SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_3 ppt

7 1.1K 5
SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC Song, trong công cuộc giành và giữ độc lập dân tộc do Đảng lãnh đạo, chính nhu cầu, nguyện vọng và ý chí của dân về giải phóng, về độc lập dân tộc đã tìm ra người lãnh đạo là giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam để hình thành đường lối cứu nước mới. Chiến tranh nhân dân Việt Nam là bước phát triển tiếp theo của chiến tranh toàn dân trước đây, song chỉ với ý nghĩa “dĩ dân”, nó cũng đã có bước nhảy vọt về chất: cũng là toàn dân tham gia nhưng tham gia tự giác, có tổ chức, lãnh đạo theo một đường lối chính trị đúng đắn, tiên tiến; nhân dân tham gia toàn diện, liên tục từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh… Hơn nữa, chiến tranh nhân dân vượt hẳn chiến tranh toàn dân thời phong kiến ở mục tiêu chiến tranh là không chỉ giành và giữ độc lập dân tộc – lợi ích trừu tượng, mà còn gắn độc lập dân tộc với “người cày có ruộng”, trực tiếp đem lại lợi ích căn bản, hữu hình, lâu dài cho mọi tầng lớp nhân dân. Giai cấp lãnh đạo không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược, đồng thời giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi xiềng xích áp bức, bóc lột - điều mà các triều đại phong kiến không thể làm nổi, dù là triều đại tiến bộ nhất. Nói cách khác, nếu chiến tranh toàn dân trước đây nhấn mạnh “do dân” thì chiến tranh nhân dân trong thời đại mới là tổng thể hữu cơ giữa “của dân”, “do dân” với “vì dân” - điểm khởi đầu và điểm kết thúc đều là DÂN. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân và lực lượng vũ trang bảo vệ nền độc lập non trẻ trước hết là sự nghiệp của nhân dân. Giành chính quyền tại Hà Nội và ở tất cả các địa phương khác đều là cuộc nổi dậy đồng loạt của quần chúng nhân dân nhằm tạo khí thế áp đảo, còn lực lượng vũ trang đóng vai trò sẵn sàng ứng chiến ngầm và trên thực tế, chưa có xung đột vũ trang đẫm máu. Nhìn nhận về cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, có thể thấy, nó nằm trong hình thái tổng thể của việc “tận dụng chiến tranh đế quốc để giành thắng lợi cho cách mạng vô sản”, nhất là từ khi phát xít Nhật hất cẳng Pháp tại Đông Dương, thì ở một khía cạnh nhất định, sự kiện này đã lôi cuốn Việt Nam vào vòng xoáy của Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo đó, chiến tranh nhân dân Việt Nam đã bắt đầu hình thành và tiếp đó, đã thể hiện đầy đủ hình hài khi Hà Nội nổ súng mở đầu phong trào toàn quốc kháng chiến. Cũng theo đó, chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới chính là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao những tinh tuý của chiến tranh toàn dân cứu nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc. Với phương pháp loại suy – lôgíc thì chính “chiến tranh nhân dân Thủ đô” được mở rộng thành “chiến tranh nhân dân giải phóng” trên phạm vi toàn quốc kháng chiến, cũng như “chiến tranh nhân dân thành phố” do được vận dụng vào điều kiện tác chiến ở các thành phố khác của đất nước trong thời điểm lịch sử ấy và tiếp tục sau này. Vì thế, nói đến phạm trù cặp ba “chiến tranh nhân dân” – “chiến tranh nhân dân thành phố” – “chiến tranh nhân dân Thủ đô” là nói đến sự tích hợp giá trị từ trong ra, chứ không phải sự ứng dụng chiến tranh nhân dân từ ngoài vào. Điều đó thể hiện nổi bật ở 60 ngày đêm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô - điều mà trước đó, khi Nam Bộ kháng chiến, chiến tranh nhân dân Việt Nam vẫn chưa đủ hình hài rõ nét. Giữ chính quyền bằng hoạt động vũ trang là nét nổi trội, song yếu tố quyết định thắng lợi của 60 ngày đêm ấy chính là sự hậu thuẫn và trực tiếp góp sức người, sức của cực kỳ to lớn của nhân dân. Thế trận được lập bằng các chiến luỹ đường phố, vật cản tại chỗ, nhưng có sự liên thông cao độ do nhân dân Thủ đô tự nguyện đục nhà thông nhà nọ sang nhà kia, phố nọ sang phố kia. Các lực lượng vũ trang có thể đánh địch rộng khắp, đánh bất cứ nơi nào quân Pháp đặt chân đến chính là nhờ dựa được vào thế trận lòng dân. Cùng với các chiến sĩ Trung đoàn Thăng Long, Trung đoàn Thủ đô, Tự vệ Hoàng Diệu, Tự vệ thành Hoàng Diệu, công an xung phong và các Đội cảm tử còn có nhiều thanh niên Hà Nội (trừ những người không đủ khả năng chiến đấu vũ trang) đều được vũ trang tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Cách đánh cũng là của nhân dân, mang tính toàn dân tham gia, quân với dân cùng đánh, điển hình như trận đánh tại chợ Đồng Xuân. Người dân được vũ trang bằng mọi loại công cụ có thể dùng làm vũ khí để phối hợp tham gia mọi hình thức tác chiến: tập kích hoả lực, đánh chốt chặn, đánh tập kích, đánh vận động, đánh cảm tử (bằng bom ba càng), đánh vào mục tiêu quan trọng, thực hiện nội thành và ngoại thành cùng đánh… Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của cả nước, các lực lượng vũ trang ta cũng chỉ hoạt động hiệu quả trong vòng tay che chở, đùm bọc của nhân dân. Chiến tranh toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến tranh toàn dân có sự phát triển cao về chất trong điều kiện mới – chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở miền Bắc và chiến tranh nhân dân giải phóng ở miền Nam. Đến thời kỳ này, phạm trù “chiến tranh nhân dân” đã định hình rõ nét, phát huy tác dụng to lớn. Đặc biệt, nếu trong kháng chiến chống Pháp, Hà Nội khởi đầu cho chiến tranh nhân dân giải phóng thì trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội lại khởi đầu chiến tranh nhân dân thuộc loại hình chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là loại hình chiến tranh nhân dân diễn ra trong điều kiện ta đã có chủ quyền quốc gia, có thành quả cách mạng cần bảo vệ. Bảo vệ Tổ quốc gắn liền với bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống lao động hoà bình của nhân dân; bảo vệ Thủ đô gắn liền với bảo vệ trái tim thiêng liêng của cả nước, bảo vệ niềm tự hào của dân tộc, bảo vệ lương tri và phẩm giá con người… Nhân dân cả nước không chỉ đóng góp sức người, sức của cho hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang, mà còn trực tiếp tham gia chiến tranh. Ở miền Bắc, đó là những hoạt động phòng thủ dân sự, phục vụ chiến đấu và vũ trang chiến đấu, tạo lưới lửa phòng không nhân dân nhiều tầng và rộng khắp. Ở miền Nam, đó là sự đối mặt trực tiếp với Mỹ – nguỵ của mọi tầng lớp nhân dân, từ các cụ già, em nhỏ đến những đội quân tóc dài, những đội biệt động thành; trên tất cả các địa bàn rừng núi, thành thị, nông thôn; bằng tất cả các hình thức đấu tranh sáng tạo và đòn quyết định là cuộc tiến công thần tốc của các binh đoàn chủ lực kết hợp với nổi dậy của toàn dân. Về nghệ thuật quân sự, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thế trận phòng không nhân dân được xây dựng nhiều tầng và rộng khắp, có phương án hiệp đồng và bảo đảm chu đáo chuẩn bị kỹ cả thế phòng tránh (phòng không nhân dân) và thế đánh trả (các trận địa); phân công các binh chủng hoả lực hợp với sở trường và tính năng vũ khí; kết hợp vừa chiến đấu, vừa duy trì sản xuất, vừa bảo đảm chi viện cho chiến trường… Ở miền Nam, đó là thế trận toàn dân đánh giặc, “kết hợp hai chân, ba mũi, ba vùng”, nối thông giữa vùng tự do, căn cứ địa và vùng địch hậu. Lực lượng trong chiến tranh nhân dân thời kỳ này là lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Cách đánh của chiến tranh nhân dân cũng được phát triển cực kỳ đa dạng và sáng tạo. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở miền Bắc, đó là cách đánh chặn bảo vệ từ xa; đánh tiêu diệt lớn; đánh tập trung vào hướng chủ yếu, tầm hoạt động trên không chủ yếu của địch; vạch nhiễu tìm thù; đánh ba điểm, đánh gần; đánh đồng loạt nhiều tầng, đánh tập kích, cơ động phục kích, nguỵ trang nghi binh lừa địch… Trong chiến tranh nhân dân giải phóng đất nước ở miền Nam, đó là cách đánh du kích kết hợp với cách đánh chiến dịch tiêu diệt lớn; các cuộc tập kích, phục kích chống địch càn quét; kết hợp giữa tổng tiến công và nổi dậy. Nhân dân không chỉ là lực lượng ủng hộ, mà thực sự đã trở thành chủ thể mấu chốt của chiến tranh nhân dân ở cả hai miền đất nước. Như vậy, có thể nói, sự phát triển từ “chiến tranh toàn dân” thành “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử bảo vệ, giải phóng đất nước là sự phát triển hợp quy luật, cả về mục tiêu, phương thức, lực lượng tiến hành chiến tranh, cả về ý nghĩa và giá trị hiện thực của nó, cũng như về nghệ thuật quân sự. Đây là một giá trị lớn và chủ đạo trong toàn bộ hệ giá trị văn hoá quân sự Việt Nam, đồng thời là bài học mang tính đúc kết cô đọng nhất mà lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên, liên tục kế thừa và không ngừng phát triển. Giá trị văn hoá - lịch sử quân sự này đặc biệt phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng – an ninh, thì các chủ trương, chính sách được đề ra nhất thiết phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thể hiện lợi ích của dân và lợi ích đó luôn được đặt lên trên hết, đồng thời tạo thuận lợi để huy động cao nhất các tầng lớp nhân dân cùng tổ chức thực hiện. Việc hiện thực hoá ý chí của nhân dân trong đường lối quân sự – quốc phòng, phát triển thế trận lòng dân, tạo khả năng cao nhất để huy động tiềm lực to lớn của nhân dân… phải luôn gắn với các chính sách xã hội nhằm bồi dưỡng sức dân và nâng cao dân trí, nhất là nâng cao ý thức quốc phòng cho các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, việc chú trọng phát triển lý luận và chuẩn bị thực tiễn cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược, kể cả chiến tranh công nghệ cao, là cái có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, nếu chiến tranh công nghệ cao xảy ra thì chiến tranh nhân dân vẫn là phương thức cơ bản để bảo vệ Tổ quốc bằng trình độ tác chiến và vũ khí trang bị hiện có. Đó cũng là nền tảng cơ bản để chúng ta nỗ lực nâng lên trình độ công nghệ cao chống lại công nghệ cao của địch. Chỉ có thực hiện tốt các vấn đề trên đây thì mới có nền tảng nhân dân vững chắc để giành thắng lợi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược kiểu mới của các thế lực thù địch./. . SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC Song, trong công cuộc giành và giữ. “chiến tranh toàn dân” thành “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử bảo vệ, giải phóng đất nước là sự phát triển hợp quy luật, cả về mục tiêu, phương thức, lực lượng tiến hành chiến tranh, cả về. ba “chiến tranh nhân dân” – “chiến tranh nhân dân thành phố” – “chiến tranh nhân dân Thủ đô” là nói đến sự tích hợp giá trị từ trong ra, chứ không phải sự ứng dụng chiến tranh nhân dân từ ngoài

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan