Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

75 837 1
Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN SINH THÁI VÀ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TÀI NGUYÊN SINH VẬT AN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI Ở CÁC HUYỆN HẠ LANG VÀ TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, NĂM 2013 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước có khu hệ ếch nhái đa dạng nhất trên thế giới với gần 200 loài ếch nhái hiện được ghi nhận (Frost 2013). Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 82 loài, số lượng loài tăng lên gấp đôi (162) vào năm 2005 (Nguyễn Văn Sáng và cs. 2005) và lên tới 177 loài vào năm 2009 theo tài liệu của Nguyen et al. (2009). Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây, có tới 15 loài ếch nhái mới được công bố với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam gồm: Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009; Leptolalax croceus Rowley, Hoang, Le, Dau & Cao, 2010; Odorrana geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che & Rao, 2009; Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan, 2009; Rhacophorus vampyrus Rowley, Le, Tran, Stuart & Hoang, 2010; Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao & Nguyen 2011; Theloderma nebulosum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao, 2011; Theloderma palliatum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao, 2011; Gracixalus waza Nguyen, Le, Pham, Nguyen, Bonkowski & Ziegler, 2012; Ichthyophis nguyenorum Nishikawa, Matsui & Orlov, 2012; Rhacophorus helenae Rowley, Tran, Hoang & Le, 2012; Rhacophorus robertingeri Orlov, Poyarkov, Vassilieva, Ananjeva, Nguyen, Nguyen & Geissler, 2012; Theloderma bambusicolum Orlov, Poyarkov, Vassilieva, Ananjeva, Nguyen, Nguyen & Geissler, 2012; Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui & Nguyen 2013; Oreolalax sterlingae Nguyen, Phung, Le, Ziegler & Böhme, 2013; 1 giống mới là Oreolalax và 2 loài mới ghi nhận cho Việt Nam là Leptobrachium promustache và Tylototriton notialis (Bain et al. 2009, Nishikawa et al. 2013, Nguyen et al. 2013). Số lượng loài tăng lên nhanh chóng và những khám phá mới liên tục được công bố chứng tỏ khu hệ ếch nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cao Bằng nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam với diện tích rừng tự nhiên chủ yếu tập trung hai huyện Trùng Khánh và Hạ Lang. Tuy nhiên, các công trình công bố về đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng rất ít và rải rác, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Theo Nguyen et al. (2009), có 40 loài ếch nhái đã được ghi nhận ở Cao Bằng. Hồ Thu Cúc và cs. (2009) đã ghi nhận 29 loài ếch nhái ở khu vực núi Pia Oắc, huyện Nguyên Bình đồng thời bổ sung thêm 5 loài ếch nhái cho tỉnh Cao Bằng. Hầu hết các nghiên cứu trên tập trung ở khu vực rừng trên núi đất thấp và núi đá granit thuộc huyện Nguyên Bình. Ở hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, hiện mới chỉ có một số bài báo có liên quan đến công bố loài mới và ghi nhận mới của các loài bò sát như: Goniurosaurus araneus, Goniurosaurus luii, Protobothrops trungkhanhensis (Grismer et al. 1999, Orlov et al. 2009). Gần đây đã có thêm một loài ếch nhái mới cho khoa học được mô tả với mẫu vật thu được từ khu vực Hạ Lang là Gracixalus waza (Nguyen et al. 2012). Như vậy, cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu nào về thành phần loài ếch nhái được thực hiện trên sinh cảnh núi đá vôi ở hai huyện kể trên. Vì vậy, để góp phần đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn của tỉnh Cao Bằng, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Mục tiêu nghiên cứu + Phát hiện loài mới và các ghi nhận mới về các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu. + Đánh giá sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu vực rừng thuộc các huyện Trùng Khánh và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ ếch nhái theo tiêu chí số loài đặc hữu và bị đe dọa Nội dung nghiên cứu + Xác định thành phần loài - Lập danh sách loài, xác định các nhóm loài chiếm ưu thế trong khu vực. - Phát hiện các loài mới (nếu có). - Ghi nhận các loài mới cho tỉnh Cao Bằng và cho Việt Nam. + Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong khu vực. + So sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với một số khu vực có dạng sinh cảnh tương tự ở Việt Nam. + Xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu thông qua quan sát trực tiếp và phỏng vấn các nhà quản lý và người dân địa phương. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ếch nhái ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu ếch nhái bò sát ở Việt Nam có thể chia ra bốn thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ năm 1954 trở về trước; thời kỳ thứ hai từ năm 1954 đến năm 1975; thời kỳ thứ ba từ năm 1976 đến năm 1987 và thời kỳ thứ tư từ năm 1988 đến nay. 1.1.1. Thời kỳ thứ nhất Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII) là người đầu tiên đã thống kê được 16 vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái bò sát trong số 498 vị thuốc nam dùng chữa bệnh (Tuệ Tĩnh, bản in lại 1972). Sang đến đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu nổi bật nhất về khu hệ bò sát và ếch nhái ở khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) là của Bourret được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến năm 1944. Theo Nguyen et al. (2009), từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có 84 loài mới về ếch nhái và bò sát đã được mô tả với mẫu chuẩn thu được ở Việt Nam. 1.1.2. Thời kỳ thứ hai Năm 1968 – 1970: Viện nghiên cứu Khoa học tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã tiến hành điều tra ở nhiều tỉnh như: Hà Bắc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh. Thời kì này các nhà khoa học Việt Nam đã thống kê ở Miền Bắc Việt Nam có 69 loài ếch nhái. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.3. Thời kỳ thứ ba Thời kỳ này những nghiên cứu thường tập trung thống kê thành phần loài của một vùng hay một khu vực. Ngoài ra có một số nghiên cứu về sinh thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế. Ở Miền Bắc, từ năm 1975 công tác điều tra ếch nhái được tiến hành ở các nhiều tỉnh như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh Năm 1977, Đào Văn Tiến đã công bố khóa định loại 87 loài ếch nhái trong bài báo “Về định loại ếch nhái Việt Nam”. 1.1.4. Thời kỳ thứ tư Đây là thời kỳ các nghiên cứu ếch nhái nước ta được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Từ năm 1995 trở lại đây có nhiều công trình công bố của các tác giả: Đinh Thị Phương Anh, Hồ Thu Cúc, Ngô Đắc Chứng, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại học và thống kê danh sách loài ở các địa điểm khác nhau. Có một số nghiên cứu về sinh thái học và nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế, khoa học được thực hiện bởi các nghiên cứu sinh. Ngoài ra những nghiên cứu có liên quan đến sinh học phân tử và tiến hóa; sinh học, sinh thái; ký sinh trùng và bệnh học cũng được đề cập đến trong một số sách chuyên khảo và bài báo khoa học. Hướng nghiên cứu về điều tra phân loại, đa dạng của khu hệ: Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xuất bản cuốn “Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam” ghi nhận 82 loài ếch nhái ở Việt Nam. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm 1999, nghiên cứu tổng quan về ếch nhái của tác giả Hồ Thu Cúc đã thống kê được 100 loài ếch nhái ở Việt Nam. Ngô Thái Lan và cs. (2009) điều tra thành phần loài ếch nhái ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ghi nhận 19 loài thuộc 6 họ, 2 bộ. Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. thống kê trong “Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam” có 162 loài ếch nhái thuộc 9 họ, 3 bộ. Nguyen et al. (2009) đã thống kê được 176 loài ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ ở Việt Nam. Biểu đồ 1.1. Sự đa dạng của ếch nhái qua các thời kì (1977-2012) Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều loài mới cho khoa học được mô tả và hàng loạt ghi nhận mới cho khu hệ ếch nhái bò sát Việt Nam được công bố bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Một số phát hiện mới ở các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Bắc Việt Nam như: 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bain and Nguyen (2004) đã công bố danh sách khu hệ ếch nhái của tỉnh Hà Giang năm 2000, ở khu hệ này các tác giả đã thống kê được 36 loài ếch nhái và mô tả hai loài mới Rana iriodes và Rana tabaca. Böehme et al. (2005) mô tả loài Cá cóc sần việt nam Tylototriton vietnamensis với mẫu chuẩn thu được ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang. Nguyen et al. (2008) ghi nhận hai loài mới cho khu hệ ếch nhái vùng núi Yên Tử là Rhacophorus maximus và Rhacophorus rhodopus. Tran et al. (2008) mô tả thêm một loài mới cho khu hệ núi Yên Tử, tỉnh Bắc Giang là Odorrana yentuensis. Ngoài ra, hướng nghiên cứu về sinh thái, sinh học, đặc điểm hình thái của nòng nọc và con non một số loài ếch nhái có ý nghĩa kinh tế, giá trị khoa học cũng được tăng cườnglàm cơ sở xây dựng quy trình nhân nuôi và bảo tồn. Hendrix et al. (2007) mô tả hình thái và phân tích trình tự ADN của nòng nọc loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis Smith, 1924 ở Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Ngô Đắc Chứng và cs. (2009) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Ếch gai sần Paa verrucospinosa Bourret, 1937 ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Lê Vũ Khôi và cs. (2009) đưa ra những dẫn liệu về sự sinh trưởng và phát triển của chành xanh đốm Rhacophorus dennysi trong điều kiện nuôi nhốt ở Trại thực nghiệm Sinh học Cổ Nhuế - Hà Nội. Windelhaues et al. (2010) đã mô tả các giai đoạn nòng nọc và con trưởng thành loài ếch cây lớn Rhacophorus maximus ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đậu Quang Vinh và cs. (2012) nghiên cứu về đặc điểm tiếng kêu của loài Ếch cây chân đỏ Rhacophorus rhodopus Liu & Hu, 1960 ở khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Trần Thị Ngân và cs. (2012) đã công bố một số đặc điểm âm thanh và ảnh hưởng của nhiệt độ lên tiếng kêu của loài Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.Hiện nay, các nghiên cứu về sinh học phân tử được coi là công cụ hữu hiệu để nghiên cứu về mối quan hệ di truyền và tiến hóa, đồng thời hỗ trợ cho việc sắp xếp, hệ thống lại các loài ếch nhái ở Việt Nam. Ngoài việc so sánh về đặc điểm hình thái thì bằng chứng về sinh học phân tử cũng giúp các nhà nghiên cứu mô tả những loài ếch nhái mới cho khoa học. Dựa vào kết quả phân tích sinh học phân tử, một số loài thuộc giống Philautus cũng được chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma (Rowley et al. 2011; Orlov et al. 2012). Orlov et al. (2012) đã đánh giá hiện trạng phân loại và phân bố của ếch cây thu được trong hệ thống núi biệt lập ở Nam Trường Sơn và khu vực phụ cận. Dựa trên cơ sở các bằng chứng hình thái học và phân tử, các tác giả đã thảo luận sự phân loại của họ Rhacophoridae ở miền Nam Việt Nam. Đồng thời các tác giả đã mô tả và công bố 3 loài mới trong họ là Theloderma chuyangsinensis, T. bambusicolum và Rhacophorus robertingeri (trước đây được định loại là loài R.calcaneus). Nhóm tác giả này cũng chuyển loài Philautus laevis thành loài Theloderma leave (Orlov et al. 2012). 1.2. Một số nghiên cứu về ếch nhái ở Cao Bằng Nghiên cứu về khu hệ ếch nhái của tỉnh Cao Bằng còn rất hạn chế, ngoại trừ một số ghi nhận và mô tả loài mới trong tài liệu của Bourret (1942), có một số nghiên cứu đã được thực hiện ở tỉnh Cao Bằng nhưng tập trung ở khu vực núi đất và núi đá granit ở khu vực Nguyên Bình và núi Pia Oắc. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hồ Thu Cúc và cs. (2005) đã nghiên cứu thành phần loài ếch nhái ở một số khu vực thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam bao gồm 82 loài thuộc 9 họ, 3 bộ trong đó ghi nhận 37 loài ở tỉnh Cao Bằng. Nguyễn Thiên Tạo (2009) điều tra ở khu vực núi Pia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 29 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 3 bộ ở khu vực này. Nguyen et al. (2012) mô tả loài Nhái cây wa-za Gracixalus waza với mẫu chuẩn thu ở Cao Bằng. Nishikawa et al. (2013) mô tả loài Cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri với mẫu chuẩn thu ở Cao Bằng và Hà Giang. 1.3 . Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên tỉnh Cao Bằng 1.3 .1. Vị trí địa lý và diện tích Cao Bằng nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 300 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp với các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp với các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Diện tích của Cao Bằng có là 6724,6 km 2 (Nxb Bản đồ 2011). Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 62 km theo đường tỉnh lộ 206 với diện tích là 468,7 km 2 . Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn Trùng Khánh (Nxb Bản đồ 2011). Huyện Hạ Lang nằm ở phía Đông tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 70 km theo đường tỉnh lộ 207 với diện tích là 463,4 km 2 . Huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã (Nxb Bản đồ 2011). 1.3.2. Địa hình [...]... M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi nhận ở một vùng CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần loài ếch nhái ở hai huyện Hạ Lang, Trùng Khánh Qua phân tích và định loại mẫu vật, chúng tôi ghi nhận có 19 loài ếch nhái ở hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh Mô tả của từng loài được trình bày dưới đây theo hệ thống phân loại của Nguyen et al (2009) và Frost (2013) Họ Nhái bầu... 28/5/2012 tại hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh Lịch trình cụ thể như sau: Ở huyện Hạ Lang: từ ngày 4-15/4 và 1-28/5, tiến hành khảo sát ở các xã Kim Loan, An Lạc, Đức Quang, Khang Nhật Ở huyện Trùng Khánh: từ ngày 16-30/4, tiến hành khảo sát ở các xã Ngọc Chung, Cao Thăng, Đức Hồng 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Thu thập mẫu vật + Khảo sát thực địa Chọn địa điểm thu mẫu: Mẫu vật thu ở ven các suối, vũng... Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc Do địa hình núi đá vôi nên trong khu vực nghiên cứu có nhiều suối chảy ngầm trong hang đá và một số suối nhỏ hoặc mỏ nước lộ thiên ở các thung lũng đá vôi thuộc địa bàn hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh 1.3.5 Thảm thực vật Theo quan sát trực tiếp của chúng tôi thì thảm thực vật ở. .. cảnh núi đá vôi thuộc 2 huyện Hạ Lang và Trùng Khánh ở độ cao từ 100-750 m so với mực nước biển 1.3.3 Khí hậu Theo Nguyễn Khanh Vân và cs (2000), khí hậu của tỉnh Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa hè có thời kì khô từ 2-3 tháng Nằm ở phía Bắc của vùng Đông Bắc, lại có địa hình núi cao nên nền nhiệt của Cao Bằng giảm đi nhiều so với các tỉnh khác Nhiệt độ trung... thông tin điện tử của tỉnh Cao Bằng (www.caobang.gov.vn), địa hình của tỉnh này khá phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu Kiểu địa hình karstơ (núi đá vôi) chiếm diện tích ở hầu hết các huyện phía đông của tỉnh như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hà Quảng, Thông Nông Khu vực này có hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác... tiên loài ếch nhẽo ban-na được ghi nhận ở Việt Nam Trước đây, hầu hết các ghi nhận của loài ếch nhẽo ở miền Bắc Việt Nam đều được định loại là L kuhlii do đặc điểm hình thái của chúng rất giống nhau Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền của McLeod (2010) cho thấy L kuhlii là loài gồm nhiều dạng loài khác nhau.L banaensis có da lưng khá nhẵn, có nhiều nốt sần màu trắng ở mặt trên đùi còn da lưng của L... nhiều, xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều dạng khác nhau Kiểu địa hình thứ hai là núi đất và đá granit phân bố ở các huyện phía tây của tỉnh như Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An và một phần diện tích phía nam Hòa An Thứ ba là miền địa hình núi thấp thung lũng Các thung lũng lớn như: Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng Địa điểm nghiên cứu của đề tài này tập trung ở dạng sinh... vậy, việc nghiên cứu kỹ hơn các quần thể ếch nhẽo ở Việt Nam có thể giúp ghi nhận bổ sung về thành phần loài hoặc thậm chí mô tả các loài mới thuộc nhóm này Họ Ếch nhái Ranidae Rafinesque, 1814 7 Chẫu chàng Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.41 (SVL 76,6 mm) và 1 mẫu con cái trưởng thành CB 2012.100 (SVL 80 mm) thu vào tháng 4/2012 ở độ cao 459-551m... nước, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng hay cửa hang động Toạ độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 60CXs Thời gian thu mẫu: Một số loài ếch nhái (cóc) có thể thu thập mẫu vật và quan sát vào ban ngày Nhưng nhiều loài ếch nhái thường hoạt động vào ban đêm, do đó thường tiến hành quan sát và thu mẫu từ 18:00 đến 24:00 Số hóa bởi Trung tâm Học... Đối với mẫu ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70% 2.2.2 Mẫu vật nghiên cứu Mẫu vật nghiên cứu: đã phân tích 109 mẫu ếch nhái Mẫu vật được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 2.2.3 Các chỉ tiêu . tài Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng . Mục tiêu nghiên cứu + Phát hiện loài mới và các ghi nhận mới về các loài. mới về các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu. + Đánh giá sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu vực rừng thuộc các huyện Trùng Khánh và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học. DẠNG VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI Ở CÁC HUYỆN HẠ LANG VÀ TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, NĂM 2013 2 Số hóa bởi Trung tâm Học

Ngày đăng: 25/07/2014, 12:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan