Phát triển ưu điểm của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần –3 pptx

7 541 0
Phát triển ưu điểm của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần –3 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

15 nhập quốc dân và tổng sản phẩm sản xuất ra của kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Năm 1994, đất nước bắt đầu thực hiện quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá với chiến lược phát triển các thành phần kinh tế hướng ra xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế phải phát triển thế mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, điều quan trọng là phải tạo ra môi trường tự do để tất cả các thành phần kinh tế có thể xuất khẩu. Để tạo nguồn tích luỹ trong nước và để phù hợp với trình độ khoa học - công nghệ trong nước, nhiệm vụ đầu tiên chúng ta thực hiện đó xuất khẩu sản xuất thô hay chúng ta “bóc” tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Hiện nay một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dầu lửa, than đá, gạo. Việt Nam còn phải nhập khẩu hầu hết những linh kiện điện tử và đồ điện dân dụng từ nước ngoài. Vì vậy nhiệm vụ thứ hai đặt ra là sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Đất nước đang đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới trang bị kỹ thuật - công nghệ phát triển sản xuất trong nền kinh tế quốc dân với khả năng tiền vốn eo hẹp của ngân sách và sức ép của lực lượng lao động dôi dư cần được giải quyết việc làm. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá này làm thế nào chúng ta khuyến khích phát triển toàn diện các thành phần kinh tế hướng ra xuất khẩu, nhất là ở vùng nông thôn có những làng nghề truyền thống mà lâu nay bị mai một, cầu phục hồi phát triển để tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần tích luỹ vốn nhằm đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại? II.Thực trạng phát triển của các thành phần kinh tế hiện nay. Các thành phần kinh tế Việt Nam dựa trên ba hình thức sở hữu: Nhà nước, tư nhân, hỗn hợp. 1/ Thành phần kinh tế Nhà nước: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 16 Thành phần này dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước về những tư liệu sản xuất chủ yếu, gồm những đơn vị kinh tế mà toàn bộ số vốn thuộc về Nhà nước hoặc phần của Nhà nước chiếm tỉ trọng khống chế. Theo số liệu thống kê, đến năm 1989 cả nước có 12.084 doanh nghiệp Nhà nước, với số vốn khoảng 10USD, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành công nghiệp chiếm 49,3% tổng số vốn xây dựng 9%, nông nghiệp 8,1%. Lâm nghiệp 1,2%. Giao thông vận tải 14,8%; thương nghiệp 11,57%, các ngành khác 5,9%. Hàng năm, thành phần kinh tế Nhà nước đa tạo ra khoảng 35 - 40% GDP và 22 - 30% GDP, đóng góp từ 60 - 80% tổng số thu ngân sách. Nhìn tổng quát, toàn bộ khu vực kinh tế Nhà nước chưa tự đảm bảo tái sản xuất giản đơn. Sự tăng trưởng hàng năm của khu vực kinh tế Nhà nước chủ yếu do việc gia tăng lượng vốn và lao động. Số đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước so với số chi của ngân sách Nhà nước cho khu vực này từ năm 1990 trở về trước là 1:3. Sau ba năm cấu trúc lại và chuyển đổi cơ chế nhìn chung năm 1991 khu vực kinh tế Nhà nước có một số chuyển biến bước đầu. Các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp do Trung ương quản lý trong ngành công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện viễn thông đa từng bước thích nghi với cơ chế thị trường nên đa đi dần vào thế ổn định. Nhưng những điểm sáng này chưa nhiều. Sự khởi sắc của chúng vẫn chưa có cơ sở chắc chắn và lâu bền. Số doanh nghiệp Nhà nước đang trong tình trạng phá sản hoặc có nguy cơ phá sản, đình đốn vẫn chiếm quá nửa số doanh nghiệp Nhà nước hiện có. Kết quả điều tra gần đây cho thấy, trong quá trình vận hành cơ chế quản lý mới, kinh tế Nhà nước cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém và hạn chế. Một là, đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn như Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 17 thiếu vốn, thiếu thị trường, bị thua lỗ triền miên, phải “ăn dần” vào vốn. Hiện nay, trong tổng số doanh nghiệp Nhà nước, chỉ khoảng 20 - 25% (chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước trung ương) có lai, 30 - 35% hoà vốn, còn lại khoảng 40% (chủ yếu là doanh nghiệp địa phương) bị lỗ vốn. Số doanh nghiệp thua lỗ chiếm tới 38% số tài sản cố định và 33% số lao động. Tình hình phổ biến là thiếu việc làm, thừa nhân lực, đặc biệt trong thương nghiệp, xây dựng, thừa khoảng 40 - 50% số lao động hiện có. Hiện nay có khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp Nhà nước quận, huyện, 50 - 60% số doanh nghiệp Nhà nước cấp tỉnh thuộc tất cả các ngành kinh tế đang trong tình trạng đình đốn, không có khả năng hoạt động. Số doanh nghiệp này hầu hết là quy mô bé, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, sản phẩm làm ra kém chất lượng. Hai là, nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả thấp, mới huy động khoảng 40 - 50% năng lực sản xuất. Hệ số sinh lời của vốn cố định trong kinh tế Nhà nước bình quân chỉ đạt 7% năm, trong đó, ngành công nghiệp 3%, giao thông vận tải 2%, thương nghiệp 2%. Hệ số sinh lời vốn lưu động cũng chỉ đạt 11%/ năm, trong đó các ngành tương ứng đạt 10,6%, 9,4%, 9,5%. Mức tiêu hao vật chất cho một đơn vị giá trị tổng sản phẩm xa hội cao hơn so với kinh tế ngoài quốc doanh và gấp 1,3 - 2,2 lần mức trung bình trên thế giới. Mặt hàng làm ra đơn điệu, chậm cải tiến mẫu ma, chất lượng thấp và không ổn định, chỉ khoảng 15% số loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 65% đạt tiêu chuẩn trung bình, 20% đạt chất lượng kém và quá kém. Ba là, tài sản, vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp phổ biến là không được bảo tồn và phát triển, năng lực sản xuất không được mở rộng và tái tạo, ngược lại bị thất thoát, hư hỏng, lang phí nhiều nhưng không biết quy trách nhiệm về ai. Trong những năm gần đây, không ít doanh nghiệp đa lợi dụng những kẽ hở của cơ chế quản lý mới chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ để mua đi bán lại tài sản, vật tư, khai báo sai doanh thu, định ra những chế độ chi tiêu, phân phối rất Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 18 tuỳ tiện trong đơn vị khác để chia chác, làm giàu cho cá nhân, vi phạm lợi ích Nhà nước. Tình hình nêu trên đa làm cho vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bị lu mờ, nhất là trong điều kiện Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Vì vậy việc đánh giá kinh tế Nhà nước ở nước ta cần phải đứng trên quan điểm lịch sử mà phán xét một cách khách quan, toàn diện. Không nên chỉ đơn thuần dựa vào những yêu cầu của một nền kinh tế hàng hoá mà phê phán có tính một chiều, phủ nhận mọi sự đóng góp quan trọng của kinh tế Nhà nước, thậm chí đi đến chỗ cực đoan muốn xoá bỏ nó. Phải nghiêm túc vạch ra những yếu kém của nó để khắc phục, làm cho kinh tế Nhà nước chẳng những hoạt động có hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn làm tròn được trách nhiệm về mặt xa hội. 2/ Thành phần kinh tế tập thể: Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu hỗn hợp gồm các đơn vị kinh tế do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng cùng có lợi. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, các loại hình hợp tác này được Nhà nước bảo trợ áp dụng nhiều chính sách ưu tiên cung cấp tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, giá cả, bảo tiêu. Đồng thời nó phải thực hiện các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Thành phần kinh tế tập thể được xem là trợ thủ đắc lực, là bạn đồng hành của các doanh nghiệp Nhà nước. a)Kinh tế tập thể trong nông nghiệp: Trước yêu cầu khách quan về việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đa đề ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải quyết tốt hơn lợi ích của người lao động. Với chính sách “khoán 10”: giao ruộng, giao đất cho người nông dân, làm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 19 bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, quá trình sản xuất nói chung được khép kín trong từng hộ. Theo kết quả điều tra năm 1990việc phân chia lợi ích trong hợp tác xa hợp lý hơn lợi ích xa viên tăng lên (Nhà nước 12,8%, tập thể 16,54%, xa viên được nhận 70,59%, sau khi trừ chi phí còn được hưởng 44,65%). Đây là một trong những yếu tố cơ bản đưa đến chỗ sản lượng lương thực bình quân thời kỳ 1989 - 1992 đạt 22,2 triệu tấm/năm, riêng năm 1992 đa đạt 24 triệu tấn, biến nước ta từ chỗ thiếu lương thực triền miên đến đủ và có thừa. ở một số nơi đa xuất hiện một số loại hình hợp tác xa kiểu mới và có số người nông dân tự nguyện tham gia và góp cổ phần, lời ăn, lỗ chịu. Những loại hình này đang phát huy tác dụng và làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên khi hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mô hình này đa bộc lộ những thiếu sót, yếu kém sau: Thứ nhất: chúng ta tiến hành cải tạo nông nghiệp chủ ý nhiều đến thay đổi chế độ sở hữu với tư liệu sản xuất, mà hầu như thiếu sự quan tâm đến việc tổ chức lại sản xuất theo phương thức của nền sản xuất tiến bộ, và không coi trọng đúng mức lợi ích cá nhân của người lao động, do đó người nông dân không gắn với ruộng đất, bởi vì phần thu nhập không những quá ít ỏi mà còn mang tính bình quân giữa những người đóng góp công sức nhiều với người đóng góp ít. Thứ hai: Bộ máy quản lý hợp tác xa cồng kềnh, quan liêu, cán bộ nói chung thiếu năng lực tổ chức, quản lý do ít được đào tạo và chất lượng đào tạo kém. Vì vậy để có thể phát triển thành phần kinh tế tập thể có hiệu quả chúng ta phải coi trọng kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích: xa hội, tập thể, cá nhân, vì đó là cơ sở để phát huy các động lực cá nhân, tập thể, xa hội. Mỗi lợi ích có phạm vi nhất định, song sự thống nhất giữa ba lợi ích sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực đến kết quả sản xuất. Với sự nghiệp đổi mới một cách căn bản và toàn diện, thành phần kinh tế Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 20 tập thể trong nông nghiệp sẽ tạo ra sức sản xuất mới, đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. b)Trong công nghiệp: So hợp tác xa thương nghiệp từ 32.034 năm 1988 giảm còn 21.901 năm 1989; 13.086 năm 1990 và 9.660 năm 1991. Mức sản xuất cua những hợp tác xa này năm 1989 giảm 36,1% và năm 1991 giảm 47% so với năm trước. Vì lẽ đó, mức đóng góp của chúng trong giá trị tổng sản lượng của toàn ngành công nghiệp tính theo giá cố định năm 1982 giảm dần, năm 1988 giảm 23,9%, năm 1989 giảm 15,8%, năm 1990 giảm 13,7% và năm 1991 giảm 6,8%. c)Trong thương nghiệp: So với năm 1986, đến năm 1991 chỉ còn khoảng 25% số hợp tác xamua bán còn hoạt động, còn gắn 3.300 hợp tác xa đa giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Tương ứng với tình hình này, vai trò của hợp tác xa mua bán trong thị trường xa hội cũng giảm sút nghiêm trọng: tổng mức bản lề hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xa hội từ 25 - 30% những năm 1980 - 1985, xuống còn 14,6% năm 1986: 12,6%; năm 1987: 9,2% năm 1988 6,1% năm 1989: 2,7% năm 1990 va chỉ còn 1,8% năm 1991. Sở dĩ các hợp tác xa mua bán lâm vào tình trạng hiện nay là do: • Trong quá trình thành lập và phát triển ca s hợp tác xa đa không nhất quán những nguyên tắc cơ bản của tổ chức kinh tế tập thể là tự nguyên, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Vừa qua, nhiều tổ chức hợp tác xa đa hoạt động cũng như mô hình thương nghiệp quốc doanh. • Phương thức hoạt động không bám sát mục tiêu và nhiệm vụ khí sáng lập, nhiều tổ chức hợp tác xa dần dần trở thành tổ chức đi buôn kiếm lời cho mỗi nhóm người. • Vốn ít, không am hiểu thị trường nên hoạt động bị thua lỗ, mất vốn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 21 • Nhận thức của các cấp quản lý, nhất là chính quyền huyện, tỉnh, không rõ đối với loại hình kinh tế này, hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động của nó, hoặc sát nhập, giải thể một cách tuỳ tiện. • Phát triển tổ chức tràn lan. ở những nơi hợp tác xa được xây dựng xuất phát từ phong trào, chứ không vì nhu cầu người tiêu dùng: do vậy nhiều hợp tác xa ở thành phố cho tư thương đội lốt kinh doan nhằm trốn thuế. Tuy các hợp tác xa mua bán đa phân ra hàng loạt, song không thể vì vậy mà phủ nhận hoàn toàn vai trò của loại hình này. Trước hết cần khẳng định, trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xây dựng như nước ta, thì hợp tác xa là hình thức tổ chức kinh tế hợp lý nhất. Nó dễ tập hợp các hộ nông dân lại để sản xuất, kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện, cùng có lợi. Trong thời gian tới, cần từng bước củng cố loại hình hợp tác xa mua bán ở nước ta, nhất là ở nông thôn. Quan điểm đổi mới với hợp tác xa là: • Trả lại cho hợp tác xa cái bản chất của mình - là tổ chức kinh tế tự nguyên của nhân dân lao động, thực hiện chức năng mối dây liên kết những người sản xuất nhỏ với thị trường. • Hợp tác xa hoạt động tự do, bình đẳng với các thành phần khác trên thị trường. Nhưng do điều kiện và vị trí của mình, hợp tác xa cần chú trọng thành lập mối liên hệ kinh tế với thương nghiệp quốc doanh. • Quán triệt nguyên tắc quản lý của kinh tế tập thể. 3/ Kinh tế tư nhân: Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân. Theo cách hiểu truyền thống trước đây thì kinh tế tư nhân (bao gồm thành phần tư bản tư nhân và kinh tế tư nhân của những người sản xuất nhỏ) là thành phần kinh tế không tiến bộ, phải nhanh chóng xoá bỏ hoặc cải tạo bằng mọi giá. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . dịch cơ cấu các thành phần kinh tế phải phát triển thế mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, điều quan trọng là phải tạo ra môi trường tự do để tất cả các thành phần kinh tế có thể xuất. hiệu quả về mặt kinh tế, mà còn làm tròn được trách nhiệm về mặt xa hội. 2/ Thành phần kinh tế tập thể: Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu hỗn hợp gồm các đơn vị kinh tế do những người. trạng phát triển của các thành phần kinh tế hiện nay. Các thành phần kinh tế Việt Nam dựa trên ba hình thức sở hữu: Nhà nước, tư nhân, hỗn hợp. 1/ Thành phần kinh tế Nhà nước: Simpo PDF Merge

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan