Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _3 docx

5 606 1
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Sự bất đồng trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từ những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết, quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào… Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất, là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Sự có mặt của lịch sử trong tiểu thuyết nảy sinh những mâu thuẫn: thứ nhất, lịch sử đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ còn tiểu thuyết cho phép hư cấu, vậy lịch sử trong tiểu thuyết có thể hư cấu đến đâu; thứ hai, lịch sử trong tiểu thuyết là lịch sử của những biến cố trọng đại và những nhân vật có can dự trực tiếp trong biến cố hay lịch sử của những câu chuyện đời thường và số phận vô danh, thứ ba, những cuốn tiểu thuyết viết về thời kỳ gần đây có được coi là tiểu thuyết lịch sử hay không, khoảng cách thời gian tác giả sống với thời đại trong tác phẩm như thế nào là đủ. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây cũng tạo nên những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử (1) . Theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử đóng vai trò nhân vật trung tâm và mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm chính thống. Với quan niệm này ngày nay tiểu thuyết lịch sử khó có đất để tồn tại bởi xét về độ chân thật và chính xác, nó thua xa những thể loại phóng sự, ký sự, hơn nữa nếu cần cung cấp kiến thức lịch sử, chỉ cần một cái nhấp chuột, người đọc có thể thỏa mãn mọi tò mò về các triều đại, các nhân vật lịch sử ở bất cứ đất nước nào. Với quan niệm rộng mở hơn, tiểu thuyết lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền sử, thậm chí là phản lịch sử, là sự tổng hợp nhiều chủ đề, có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử, tùy theo trí tưởng tượng nhà văn mà hư cấu nhân vật và không nhất thiết phải nhân vật đó phải đóng vai trò trung tâm trong tiến trình lịch sử. Sự nới rộng quan niệm đó dẫn đến việc tiểu thuyết lịch sử lấn sân sang nhiều địa hạt khác, nghĩa là nó dung nạp cả tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết lãng mạn… Và với quan điểm như vậy dù lối viết hiện đại hay truyền thống, trung thực với chính sử hay giả lịch sử, thể hiện chủ đề lịch sử qua việc tái hiện lịch sử hay tư tưởng nhân sinh nào khác, những tác phẩm hiện diện yếu tố lịch sử không hạn chế khả năng và tự do sáng tạo của nhà văn đều được coi là tiểu thuyết lịch sử. Quan niệm rộng mở này sẽ không làm tàn lụi tiểu thuyết lịch sử, trái lại, giúp nó hồi sinh dưới những dạng thức mới. Tuy nhiên, chấp nhận hay không vẫn tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân. Cho dù quan niệm về tiểu thuyết lịch sử như thế nào thì lịch sử vẫn luôn là miền đất hấp dẫn đối với nhà văn. Hồ Quý Ly vàMẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ra đời cách nhau khoảng dăm sáu năm nhưng hai cuốn tiểu thuyết này là kết quả của một quá trình thai nghén lâu dài với cảm thức lịch sử (2) và những trải nghiệm thể hiện tư tưởng nghệ thuật, nhãn quan độc đáo của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng cho rằng “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết”. Có thể thấy Nguyễn Xuân Khánh khá nhấn mạnh tính tiểu thuyết trong các tác phẩm viết về lịch sử của mình. Bài viết không nhằm mục đích phân loại tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh có phải tiểu thuyết lịch sử hay không mà tìm hiểu quan niệm về lịch sử thông qua thế giới nghệ thuật với mong muốn góp phần lý giải sự thành công của hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn (3) . Lịch sử - từ kinh nghiệm cộng đồng tới trải nghiệm cá nhân Khác với nhiều nhà văn quan tâm đến thời hiện tại, cái hôm nay đang diễn ra, Nguyễn Xuân Khánh cũng như một số nhà văn có hứng thú với đề tài lịch sử đã lựa chọn viết về quá khứ, những thời điểm lịch sử đặc biệt với một độ lùi thời gian khá xa. Khi chạm vào lịch sử, nhà văn sẽ gặp một thách thức lớn, đối tượng tiếp nhận hiện thực lịch sử trong tác phẩm là một cộng đồng đã có hiểu biết hoặc ấn tượng nào đó (mặc dù có thể còn mù mờ), trong khi nếu sáng tác một cuốn tiểu thuyết hư cấu hoàn toàn, ông ta có thể tự do dẫn dắt người đọc đến những vùng đất bao la của tưởng tượng. Câu hỏi đặt ra là nhà văn phải viết như thế nào? Trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn, cách xử lý lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khá tự do và đầy tính chủ quan. Sự đào sâu vào những toan tính của con người, nhu cầu cắt nghĩa đời sống theo những suy ngẫm, trải nghiệm đã khiến người đọc nghĩ rằng lịch sử đích thực của tác phẩm là hư cấu. Điều này phù hợp với tinh thần của tiểu thuyết, “không ngừng nhận thức lại” bằng thái độ hoài nghi khoa học. Và như vậy, bức tranh lịch sử không mang giá trị tự thân, nghĩa là không nhằm tái hiện chân thực thời đại lịch sử. Nguyễn Xuân Khánh chỉ mượn nó làm phương tiện để chuyển tải kinh nghiệm, suy ngẫm và triết lý của mình. Có thể thấy các vấn đề nhận thức và thẩm mỹ mà Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn đặt ra đều là vấn đề của hiện tại, chỉ có khung cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, lễ hội, tập tục là có vẻ “tuyệt đối trung thành” với lịch sử. Lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là lịch sử được thẩm thấu qua trải nghiệm của cá nhân nhà văn. Nhân vật Hồ Quý Ly và tư tưởng cách tân của mình, đời sống tinh thần và số phận các tầng lớp nhân dân trước những biến chuyển lịch sử,… đều được tái dựng lại theo kiến giải riêng của Nguyễn Xuân Khánh. Lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn đã vượt thoát khỏi kinh nghiệm quen thuộc của cộng đồng. Nhà văn không lệ thuộc vào những sự thật được kinh nghiệm tập thể chấp nhận, những hình tượng đã xác lập bằng thái độ sùng kính hay phủ nhận mà sáng tạo lịch sử của riêng mình. Trong văn học Việt Nam, các truyện ngắn về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo đã thể hiện sự vượt thoát đó một cách quyết liệt. Lịch sử trong truyện Nguyễn Huy Thiệp khiến người đọc hoang mang, muốn lục tung mọi ngóc ngách lịch sử để minh định, còn tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cho người đọc cảm giác kiếm tìm của một người đồng hành với những suy tư minh triết về quá khứ. Từ một góc nhìn khác, tác giả Yverline Féray bằng trải nghiệm cá nhân của người phương Tây đã đem lại những khám phá mới mẻ về lịch sử và con người Việt Nam trong hai cuốn tiểu thuyết Vạn Xuân và Lãn Ông. Xuyên qua nhận thức về những rối ren của thế sự, sự tranh giành quyền lực, âm mưu chính trị, tiểu thuyết của bà soi rọi con người Nguyễn Trãi với bi kịch thời đại hay vị danh y Lê Hữu Trác và y đạo của ông trong hành trình tìm về với chính mình, để từ đó nhận ra cái hữu hạn của con người và sự huyền cơ của số mệnh. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, nhìn chung tác giả vẫn chọn một giải pháp an toàn, cách xử lý của nhà văn không phải là chặn đứng từng khúc của dòng chảy lịch sử lại mà hòa cùng với dòng chảy đó một cách tự nhiên, và như vậy đã tạo một tâm thế tự tại trong tiểu thuyết cũng như thái độ đồng thuận của độc giả trong tiếp nhận tác phẩm. Một lý do có thể giải thích cho thành công của Nguyễn Xuân Khánh trong các tiểu thuyết mang cảm thức lịch sử, đó là khả năng nắm bắt cái hằng số lịch sử và hiện đại hoá các vấn đề của quá khứ. Lịch sử qua đi nghĩa là cánh cửa quá khứ đã khép lại, những biến cố, sự kiện đã được xác định trong sử sách, những nhân vật lịch sử dù thành hay bại đều đã chết. Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là thời điểm lịch sử đầy biến động và phức tạp: ở Hồ Quý Ly là giai đoạn cuối Trần đầu Hồ; trongMẫu Thượng ngàn, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở thành cảm hứng cho những suy ngẫm về văn hoá, tôn giáo… Giai đoạn giao thời với sự khủng hoảng dẫn tới suy vong, sự giao tranh mới – cũ luôn là thử thách đối với bản lĩnh của ngòi bút mỗi nhà văn. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dù viết về quá khứ cách đây hàng mấy trăm năm hay gần hơn đều có khả năng mở rộng biên độ phản ánh hiện thực bởi tính thời sự cập nhật của nó. Không né tránh những vấn đề của hôm nay, Nguyễn Xuân Khánh ráo riết tìm lời đáp cho những câu hỏi thiết thực đối với hiện tại. Chẳng hạn, đọc Hồ Quý Ly chúng ta có thể nảy sinh những liên tưởng về cuộc cải cách từ thế kỷ XIV, XV với nhu cầu đổi mới đất nước trong mấy thập kỷ gần đây, từ đó, nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra như giải quyết cái cũ bảo thủ như thế nào, vai trò của trí thức trước bước ngoặt của thời cuộc, đổi mới và quyền lực, lợi ích của dân chúng và lợi ích của nhà cầm quyền. Mẫu Thượng ngàn đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu và tiếp biến văn hoá, đâu là hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch sử. Nhà văn đã khái quát được cái hằng số lịch sử từ những hình tượng văn học. Tìm thấy những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, dùng hiện tại soi tỏ quá khứ, nêu ra được những chân lý có tính phổ quát, đó chính là giải thích mới về đề tài cũ, là ôn cố tri tân. Chính vì vậy, dù Nguyễn Xuân Khánh viết về nhân vật đã quen thuộc, thời đại đã được các nhà sử học phân tích, đánh giá nhưng tiểu thuyết của ông vẫn mới mẻ. Đó cũng là điều các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cần quan tâm bởi nó giải thích tại sao phần đông thanh thiếu niên Việt Nam ngày nay say mê phim và truyện lịch sử Trung Quốc, thuộc lịch sử nước láng giềng hơn cả lịch sử nước nhà? Không đơn giản là ở việc thêm các “gia vị” bằng những chuyện tình ái lãng mạn, phiêu lưu, kiếm hiệp… mà cơ bản là những kiến giải lịch sử in đậm dấu ấn cá nhân và cái cách nhà văn lý giải quá khứ như thế nào. Tự do xem xét lịch sử với kiến giải mới khiến cho lịch sử trở nên sống động, không phải là quá khứ hoàn kết, nó thúc đẩy lòng ham hiểu biết, trí tò mò và hứng thú tư duy của người đọc. . Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Sự bất đồng trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từ những cách hiểu khác nhau về thuật. đề tài lịch sử. Sự có mặt của lịch sử trong tiểu thuyết nảy sinh những mâu thuẫn: thứ nhất, lịch sử đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ còn tiểu thuyết cho phép hư cấu, vậy lịch sử trong tiểu thuyết có. Nguyễn Xuân Khánh đã từng cho rằng “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết . Có thể thấy Nguyễn Xuân Khánh khá nhấn mạnh tính tiểu thuyết trong các tác phẩm viết về lịch sử của mình.

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan