THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 8 potx

14 5.4K 25
THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 8 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

97 thân có hai dải nâu kéo dài từ mắt tới đuôi. Số vảy vòng quanh thân có ý nghĩa phân loại ở bò sát, thường đạt 25 vảy ở Mabuya longicaudata. d) Đuôi Khá dày và có vảy phủ tương tự thân. Ranh giới giữa thân và đuôi là khe huyệt. Gốc đuôi con đực có cơ quan giao cấu. Trước khe huyệt có hàng vảy hậu môn nằm ngang, đôi khi phía trước có hàng vảy trước hậu môn nhỏ hơn. Chú ý khả năng tự cắt đuôi để tự vệ của Thằn lằn khi gặp nguy hiểm. Vị trí nơi đuôi tự cắt có khả năng tái sinh. Có thể phần đuôi tái sinh với phàn đuôi chính thức nhờ vào kích thước ngắn hơn và màu sắc sáng hơn, đồng thời có hơi thắt lại của phần đuôi tái sinh. 4.2 Nghiên cứu cấu tạo trong a) Hệ tuần hoàn + Tim nằm dưới đai ngực và được bao bọc trong xoang tim. Dùng kéo cắt bỏ xoang bao tim để quan sát tim (hình 8.11). Tim Thằn lằn gồm hai tâm nhĩ và một tâm thất. Tâm thất có thành dày, màu hồng nhạt, đỉnh hướng về phía sau thân. Hai tâm nhĩ ở phía trước tâm thất, có thành mỏng hơn và màu thẫm. + Từ tâm thất phát ra hai cung chủ động mạch đi về hai bên phải và trái. Từ cung chủ động mạch phải phát ra động mạch cảnh chung đi lên phía trên rồi chia đôi thành động mạch cảnh trái. Các động mạch cảnh mỗi bên liên hệ với cung chủ động mạch cùng bên qua ống cảnh. Hai cung chủ động mạch vòng về phía sau và hợp thành động mạch chủ lưng lẻ. Động mạch này là dòng máu chủ yếu đi nuôi nội quan, từ động mạch này máu được phân tới các cơ quan trong cơ thể ở xoang bụng. Động mạch dưói đòn trái và phải đều đi qua từ giữa cung chủ động mạch phải đưa máu vào chi trước. Tiếp tục nâng tâm nhĩ lên sẽ thấy ở mỗi bên có tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đòn đưa máu từ phần đầu và các chi trước. Đặt biệt ở Thằn lằn có tĩnh mạch đầu lẻ nằm lệch về phía bên phải. Các tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch Hình 8.11 Hệ tuần hoàn của thằn lằn 98 dưới đòn cùng bên hợp thành tĩnh mạch chủ trước đưa máu về xoang tĩnh mạch. Nâng tâm thất về phía trước sẽ thấy tĩnh mạch chủ sau tĩnh mạch này cũng đổ vào xoang tĩnh mạch. Máu tĩnh mạch từ xoang này đổ vào tâm nhĩ phải. Máu ở phần sau cơ thể theo tĩnh mạch bụng đổ vào gan. Máu ở ruột theo tĩnh mạch cửa gan cũng đổ vào gan. Máu ở gan theo tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Máu ở thận theo hai tĩnh mạch thận cũng đổ vào tĩnh mạch chủ sau (hình 8.11). b) Cơ quan hô hấp Hai lỗ mũi ngoài mở ra phía trước mõm Thằn lằn thông với lỗ mũi trong - lỗ khoan ở phỉa trên vòm miệng. Phía sau gốc lưởi ở thềm miệng là hai khe thanh quản được giới hạn bởi đôi sụn hạt cau và dẩn vào khí quản là một ống dài cấu tạo bởi nhiều vòng sụn nâng đỡ nằm ở mặt lưng của tim. Gạt tim lên phía trước quan sát hai phế quản ngắn dẫn đến phổi. Phổi Thằn lằn là hai túi xốp cấu tạo dạng tổ ong và thường bị gan che lấp một phần nhỏ (hình 8.12). c) Cơ quan tiêu hoá Bắt đầu đường tiêu hóa là miệng mở ra phía trước mõm. Xung quanh bở hàm trên và bờ hàm dưới có hàng răng nhỏ. Trong xoang miệng có lưỡi nằm trên thềm miệng. Lưỡi có đầu tù, thân chiếm trọn diện tích thềm miệng. Phía sau gốc lưỡi có khe thanh quản. Trên vòm miệng có lỗ Eustatchi thông với xoang miệng. Xoang miệng dẫn vào thực quản. Sau thực quản là dạ dày không lớn lắm so với ruột. Dạ dày được dính vào lưng nhờ mạc treo ruột. Tiếp sau là ruột tá. Ruột non và tá tràng khó phân biệt về kích thướt và ranh giới. Ruột non uống khúc vài lần rồi chuyển sang trực tràng trung gian giữa hai phần ruột này có manh tràng. Trực tràng đổ ra huyệt (hình 8.12). Tì là khối nhỏ màu đỏ sẫm nằm ở cuối mạc treo dạ dày. Gan lớn và hơi có dạng tam giác che phủ hầu hết các phần ruột. Phía sau gan chia thành ba thuỳ, phía trước hẹp là đỉnh tam giác. Hình 8.12 Cấu tạo nội quan thằn lằn 99 Túi mật hình khối bầu dục nằm giữa hai thuỳ gan trái và phải. Mật theo ống dẫn mật đổ vào tá tràng. Tuyến tụy là thể dài màu trắng dục và bám vào mạc treo của tá tràng. d) Cơ quan niệu sinh dục Gạt gan, ruột sang bên, tách mạt treo ruột sẽ dể dàng quan sát cơ quan niệu sinh dục (hình 8.4). + Thận là hậu thận đặc trưng cho động vật có màng ối. Thận Thằn lằn màu vàng nằm sát thành lưng vùng chậu. Muốn quan sát được phải tiến hành cắt bỏ phần trước đai chậu. Bóng đái nằm ở trước trực tràng. + Con đực có cơ quan sinh dục là đôi tinh hoàn hình bầu dục màu trắng dục. Tinh hoàn bên phải cao hơn tinh hoàn bên trái một chút. Bên cạnh tinh hoàn có phàn phụ tinh hoàn là hệ thống ống nhỏ uốn khúc nhiều lần và chuyển sang ống dẫn tinh hay ống Vonphơ. Phía trước tinh hoàn đôi khi còn thấy di tích ống Mulle. Cơ quan giao cấu là hai khối bầu dục dài nằm ở gốc đuôi bên ngoài huyệt. Muốn quan sát được cơ quan này phải mổ một lớp vảy gốc đuôi ngay sau huyệt. Nếu mổ Thằn lằn sống, dùng cán dao hay lưng kéo gạt ngược chiều về phía gốc đuôi ngay sau huyệt, cơ quan giao cấu sẽ lộ ra. Con cái có cơ quan sinh dục là đôi buồng trứng chiếm vị trí trong cơ thể tương tự tinh hoàn. Đôi ống Mulle làm nhiệm vụ ống dẫn trứng, đầu có phễu mở ra trong xoang cơ thể. Gốc ống dẫn trứng phình rộng thành tử cung. Về mùa sinh sản (tháng 6, 7) có thể thấy các trứng lớn trong tử cung. Cuối cùng tử cung dẫn vào huyệt. 4.2.5 Não bộ Cắt đầu Thằn lằn, dùng dao cạo sạch vảy và da đầu. Sau đó lấy mũi dao cạy nắp vỏ, gắp bỏ hết xương nóc sọ, não bộ sẽ lộ ra rõ ràng. Có thể nhỏ vài giọt cồn cố định não để dễ quan sát (hình 8.13). + Não trước lớn, kéo dài, phân rõ thành hai bán cầu. Mút trước bán cầu não thuỳ khứu giác. + Não giữa là hai củ não sinh đôi. Đó chính là hai thuỳ thị giác. Hình 8.13 Cấu tạo não bộ thằn lằn 100 + Tiểu não hình tấm nằm ngay sau thuỳ thị giác. + Hành tuỷ có xoang não thất IV hay hố trám. Mặt trên có búi mạch dễ bị mất khi mở nắp sọ. Dùng dao cắt phía sau hành tuỷ, lật ngược lên dể quan sát mặt dưới. Ngoài những phần như đã thấy ở trên, ta sẽ thấy được não trung gian. Não trung gian ở mặt trên bị che khuất bởi bán cầu não trước và hai thuỳ thị giác, chỉ có thể thấy được mấu não trên nằm xen giữa hai bán cầu não trước và đôi thuỳ thị giác. Phía trước não trung gian ở mặt dưới có giao thoa thị giác là gốc đôi dây thần kinh II – dây thị giác. Phía sau giao thoa thị giác là phểu não. Đầu phểu não có mấu não dưới. Câu hỏi đánh giá 1. Nêu đặc điểm về hình dạng ngoài của cơ thể ếch đồng thích nghi với đời sống dưới nước và trên cạn (hình dạng cơ thể, chi, da…)? 2. Trình bày cấu tạo cơ quan hô hấp của ếch đồng? Giải thích cơ chế hô hấp còn thể hiện tính chất nguyên thủy nhưng thích nghi với lối sống? 3. Trình bày cấu tạo cơ quan tiêu hóa và sinh dục của ếch đồng? 4. So sánh hệ tuần hoàn của ếch đồng với hệ tuần hòa của thằn lằn bóng? Nêu đặc điểm tiến bộ của tuần hoàn thằn lằn bóng so với ếch đồng? 5. Cho biết cấu tạo hệ thần kinh của thằn lằn bóng? Theo anh (chị) thì hệ thần kinh của thằn lằn bóng tiến hóa hơn hệ thần kinh của ếch đồng ở điểm nào? Giải thích tại sao? 101 Bài 9. Lớp chim – Đại diện Bồ câu I. Vị trí phân loại Chim Bồ câu Columba livia Họ Bồ câu Columbiadae Bộ Bồ câu Columgiformes Lớp Chim Aves Ngành phụ Có sọ Cratiota Hay ngành phụ có xương sống Vertebrata Ngành Có dây sống Chordata II. Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất - Bồ câu sống - Hộp đồ mổ - Khây mổ - Ghim cắm - Bông thấm nước - Tranh vẽ: + Cấu tạo lông chim + Nội quan chim Bồ câu + Sơ đồ hệ tuàn hoàn chim + Cơ quan niệu sinh dục chim Bồ câu + Não bộ chim Bồ câu III. Phương pháp giải phẫu Đặt chim trong khay (ván) mổ. Dùng dây buộc căng cánh và hai chi sau ra sau ván mổ. Dùng dao rạch một đường dọc giữa ngực hai bên gờ lưỡi hái theo hình mũi tên ở hình 9.1. Chú ý rạch từ từ sẽ thấy màng mỏng trong suốt là các túi khí xen vào cơ ngực. Hai khối cơ lớn nằm hai bên xương lưỡi hái là hai co ngực lớn rất khoẻ. Khi cơ co sẽ thực hiện động tác đập cánh. Gỡ, và kéo cơ ngực sang hai bên, không nên cắt rời vì dễ chạm phải động mạch ngực nhỏ hơn. Khi cơ này co thì cánh được nâng lên. Kích thước hai cơ này cho thấy động tác nâng cánh tốn ít năng lượng hơn động tác hạ cánh. Hình 9.1 Đường mổ bồ câu Theo đường mũi tên giữa A - B. Sau đó lượn kéo theo đường mũi tên 102 Thực ra khi nâng cánh, ngoài cơ này còn có sự tham gia của cơ đòn và sự sắp xếp của lông cánh. Tiếp tục dùng kéo mổ một đường từ huyệt đến xương ức (hình 9.1). Cắt xương ức và nâng mũi kéo lên. Cắt xương quạ để mở xoang ngực và tiến hành quan sát cấu tạo trong. IV. Nội dung 1. Quan sát hình dạng ngoài bồ câu 1.1 Quan sát hình dạng Cơ thể chim Bồ câu có dạng hình trứng chia làm năm phần là phần đầu, cổ, thân, đuôi và chi (hình 9.2). Toàn bộ cơ thể chim (trừ mỏ và phần dưới của chân) được phủ lớp lông vũ tạo nên hình dạng ngoài của chim. Lông gồm bốn loại: Lông bao, lông nệm, lông tơ và lông đặc biệt. Quan sát lông cánh hoặc lông đuôi. Lông bao bọc quanh cơ thể chim gồm thân lông và hai phiến lông. Phần dưới thân lông rỗng gọi là gốc lông cắm vào da. Phần trên đặc là thân lông mang phiến lông. Mỗi phiến lông có nhiều râu lông dài gọi là râu sơ cấp kép vào nhau và gốc đính vào thân. Hai bên râu sơ cấp có hai hàng râu mảnh hơn là râu thứ cấp. Mỗi râu lông thư cấp thuộc hàng xa có móc nhỏ gọi là móc lông dể móc vào râu thứ cấp hàng gần của râu sơ cấp tiếp theo (hình 9.3). Hai phiến lông của lông cánh thường không đều nhau: Phiến bên ngoài hẹp, phiến bên trong rộng hơn. Điều này có ý nghĩa trong sự sắp sếp của lông cánh liên quan đến động tác năng cánh và hạ cánh khi bay. Đầu mút gốc lông có một lỗ nhỏ là lỗ nhỏ dưới là nơi đi vào của mạch máu nuôi lông trong thời kỳ phát triển. Rất dễ quan sát khi ta nhổ lông sẽ thấy máu. Mặt dưới thân lông, chỗ ranh giới giữa thân lông và gốc lông có lổ nhỏ trên cũng là nơi đi vào của mạch máu nuôi lông. Bên cạnh lỗ này đôi khi có một thân lông phụ kém phát triển. Hình 9.3 Cấu tạo lông chim bồ câu 1. Gốc lông; 2. Thân lông; 3. Sợi lông; 4. Lông tơ 1 4 2 4 3 2 Hình 9.2 Hình dạng ngoài bồ câu 1. Mỏ; 2. Mắt; 3. Ngực; 4. Giò; 5. Ngón chân; 6. Lưng; 7. Cánh; 8. Đuôi; I - IV Các ngón chân 103 Trên cơ thể chim lông phân bố không đều. Tùy theo chổ có lông hay không mà chia ra hai loại vùng là vùng có lông và vùng không có lông (vùng trụi lông). Vùng có lông phân bố hầu khắp cơ thể. Vùng trụi thường ở gốc các chi, nơi cử động nhiều, hoặc ở bụng chim là vùng ấp. Vùng các cơ nâng cánh và đập cánh cũng không có lông giúp các cơ này cử động được dễ dàng. 1.2 Nghiên cứu cấu tạo và vị trí các lông trên thân chim + Lông cánh là những lông bao lớn mọc ở bờ sau của cánh (hình 9.2), tuỳ theo vị trí mà có thể chia thành lông cánh sơ cấp mọc ở bàn và ngón tay, lông cánh thứ cấp mọc ở ống tay, lông cánh tam cấp mọc ở cánh tay. Lông cánh có cấu tạo điển hình. + Lông đuôi là những lông bao lớn mọc ở đuôi làm nhiệm vụ bánh lái khi chim bay. Lông đuôi cũng có cấu tạo điển hình như trên hình 9.3. Tuỳ theo vị trí mà chia ra làm nhiều loại lông bao: Lông bao trên cánh mọc ở bờ trên cánh, lông bao dưới cánh mọc ở bờ dưới xương cánh, lông bao trên đuôi, lông bao dưới đuôi, lông bao tai, lông bao trên cổ, lông bao ngực… Lông bao là lông bao phủ toàn bộ cơ thể chim, giữ vai trò quyết định tạo nên hình dáng của chim. + Lông nệm: Tuy có cấu tạo điển hình của lông nhưng so với lông cánh và lông đuôi thì có kích thước nhỏ hơn nhiều. Lông này không có móc lông và thường lót bên trong lông bao, có nhiệm vụ giữ nhiệt và giảm khối lượng cơ thể. + Lông bông: Không có thân lông, không có râu thứ cấp hoặc kém phát triển, các râu sơ cấp đính trên gốc lông. Loại lông này có ít ở Bồ câu. + Lông bán bông: Thân lông kém phát triển, râu sơ cấp mềm, râu thứ cấp không có móc nên không tạo thành phiến lông. + Lông tơ: Thân lông rất mảnh, ở cuối có một ít râu sơ cấp kém phát triển (hình 9.3). 1.3 Quan sát thứ tự sắp xếp lông cánh trên cánh chim Tất cả lông cánh sắp xếp theo thứ tự phiến ngoài hẹp hơn và phủ lên một phần phía trong của lông kế bên (hình 9.3). Tất cả lông cánh tạo nên một mặt phẳng khá vững chắc. Khi nâng cánh lên, mỗi lông xoay đi một góc nhỏ quanh trụ thân lông, tạo nên những khe hở giữa các lông để không khí lọt qua. Do đó chim nâng cánh khá nhẹ nhàng. Khi chim hạ cánh xuống lông lại xoay trở lại, phủ kín lên nhau làm thành tấm rộng, cản không khí nên nâng bổng chim lên cao. Nhờ ngọn lông mềm mại nên khi đó ở phần ngọn lông hơi cao hơn phần gốc cánh nên đẩy chim đi về phía trước. Cầm cánh duỗi ra và co lại sẽ thấy sự chuyển động của cánh chỉ thích hợp theo một mặt phẳng nhất định. Điều đó làm tăng độ vững chắc của cánh và rất cần thiết cho sự bay lượn. Nó còn được củng cố nhờ màng da căng cánh. Màng này nằm ở mếp trước của cánh và nối từ gốc cánh đến khớp gian cổ tay. 1.4 Quan sát đầu chim Thấy rõ các cơ quan sau: 104 + Mỏ hình thành do sự kéo dài của xương hàm, ngoài ra còn có sự tham gia của xương hàm trên. Mỏ chim được cấu tạo sừng bọc lấy phần trước của hàm. Phần dưới của mỏ do xương răng kéo dài. Gốc mỏ Bồ câu và một số chim như diều hâu, cú, vẹt … được phủ một màng da trần được gọi là da gốc mỏ. Hình dạng và kích thước của mỏ thay đổi tuỳ thuộc vào thức ăn của chim. + Mũi hình khe mở ra ở gốc của da gốc mỏ. Trong lỗ mũi là xoang mũi thông với xoang miệng nhờ lổ mũi trong hình khe rất hẹp. + Hai bên đàu có hai mắt lớn. Mắt Bồ câu có ba mí là mí trên, mí dưới và màng nháy ở góc trước mắt. + Phía dưới và sau mắt là lỗ tai tròn và ống tai ngoài. Phía ngoài lỗ tai có phủ một lớp lông thưa. Đáy ồng tai ngoài là màng nhĩ. Bên trong màng nhĩ là ống tai giữa thông với xoang miệng nhờ ống Eustatchi. Nhờ ống này mà áp suất không khí, trong và ngoài tai giữa bằng nhau và điều hoà cả khi có sự chuyển động mạnh của không khí. + Phần sau cơ thể chim có phao câu, mặt trên có đôi tuyến phao câu. Tuyến này rất phát triển đối với chim ở nước vì chúng dùng đẻ chải bộ lông cho lông không thấm nước. + Đùi và ống chân Bồ câu có phần cổ bàn phức tạp (giò) và các ngón chân không phủ lông mà phủ vảy sừng như bò sát. Đầu mút các ngón chân có móng sừng. Chân chim thường bốn ngón. Ngón I hướng về sau, các ngón hướng từ trong ra theo thứ tự là II, III, IV. Khi co sẽ thấy các ngón chân quặp lại và khi duỗi ra các ngón cũng tự động duỗi ra. Đó là do sự sắp xếp của cơ và gân ở chân chim. Lúc chim đậu trên cành cây, do sức nặng của cơ thể, hai chân quặp lại làm cho các ngón chân quắp vào cành cây. Nhờ thế mà chim có thể ngủ trên cây mà không bị rơi và không mất năng lưọng co cơ. 2. Nghiên cứu cấu tạo trong của Bồ câu 2.1 Hệ tuần hoàn + Tim rất lớn, nằm giữa xoang ngực. Bên ngoài tim có màng mỏng bao quanh gọi là xoang bao tim. Dùng kèo để cắt bỏ xoang này để quan sát xoang bao tim. Tim hình chóp, đỉnh hướng về phía sau. Ngang tim có dãy mỡ ở bên ngoài chia tim làm hai phần: phần trên là hai tâm nhĩ, phần dưới là hai tâm thất. Tâm nhĩ có thành mỏng, màu sẫm. Thường tâm nhĩ phải căng hơn tâm nhĩ trái. Tâm thất màng dày hơn và sáng hơn tâm nhĩ, nằm xen giữa các thuỳ gan. Mổ dọc tim sẽ thấy tâm thất trái có thành dày hơn và kích thước lớn hơn tâm thất phải. Hai nửa tim trái và phải hoàn toàn tách biệt nhau. Nửa tim trái chứa máu động mạch, nửa tim phải chứa máu tĩnh mạch. Tuần hoàn hai vòng rõ ràng và máu ở tim không bị pha trộn (hình 9.4). + Hệ mạch: Từ tâm thất phải phát ra đọng mạch phổi chia hai nhánh đưa máu tĩnh mạch vào phổi. Động mạch này nằm dưới cung chủ đồng mạch, nên cũng có thể 105 xác định được ngược lại từ phổi. Máu tĩnh mạch đã được oxi hoá ở phổi trở về tim nhờ các tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ. Từ tâm thất trái phát ra cung chủ động mạch đi ra khỏi tim vòng về bên phải, sau đó chạy dọc cột sống con vật và phát ra nhiều nhánh động mạch đi nuôi cơ thể (hình 9.4). Sau khi ra khỏi tim, cung phải động mạch phát ra hai động mạch không tên. Từ mỗi động mạch không tên cùng bên phát ra ba nhánh động mạch cảnh chung, động mạch dưới đòn và động mạch ngực. Trong ba động mạch này, động mạch ngực lớn hơn cả. Động mạch cảnh đưa máu lên đầu. Động mạch dưới đòn đưa máu đến cánh. Động mạch ngực phân thành nhiều nhánh đưa máu đên nuôi cơ ngực. Điều đó có thể giải thích được rằng cơ ngực là cơ hạ cánh có vai trò quan trọng trong đông tác bay của chim. Cung chủ động mạch khi chạy dọc lưng gọi là động mạch chủ lưng. Từ động mạch này phát ra các nhánh động mạch đến các cơ quan của nội quan cơ thể. Tìm các động mạch cho thấy: ngay ở đỉnh tim có động mạch ruột đưa máu đến dạ dày và ruột. Sau động mạch này là động mạch mạc treo ruột. Đi đến thận, động mạch củ lưng phát ra động mạch thận. Tiếp theo là động mạch chủ đùi, động mạch ngồi đi vào chi sau. Sau động mạch ngồi là đôi động mạch chậu. Động mạch chủ lưng thu nhỏ thành mạch đuôi. Máu tĩnh mạch ở hai bên cổ hình thành hai tĩnh mạch cảnh đưa máu tĩnh mạch ở đầu về. Máu tĩnh mạch ở hai cánh theo tĩnh mạch ngực đổ về. Cả ba tĩnh mạch này mỗi bên đều đỏ về tĩnh mạch chủ trước. Hai tĩnh mạch chủ trước ở hai bên đổ vào tâm nhĩ phải. Hình 9.4 Hệ tuần hoàn của bồ câu 1. T/n phải; 2. T/t phải; 3. Đ/m phổi trái; 4. Đ/m phổi phải; 5. T/n trái; 6. T/t trái; 7. Cung đ/m chủ; 8. Đ/m không tên trái; 9. Đ/m không tên trái; 10. Đ/m cảnh chung; 11. Đ/m cảnh ngoài; 12. Đ/m cảnh trong; 13. Đ/m dưới đòn; 14. Đ/m ngực trái; 15. Đ/m chủ lưng; 16. Đ/m đùi phải; 17. Đ/m thận; 18. Đ/m ngồi trái; 19. Đ/m hông; 20. Đ/m mạc treo ruột; 21. Đ/m đuôi; 22. T/m đuôi; 23. T/m cửa thận; 24. T/m đùi; 25. T/m hông; 26. T/m chủ sau; 27. T/m mạc treo ruột; 28. T/m trên thận; 29. T/m thận; 30. T/m cảnh trái; 31. T/m dưới đòn trái; 32. T/m chủ trước phải 106 Máu tĩnh mạch ở đuôi theo tĩnh mạch đuôi đi lên nhận máu từ đôi tĩnh mạch chậu trong. Cùng đổ vào đó còn có tĩnh mạch phao câu, mạc treo ruột, đôi tĩnh mạhc gánh thận và tĩnh mạch đùi. Tĩnh mạch chậu ngoài hai bên tập trung lại đổ vào tĩnh mạch gan. Máu tĩnh mạch qua gan đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Tĩnh mạch này tập trung máu ở phần sau cơ thể rồi đổ vào tâm nhĩ phải. 2.2 Cơ quan hô hấp + Lỗ mũi ngoài nằm ở gốc mỏ chim dẫn vào lỗ mũi trong mở ra ở vòm miệng. Tiếp đến là khe thanh quản. Khe thanh quản là đỉnh của thanh quản. Sau thanh quản là khí quản. Khí quản là một ống dài dọc suốt chiều dài của cổ. Khí quản gồm một số vòng sụn nâng đỡ, đôi khi chúng có hoá xương. Cuối khí quản chia đôi thành hai phế quản dẫn đến hai là phổi. Ngã ba hai phế quản và khí quản là minh quản là cơ quan phát thanh của chim. Minh quản có màng âm thanh, vòng sụn cuối, cơ phế thanh quản (hình 9.5). Các loài chim khác nhau có cấu tạo minh quảng khác nhau. Đặc biệt là các loài chim hót hay và có tiếng kêu to có minh quản rất phát triển. + Phổi: Bồ câu không lớn, nằm dính sát vào thành lưng con vật. Đó là cấu tạo liên quan đến điều kiện sóng bay lượn của chim. Phổi chim xốp nên khả năng dự trữ không khí lớn. + Túi khí là những màng mỏng (hình 9.5) len lỏi giữa các nội quan, cơ dưới da và khe hổng trong xương. Bồ câu cũng như nhiều loài chim bay có 9 túi khí: Một túi lẻ ở ngực ngang “Chạc đòn”; bốn đôi túi chẵn ở nội quan. Trong đó có đôi túi phủ tạng là lớn nhất, phân bố len lỏi trong cơ, dưới da, trong nội quan và các hốc xương để chứa khí. Túi khí có tác dụng làm giảm tỷ trọng của chim, chứa khí để giúp chim hô hấp kép (khi chim bay), phát tiếng kêu khi chuyển khí qua hệ minh quản và điều hoà nhiệt độ. 2.3 Cơ quan tiêu hoá Ống tiêu hóa bắt đầu là xoang miệng. Trong xoang miệng có lưỡi. Sau gốc lưởi là khe thanh quản thuộc cơ quan hô hấp. Hình 9.5 Sơ đồ vị trí các túi khí và phổi của chim 1. Khí quản; 2. Phổi; 3. Các túi khí trước; 4. Các túi khí sau 1 3 4 2 Minh quản được cấu tạo bởi hệ thông dây thanh, gồm hai loại: loại dài mảnh đi từ khí quản vào các phế quản và loại dây ngắn thô. Minh quản còn có cơ hót. Khi cơ này co làm các dây thanh chùng - thẳng khác nhau, kết hợp với luồng không khí vào và ra từ túi khí, phổi tạo ra các âm thanh khác nhau. [...]... chia ra ba thuỳ Thuỳ giữa hình giun rất lớn mặt trên có nhiều vân ngang và hai thuỳ bên nhỏ Tiểu não phát triển liên quan đến đời sống hoạt động mạnh và động tác hoạt động khá phức tạp khi bay trên không của chim + Hành tuỷ nằm ngay sau tiểu não Phần trước hành tuỷ cũng bị tiểu não che khuất Xoang bên trong là hố trám – não thất thứ IV Hành tuỷ ở chim cũng giống các động vật có xương sống khác, là... như không có ở chim trưởng thành, chỉ thấy ở chim non - Về cấu tạo, bộ xương đã có nhiều biến đổi khác hẳn về cấu tạo điển hình của bộ xương động vật có xương sống (hình 9.10): + Chi trước biến thành cánh + Xương ức nhô cao thành gờ lưỡi hái là nơi bám của cơ ngực (cơ đập cánh và cơ quạ cánh tay là hạ cánh) + Xương đòn hình chữ “V” có tác dụng như cái “díp”, tham gia vào động tác nâng cánh của chim,... Bồ câu cho thấy (hình 9.8C) Phía trước não trung gian có giao thoa thị giác là chỗ bắt chéo của đôi dây thần kinh thị giác– dây II Sau giao thoa thị giác là phễu não và mấu não dưới Ở chim có 12 đôi dây thần kinh não xuất phát chủ yếu từ hành tuỷ Hình 9 .8 Cấu tạo não của chim bồ câu a Nhìn trên; b Nhìn bên; c Nhìn dưới 1 Thuỳ khứu giác; 2 Bán cầu não; 3 Thùy thị giác; 4 Tiểu não; 5 Hành tủy; 6 Mấu não... của ống dẫn niệu; 8 Lỗ mở của phình rộng thành túi tinh thông ra ống dẫn trứng; 9 Ống dẫn trứng phải tiêu giảm huyệt + Chim cái chỉ có một buồng trứng trái (hình 9.7B) Thời kì sinh sản buồng trứng rất phát triển và có thể dễ nhận thấy các trưng non chứa nhiều noãn hoàng Ống dẫn trứng tương ứng với ống Muller, đầu mở rộng thành phễu ở gần mép buồng trứng Cuối ống dẫn trứng phình rộng thành tử cung rồi...107 Sau khe thanh quản là thực quản, ống dài có thành mỏng, có khả năng co giản nằm dưới da dọc theo cổ Phần cuối thực quản phình rộng thành diều Diều là nơi tích trữ thức ăn tạm thời, làm mềm thức ăn nhờ nước bọt và chất nhầy do tuyến diều tiết ra, do vậy có tiêu hoá một phần thức... là dạ dày cơ hay mề và dạ dày tuyến Dạ dày tuyến có thành mềm có nhiều tuyến tiêu hoá Dạ dày cơ có thành cơ dày và chắc bên trong có lót màng kitin Đối với chim ăn hạt, trong dạ dày cơ thường có nhiều hạt sạn để tăng ma sát khi nghiền thức ăn (hình 9.6) Hình 9.6 Cấu tạo nội quan bồ câu 1 Mỏ; 2 Diều; 3 Tinh hoàn; 4 Gan; 5 Mề; 6 Phổi; 7 Phế quản; 8 Ruột tá; 9 Huyệt; 10 T/t trái; 11 T/t phải; 12 T/n trái;... phần khác tạo 1 2 3 a c 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 b 14 31 30 29 28 17 27 26 25 20 21 22 23 24 15 16 17 18 19 Hình 9.10 Sơ đồ về bộ xương chim a Lông cánh sơ cấp trên xương cổ bàn; b Lông cánh thứ cấp trên xương tay trụ; c Ba lông cánh mọc trên ngón cái 1 Khe lông cánh sơ cấp; 2 Lông cánh sơ cấp; 3 Các ngón tay; 4 X bàn tay; 5 Ngón tay; 6 x cổ tay; 7 x tay (quay - trụ); 8 x cánh; 9 Ổ mắt; 10 Lỗ mũi; 11... T/n phải; 14 Khí quản; 15 Đ/m dưới đòn trái; 16 T/m cảnh; 17 T/m dưới đòn trái; 18 Ruột non; 19 T/m cảnh phải; 20 Manh tràng; 21 Thận; 22 Ống dẫn niệu; 23 Ống dẫn tinh; 24 Thực quản; 25 Dạ dày tuyến; 26 Tuyến tuỵ; 27 Minh quản; 28 Tỳ Sau dạ dày tuyến đến ruột tá Tiếp sau ruột tá là đến ruột non uốn khúc và được treo vào thành lưng của xoang cơ thể nhờ màng treo ruột Ruột non chuyển sang ruột già ngắn,... ra, phễu mở rộng để đón trứng Ngoài mùa sinh sản, ống dẩn trứng bé và nằm sát thành lưng xoang bụng 2.5 Hệ thần kinh So với bò sát, não chim phát triển cao hơn: Kích thước lớn hơn bán cầu não lớn hơn, tiểu não rất phát triển liên quan đến đời sống hoạt động tích cực của chim, thuỳ khứu giác nhỏ, não uống khúc rõ ràng (hình 9 .8) 109 + Não trước là hai bán cầu não trước lớn, mặt ngoài phẳng Bên trong là... có màu trắng + Chim trống có một đôi tinh hoàn (hình 9.7A) là hai khối hình bầu dục màu trắng dục nằm ở phần bụng Hình 9.7 Cấu tạo cơ quan sinh dục của bồ câu A Con đực; B Con cái phần trước của thận Từ mỗi tinh A 1 Phụ dịch hoàn; 2 Dịch hoàn; 3 Ống dẫn tinh; hoàn phát ra một ống dẫn tinh tương 4 Thận; 5 Ống dẫn niệu; 6 Huyệt; 7 Lỗ mở của ống dẫn tinh; 8 Lỗ mở của ống dẫn niệu ứng với ống wolff và chạy . Sau động mạch này là động mạch mạc treo ruột. Đi đến thận, động mạch củ lưng phát ra động mạch thận. Tiếp theo là động mạch chủ đùi, động mạch ngồi đi vào chi sau. Sau động mạch ngồi là đôi động. mạch phát ra hai động mạch không tên. Từ mỗi động mạch không tên cùng bên phát ra ba nhánh động mạch cảnh chung, động mạch dưới đòn và động mạch ngực. Trong ba động mạch này, động mạch ngực. quan niệu sinh dục (hình 8. 4). + Thận là hậu thận đặc trưng cho động vật có màng ối. Thận Thằn lằn màu vàng nằm sát thành lưng vùng chậu. Muốn quan sát được phải tiến hành cắt bỏ phần trước

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan