Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Campuchia trong buổi đầu hình thành pptx

4 319 0
Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Campuchia trong buổi đầu hình thành pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Campuchia trong buổi đầu hình thành Như vậy, có thể nói, Sim-người lái xe, Culi, Thầy giáo làng, Mia-lia đuông-chất, v.v… đã thể hiện một hướng đi, một sự tìm tòi trong việc phản ánh tinh thần dân tộc của Campuchia trong buổi đầu giành độc lập. Tuy nhiên, chưa có thể nói, với các tác phẩm này, các tác giả đã thành công trong việc xây dựng những hình tượng nhân vật lớn, với những đặc trưng thẩm mỹ mang tính cổ điển của nó (đi vào mô tả tâm lý, tính cách, ngôn ngữ nhân vật…). Các tiểu thuyết chủ yếu mang nặng tính phóng sự, báo chí (11) . Ngoại trừ Nu Hách (Mia-lia đuông-chất), các tác giả khác chỉ mới đưa ra các tư tưởng mới, các nhân vật chỉ là sự minh họa giản đơn. Có thể vì thế mà Pier Bitard đã nhận xét rằng "các nhà văn Campuchia mong muốn đóng một vài trò quan trọng trong xã hội. Bởi vậy, họ xuất hiện như một nhà giáo dục hơn là một nhà nghệ sỹ" (12) . Nhưng với các tác giả, điều ấy có lẽ không quan trọng, cái chính là động viên được tinh thần dân tộc, vả lại cách thức đó cũng phù hợp với đông đảo bạn đọc lúc bấy giờ. 2.2. Khuynh hướng hoài niệm về một quá khứ vinh quang. Campuchia là một quốc gia đã từng có quá khứ vĩ đại, với niềm tự hào Angkor. Ngay sau khi giành được độc lập thực sự (1954), cái vang vọng, hồi quang của quá khứ một lần nữa lại trở về. Nhiều tiểu thuyết lịch sử hoặc lấy cảm hứng từ lịch sử xuất hiện, như Kinh thành Long- vec của Re-vi-vong Ko-vit (1954), Vương miện của Lý Thêm Têng (1954), Con người có phép thuật (1954), Vua Chan (1955), Thanh kiếm nhà vua (1955), Hoàng tử Cham-rong (1955) của Bip Chhay-liêng (13) … Trong các tiểu thuyết này, đề tài độc lập dân tộc thường gắn với đề tài bảo vệ chế độ quân chủ, các vị vua chúa Khmer xưa được miêu tả như những người anh hùng. Điều gì đã làm các nhà tiểu thuyết quay về với đề tài lịch sử - câu hỏi từng được nhiều nhà nghiên cứu văn học Campuchia đặt ra nhưng chưa có một câu trả lời đầy đủ và thỏa đáng, nhưng phải chăng là để khẳng định chế độ quân chủ mà Hoàng thân N. Xihanuc đang tái thiết lúc bấy giờ. Như vậy, cũng là viết về tự do, dân chủ, độc lập dân tộc, nhưng mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện khác nhau. Trong những năm 30, 40 và đầu những năm 50 (thời bảo hộ), viết về tự do, dân chủ là viết về sự giải phóng cá nhân khỏi những ràng buộc của lễ giáo, tập tục, viết về những khát vọng riêng tư, thầm kín của mỗi con người. Điều này cũng phản ánh việc ra đời của Tiểu thuyết Campuchia gắn liền với sự ra đời của nền giáo dục hiện đại mà theo đó một đội ngũ trí thức mới ra đời. Do vậy, giải phóng cá nhân, khẳng định vị trí của cá nhân không chỉ là đòi hỏi tất yếu của một xã hội đô thị đang phát triển theo chiều tư bản (ở mức độ thấp) mà còn là một đòi hỏi, một khát vọng của chính họ. 3. Sự ra đời của tiểu thuyết Campuchia là một hiện tượng mang tính thời đại đồng thời chịu sự chi phối của văn học truyền thống Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa đế quốc đã từng bước xâm chiếm và biến các nước trong khu vực Đông Nam Á thành thuộc địa. Điều đó đã đưa đến cho nhân dân các nước những nỗi đau mà lịch sử đã và sẽ còn nói tới, nhưng cũng đưa đến những thay đổi, những biến động sâu sắc trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Đặc biệt nó đã đưa các dân tộc trong khu vực vào vòng xoáy của quá trình nhất thể hóa thế giới, các dân tộc sớm hay muộn đã trở thành một bộ phận của thế giới, chịu sự tác động và chi phối của thế giới. Cùng với những thay đổi đó, Đông Nam Á đã vượt khỏi phạm vi hạn hẹp của Biển Đông, Vịnh Thái Lan để vươn tới Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Điều đó không chỉ đưa đến cái nhìn mới mẻ về thế giới mà còn để nhìn lại chính mình. Cùng với việc xuất hiện các đô thị phát triển theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa, đời sống xã hội đã có những biến đổi, nhất là tại các đô thị, cuộc sống trở nên đa dạng, phong phú nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, quan hệ giữa con người với con người vượt khỏi giới hạn truyền thống, cá nhân được hình thành và đòi hỏi được thừa nhận với tư cách là một thực thể, v.v… Trong hoàn cảnh đó, văn học truyền thống với những phép tắc, chuẩn mực, quy phạm vốn được tuân thủ nghiêm ngặt nay bỗng chốc trở nên chật hẹp, gò bó, không thỏa mãn được những nhu cầu của một lớp người mới - những sản phẩm của một xã hội mới đang hình thành, không đáp ứng được nhiệm vụ phản ánh mọi hiện tượng xã hội đang biến đổi với một tốc độ nhanh, đa dạng và phức tạp. Do vậy, các dân tộc trong khu vực đều có nhu cầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Nhưng tùy sự chuẩn bị từ trước của mỗi dân tộc về tiềm năng và kinh nghiệm văn học, truyền thống văn hóa, đội ngũ sáng tác, "tầm đón nhận của công chúng độc giả"… Tùy điều kiện kinh tế, xã hội… nhất là tùy mức độ tham gia vào thế giới hiện đại, trước hết là tùy vào sự tiếp xúc, hay chịu ảnh hưởng trực tiếp với từng nước cụ thể mà quá trình hiện đại hóa diễn ra nhanh hay chậm, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh có khác nhau. Nhưng hầu như tất cả các dân tộc đều diễn ra quá trình chuyển một nền văn học truyền thống với những thể loại cố hữu: Thơ và Truyện thơ sang một nền văn học mới, với các thể loại chủ yếu: Tiểu thuyết, Thơ mới, Kịch nói. Tiểu thuyết Campuchia ra đời là kết quả của việc tham gia vào thế giới hiện đại, của quá trình hình thành và phát triển đô thị, của đời sống thị dân… (cố nhiên là còn nhỏ bé và bị lọt thỏm vào giữa cái biển nông thôn bao quanh nó), là kết quả của quá trình tiếp xúc với văn học thế giới, trước hết và chủ yếu là văn học Pháp. Nhưng tiểu thuyết Campuchia còn là sự thoát thai từ văn học truyền thống, trong đó truyện thơ đóng một vai trò rất quan trọng. Do vậy, có thể coi sự phát triển từ truyện thơ đến tiểu thuyết là một con đường, một cách để hiện đại hóa nền văn học. Con đường này làm cho tiểu thuyết Campuchia kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, như tư tưởng nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa, kế thừa được những yếu tố thuộc về thi pháp văn học truyền thống…, làm cho tiểu thuyết Campuchia mang được bản sắc riêng, và cũng vì vậy mà nó có thêm công chúng độc giả. Nhưng con đường này cũng sẽ đem đến cho tiểu thuyết Campuchia những nhược điểm khó tránh, cả trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện. * Trên đây là một vài đặc điểm của tiểu thuyết Campuchia trong buổi đầu hình thành. Về thi pháp, nó phán ánh một bước phát triển mang tính đột biến từ loại hình truyện thơ trước đó sang loại hình văn xuôi nghệ thuật mà tiêu biểu là tiểu thuyết, với tất cả thế mạnh và điểm yếu của nó. Về nội dung, nó là sự phản chiếu nhưng đồng thời cũng bị "quy định" bởi các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo (Phật giáo Tiểu thừa) của một đất nước vừa chập chững bước vào con đường hiện đại hóa. Cố nhiên, những nhận xét trên đây còn và cần phải đi sâu nghiên cứu, phân tích thêm, nhất là cần so sánh, đối chiếu với các nền văn học láng giềng, ít nhiều cùng hoàn cảnh, như Việt Nam, Lào, để có thể hiểu sâu hơn . điểm khó tránh, cả trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện. * Trên đây là một vài đặc điểm của tiểu thuyết Campuchia trong buổi đầu hình thành. Về thi pháp, nó phán ánh một bước phát triển. Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Campuchia trong buổi đầu hình thành Như vậy, có thể nói, Sim-người lái xe, Culi, Thầy giáo làng, Mia-lia đuông-chất, v.v… đã thể hiện một hướng. trí của cá nhân không chỉ là đòi hỏi tất yếu của một xã hội đô thị đang phát triển theo chiều tư bản (ở mức độ thấp) mà còn là một đòi hỏi, một khát vọng của chính họ. 3. Sự ra đời của tiểu thuyết

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan