THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 9 docx

14 1.2K 20
THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 9 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

111 nên hình chữ “Z” ngược, năng đỡ cơ thể chim khi bay và tham gia vào các động tác khởi động trước khi bay của chim. - Sọ chim thuộc kiểu sọ hai hố thái dương và chỉ còn lại cung thái dương dưới. Gốc sọ có một lồi cầu chẩm như các loài bò sát. 3.2 Mẫu vật, dụng cụ để nghiên cứu bộ xương Bồ câu - Bộ xương chim Bồ câu nguyên vẹn làm sẵn - Bộ xương chim Bồ câu làm sẵn tháo rời - Các đốt sống cổ - Kim mũi nhọn và kim mũi mác để chỉ xương - Tranh vẽ: + Bộ xương chim bồ câu . + Cấu tạo các đốt sống của chim. + Cấu tạo xương đai và xương chi của chim Bồ câu. 3.3 Nội dung 3.3.1 Quan sát xương đầu a) Hộp sọ Có thể phân hộp sọ thành năm vùng: 1) Vùng chẩm: Là thành sau của hộp sọ (occipitalea), được tạo nên do bốn xương chẩm ghép lại. Chính giữa có một lỗ chẩm. Dưới là xương gốc chẩm, hai bên là hai xương cánh chẩm. Hai xương này cùng với xương gốc chẩm tạo nên một lồi cầu chẩm. 2) Vùng nóc: Được phủ bởi hai xương đỉnh nằm ở phía sau thành vòm sọ. Trước xương đỉnh là đôi xương trán dài, là phần chủ yếu của nóc sọ. Hai bên xương trán tạo thành trên ổ mắt. Trước xương trán là đôi xương mũi nằm phía trước ổ mắt. Mỗi xương mũi có đôi mấu lồi ra trước giới hạn phần sau phía trên và lỗ mũi. 3) Vùng bên: Phía ngoài xương bên chẩm, dưới xương trán là đôi xương vảy có mấu nhô ra phía trước và hơi chếch xuống dưới, giới hạn một phần thành sau ổ mắt. Giới hạn này chủ yếu là xương cánh bướm. Vách ngăn giữa hai ổ mắt là xương ổ mắt bướm ở phía sau và xương sàng phía trước. Thành bên sọ, phía trước ổ mắt là xương lệ cũng tham gia vào thành bên này. 4) Vùng tai: Xương trên tai, xương trước tai và xương sau tai. Các xương này gắn chặc với nhau và xương chẩm kề bên. Xương trên tai gắn với xương trên chẩm. Xương sau tai gắn với xương bên chẩm. 5) Vùng đáy: Trước xương gốc chẩm là xương gốc bướm hình chóp nhọn và có mấu hình mỏ kéo dài gọi là mõm trước bướm, là vết tích của xương bên bướm ở ếch nhái và cá. Trước xương lá mía là lỗ mũi trong (hình 9.11). 112 b) Sọ tạng + Hàm trên sơ cấp: Phần sau hoá xương là xương vuông có hãm khớp với xương khớp của hàm dưới. Phía trước hoá xương thành xương khẩu cái. + Hàm trên thứ cấp: Phía trước xoang mũi là xương hàm trên. Mút hàm trên có xương gian hàm tạo nên mỏ sừng của chim. Phía sau xương gian hàm có ba mấu. - Mấu trên hay mấu trán xen giữa mấu lồi của hai xương mũi. - Mấu bên giới hạn phía dưới lỗ mũi. - Mấu dưới hay mấu khẩu cái cùng với mấu khẩu cái của xương hàm trên và xương khẩu cái tạo nên xương khẩu cái của chim. Nằm giữa xương khẩu cái và xương vuông là xương cánh và xương vuông gò má, đầu sau xương này khớp với xương vuông tạo nên cung thái dương. + Hàm dưới sơ cấp (sụn Mecken) hoá xương thành xương khớp . + Hàm dưới thứ cấp gồm các xương bì. Xương răng phía trước, xương góc phía sau. Trên xương góc là xương trên góc. Mặt trong xương hàm trên là xương tấm. Trên và trước xương này là xương vành. Tất cả xương này gắn với nhau tạo hàm dưới nguyên vẹn (hình 9.11). Hình 9.11 Hộp sọ bồ câu I. Nhìn bên; II. Nhìn dưới; III. Nhìn trên 1. x. đáy chậu; 2. x. bên chẩm; 3. Lồi cầu; 4. Lỗ chẩm; 5. x. trên chẩm; 6. x. tai; 7- 8. x. bướm; x. 9 - 10. x. ổ mắt; 11. vách giữa 2 ổ mắt; 12. x. sàng; 13. x. đỉnh; 14. x. trán; 15. x. mũi; 16. x. lệ; 17. x. trước hàm; 18. x. hàm trên; 19. x. má; 20. x. vuông - má; 21. x. vảy; 22. x. vuông; 23. x. lá mía; 24. x. cánh; 25. x. khớp; 26. x. răng; 27. x. góc 113 Phần còn lại là sọ tạng (cung móng và cung mang) đã tiêu giảm. Phần móng hàm chuyển vào tai giữa hình thành xương bàn đạp giữ chức năng thính giác như các động vật có xương sống ở cạn. Các phần khác tạo bộ máy dưới lưỡi của chim. 3.3.2 Quan sát cột sống Cột sống chia làm bốn phần cổ, ngực, chậu và đuôi (hình 9.12). a) Phần cổ Gồm 13 – 14 đốt. Đốt cổ I có dạng hình vòng, không có thân đôt, có diện khớp để khớp với lồi cầu chẩm của sọ. Đốt cổ II ốc chồi hình răng và diện khớp để khớp với đốt cổ I. Các đốt còn lại đều có thân đốt và các diện khớp để khớp với đốt trước và đốt sau. Đốt sống cổ chim theo kiểu đốt sống lõm khác còn gọi là lõm yên ngựa. Trên thân đốt là cung thần kinh. Cung thần kinh có hai mấu khớp trước và hai mấu khớp sau. Trên các mấu khớp đều có diện khớp. Hai bên thân đốt có hai mấu ngang mang sườn đã tiêu giảm. Gốc mấu ngang có lỗ ngang lớn để động mạch xương sống và thần kinh giao cảm đi qua. Hai đốt cổ cuối mang sườn tự do. b) Phần ngực Gồm 7 đốt: Bốn đốt đầu gắn chặc với nhau. Các đốt sau gắn với phần chậu. Năm đốt ngực đầu tiên mang sườn. Gốc sườn hai nhánh. Một nhánh khớp với thân đốt gọi là mấu đầu sườn. Nhánh còn lại khớp với mấu ngang gọi là củ lồi sườn. Mỗi sườn gồm hai phần: Phần sườn lưng và phần sườn bụng khớp động với nhau. Phần lưng có mang mấu nhỏ hướng về phía sau và đè lên sườn sau gọi là mầu móc. Phần bụng gắn với xương ức rộng, phần giữa xương ức nhô cao thành gờ lưỡi hái. c) Phần chậu Xương chậu Bồ câu được hình thành do sự gắn liền các đốt sống cuối phần ngực và 7 đốt phần đai (2 đốt chậu chính thức và 5 đốt trước đuôi). d) Phần đuôi Gồm 6 đốt tự do và 4 đốt cuối gắn với nhau tạo nên xương phao câu. Hình 9.12 Cấu tạo phần ngực, chậu và đuôi xương chim bồ câu 1. x. ức; 2. x. Gờ lưỡi hái; 3. x. sườn; 3'. phần sườn lưng; 4. Mấu móc; 5. x. phao câu; 6. x. hông; 7. x. háng; 7. x. ngồi; 9. x. bả; 10. x. quạ; 11. x. đòn 114 3.3.3 Quan sát xương đai và chi a) Đai vai Xương bả hình kiếm chạy dọc cột sống. Xương quạ hình ống tương đối lớn. Một đầu xương quạ khớp với xương ức, đầu kia khớp với xương bả và xương đòn. Xương đòn mảnh, hợp lại thành hình chữ “V” có tác dụng như cái “ZIP” đóng góp vào động tác nâng cánh của chim. b) Chi trước Ở Bồ câu và các loại chim bay chi trước biến đổi thành cánh bao gồm các phần điển hình của chi trước động vật có xương sống trên cạn nhưng có nhiều thay đổi, nhất là phần cổ bàn. + Xương cánh tay có đầu gần khớp với đai vai đầu xa khớp với xương ống tay. Ống tay gồm hai xương: Xương trụ lớn hơi cong nằm bên ngoài, xương quay nhỏ nằm bên trong. Phần cổ tay có xương cổ tay quay đã gắn với xương trung tâm. Xương cổ tay trụ gắn với xương centrale. Hai xương này khó nhận biết nhất là đối với xương chưa làm sạch. Tiếp đến là xương cổ bàn phức tạp là hai xương dài có thể đạt đến 2/3 chiều dài xương ống tay. Xương bên ngoài lớn hơn và tương đối thẳng. Xương bên trong nhỏ, mảnh hơn và hơi cong. Đầu gần xương cổ bàn phức tạp với hai xương nhỏ phần cổ và xương ống tay. Bờ ngoài gốc xương cổ bàn phức tạp có ngón I một đốt. Đầu xa ngón II gồm hai đốt là hai tấm xương. Tấm gốc có bờ trước dày, bờ sau mỏng. Tấm ngọn hình tháp. Bên trong ngón II là ngón III chỉ gồm một đốt xương nhỏ. c) Đai hông + Xương hông đã gắn chặt với các đốt sống phần chậu và các đốt đầu phần đuôi. Xương háng mảnh kéo dài về sau và có đầu tự do. Xương ngồi đã gắn chắc với xương hông không còn ranh giới. Đai hông hình thành do sự gắn liền của các xương đai và cột sống phần sau ngực, phần chậu và phần trước đuôi tạo nên kiểu chậu tổng hợp. Hố khớp hình thành do sự tham gia của cả ba xương đai hông, nghĩa là ranh giới của ba xương đai hông là nơi khớp với xương chi tự do. + Phía sau hố khớp giữa xương hông và xương ngồi có lổ ngồi. Giữa xương ngồi và xương háng có lổ bít. Xương háng mảnh hình que, chạy song song với xương ngồi giống xương sau háng của bọn Bò sát cổ thuộc nhóm Thằn lằn hông chim. Hai xương háng không khớp với nhau tạo nên kiểu chậu hở. Đó là điểm đặc trưng trong cấu tạo đai chậu của chim thích nghi với lối đẻ trứng có vỏ cứng. d) Chi sau (hình 9.10) + Xương đùi có đàu gần dạng hình cầu để khớp vào hõm khớp của đai chậu, đầu xa khớp với xương ống cổ chân. Xương này đước hình thành do sự gắn liền của xương chày, xương mác và phần gần trục của xương cổ chân. 115 + Giữa xương đùi và xương ống cổ chân có xương đầu hay xương bánh chè nằm ở phía trước. + Tiếp đến là xương cổ bàn phức tạp, là phần chi sau phủ vảy nối bàn chân, ngón chân với xương ống chân. + Bốn ngón chân khớp với xương cổ bàn phức tạp. Ngón I có một đốt tiến về phía sau. Các ngón còn lại tính từ trong ra ngoài theo thứ tự II, III, IV có số đốt ngón tương ứng là 2, 3, 3 với đầu ngón có móng sừng. Câu hỏi đánh giá 1. Trình bày cấu tạo và chức năng các loại lông của chim Bồ câu thích nghi với hoạt động bay? 2. So sánh hệ tuần hoàn của chim Bồ câu với hệ tuần hoàn của Thằn lằn bóng? Từ đó rút ra các đặc điểm tiến hóa ở Chim về hệ tuần hoàn so với Bò sát? 3. Cấu tạo cơ quan hô hấp của chim Bồ câu? Chứng minh vai trò quan trọng của các túi khí trong hoạt động hô hấp của chim? 4. Nêu cấu tạo tiêu biểu của hệ tiêu hóa? Trình bày một số đặc điểm chứng tỏ hệ tiêu hóa thích nghi với lối sống bay? 5. So sánh cấu tạo não bộ của chim Bồ câu với não bộ Thằn lằn bóng, từ đó thấy được sự phát triển tiến hóa của hệ thần kinh của Chim so với Bò sát? 6. Anh (chị) hãy nêu các đặc điểm thích nghi với hoạt động bay của bộ xương chim Bồ câu? 116 Bài 10. Lớp Thú - Đại diện Thỏ nhà I. Vị trí phân loại Thỏ nhà Oryctolangus cuniculus Họ Thỏ Leporidae Bộ Thỏ Lagomorpha Ngành phụ Có sọ Craniota Hay Ngành phụ Có xương sống Vertebrata Ngành Có dây sống Chordata II. Mẫu vật, dụng cụ - Thỏ sống - Hộp đồ mổ - Ván mổ lớn - Dây gai để buộc chân Thỏ - Khăn lau, bông thấm nước - Tranh vẽ về nội quan: + Cấu tạo nội quan Thỏ + Sơ đồ hệ tuần hoàn thú + Cơ quan niệu sinh dục Thỏ + Não bộ Thỏ - Bộ xương Thỏ nguyên vẹn - Bộ xương Thỏ tháo rời - Kim mũi nhọn và kim mũi mác để quan sát xương - Tranh vẽ về bộ xương: + Hình dạng ngoài bộ xương Thỏ + Sọ Thỏ nhìn các mặt + Cấu tạo đốt sống Thỏ + Các đai và chi Thỏ III. Phương pháp giải phẫu Thỏ Đặt ngửa Thỏ trên bàn mổ, dùng dây gai buột chặt chân Thỏ vào đinh ở hai bên mép ván. Lấy ít bông thấm nước vê gọn lại tẩm nước và vắt qua đi rồi vuốt theo đường dọc giữa bụng cho ướt lông. Lấy tay rẽ lông ướt sang bên thành một đường thẳng. 117 Dùng kẹp nâng da trước lỗ niệu sinh dục lên, lấy kéo cắt một đường thẳng dọc theo đường lông ướt lên đến tận hàm dưới. Bóc da sang hai bên. Chú ý tránh chọc vào hai tĩnh mạch cảnh nằm ngay dưới da hai bên cổ. Dùng kẹp nâng cơ và lấy kéo cắt dọc theo đường trắng từ lỗ niệu sinh dục đến mấu hình kiếm của xương ức. Không cắt vào xương ức để quan sát cơ hoành. Tiếp tục cắt cơ sang bên dọc sườn cuối. Sau đó có thể ghim cơ này sang hai bên ván mổ. Quan sát vị trí tự nhiên trong xoang bụng Thỏ. II. Nội dung 1. Nghiên cứu hình dạng ngoài a) Đầu: Chia làm hai phần. Phần trước là sọ mặt, phần sau là sọ não. Ranh giới hai phần không rõ ràng. Có thể lấy mắt làm ranh giới tạm xác định: Phía trước mắt là sọ mặt, phía sau là phần sọ não. Miệng nằm ở bờ trước và hai bên phần mặt. Quanh miệng là môi. Bên trong miệng, phía trước có đôi răng cửa và đôi răng cửa dưới. Đầu ngoài răng cửa vát nhọn và nhô ra trước. Gốc trong của đôi răng cửa trên có răng nhỏ, là răng cửa phụ. Vì vậy người ta gọi Thỏ là bọn răng cửa kép. Thỏ không có răng nanh và răng trước hàm trên nên hai hàm Thỏ có một khoảng trống. Hai bên mõm có nhiều lông dài làm nhiệm vụ xúc giác gọi là lông xúc giác. Trước mõm có đôi lỗ mũi ngoài. Môi trên xẻ rãnh đến tận mũi. Mắt nằm ở hai bên đầu. Mắt Thỏ có ba mí: mí trên, mí dưới và mí thứ ba bé ở góc trước của hai mắt gọi là màng nháy. Ở sau mắt là tai. Tai Thỏ có vành tai rất phát triển (hình 10.1). b) Cổ: Ngắn, khá linh hoạt. c) Thân: Hình trụ, có hai đôi chi và đuôi. Chi sau của Thỏ phát triển mạnh hơn hẳn đôi chi trước, do cách chuyển vận chủ yếu của Thỏ là động tác nhảy. Chi kiểu năm ngón điển hình, nhưng ở chi sau ngón I tiêu giảm. Đầu ngón chân có móng sùn nhưng cùn. Thỏ đi kiểu nửa bàn, nghĩa là khi đi toàn bộ ngón và một phần bàn chạm đất. Hình 10.1 Hình dạng ngoài của Thỏ 1. Tai; 2. Lông mi; 3. Mắt; 4. Miệng; 5. Cổ; 6. Chân trước; 7. Bụng; 8. Bàn chân sau; 9. Chân sau; 10. Đuôi; 11. Lưng; 12. Lườn 118 Toàn thân Thỏ phủ lớp lông mao, mềm mại. Cũng như tất cả lông thú, lông Thỏ có hai loại : lông phủ dài và dày bao bọc bên ngoài cho hình dáng của Thỏ, lông nệm ngắn và mềm hơn ở bên dưới lớp lông tơ. Lông nệm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt. d) Đuôi: Nằm ở phía sau thân, lông đuôi xù (hình 10.1) . 2. Nghiên cứu cấu tạo trong 2.1 Quan sát vị trí tự nhiên nội quan Thỏ Giữa bụng là hai cơ thẳng bụng nằm dọc hai bên đường trắng – đường nằm chính giữa bụng Thỏ. Trên cơ thẳng bụng có nhiều đường ngang chia cơ này thành nhiều đoạn. Dấu hiệu đặc trưng của động vật có xương sống thấp còn giữ lại ở thú. Gan lớn nằm ngay sát xoang ngực, trùm lên dạ dày và chia hai thùy. Dưới gan là dạ dày hình túi nằm ngang với nhiều mạch máu phân bố trên bề mặt. Bên trái dạ dày là tì hình lá dài màu đỏ thẫm. Xoang bụng còn lại chứa đầy ruột và phân biệt: Ruột non có đường kính nhỏ và nhẵn hơn so với ruột già lớn hơn và bên trong có nhiều hòn phân hình trái xoan. Manh tràng rất lớn ở bên phải và chiếm hơn 1/2 thể tích xoang bụng, là đặc điểm chung của ăn thực vật không nhai lại. Kéo lui dạ dày và gan xuống phía dưới để quan sát cơ hoành. Cơ hoành là tấm mỏng, có dạng vòm hướng lên phía xoang ngực, là ranh giới giữa xoang ngực và xoang bụng. Cơ hoành là đặc trưng của thú, tham gia việc hô hấp và thải phân cho thú. Khi hoạt động sẽ làm thay đổi thể tích xoang ngực và xoang bụng (không khí đi vào hay đi ra khỏi phổi) với sự phối hợp hoạt động của cơ liên sườn để hô hấp (hình 10.2). 2.2 Hệ tuần hoàn + Tim nằm trong xoang bao tim mỏng. Thỏ non có tuyến diều có dạng hai thùy xốp màu sáng nhạt nằm trước tim. Tuyến này dẫn tiêu giảm theo tuổi con vật. Cắt bỏ xoang bao tim và tuyến diều sẽ thấy rõ tim. Tim Thỏ bốn ngăn. Hai tâm nhĩ nằm ở phía trước có thành mỏng. Hai tâm thất hình nón, đỉnh hướng về phía sau. Thành tâm thất dày hơn so với thành tâm nhĩ. Giữa tim có dải mỡ chia tim ra hai phần biệt lập, nửa trái chứa máu động mạch và nửa phải chứa máu động mạch. Tim chia bốn ngăn hoàn toàn. Các buồng tim cùng bên khác tên thông với nhau bởi van nhĩ thất (hình 10.3). + Hệ mạch Động mạch có thành dày và màu trắng. Tĩnh Hình 10.2 Vị trí nội quan tự nhiên của Thỏ 1. Mấu xương ức; 2. Gan; 3. Dạ dày; 4. Manh tràng; 5. Đoạn vòng lên của ruột già 119 mạch thành mỏng và màu thẫm. Cung chủ động mạch đi ra từ tâm nhĩ trái, vòng qua phế quản và vòng về bên trái – là điểm đặc trưng của thú. Từ chỗ uốn cong của cung chủ động mạch phát ra hai động mạch lớn là động mạch dưới đòn trái đi vào chi trước trái và động mạch không tên hướng thẳng về phía trước và phân thành ba nhánh là các động mạch: dưới đòn trái và hai động mạch cảnh trái phải đi lên cổ dọc hai bên khí quản. Sau khi vòng về phía sau, cung chủ động mạch đi dọc cột sống gọi là động mạch chủ lưng đi xuyên qua cơ hoành xuống dưới và phát nhánh tới các nôi quan như: động mạch mạc treo ruột đưa máu tới dạ dày, ruột; động mạch thận đi vào thận; động mạch sinh dục đến nuôi tuyến sinh dục. Động mạch chủ lưng tiếp tục đi xuống chia đôi thành động mạch chậu chung. Đó là những động mạch thuộc vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ có động mạch phổi đi ra từ tâm thất phải, vòng về phía lưng của cung chủ động mạch rồi tách ra hai nhánh đi vào hai là phổi. Hình 10.3 Cấu tạo nội quan của Thỏ 1. Tuyến nước bọt; 2. Thực quản; 3. Dạ dày; 4. Gan; 5. Tuỵ; 5'. Ống dẫn tuỵ; 6. Manh tràng; 7. Thuỳ hình giun của ruột tịt; 8. Lỗ hậu môn; 9. Tâm thất trái; 10. Tâm nhĩ trái; 12. Tâm nhĩ phải; 13. Cung chủ động mạch; 14. Đ/m dưới đòn; 15. T/m dưới đòn; 16. T/m cảnh; 17. Ruột non; 18. T/m chủ sau; 19. Đ/m chủ lưng; 20. Phổi; 21. Thận; 22. Tuyến trên thận; 23. Ống dẫn niệu; 24. Bóng đái; 25. Buồng trứng; 26. Noãn quản; 26. Tỳ; 27. Tuyến diều; 29. Khí quản; 30. Ống dẫn mật Hai tĩnh mạch chủ trước ngắn nhận máu của tĩnh mạch cảnh hay tĩnh mạch gò má tương ứng với đôi tĩnh mạch chính trước của cá, mang máu từ đầu về và tĩnh mạch dưới đòn đưa máu từ chi trước cùng bên về. Tĩnh mạch lẻ phải nằm ở bên phải cột sống trong lồng ngực nhận máu các cơ gian sườn. Một số thú còn có thêm tĩnh mạch lẻ trái hoặc nhóm khác có cả tĩnh mạch lẻ phải và tĩnh mạch lẻ trái. Các tĩnh mạch lẻ này đều là di tích của tĩnh mạch bên ở cá sụn. Máu tĩnh mạch phần sau cơ thể theo các tĩnh mạch: tĩnh mạch chậu trong, tĩnh mạch chậu ngoài, tĩnh mạch đai chậu, tĩnh mạch sinh dục… đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Tĩnh mạch chủ sau đưa máu về tâm nhĩ phải. Đó là những tĩnh mạch thuộc vòng tuần hoàn lớn (hình 10.3). Thuộc vòng tuần hoàn nhỏ có tĩnh mạch phổi mang máu từ phổi đã oxy hóa trở thành máu động mạch về tâm nhĩ trái. 120 2.3 Cơ quan hô hấp + Đường hô hấp bắt đầu từ lỗ mũi ngoài mở ra phía trước mõm, thông với xoang khứu giác. Trong này có nhiều xương noãn phức tạp được bao phủ bởi màng nhày mà bên trong có nhiều mao mạch giúp cho việc sưởi ấm không khí thở vào, đồng thời cản bụi đi vào đường hô hấp. Xoang khứu giác thông với lỗ mũi trong hay lỗ khoan mở ra phía trên vòm miệng. Tiếp đến là hầu – ngã ba đường tiêu hóa và hô hấp. Khe thanh quản nằm bên trong thềm miệng, phía trước thực quản. Khe này được che bởi tiểu thiệt có tác dụng đậy thanh quản khi con vật nuốt thức ăn. Khe thanh quản thông vào thanh quản rồi dẫn đến khí quản là ống dài nằm ở phía trước thực quản. Khí quản cấu tạo bởi nhiều vòng sụn nâng đỡ. Mặt lưng khí quản dẹp là nơi tiếp xúc với thực quản. Hai bên thanh quản có sụn giáp trạng – đặc trưng cho động vật có vú. Phía lưng thanh quản có sụn nhẫn. Hai bên sụn này có tuyến giáp trạng. Cuối khí quản chia đôi thành hai phế quản đi vào hai phổi. Sau đó phế quản phân nhánh nhiều lần để hình thành các phế nang và tiểu phế nang (hình 10.3). + Phổi là thể xốp màu hồng nằm lơ lửng trong lồng ngực. Phổi trái phân thành hai thùy, phổi phải phân thành ba thùy, nhờ đó mà dung tích chứa khí và diện tích phân bố của mao mạch tăng lên. Diện tích phổi thú gấp 1.000 lần diện tích bề mặt da con vật. 2.4 Cơ quan tiêu hóa Miệng nằm phía dưới mõm Thỏ. Xung quanh miệng được viền bởi môi trên và môi dưới. Môi trên Thỏ xẻ dọc lên đến mũi nên có thể nhìn thấy răng cửa. Kéo rộng môi ra sẽ thấy rõ Thỏ có hai răng cửa trên và hai răng cửa dưới. Phía sau đôi răng cửa hàm trên có đôi răng cửa nhỏ là răng cửa phụ. Phía trong xoang miệng có răng hàm. Quan sát cấu tạo xoang miệng: Phía trên vòm miệng có nhiều nếp ngang gọi là nếp khẩu cái. Đó là vòm khẩu cái mềm có tác dụng giữ thức ăn trong xoang miệng. Đáy xoang miệng có lưỡi rất linh hoạt. Vòm khẩu cái ngăn xoang miệng thành hai phần: phần trên là phần mũi và phần dưới là phần miệng. Hai bên góc mũi sau vòm miệng có đôi lỗ ống Eustatchi thông tai giữa với xoang miệng, là đặc trưng chung cho động vật có xương sống ở cạn. Cuối xoang miệng là hầu dẫn vào thực quản có ống dài nằm dọc cổ, mặt lưng của khí quản. Thực quản xuyên qua cơ hoành dẫn vào dạ dày nhỏ, hình quả lê nằm ngang trục cơ thể. Tiếp sau dạ dày là ruột tá uốn khúc hình chữ C dẫn đến ruột non rồi đến ruột già. Ranh giới giữa ruột non và ruột già là manh tràng rất lớn và dài, trên có nhiều vòng thắt ngang. Đầu manh tràng là ruột tịt hay ruột thừa nhỏ, hình giun. Tuyến tiêu hóa gồm: Gan và tuyến tụy. Gan lớn, chia làm bốn thùy, nằm ngay dưới cơ hoành trước dạ dày. Dưới gan có túi mật màu xanh đậm, nằm giữa thùy gan bên phải. Ống dẫn mật đổ vào ruột tá. Tuyến tụy nằm dọc mạc treo ruột tá, là thể xốp có mỡ bao quanh. Ống tụy đổ vào phần sau ruột tá phía đầu ruột non (hình 10.3). 2.5 Cơ quan niệu sinh dục + Thận hình hạt đậu màu đỏ thẫm nằm sát thành lưng xoang cơ thể hai bên cột sống [...]... IV – Thần kinh cảm động đi ra từ phía trước mặt lưng hành tủy đến cơ chéo ngoài của mắt * Đôi dây V – Thần kinh tam thoa (nervus trigeminus) đi ra từ mặt ngoài cầu Varon Mỗi dây chia thành hai rễ: Rễ ngoài lớn là rễ cảm giác, rễ ngoài nhỏ là rễ vận động * Đôi dây VI – Thần kinh vận nhỡn ngoài đi từ mặt bụng hành tủy sau cầu Varon đến cơ thẳng ngoài mắt * Đôi dây VII – Thần kinh mặt đi từ mặt bụng hành. .. niệu sinh dục ở mặt lưng bóng đái Ống này sẽ dẫn đi vào dương vật + Cơ quan sinh dục Thỏ cái là đôi buồng trứng (hình 10.4B) hình trứng dẹp, nhỏ, được treo bởi mạc treo buồng trứng ở thành lưng xoang bụng Noãn quản còn gọi là ống Fanlop tương đồng với ống Mulle ở nhóm thấp Đầu noãn quản có phễu nhỏ mở ra ở xoang bụng Gốc noãn quản phình rộng thành tử cung dẫn vào âm đạo theo hai lỗ riêng biệt Âm đạo là... trí tự nhiên (hình 10.3) Bờ trong thận có rốn thận phát ra ống dẫn niệu nhỏ màu trắng Ống dẫn niệu hai bên đổ vào bóng đái ở vùng chậu Tuyến trên thận tròn nhỏ, màu vàng nằm ở ngã ba giữa động mạch chủ lưng và động mạch thận + Cơ quan sinh dục Thỏ đực (hình 10.4A) là đôi tinh hoàn hình bầu dục dài, màu trắng Tinh hoàn Thỏ non nằm ở phía lưng vùng chậu của xoang bụng Giai đoạn trưởng thành, tinh hoàn... thể * Đôi dây XII – Thần kinh dưới lưỡi xuất phát từ chỗ ranh giới hành tủy và tủy sống đi vào cơ lưỡi và các cơ móng 3 Nghiên cứu bộ xương Để tiện nghiên cứu, người ta chia bộ xương của thỏ thành 3 phần chính là phần đầu, phần cột sống và phần xương chi (hình 10.6) Hình 10.6 Bộ xương Thỏ 1 Phần cổ; 2 Phần ngực; 3 Phần thắt lưng; 4 Phần cùng; 5 Phần đuôi; 6 x sườn; 7 x ức; 8 x bả; 9 Sông gai x bả; 10... thính giác Đây là nơi xuất phát của các dây thần kinh thị giác – số II và thính giác – số III + Tiểu não rất lớn, chia ba phần rõ ràng, ở giữa là thể hình giun gọi là thùy giun có nhiều nếp ngang phức tạp Hai bên là bán cầu tiểu não cũng có nhiều nếp ngang Các nếp này làm tăng diện tích của bề mặt tiểu não + Hành tủy có phía trước bị thể hình giun của tiểu não che khuất Nâng tiểu não lên sẽ thấy não... não có cầu Varon Hành tủy mặt dưới thấy rõ hơn, là nơi đi ra của phần lớn dây thần kinh não Từ não bộ phát ra 12 đôi dây thần kinh não (hình 10.5), cụ thể như sau: * Đôi dây I – Thần kinh khứu giác đi ra từ thùy thị khứu giác đên xoang mũi * Đôi dây II – Thần kinh thị giác đi ra từ đáy não trung gian, có gốc bắt chéo tạo nên giao thoa thị giác và đi vào đáy nhãn cầu * Đôi dây III – Thần kinh vận nhỡn... xung quanh được bao bởi nếp môi lớn Trong khe đó có âm vật nhô ra, tương đồng với dương vật con đực nhưng nhỏ hơn Vì vậy khó phân biệt Thỏ đực hay cái lúc còn non B A Hình 10.4 Hệ sinh dục của Thỏ A Thỏ đực: 1 Ống bẹn; 2 Tinh hoàn; 3 Đầu ống dẫn tinh; 4 Đuôi phần phụ tinh hoàn; 5 Ống dẫn tinh; 6 Cơ của thể hang; 7 Sụn dương vật; 8 Tuyến Cuper; 9 Bóng đái; 10 Ống dẫn niệu; 11 Ruột thẳng; B Thỏ cái:... đầu 2 – 3 đốt sống cổ Bóc da đầu để mổ sọ Thỏ và quan sát (hình 10.5) + Não trước gồm hai bán cầu đại não phát triển khá mạnh Phía trước hai bán cầu đại não là đôi thùy khứu giác phát ra đôi dây thần kinh khứu giác – đôi dây I 122 Hình 10.5 Não bộ của Thỏ A Nhìn trên; B Nhìn dưới; C Nhìn bên 1 Thuỳ khứu; 2 Rãnh não trước; 3 Bán cầu đại não; 4 Mấu não trên; 5 Não giữa; 6 Bán cầu tiểu não; 7 Thuỳ hình. .. mặt đi từ mặt bụng hành tủy sau đôi dây V * Đôi dây VIII – Thần kinh thính giác đi từ phía sau đôi dây VII đến cơ quan thính giác * Đôi dây IX – Thần kinh lưỡi hầu đi ra từ phía sau đôi dây VIII đến vùng hầu và lưỡi * Đôi dây X – Thần kinh mê tẩu thấy ngay sau đôi dây IX phát nhiều nhánh đi các vùng cơ thể như vùng hầu, cổ, ngực, bụng * Đôi dây XI – Thần kinh bổ huyết rất phát triển ở thú Là đôi dây thần... phẳng Thỏ non có xương gian đỉnh đến khi trưởng thành xương này gắn liền với xương đỉnh Hai bên xương trán, thành trên ổ mắt có hai mấu xương gọi là mấu xương ổ mắt + Vùng bên : Phía trước là ổ mắt xương lệ mỏng tạo nên thành trước ổ mắt Trên xương lệ có ống lệ tịt Sau ổ mắt là xương vẩy Trước xương vẩy có mấu gò má khớp với xương gò má tạo nên cung thái dương Đó là đặc điểm của sọ thú Dưới gốc mấu . ra hai động mạch lớn là động mạch dưới đòn trái đi vào chi trước trái và động mạch không tên hướng thẳng về phía trước và phân thành ba nhánh là các động mạch: dưới đòn trái và hai động mạch. ngực, chậu và đuôi (hình 9. 12). a) Phần cổ Gồm 13 – 14 đốt. Đốt cổ I có dạng hình vòng, không có thân đôt, có diện khớp để khớp với lồi cầu chẩm của sọ. Đốt cổ II ốc chồi hình răng và diện khớp. lại thành hình chữ “V” có tác dụng như cái “ZIP” đóng góp vào động tác nâng cánh của chim. b) Chi trước Ở Bồ câu và các loại chim bay chi trước biến đổi thành cánh bao gồm các phần điển hình

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan