"Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc_2 potx

4 202 0
"Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc_2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc Nhất Linh, Khái Hưng cùng một xu hướng tiểu thuyết, họ tâm đầu ý hợp đến mức nhiều tác phẩm có thể đứng tên chung (15) . Nhưng với tư cách là các tác giả chuyên nghiệp, không bằng lòng những gì đã có, hai ông luôn có những tìm tòi riêng mang phong cách cá nhân qua các sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết của mình. Chẳng hạn, viết truyện ngắn, nếu Nhất Linh dường như “chỉ phản ánh tâm hồn mình, kể lể những băn khoăn của mình, theo đuổi một giấc mộng của mình” (16) , thì Khái Hưng, khác hẳn, ông “nhặt nhạnh chuyện người” (17) , dùng tấm gương pha lê của tâm hồn mình để phản chiếu hình thái của cả một xã hội và tâm sự nhiều vẻ của người đời. Trong kĩ thuật truyện ngắn, Nhất Linh, với năng lực ưu trội trong việc đi sâu vào thế giới tinh thần cá nhân của con người, thường nghiêng về những tìm tòi thể nghiệm miêu tả tâm lý, kĩ thuật phô diễn tiếng nói nội tâm của nhân vật (ngay cả khi ông dùng đến các chất liệu kì ảo); Khái Hưng, với năng lực ngữ cảm và các nhận xét tinh tế ít nhiều mang tính chất “siêu ngôn ngữ” (18) , lại thường chú trọng đặc biệt đến ngôn ngữ đối thoại và luôn có ý thức miêu tả giọng điệu, lời nói của các loại nhân vật, các hạng người trong xã hội. 2.3. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động hỗ trợ sáng tác, tạo định hướng thưởng thức, và tổ chức tiêu thụ tác phẩm Thực tế hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cho thấy xu hướng chuyên nghiệp hóa sáng tác chỉ thật sự được đẩy mạnh khi có đủ điều kiện và có được sự hỗ trợ của nhiều khâu hoạt động liên quan khác. Về điều kiện, sáng tác chuyên nghiệp cần hình thành nuôi dưỡng trong một bầu sinh quyển mới. Đó là bầu sinh quyển thân thiện giữa người sáng tác – sở hữu tác phẩm với người thưởng thức – tiêu thụ sản phẩm tinh thần thông qua ấn phẩm. Giờ đây, đối với độc giả, hành vi thưởng thức cái đẹp văn chương gắn liền với hành vi tiêu thụ hàng hóa. Mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp giữa tác giả và công chúng tất nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tác và tiếp nhận, thưởng thức và tiêu thụ văn học. Cũng vì thế, sáng tác chuyên nghiệp đòi hỏi một tinh thần cộng sinh, cộng cảm trong cộng đồng văn học mới. Sáng tác của các nhà văn chuyên nghiệp thế hệ 1932-1945 rõ ràng đã được nuôi dưỡng trong một bầu sinh quyển thân thiện như thế. Những nhà văn chuyên nghiệp, nổi tiếng, được công chúng bấy giờ hâm mộ viết truyện, làm thơ, soạn kịch đến đâu, tòa báo cho đăng tải hoặc nhà xuất bản cho in đến đấy. Tên tuổi cứ thế mà tỏa sáng. Tác phẩm của họ được giới thiệu, quảng cáo, được đón đọc, được vinh danh. Không ít nhà văn thời ấy còn được nâng đỡ bởi các tổ chức văn học, các tờ báo, các nhà in, các bậc đàn anh trong văn giới và cả các giải thưởng có uy tín. Hẳn nhiều người còn nhớ, trong những lần Tự lực văn đoàn trao giải thưởng cho các tác giả, tác phẩm được giải, ngoài giấy chứng nhận, tiền thưởng của ban tổ chức, còn có cả những khoản tiền không nhỏ do một cá nhân (hay một nhóm) độc giả nào đó nhờ ban tổ chức trao tặng. Giải thưởng của Tự lực Văn đoàn vì vậy, đã danh giá, lại càng thêm danh giá hơn. Và cũng vì vậy giấc mộng về một sự nghiệp văn chương danh giá – sự nghiệp ấy biết đâu, nếu không đoạt giải Nô- ben thì chí ít cũng đoạt giải thưởng Tự lực văn đoàn – càng nung nấu thôi thúc cháy bỏng trong lòng các nhà văn trẻ thời bấy giờ. Ở đây, vai trò của báo chí, các tổ chức văn học, xuất bản, phát hành, kinh doanh sản phẩm văn học là rất quan trọng: vai trò tiếp thêm sức sống, làm nóng lên hay để nguội đi dư luận về một hiện tượng, một tài năng văn học. Quá trình chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học tất nhiên phải tiến hành đồng thời với quá trình chuyên nghiệp hóa các hoạt động hỗ trợ sáng tác nói trên. 3. Chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác là một đòi hỏi tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945. Đây là kết luận hoàn toàn có cơ sở của bài viết này. Theo đó, giữa yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác văn học, đòi hỏi nâng cao ý thức về nghề và khát vọng tạo được phong cách nghệ thuật cá nhân của nhà văn với yêu cầu hiện đại hóa văn học, rõ ràng tồn tại một quan hệ điều kiện – kết quả. Không thể có một nền văn học hiện đại nếu hoạt động sáng tác văn học không được chuyên nghiệp hóa. Nhà văn hiện đại không thể tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo hay cá tính sáng tạo mạnh mẽ nếu chỉ bằng lòng với những sáng tác mang tính chất nghiệp dư, hoặc thiếu đi một sự tự ý thức sâu sắc về nghề. Như thế, để có một nền văn học hiện đại phát triển, người ta không có cách nào khác ngoài việc phải đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hóa sáng tác và các hoạt động hỗ trợ sáng tác, đồng thời phải chấp nhận, phải quen dần quan niệm xem sản phẩm của sáng tác văn chương là một loại hàng hóa. Chuyên nghiệp hóa, đối với văn học Việt Nam trước 1945, hơn bao giờ hết, là một đòi hỏi khách quan, tất yếu. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nhà văn. Tuy nhiên, nhờ nhận thức được đòi hỏi của thời đại – một cách tự giác hay không tự giác – và biến nhận thức thành ý chí sáng tạo trong niềm đam mê nghề nghiệp, các thế hệ nhà văn Việt Nam trước 1945, đặc biệt là thế hệ 1932-1945 đã làm nên nhiều kì tích văn học ở đất nước này. . "Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc Nhất Linh, Khái Hưng cùng một xu hướng tiểu thuyết, họ tâm đầu ý hợp. chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học tất nhiên phải tiến hành đồng thời với quá trình chuyên nghiệp hóa các hoạt động hỗ trợ sáng tác nói trên. 3. Chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác là một đòi hỏi. hỏi tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945. Đây là kết luận hoàn toàn có cơ sở của bài viết này. Theo đó, giữa yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác văn học, đòi

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan