CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968)_3 potx

7 734 1
CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968)_3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968) Về phía ta, qua hai năm đương đầu với chiến tranh cục bộ, quân dân miền Nam đã phát huy mạnh mẽ chiến lược tiến công, từng bước bẻ gẫy hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định", làm thất bại các mục tiêu quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ. Miền Bắc càng chứng tỏ tính bền vững của một hậu phương cùng một lúc làm tròn hai nhiệm vụ là: xây dựng, bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Về đối ngoại, sự nghiệp chính nghĩa và đường lối đối ngoại đúng đắn của ta đã tranh thủ được ngày càng rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân và chính phủ nhiều nước - đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, mặc dầu có sự bất đồng nghiêm trọng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Tất cả các nhân tố nói trên đã được Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương theo dõi, kịp thời đánh giá để đi đến nhận định: một thời cơ mới đang xuất hiện, cần phải tìm cách khai thác triệt để nhằm tạo nên chuyển biến chiến lược có lợi cho ta. Ngay sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ-nguỵ, từ tháng 5-1967 Bộ Chính trị và các cơ quan chỉ đạo chiến lược đã có nhiều cuộc họp bàn về chủ trương chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968. Bộ Chính trị đã đi đến kết luận: nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước, đánh theo cách thức cũ thì khó tận dụng được thời cơ và cuộc chiến sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng nhằng và kéo dài; nhưng mặt khác, trước đối thủ có quân số đông, hoả lực mạnh, sức cơ động cao và khả năng tiếp ứng bổ sung lực lượng nhanh như quân Mỹ thì phương án bao vây chiến lược để tiêu diệt lớn đội quân này là không hiện thực. Vì vậy, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (tháng 12-1967) đã quyết định một phương thức tiến công mới nhằm tạo nên sự chuyển biến cục diện chiến tranh.Đó là cáchtổng công kích - tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị - dinh luỹ của Mỹ - nguỵ trên toàn miền Nam. Các chiến trường, các địa phương miền Nam được lệnh bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị: tổ chức lại chiến trường, xây dựng phương án tác chiến và kế hoạch khởi nghĩa, triển khai công tác bảo đảm hậu cần, tăng cường lực lượng, bố trí thế trận. Để phân tán lực lượng địch, ta mở chiến dịch Khe Sanh và cùng với bạn Lào phối hợp mở chiến dịch Nậm Bạc. Tháng 1-1968, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967, Hội nghị nhận định: điểm cơ bản của tình hình vẫn là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn;xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước.Hội nghị hạquyết tâm chiến lược: chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Để thực hiện quyết tâm đó, phải động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng lên bước phát triển cao nhất,dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Hướng tiến công được xác định gồm đòn đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực ở chiến trường rừng núi và đòn công kích quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng đánh sập cơ quan đầu não của Mỹ - nguỵ ở các đô thị quan trọng, trên toàn miền Nam.Mục tiêu chiến lược là đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc. Hội nghị dự kiến các khả năng diễn biến của tình hình và chỉ rõ cần nỗ lực phi thường để giành thắng lợi theo khả năng tốt nhất, đồng thời cảnh giác đề phòng khả năng xấu nhất. Trung tuần tháng 1-1968, liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Nậm Bạc và lực lượng vũ trang bất ngờ tiến công mãnh liệt vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Trong khi Mỹ dồn tâm trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh, thì đêm 29 rạng ngày 30 và đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 (tức đêm giao thừa và đêm mồng 1 Tết), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra trên khắp chiến trường với hướng chính là các đô thị, trung tâm quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ. Trong gần hai tháng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy như những đợt sóng lớn đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 40 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Tại nhiều đô thị lực lượng vũ trang của ta đã chiếm giữ nhiều nơi trong nhiều ngày, nhiều giờ. Tại Sài Gòn đặc công, biệt động và các tiểu đoàn mũi nhọn đã đánh vào các mục tiêu trọng yếu: toà Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Đài phát thanh rồi trụ lại đánh các đợt phản kích của địch ở nhiều khu phố. Tại Huế, lực lượng vũ trang ta đã làm chủ 25 ngày, phát động nhân dân nổi dậy, truy bắt ác ôn, thiết lập chính quyền cách mạng, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Bị tấn công mạnh đồng loạt và bất ngờ, thoạt đầu địch lúng túng chống đỡ. Nhưng ngay sau đó, chúng điều động lực lượng sử dụng cả máy bay và vũ khí hạng nặng phản kích điên cuồng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã giành được kết quả to lớn: tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch; phá rã nguỵ quyền ở nhiều vùng nông thôn; phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của Mỹ - nguỵ trên quy mô toàn miền. Điều quan trọng nhất là đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, phơi bày toàn bộ những mâu thuẫn mà Mỹ - nguỵ không sao khắc phục được trong đường lối và cách thức điều hành chiến tranh. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã gây nên tác động rất mạnh ở nước Mỹ, làm lộ rõ một sự thật: sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ là có giới hạn. Trong giới hạn đó, nếu Mỹ vẫn theo đuổi chiến tranh Việt Nam theo chiến lược cũ thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, quân sự và chính trị. Chính quyền Mỹ bị phân hoá sâu sắc. Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh ngày càng mạnh. Các tập đoàn tài chính - công nghiệp Mỹ bị "vỡ mộng", không còn hậu thuẫn cho chính sách Việt Nam của chính quyền Giônxơn. Đêm 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã phải tuyên bố đơn phương xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; sẵn sàng cử đại diện đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,rút bỏ cam kết đưa quân Mỹ vào cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện chính sách "phi Mỹ hoá" cuộc chiến tranh. Tổng thống Giônxơn cũng tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy, chính quyền Mỹ mặc nhiên thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam. Ngày 31-10-1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh Việt Nam và thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, khởi đầu quá trình đi xuống trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Sau Tết Mậu Thân, nhằm đẩy địch vào thế thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, không sao gượng dậy được, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở tiếp các đợt Tổng tiến công và nổi dậy tháng 5 và tháng 8- 1968, hướng chính vẫn nhằm vào các thành thị lớn trên toàn miền. Nhưng do dồn sức tiến công và nổi dậy liên tục trên quy mô rộng lớn và trong điều kiện yếu tố bất ngờ không còn, nên lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta trong năm 1968 bị tổn thất nặng nề: hơn 11 vạn cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương, hàng vạn quần chúng cách mạng đã ngã xuống. Mặt khác, do dồn sức tấn công đô thị, ta đã bỏ hở nông thôn. Bằng nỗ lực và thủ đoạn mới, lại kịp thời lợi dụng sơ hở đó của ta, từ giữa năm 1968 địch đã lấy lại được hầu hết những khu vực vừa bị mất trong dịp Tết Mậu Thân. Từ đây kéo dài sang năm 1969 - 1970, thế trận chiến tranh nhân dân của ta bị suy giảm, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách nặng nề. Đảng ta đã đánh giá, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, chúng ta đã mắc khuyết điểm "chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên đề ra yêu cầu chưa sát với tình hình thực tế", "chủ trương tiếp tục các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất". . CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968) Về phía ta, qua hai năm đương đầu với chiến tranh cục bộ, quân dân miền Nam đã. thất bại của chiến lược " ;chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam. Ngày 31 -10-1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác. hơn trước.Hội nghị hạquyết tâm chiến lược: chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Để thực

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan