của tài liệu.
3.2. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và phân loại hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

3.2..

Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và phân loại hai chủng NS Xem tại trang 46 của tài liệu.
-Hình thái đại thể: KL trịn, bề mặt - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình th.

ái đại thể: KL trịn, bề mặt Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trưởng của hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.7..

Ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trưởng của hai chủng NS Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 3.3.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai chủng NS Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.9..

Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của hai chủng NS Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 3.4. Khả năng đồng hĩa nguồn cacbon của chủng A. protuberus - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 3.4..

Khả năng đồng hĩa nguồn cacbon của chủng A. protuberus Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình 3.5. Khả năng đồng hĩa nguồn cacbon của chủng A.terreus - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 3.5..

Khả năng đồng hĩa nguồn cacbon của chủng A.terreus Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.11. Khả năng đồng hĩa nguồn nitơ của hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.11..

Khả năng đồng hĩa nguồn nitơ của hai chủng NS Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 3.6. Khả năng đồng hĩa nguồn nitơ của 2chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 3.6..

Khả năng đồng hĩa nguồn nitơ của 2chủng NS Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt độ hai loại amylase của 2chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.13.

Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt độ hai loại amylase của 2chủng NS Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ amylase hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.14.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ amylase hai chủng NS Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ amylase của 2chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.15.

Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ amylase của 2chủng NS Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của độ ẩm đến hoạt độ amylase của 2chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.16.

Ảnh hưởng của độ ẩm đến hoạt độ amylase của 2chủng NS Xem tại trang 61 của tài liệu.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.17 - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

t.

quả được trình bày ở bảng 3.17 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt độ amylase 2chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.17.

Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt độ amylase 2chủng NS Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.18. Sự biến thiên hoạt độ amylase của 2chủng NS theo thời gian - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.18..

Sự biến thiên hoạt độ amylase của 2chủng NS theo thời gian Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 19. Khả năng sinh amylase của hai chủng NS trước và sau khi tối ưu hĩa - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 19..

Khả năng sinh amylase của hai chủng NS trước và sau khi tối ưu hĩa Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.20: So sánh hoạt độ enzym của chế phẩm thơ thu được với chế phẩm amylase của Viện sinh học nhiệt đới  - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 3.20.

So sánh hoạt độ enzym của chế phẩm thơ thu được với chế phẩm amylase của Viện sinh học nhiệt đới Xem tại trang 67 của tài liệu.
Hình3.8: Khả năng sinh enzym ngoại bào của hai chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 3.8.

Khả năng sinh enzym ngoại bào của hai chủng NS Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình 3.9: Hoạt tính kháng E. coli, B. subtilis của 2chủng NS - Nghiên cứu thu nhận enzym amylase của một số chủng NS phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 3.9.

Hoạt tính kháng E. coli, B. subtilis của 2chủng NS Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan