CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 ppsx

5 324 0
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Bài phú quả đã nói lên cái hùng khí của quân dân ta trong giờ phút lịch sử, cái dũng cảm tuyệt vời của các chiến sĩ quyết xả thân vì nước. Ngoài hai chủ tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt, tên dại quý tộc Mông Cổ tước vương Tích Lệ Cơ à bọn bộ hạ cũng bị bắt sống. Ta còn thu được hơn 400 thuyền chiến. Toàn bộ quân địch rút lui bằng đường thủy đều bị tiêu diệt. Sau đó quân dân Đại Việt lại tiếp tục chặn đánh và truy kích dạo kỵ binh và bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy, theo đường Lạng Sơn về nước. Tin đại thắng Bạch Đằng nhanh chóng truyền lan khắp nước, càng làm nức lòng quân dân Đại Việt, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các chiến sĩ miền biên giới hăng hái xông lên tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan. Những chiến thắng to lớn ở cửa quan Hãm Sa, các ải Nội Bàng, Nữ Nhi, Khưu Cấp (đều thuộc Bắc Giang và Lạng Sơn) đã liên tiếp giáng cho đạo quân này những đòn thất bại nặng nề. Hàng vạn quân địch phơi xác trên đường rút chạy. Và cuối cùng, mãi đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, Thoát Hoan đành giải tán nốt đám tàn quân bại trận của hắn ở châu Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc). Chín ngày sau trận đại thắng 18 tháng 4, hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đem đám tù binh gồm Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, Phàn Tiếp và những tên thiên hộ, vạn hộ về phủ Long Hưng làm lễ mừng thắng trận trước lăng vua Trần Thái Tông, người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258. Trong buổi lễ trang nghiêm, Trần Nhân Tông nhớ lại những ngày gian khổ, đã cảm khái đọc: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Nghĩa là : Đất nước hai phen chồn ngựa đá, Non sông nghìn thuở vững âu vàng. Chiến thắng Bạch Đằng hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy của Ô Mã Nhi, là trận quyết chiến lớn nhất, kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên thứ ba. Một đạo quân lớn trên 6 vạn người, giàu kinh nghiệm xâm lược, những tên tướng quý tộc, cao cấp thân cận của Hốt Tất Liệt, sừng sỏ nhất độc ác nhất như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, Lưu Khuê, sau mấy lần giày xéo đất nước ta, đã phải đền tội. Đế quốc Mông Cổ ở thế kỷ XIII đã chiếm toàn bộ nước Nga, một số nước Đông âu, miền Trung Á, Ba Tư và toàn bộ Trung Quốc, là đế quốc rộng lớn từ Á sang Âu, lớn vào bậc nhất thời kỳ Trung cổ. Quân xâm lược của đế quốc đó đã bị chặn đứng trên đất nước Đại Việt. Ba lần gây chiến xâm lược, ba lần bị thất bại thảm hại. Từ đấy đế quốc Mông - Nguyên vĩnh viễn không dám đem quân xâm phạm nước ta lần nữa. Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt cùng với những chiến thắng liên tiếp tiêu diệt đạo quân bộ của Thoát Hoan, đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu trường kỳ của dân tộc ta, báo vệ độc lập Tổ quốc khẳng định sự tồn tại vừng vàng, hiên ngang của nước Đại Việt ta sát cạnh một đế quốc lớn mạnh nhất thế giới đầy âm mưu và tham vọng xâm lược thời kỳ bấy giờ. Cuộc kháng chiến thắng lợi còn phá tan âm mưu của đế quốc Mông - Nguyên lấy nước ta làm căn cứ xâm lược các nước phương Nam. Cuộc xâm lược Chiêm Thành và âm mưu xâm chiếm In-đô-nê-xi-a bị thất bại, ngoài sức kháng chiến của quân dân các nước đó, còn có một lý do nữa là đế quốc Mông - Nguyên không chiếm được Đại Việt làm bàn đạp chiến lược. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc này xuống miền Đông Nam Á. Xương máu của người dân Việt đổ ra trên đất nước mình đã có tác dụng góp phần bảo vệ nền độc lập của các nước láng giềng. Chiến thắng Bạch Đằng và những chiến thắng khác trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba đã gây chấn động ở nhiều nước. Từ nước Ba Tư xa xôi, một nhà sử học nổi tiếng đương thời là Ra-xi-út Đin (1247-1318) trong bản thảo Tập sử biên niên của mình, đã viết: "Nước đó (chỉ nước ta) có vương quốc riêng, không thần phục Hãn (vua Mông Cổ). Tu-gan (Thoát Hoan), con trai của Hãn chỉ huy đội quân Lu-kin-phu (phủ Long Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc) để bảo vệ miền Man di (Nam Tống) cũng như để ngăn ngừa và chống lại những ai không khuất phục. Một lần Tu-gan đem quân vào nước đó chiếm lấy các thành ven biển và thống trị ở đó trong vòng một tuần lễ (chỉ cuộc xâm lược lần thứ ba). Nhưng bỗng nhiên từ biển, từ rừng, xuất hiện những đội quân nước đó đánh tan đạo quân của Tu-gan đang cướp bóc. Tu-gan trốn thoát chạy về Lu-kin-phu". Vũ khí chiến thắng của trận Bạch Đằng lịch sử năm 1288 là sức mạnh tổng hợp tinh thần, vật chất của cả dân tộc và tài thao lược của ông cha ta ở thế kỷ XIII. Chiến thắng Bạch Đằng là hình ảnh tập trung tiêu biểu cho lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng, ý chí quật cường bất khuất và tinh thần đoàn kết dân tộc thời bấy giờ. Chính sử cũ bỏ qua không ghi chép những hành động yêu nước của người dân bình thường, nhưng trong trí nhớ sâu sắc của dân gian qua bao thế hệ, bằng ca dao, chuyện kể, thần tích vẫn còn biết bao hình ảnh đẹp đẽ sinh động nói lên tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc cứu nước. Những lời nói của thái sư Trần Thủ Độ trả lời vua Trần Thái Tông: "đầu tôi chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”; của Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn trả lời vua Trần Thánh Tông: "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi”; của Trần Bình Trọng trả lời tướng giặc: "Ta thà làm quỷ nước Nam không thèm làm vương đất Bắc". Dũng khí đó khắc sâu trong cánh tay "Sát Thát" của chiến sĩ Đại Việt và cậu bé Trần Quốc Toản ngùn ngụt căm hờn, bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Tất cả nỗi căm thù địch và lòng yêu nước giục giã quân dân ta xông lên vì đại nghĩa cứu nước, đã dồn lại trong chiến thắng Bạch Đằng. . CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Bài phú quả đã nói lên cái hùng khí của quân dân ta trong giờ phút lịch sử, cái dũng cảm tuyệt vời của các chiến sĩ quyết. cùng, mãi đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, Thoát Hoan đành giải tán nốt đám tàn quân bại trận của hắn ở châu Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc). Chín ngày sau trận đại thắng 18 tháng 4, hai vua Trần. Vũ khí chiến thắng của trận Bạch Đằng lịch sử năm 1288 là sức mạnh tổng hợp tinh thần, vật chất của cả dân tộc và tài thao lược của ông cha ta ở thế kỷ XIII. Chiến thắng Bạch Đằng là hình

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan