NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288_6 pptx

10 305 0
NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288_6 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Trải qua một ngày đêm chiến đấu, mưu trí và linh hoạt, quân dân Trúc Động đã đánh cho đội tiền vệ Lưu Khuê bị thất bại hoàn toàn, số lớn bị tiêu diệt. Chúng phải quay lại, theo dòng Đá Bạc xuôi xuống cùng đoàn thuyền Ô Mã Nhi . Thắng lợi Trúc Động đã bảo vệ an toàn lực lượng của ta bố trí trên sông Giá, sông Thải và các dãy núi hai bên. Thắng lợi đó còn bảo đảm được bí mật của trận địa Bạch Đằng và buộc địch phải hành quân theo đúng đường và đúng thời gian đã quy định (Truyền thuyết dân gian còn kề rằng, sau chiến thắng Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn đã trở về đây thăm trận địa cũ. Nhân dân vùng Trúc Động đã làm bữa cơm "quá lộ" (qua đường) để chúc mừng ông. Về sau, dân lập đền thờ và cứ đến ngày giỗ Trần Quốc Tuấn là lại làm cỗ "quá lộ", bày một nậm rượu, ít đĩa cá, mời người qua đường ăn uống như diễn lại lễ đón chào Trần Quốc Tuấn và chiến sĩ chiến thắng trở về). Mờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức mùng tám tháng ba năm Mậu Tý, đoàn thuyền chiến Ô Mã Nhi xuôi Đá Bạc tiến xuống sông Bạch Đằng. Đội tiền quân do tham chính Phàn Tiếp chỉ huy đi đầu. Lúc đó, nước triều vẫn còn mênh mông. Ngày 9 đúng vào độ nước cường, triều dâng cao và lên xuống mạnh. Dự tính về con nước triều cao nhất vào nửa đêm hôm trước, 8 tháng 4, là 3,20m và thấp nhất là 0,90m vào buổi trưa ngày sau. Như vậy, độ chênh lệch là 2,30m. Triều xuống mạnh nhất vào gần trưa, nước có thể rút 0,30m trong 1 giờ, chảy xiết (Nguyễn Ngọc Thúy, bài Về con nước triều trong trận Bạch Đằng 1288, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 63, tháng 6-1964.). Trên các mỏm núi, trong các nhánh sông, các chiến sĩ ta đã chỉnh tề cung tên, gươm giáo chờ lúc nước triều xuống mạnh và đoàn binh thuyền Ô Mã Nhi lọt vào sông Bạch Đàng mới đổ ra quyết chiến. Nước triều xuống mạnh, cuộc chiến đấu bắt đầu. Trần Quốc Tuấn cho "một đội thuyền khiêu chiến, rồi giả cách thua chạy" (Đại việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, t. II, tr. 61). Giặc đuổi theo, đội thuyền đi đầu của Phàn Tiếp tiến lên phía trước. Nước triều xuống mạnh hơn. Từ các nhánh sông, những đội thuyền nhẹ của ta vun vút lao ra đánh tạt sườn đội tiền quân địch, gây cho chúng những thiệt hại đầu tiên. Bị nhiều đợt đột kích vào sườn, đội hình thuyền địch trở nên lộn xộn. Chúng lúng túng không sao tiến nhanh đuợc nữa. Thế địch dưới sông càng trở nên bất lợi. Phàn Tiếp vội vàng đưa thuyền áp sát vào phía Tràng Kênh và thúc quân đổ lên bờ "chiếm lấy núi cao"(An Nam chí lược, q. 4, sách đã dẫn). Chúng muốn giành lấy điểm cao để chống lại quân ta, hỗ trợ cho trung quân và hậu quân chúng rút lui an toàn. Địch đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Trống lệnh nổi liên hồi, cờ hiệu bay phấp phới. Bộ phận quân ta phục sẵn ở các áng núi Tràng Kênh gồm cả quân chủ lực và dân binh d¬ưới quyền chỉ huy của Trần Quốc Bảo - liền xông ra quyết chiến. Từ trên núi, quân ta đánh hất địch xuống hết đợt này đến đợt khác, quyết không cho địch chiếm núi. Bấy giờ đại quân địch do Ô Mã Nhi thống lĩnh cũng vừa đổ vào sông Bạch Đằng. Những thuyền chiến Quảng Đông to lớn, đóng toàn bằng gỗ tốt, nặng nề trôi về hướng ghềnh Cốc. Một bộ phận đi đầu cố tránh quãng ghềnh cạn, dồn đội hình lại, định vượt qua quãng ghềnh sâu. Lợi dụng lúc địch còn lúng túng vội vã điều chỉnh đội hình, quân Thánh dực nghĩa dũng lộ Hồng Khoái (Hải Dương và Hưng Yên) do tiết chế Nguyễn Khoái chỉ huy, với hàng trăm thuyền chiến cùng quân các lộ liền từ các lạch sông, căng hết tay chèo lao nhanh ra tiến công vào giữa đội hình địch. Một số thuyền giặc luống cuống va vào quãng ghềnh cạn, chiếc bị đắm, chiếc lật nghiêng. Những chiếc khác hốt hoảng giạt sang một bên, bị thủy binh ta xông vào tiêu diệt. Các thuyền chiến của Nguyễn Khoái tả xung hữu đột trên quãng sông ghềnh Cốc, hình thành một tuyến ngang sông chặn đứng địch lại (Nguyên sử, q.3 chép rõ: "thuyền giặc (chỉ quân ta - T.G.) đón chắn ngang sông Bạch Đằng”. Bài bia Lý Thiên Hữu, viên văn thư của Ô Mã Nhi, chép trong tập Từ khê văn cảo của Tô Thiên Tước nói rõ: “tháng ba (âm lịch) đến cảng Bạch Đằng, ngư¬ời Giao chắn ngang chiến hạm để chống cự quân ta (chỉ quân Nguyên - T.G. ). Đến lúc triều xuống, không tiến lên được, quân tan vỡ, bọn Hầu (chỉ Lý Thiên Hữu) bị bắt".). Cùng lúc, các đạo thủy binh Hải Đông, Vân Trà từ phía Điền Công, Gia Đước, sông Thải, sông Giá cũng nhanh chóng nhất tề tiến ra. Tiếng trống lệnh vang lên khắp các ngả sông. Bị các đội thủy quân của ta từ nhiều phía công kích, "bắn tên tới như mưa" (Nguyên sử, q. 166, Phàn Tiếp truyện), thuyền địch dần dần bị dồn cả về bên tả ngạn. Ô Mã Nhi phải thúc thuyền tiến về các hướng cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút tìm đường chạy trốn. Bấy giờ là quãng gần trưa. Thủy triều rút rất nhanh, nước xuống đến mức thấp nhất. Các trận địa cọc trước đó vẫn im lìm ẩn dưới làn nước mênh mông, giờ bỗng xuất hiện như vùng lên cùng người đánh giặc. Bị nước triều ào ào đẩy xuôi lại bị đánh gấp sau lưng, thuyền giặc lớp trước lớp sau cứ thế vùn vụt đâm vào các trận địa cọc. Hoàn toàn bất ngờ, nhiều thuyền bị cọc đâm thủng, bị đắm, hoặc "bị mắc cạn không tiến lên được" (Nguyên sử. q.166, Trương Ngọc truyện.), chật nghẽn cả các cửa sông. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt. Từng trận mưa tên tẩm thuốc độc trùm lên đầu giặc. Thuyền chiến của ta áp vào sát địch đánh gần; quân ta dùng gươm, câu liêm hai lưỡi, lưỡi quắm, giáo dài, ngạnh lớn, dùi bốn cạnh đâm chém vô số quân giặc (Những vũ khí thời Trần đã đào dược ở chùa Bút Tháp Hà Nội, hiện tàng trữ ở Viện Bảo tàng lịch sử). Đúng lúc đó, các bè nứa thuyền nan chứa đầy chất dễ cháy giấu sẵn ở vùng Tràng Kênh, các làng Do Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ, được các đội dân binh nổi lửa dốt cháy và thả xuôi dòng nước lao nhanh vào giữa các thuyền giặc đang hỗn loạn, tắc nghẽn trước các hàng cọc. Nhiều chiếc thuyền giặc bắt lửa, ngùn ngụt bốc cháy, thiêu sống những tên giặc trên thuyền, rồi chìm nghỉm. Ngọn lửa hỏa công dữ dội và gây ấn tượng mạnh mẽ đến nỗii ngày nay nhân dân địa phương vẫn còn lưu truyền lại bài thơ, trong đó có câu: Bạch Đằng nhất trận hỏa công, Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang. Nghĩa là: Bạch Đằng một trận hỏa công, Đại phá quân giặc, máu hồng đầy sông. Trên đà thắng lợi, quân dân ta càng hăng hái diệt địch. Phía núi Tràng Kênh, quân ta vừa dùng cung tên, vừa đánh gần, gạt toàn bộ đội quân Phàn Tiếp xuống sông. Địch bị chết, bị thương không kể xiết. Phàn Tiếp bị trúng tên, nhảy xuống nước, bị quân ta lấy câu liêm móc lên và bắt sống (Nguyên sử, q.166, Phàn Tiếp truyện chép: Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, giặc (chỉ quân ta) lấy câu liêm móc lên. Toàn thư nói quân ta bắt sống được Phàn Tiếp.). Đương khi thủy chiến, hỏa công quyết liệt thì đoàn thuyền chiến của hai vua Trần, theo kế hoạch định trước, cũng theo đà nước xuống, cố sức chèo mạnh để kịp thời đánh vào hậu quân địch. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Khi đến trận địa, hai vua "tung quân đánh rất hăng". Đòn của hai vua Trần đánh vào sau lưng địch đã khiến cho chúng càng bị động, lúng túng, bị thiệt hại rất nặng. Sau đó mấy chục năm, đầu thế kỷ XIV, một danh sĩ là Phạm Sư Mệnh quê ở Hiệp Môn (nay là xã Phạm Mệnh, Kinh Môn, Hải Hưng) ca tụng chiến tháng Bạch Đằng, có nhắc đến hai vua với những lời đẹp đẽ: Ức tích Trùng hưng đế (*) Khắc chuyển khôn oát kiền. Hải phố thiên mông đồng, Hiệp Môn vạn tinh chiên. (Bài thơ khắc ở núi Dương Nham). (*): Trùng hưng là niên hiệu cuối cùng của vua Trần Nhân Tông (từ 1285 đến 1293). Bài thơ này hiện còn ở núi Dương Nham tức núi Kính Chủ ngày nay.). Nghĩa là : Nhớ xưa vua Trùng hưng, Khéo xoay trời chuyển đất . Bãi biển nghìn chiến thuyền, Hiệp Môn vạn cờ xí. Thủy binh địch trước mặt, sau lưng, hai bên đều bị đòn đánh. Phạm vi chiến trường trải dài suốt cả một vùng sông. Căn cứ vào hiệu lực các phương tiện chiến đấu, thông tin liên lạc mà đoán định số thuyền giặc với 600 chiếc khi lọt vào trận địa, nếu dàn hàng ngang 5-6 chiếc trên sông, mỗi hàng cách nhau từ 30 mét trở lên thì cả đoàn thuyền phải kéo dài ít nhất là 5 ki-lô-mét. Điều này phù hợp với thư tịch và truyền thuyết dân gian nói rõ phạm vi chiến trường từ rừng núi Tràng Kênh đến cửa sông Chanh. Trên cả khúc sông rộng, máu giặc chảy lênh láng, "nước sông đến nỗi đỏ ngầu máu” (Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, t.II, tr.61). Chủ tướng Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống. Số địch còn lại cố sức chạy lên phía tả ngạn Yên Hưng hòng trốn thoát. Nhưng vừa lên đến bờ thì chúng vấp phái các chiến sĩ bộ binh ta phục sẵn từ trước, nhanh chóng đổ ra tiêu diệt. Sức tàn, lực kiệt, hầu hết bọn này đã suy yếu không chống đỡ nổi những mũi tên, đường kiếm của quân ta. Đội quân bố trí đón sẵn trên bộ đã hợp đồng chặt chẽ với thủy binh. Trận thủy chiến trên sông diệt phần lớn sinh lực địch thì trận đánh trên bộ lại bồi thêm cho chúng một đòn chí tứ. Nhân dân địa phương vùng Hà Nam (Yên Hưng) nói rằng chính Trần Quốc Tuấn đã đặt sở chỉ huy bên tả ngạn sông Bạch Đằng và trực tiếp chỉ huy các đơn vị bộ binh đánh tiêu diệt đám quân giặc chạy lên tả ngạn. Các cụ còn kể lại: vị lão tướng anh hùng ấy cưỡi con ngựa bạch to lớn đứng trên gò đất cao giữa cánh đồng làng Trung Bản (Yên Hưng) cầm kiếm chỉ huy ba quân. Dưới quyền chỉ huy của ông, quân và dân ta mai phục bên sông đã xông lên chiến đấu cực kỳ dũng cảm và mãnh liệt, bắt được tướng giặc là Phạm Nhan và tiêu diệt gần hết bọn chúng, thây giặc nằm ngổn ngang. (Hiện nay ở làng Trung Bản có đền thờ Trần Quốc Tuấn, trong đền còn dặt ngôi tượng ông chống kiếm chỉ huy ba quân, búi tóc bị xổ. Theo truyền thuyết, Phạm Nhan là tên yêu quái, bộ hạ của Ô Mã Nhi.). Trận đánh trên bộ cũng không kém gay go, ác liệt. Trương Hán Siêu nói: "Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu”, nghĩa là: giáo mác chìm sông, xương khô đầy gò. Cho đến nay, nhân dân các xã vùng Hà Nam còn lưu truyền câu ca dao nói về cuộc chiến đấu trên bộ ấy: Bạch Đằng giang là sông cửa ải, Tổng Hà Nam là bãi chiến trường. Đến chiều, trận đánh vô cùng ác liệt và oai hùng trên sông Bạch Đằng kết thúc (Nguyên sử, q. 166, Phàn Tiếp truyện chép: lục chiến từ giờ Mão đến giờ Dậu, tức là từ sáng đến chiều). Cả một đoàn binh thuyền lớn của Ô Mã Nhi thế là bị tiêu diệt hoàn toàn, đúng như Trương Hán Siêu dã mô tả: …. Bấy giờ: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới Sáu quân oai hùng, gươm giáo sáng chói Sống mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối Trời đất rung rinh (chừ) sắp tan. Nhật nguyệt u ám (chừ) mờ tối (Phú sông Bạch Đằng) Bài phú quả đã nói lên cái hùng khí của quân dân ta trong giờ phút lịch sử, cái dũng cảm tuyệt vời của các chiến sĩ quyết xả thân vì nước. Ngoài hai chủ tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt, tên dại quý tộc Mông Cổ tước vương Tích Lệ Cơ à bọn bộ hạ cũng bị bắt sống. Ta còn thu được hơn 400 thuyền chiến. Toàn bộ quân địch rút lui bằng đường thủy đều bị tiêu diệt. Sau đó quân dân Đại Việt lại tiếp tục chặn đánh và truy kích dạo kỵ binh và bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy, theo đường Lạng Sơn về nước. Tin đại thắng Bạch Đằng nhanh chóng truyền lan khắp nước, càng làm nức lòng quân dân Đại Việt, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các chiến sĩ miền biên giới hăng hái xông lên tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan. Những chiến thắng to lớn ở cửa quan Hãm Sa, các ải Nội Bàng, Nữ Nhi, Khưu Cấp (đều thuộc Bắc Giang và Lạng Sơn) đã liên tiếp giáng cho đạo quân này những đòn thất bại nặng nề. . NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Trải qua một ngày đêm chiến đấu, mưu trí và linh hoạt, quân dân Trúc Động. sĩ chiến thắng trở về). Mờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức mùng tám tháng ba năm Mậu Tý, đoàn thuyền chiến Ô Mã Nhi xuôi Đá Bạc tiến xuống sông Bạch Đằng. Đội tiền quân do tham chính Phàn. Thúy, bài Về con nước triều trong trận Bạch Đằng 1288, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 63 , tháng 6- 1 96 4. ). Trên các mỏm núi, trong các nhánh sông, các chiến sĩ ta đã chỉnh tề cung tên, gươm

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan