TÌM HIỂU QUY CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH THUẾ

7 515 0
TÌM HIỂU QUY CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH THUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sinh viên, Đầu ra

SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 TÌM HIỂU QUY CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH THUẾ Với mục đích tiếp tục thực hiện chủ trương “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo bậc cao đẳng – đại học, ngày 22/04/2010 Bộ trưởng Bộ GDĐT ra thông tư số 2196/BGDĐT-GDĐH về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. 1. Khái niệm chuẩn đầu ra ngành đào tạo Chuẩn đầu raquy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. 2. Mục tiêu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra a) Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra. b) Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp. c) Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng 3. Mục đích, yêu cầu của chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo trình độ đại học – cao đẳng 1/7 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 Chuẩn đầu ra thể hiện mục tiêu đào tạo trong đó bao gồm các nội dung và mức độ về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng chương trình và ngành đào tạo. Chuẩn đầu ra được soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hàng năm đảm bảo cam kết của đơn vị đào tạo với yêu cầu của xã hội, của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học – cao đẳng là hệ thống các tiêu chí quy định đối với sinh viên (về định tính và định lượng như: phẩm chất đạo đức, kết quả học tập bậc đại học, năng lực, sức khoẻ, hành vi và thái độ) mà Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học theo từng ngành/chuyên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. Hệ thống các tiêu chí của “Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học cao- cao đẳng” là một trong những căn cứ quan trọng để các trường ĐH - CĐ chuẩn hoá các khâu trong quá trình đào tạo như: xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo, xây dựng kế hoạch giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, xây dựng quy trình quản lý kết quả học tập của sinh viên, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và biện pháp thực hiện… Cũng từ hệ thống các tiêu chí đó mà chỉ đạo và phối hợp với chính quyền, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên… xây dựng kế hoạch hoạt động sát với thực tế và phù hợp với các hoạt động nhằm đạt được các tiêu chí đã đề ra. Đồng thời cũng thông qua kết quả của các hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo như: Đánh giá ngoài, Tự đánh giá, Tư vấn việc làm sinh viên… để ngày càng hoàn thiện, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội”. 4. Ý nghĩa của chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp - Giúp đổi mới phương pháp học tập hướng đến sinh viên mà không phải chỉ tập trung vào giáo viên - Khắc phục một số tồn tại truyền thống trong giáo dục vốn coi trọng yếu tố đầu vào trong chương trình phát triển chương trình đào tạo, giảng viên dạy những gì mà mình có, nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó không chú trọng đến đầu ra của sinh viên. 2/7 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 - Giúp phối hợp giữa dạy – học – thi kiểm tra một cách có hiệu quả và làm cho việc phát triển chương trình đào tạo gắn với nhu cầu hơn. - Hỗ trợ công tác đảm bảo chất lượng và hình thành các chuẩn đào tạo khác như chuẩn đầu vào, chuẩn nội dung chương trình, giáo trình, chuẩn phương pháp dạy – học, chuẩn thi kiểm tra đánh giá, chuẩn cơ sở vật chất, tài chính và chuẩn tổ chức quản lý. - Giúp cho giảng viên, doanh nghiệp, nhà trường và các nhà quản lý giáo dục trong việc quản lý chất lượng quản lý đào tạo theo kết quả đầu ra của sinh viên. - Giúp xác định năng lực đầu ra của học sinh ở mỗi trình độ theo ngành đào tạo làm cơ sở cho việc miễn trừ, công nhận văn bằng, tín chỉ một cách hiệu quả, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học tạo điều kiện liên thông và học suốt đời. 5. Nội dung của “Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp” chuyên ngành thuế Chuẩn đầu ra thể hiện mục tiêu đào tạo trong đó bao gồm các nội dung và mức độ về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng chương trình và ngành đào tạo. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành đào tạo, nhà trường xây dựng và công bố chuẩn đầu ra trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài; thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của trường để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được trên thực tế. Chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thuế tại các trường CĐ – ĐH tối thiểu phải đạt các chuẩn sau: 5.1. Về phẩm chất đạo đức: + Phẩm chất đạo đức xã hội: - Trung thành với Tổ quốc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và nội quy của đơn vị. - Có trách nhiệm với xã hội, tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới. 3/7 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 + Phẩm chất đạo đức cá nhân: - Lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân; - Có ý thức kỉ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến trung thực, cần kiệm, liêm chính,chí công vô tư trong công tác được giao, có phong tác làm việc cẩn thận và chính xác - Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, sáng tạo… - Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ; - Có ý thức rèn luyện sức khỏe. + Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: - Có lòng yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh, trung thực. - Hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động… Ngoài ra còn có một số chuẩn khác tùy vào yêu cầu của từng trường. Như Học viện Tài chính còn có yêu cầu: Sinh viên phải đạt điểm rèn luyện (theo Quyết định 898/QĐ-HVTC ngày 16/11/2006) tối thiểu là 70 điểm. Cụ thể: Nội dung Điểm tối thiểu phải đạt - Ý thức học tập và nghiên cứu khoa học 20 - Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế của Học viện Tài chính 20 - Ý thức tham gia các hoạt động chính trị xã hội, văn hoá văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội 15 - Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng 10 - Ý thức hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị được giao, ý thức trách nhiệm là thành viên trong tập thể lớp, Đoàn, Hội 5 4/7 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 5.2. Về kiến thức Kiến thức chung: - Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ; - Sinh viên phải tích luỹ đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo đại học theo chuyên ngành được đào tạo, không còn nợ học phần/môn học nào; - Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. - Trình độ ngoại ngữ: tùy vào từng trường ĐH – CĐ sẽ có những mức điểm cụ thể nhưng tối thiểu là 400 điểm TOEIC hoặc tương đương. - Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành được đào tạo. - Đạt tối thiểu trình độ B về tiếng anh và trình độ về tin học - Nắm vững những kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở và kiến thức bổ trợ về Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng. - Có kiến thức toàn diện về ngành Tài chính - Ngân hàng; nắm vững những kiến thức chuyên ngành được đào tạo. Kiến thức chuyên ngành thuế: Sinh viên chuyên ngành Thuế khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn chung của chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng. Ngoài ra, phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Có kiến thức chuyên sâu về thuế như: am hiểu các vấn đề về lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các văn bản pháp luật hiện hành về thuế, các luật thuế cụ thể; nắm chắc các quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, các quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế. - Nắm rõ các hoạt động tài chính và kế toán của đối tượng nộp thuế, có kiến thức chuyên môn cần thiết về nghiệp vụ thuế, về công tác quản lý thu thuế ở cơ 5/7 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 quan thu thuế các cấp; công tác kiểm tra, thanh tra thuế, công tác thông kê và kế toán thuế để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý thuế. - Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế. 5.3 Về năng lực Kỹ năng nghề nghiệp: + Có kỹ năng cơ bản của cán bộ ngành Tài chính - Ngân hàng và thuần thục các kỹ năng của chuyên ngành được đào tạo; có năng lực cơ bản đáp ứng những đòi hỏi từ các công việc thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng cũng như trong cuộc sống đặt ra; đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ đại học thuộc các lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. + Có kĩ năng hướng dẫn các đối tượng nộp thuế, tổ chức tốt công việc và giao tiếp tốt với các cá nhân tổ chức có liên quan trong hoạt động quản lý thuế. + Có kĩ năng tổng hợp, phân tích và đề xuất các biện pháp nghiệp vụ phát sinh trong quá trình quản lý thuế. + Có khả năng thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn. Kỹ năng công cụ: + Có khả năng sử dụng Tiếng Anh (nghe, nói, viết) trong công việc chuyên môn. + Có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ phục vụ cho công việc chuyên môn và quản lý. Kỹ năng mềm: + Có khả năng làm việc độc lập, phát hiện và giải quyết vấn đề. + Có khả năng trình bày và phân tích vấn đề, biết giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn. + Có khả năng tổ chức và làm việc nhóm và với cộng đồng. + Ngoài ra cần có khả năng quản lý và lãnh đạo 5.4. Hành vi, thái độ: + Chấp hành nghiêm túc pháp luật của nhà nước và các quy định của đợn vị. 6/7 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 + Làm việc có phương pháp khoa học, có tác phong công nghiệp, tinh thần kỉ luật lạo động cao: - Có ý thức và năng lực cải tiến trong công việc được giao. - Có ý thức chấp hành sự phân công, điều động trong công tác của đơn vị. +Có ý thức quan tâm đến sự phát triển của đơn vị. + Hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân tập thể bên ngoài đơn vị. + Có ý thức tự giác, tự học để nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. + Tự tin, có bản lĩnh và tự khẳng định năng lực của bản thân thông qua công việc được giao. 6. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (cơ hội nghề nghiệp). - Có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: kế toán thuế, tư vấn thuế, thanh tra thuế, quản lý thuế trong các cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác; các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính - kế toán trong doanh nghiệp. - Có khả năng làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về thuế và hải quan (Tổng cục Thuế, cục Thuế, các chi cục Thuế, Tổng cục Hải quan, cục Hải quan, các chi cục Hải quan), các doanh nghiệp, các cơ sở cung cấp và sử dụng dịch vụ về thuế. - Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, cơ quan nghiên cứu khoa học. 7/7 . SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 TÌM HIỂU QUY CHUẨN ĐẦU RA QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH THUẾ Với mục đích tiếp. đào tạo với yêu cầu của xã hội, của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra quy định đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành /chuyên ngành đào

Ngày đăng: 15/03/2013, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan