Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại _4 docx

6 364 0
Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại _4 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại Kể chuyện ở ngôi thứ ba và ở ngôi thứ nhất là hai phương thức tự sự chủ yếu trong văn chương. Phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện xưng " tôi" ngày càng có nhiều biến hoá dưới ngòi bút sáng tạo của các nhà văn hiện đại. Bao điều lý thú khiến chúng ta phải suy nghĩ: Mối quan hệ giữa chủ thể "tôi" với các nhân vật trong tác phẩm, với người trần thuật, với tác giả? Tư cách nhân vật văn học của chủ thể "tôi"? Thử lật giở vài cuốn sách cuốn hút độc giả những năm gần đây của các nhà văn Bảo Ninh, F. Weyergans, J. Toussaint, Mạc Ngôn, J.M.G. Le Clézio, F. Zeller… * Tính chất hư cấu của tiểu thuyết cũng như truyện ngắn không chỉ liên quan đến nội dung được kể mà cả ở người kể. Ngày nay bạn đọc mấy ai vội tin vào sự thật trăm phần trăm của tác phẩm nghệ thuật, mấy ai lẫn lộn tiểu thuyết với ký sự; cũng ít người nghĩ rằng chuyện được kể ở ngôi thứ nhất thì đáng tin hơn vì người kể chuyện kể về sự việc chính anh ta đã tham gia hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể lại. Bản thân người kể chuyện xưng "tôi" cũng chỉ là một sản phẩm của hư cấu. Trường hợp dễ thấy nhất khi "tôi" trùng với một nhân vật chủ yếu, có tên hoặc không có tên, trong tác phẩm do nhà văn dựng lên. Trường hợp phức tạp hơn là phải khu biệt quyền năng của người kể chuyện xưng "tôi" với người trần thuật khi "tôi" không kể về bản thân mình mà kể về những gì mình chứng kiến. Càng rắc rối và dễ gây lúng túng nữa khi lầm lẫn "tôi" với tác giả. Xưa nay những trải nghiệm của cá nhân nhà văn luôn góp phần không nhỏ vào kho tư liệu sáng tác và bằng những con đường khác nhau - chủ tâm hoặc vô thức - để lại dấu ấn nhiều ít trong tác phẩm, đó là điều không còn phải bàn cãi. Ngoài bìa tập Lan man trong lúc kẹt xe (1) của Bảo Ninh ghi dòng chữ "Những truyện ngắn hay nhất và mới nhất". Vậy tạm xem như các truyện trong tập này là sản phẩm của hư cấu nghệ thuật và người kể chuyện xưng "tôi" ở đây trước hết là cái tôi hư cấu trong cảm thụ nghệ thuật của bạn đọc. Bảo Ninh sinh năm 1952 ở Quảng Bình. Ai quan tâm nghiên cứu đối sánh cái tôi hư cấu trong tác phẩm với cái tôi nhân thân của các nhà văn khi đọc tập sách này của Bảo Ninh chắc sẽ dễ dàng tìm ra nhiều dấu vết trùng khớp còn giữ nguyên vẹn. Trong truyện Thời của xe máy kết thúc tập Lan man trong lúc kẹt xe, tác giả viết là vào mùa đông năm 1963 ở Hà Nội mọi người tham gia giao thông chủ yếu bằng cặp giò, "dọc một phố lớn như phố Hàng Đẫy (2) chúng tôi mà nhà ai xe đạp mác gì mọi người đều tỏ", cha "tôi" mở cổng vào nhà dắt theo một chiếc bình bịch! "Xe nhãn hiệu Riga, màu hồng nhạt, mới cứng. Xin nói là cả Hà Nội chỉ có hai chiếc Riga đó. Một chiếc của cha tôi, một chiếc nữa màu da trời của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn…"; đến nỗi người kể dám cả quyết rằng nền văn minh xe máy của Hà Nội hôm nay đã manh nha từ bốn chục năm về trước, do hai nhà ngôn ngữ học mở màn" (Lan man , tr.331, 332, 333). Nhưng dù sao, vì đây là truyện ngắn nên ta vẫn phải cảm thụ người kể xưng "tôi" ấy là chủ thể hư cấu. Chủ thể xưng "tôi" trong Hà Nội lúc không giờ (Lan man , tr.113-143) dường như vẫn trùng với Bảo Ninh - ta nhìn vào năm sinh của tác giả - khi ấy là "một thằng bé mới mười ba tuổi đẩu như tôi" cùng bạn bè nhà số 4 đến gò Đống Đa tiễn biệt anh Trung lên đường nhập ngũ "vào những ngày đầu năm 1964"; và rồi "bản thân tôi năm năm sau cũng đến lượt lên đường chiến đấu…" (Lan man , , tr.133, 138). Ta biết Bảo Ninh nhập ngũ năm 1969. "Năm ấy - tác giả mở đầu truyện Giang - tôi mười bảy tuổi, binh nhì, chiến sĩ của tiểu đoàn 5 tân binh" (Lan man , tr.66). Người kể chuyện xưng “tôi” với bao sự kiện, bao ký ức về thời tham gia bộ đội hiện diện song hành với tác giả ở nhiều truyện về đề tài chiến tranh. Rồi sau đó là "rửa tay gác kiếm" - nhan đề một truyện trong tập Lan man…-: "Tôi lặn lội kiếm sống, trải nhiều nghề, rốt cuộc thành nhà văn, song văn chương gì tôi” (Lan man , tr.194). Nhưng ông khiêm tốn thế thôi. Đến truyện Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, người kể chuyện xưng "tôi" tới sứ quán Pháp dự chiêu đãi nhân ngày quốc khánh Pháp. Ra về sớm, tới gần cổng sứ quán, "do hấp tấp tôi xô phải một ông già đang bước đi chậm rãi. Luýnh quýnh tôi xin lỗi/ - Không sao. Tôi không làm sao cả đâu ạ, thưa ông! Ông già nói. Cũng là bởi tại tôi tối nay có hơi ngà ngà. Mà làm sao ông cũng về sớm vậy, nhà văn?/ Tôi nhìn, giấu nỗi sửng sốt" (Lan man , tr.239). Dấu ấn chân thực của nhà văn ghi lại đậm nhạt khác nhau ở từng truyện. Nhưng nhìn chung, sự thật trải nghiệm của cá nhân chẳng bao giờ còn giữ nguyên vẹn khi nhập vào người kể chuyện xưng "tôi" trong tác phẩm hư cấu. Xét về góc độ tiếp nhận, phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết hoặc truyện ngắn, khác với ký sự, vừa lôi kéo độc giả vào trường nhìn của người kể chuyện vừa giãn cách họ ra. Có bao nhiêu phần sự thật trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa "tôi" ở tiểu đoàn 5 tân binh với cô gái tên là Giang bên giếng nước trong truyện Giang? giữa cơn mê lú của "tôi" và "chị" Giang hơn ba, bốn tuổi trong Hà Nội lúc không giờ? Ở truyện này, "tôi" chẳng ưa gì Vinh Pét "xồm" đang muốn hỏi chị Giang làm vợ; tình cờ thế nào về sau chồng của chị Giang lại cũng tên là Vinh, tuy không phải Vinh Pét xồm đã hy sinh trong chiến tranh. Có bao nhiêu phần sự thật, phần hư cấu ở truyện Lan man trong lúc kẹt xe, khi "tôi" đã hẹn với nàng chủ nhật mới về lại hộc tốc phi xe về sớm hai ngày, bị kẹt xe trên đường, nhích từng bước từng bước, gặp cảnh dở khóc dở cười, "tôi thấy xe máy của mình đang ngay đằng sau xe máy của nàng […] Mà không phải xe máy của nàng. Xe của V [Phải chăng lại là Vinh? - P.V.T]. Nàng ngồi sau xe ông bạn tôi, ôm eo ông bạn tôi […] Từng nửa phân một, bánh trước của xe tôi sát dần vào đuôi chiếc Piaggio màu mận chín. Đùi tôi nhất định rồi sẽ chạm đùi nàng" (Lan man , tr.179). Đọc các truyện ấy, chúng ta coi như chỉ tiếp nhận được thông tin nếu hoàn toàn bị lôi cuốn vào trường nhìn của người kể chuyện, nhưng chúng ta sẽ thưởng thức đầy đủ hiệu quả thẩm mỹ khi được giãn cách ra. Chẳng phải ngẫu nhiên tác giả không đẩy xa hơn tình huống dở khóc dở cười trên đây. * Người trần thuật dường như không có mặt trong thế giới các sự kiện và nhân vật, nhưng thực ra lại thâm nhập rất sâu vào thế giới ấy đến mức "toàn tri". Người kể chuyện xưng “tôi” về danh nghĩa được chứng kiến, kể cả tham gia vào các sự kiện, nhưng quyền năng tự sự lại bị hạn chế nhiều. Nếu "tôi" đơn thuần là người chứng kiến sự việc, "tôi" chỉ có thể kể những gì mắt thấy tai nghe; trong trường hợp này tác phẩm hư cấu về mặt hình thức gần với thể loại ký sự. Nếu "tôi" tham gia vào hành động của truyện, quen biết nhân vật này khác trong truyện, "tôi" được kể tự do hơn, nhưng sự hiểu biết của "tôi" về mọi sự kiện, mọi đối tượng phải có cơ sở, nếu không độc giả có thể nghi ngờ: "Sao anh biết chuyện đó? Sao anh biết tâm trạng nhân vật này nọ?". Nhìn từ góc độ ấy, tiểu thuyết Chạy trốn (Fuir, 2005) của J.P. Toussaint (3) , nhà văn Bỉ viết bằng tiếng Pháp, sinh năm 1957, có mấy điểm lôi cuốn sự chú ý của chúng ta. Chạy trốn (Giải Mesdicis 2005) chia thành 3 chương, sử dụng phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất. "Tôi" đến Thượng Hải mang theo hai mươi nhăm ngàn đôla Mỹ, để giao cho Zhang Xiangzhi theo yêu cầu của Marie, người yêu của “tôi” ở Paris. Zhang đón "tôi" ở sân bay, đưa cho "tôi" chiếc điện thoại di động - chắc là để theo dõi "tôi" - rồi đưa về khách sạn. "Tôi" gặp Li Qi, người có quen biết với Zhang. Cô ta nói hôm sau có việc đi Bắc Kinh vả rủ "tôi" cùng đi. Trên tầu hoả, hai người làm tình với nhau trong phòng vệ sinh. Marie gọi điện thoại từ Paris, báo tin bố nàng qua đời (Chương I). Tầu đến Bắc Kinh khoảng chín giờ sáng. Ba người về khách sạn. Zhang và Li Qi ở cùng một phòng. Buổi chiều, Zhang dẫn "tôi" đi thăm Bắc Kinh, còn Li Qi đi việc khác. Gặp lại Li Qi mang theo một túi màu hồng và xám. Ba người lên chiếc mô tô phóng như điên qua các phố. Đến một quán bar, Zhang và Li Qi cất vội chiếc túi kia đi. Ra khỏi quán, "tôi" về khách sạn, còn họ đi đằng họ (Chương II). Máy bay về đến Paris vào buổi chiều. "Tôi" đi tiếp đến đảo Elbe ở Địa Trung Hải để dự đám tang cha của Marie vào trưa hôm sau. Tang lễ xong xuôi, Marie đi tìm "tôi" ở khách sạn. Đến khoảng sáu giờ chiều, nàng muốn đi bơi; nàng bơi dưới biển, còn "tôi" chạy bộ hẹn gặp nhau ở một vịnh nhỏ đầu mỏm núi… (Chương III). Thượng Hải, Bắc Kinh rồi Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á rồi lại về châu Âu, từ Paris xuống miền biển phía Nam, cả chủ thể "tôi", cả Marie, Zhang, Li Qi, lúc nào cũng hối hả như đang "chạy trốn", chạy trốn đủ kiểu, máy bay, tàu hoả, lúc chạy bộ, lúc phóng mô tô, lúc ngồi tàu thuỷ, lúc bơi dưới nước mà chẳng hiểu nguyên nhân vì sao. Đây là lúc người kể chuyện nghe Marie báo tin cha nàng chết, khi ấy nàng đang trong viện bảo tàng Louvre ở Paris: "Qua những tiếng xóc nhè nhẹ trong điện thoại, tôi hiểu là Marie đứng dậy và nàng rời Louvre, nàng đi băng qua các phòng để ra cổng, hình bóng lảo đảo chệnh choạng, các ngón tay nàng run lên và ánh sáng mặt trời làm nàng chói mắt, nàng rảo bước và cố vượt qua càng nhanh càng tốt hai trăm mét hết gian nọ đến gian kia từ Phòng Trưng bầy Lớn như để chạy trốn cái tin mà nàng vừa nhận được, hầu như cứ thẳng mà đi, chẳng ngại xô vào những khách tham quan trước mặt nàng…" (Fuir, tr.47). Làm sao "tôi" lúc đó đang trên tàu hoả từ Thượng Hải đi Bắc Kinh lại có thể kể về Marie ở tận Paris xa hàng chục ngàn cây số như được thấy tận mắt thế được? Nếu "tôi" không phải là người đã từng sống ở Paris, từng đến viện bảo tàng Louvre, thì những chi tiết như khách tham quan bảo tàng đông đảo, như ánh sáng mặt trời làm chói mắt, như khoảng cách hai trăm mét từ Phòng Trưng bày Lớn qua hết gian nọ đến gian kia ra đến cổng… là vô lý, là lấn sang quyền năng của người kể chuyện toàn tri. Còn những chi tiết về cử chỉ, dáng điệu của Marie, đứng dậy, hối hả chạy ra cổng, vấp phải mọi người…, độc giả khó tính chẳng ai thắc mắc vì đã có những tiếng xóc nhè nhẹ trong điện thoại di động thông báo cho "tôi". . Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại Kể chuyện ở ngôi thứ ba và ở ngôi thứ nhất là hai phương thức tự sự chủ yếu trong văn chương. Phương thức. kể ở ngôi thứ nhất thì đáng tin hơn vì người kể chuyện kể về sự việc chính anh ta đã tham gia hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể lại. Bản thân người kể chuyện xưng "tôi" cũng chỉ là một. có tên, trong tác phẩm do nhà văn dựng lên. Trường hợp phức tạp hơn là phải khu biệt quyền năng của người kể chuyện xưng "tôi" với người trần thuật khi "tôi" không kể về bản

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan