Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ pdf

5 300 0
Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ Tôi bị thuyết phục rằng nếu có bất kỳ điều gì có thể được làm để ngăn chặn thảm họa đang trực chờ chụp lên vị Giám Mục, nó sẽ phải được thực hiện tức thời. Sự khích động lớn lao tràn ngập khắp Chiến Thuyền, được ghi ra nơi phần cước chú của lá thư, là phần duy nhất mà theo đó tôi đã hành động. Điều đã khiến tôi lo ngại nhất là việc quyết định tôi có thể tiến hành đến mức độ nào, và không vượt quá các giới hạn của nghĩa vụ trong sự tranh đấu chống lại việc hành hạ con người trên một thần dân của một Dân Tộc đã liên kết với chúng ta bởi các mối ràng buộc của các sự quy định theo hiệp ước và những hành vi tuy đã qua nhưng chưa quên được từ lòng tử tế trong thời buổi sơ sinh của đất nước chúng ta. Đây là một trường hợp mà tôi biết là chưa từng xảy ra, nhưng tin tưởng rằng một tình cảm quảng đại đã là một đặc tính nổi bật của Chính Phủ chúng ta, và rằng việc hành sử ảnh hưởng của nó xuyên qua các nhân viên của Chính Phủ trong mục đích nhân đạo là khuôn mẫu của các tập quán và năng lực đạo đức của nó từ ngày chấp nhận Hiến Pháp Liên Bang. Tôi đã tiến hành việc sử dụng các nỗ lực của mình để ảnh hưởng đến sự phóng thích Giám Mục Dominique Lefevre, một thần dân nổi tiếng của nước Pháp. Cảm tưởng của tôi là mọi quốc gia đều có quyền ấn định sự giao tiếp của chính mình với các nước khác, không từ khước lẫn nhau các đặc quyền thích đáng và công bằng, trong một phương cách sao cho có lợi nhất cho quyền lợi và sự thịnh vượng của chính quốc gia mình. Tuy nhiên, về phương diện đối với các ngoại kiều, đặc biệt những người được mời để cư trú trong lãnh thổ của mình, và để giảng dạy người dân mình về nghệ thuật, khoa học và tôn giáo, mọi Quốc Gia, có vẻ đối với tôi, đều có một nghĩa vụ tinh thần là phải đối xử với họ trong sự kính trọng, tử tế và nhân đạo trong thời gian cư trú của những người đó; bất kỳ sự can thiệp nào bằng sự truy nã thông thường đối với các khách được mời đến như thế, về phía một Quốc Gia, đối với tôi là một sự hành sử quyền hành khắc nghiệt, và còn kết án tử hình các ngoạI kiều mà không có sự trần tình và không được biện hộ, bởi một tòa án độc đoán, thì không phù hợp với quy luật đạo đức theo đó mọi quốc gia đều bị chi phối. Nếu một quốc gia mời và cho phép các ngoại kiều nhập nội lãnh thổ của mình, nó bị bắt buộc phải tôn trọng các quyền như thế, chừng nào mà các khách mời vẫn hoạt động một cách ôn hòa; nếu trong sự phá bỏ thiện chí, quốc gia đó tiến hành việc trừng phạt các ngoại kiều nhằm trả thù trong khi không có sự vi phạm luật lệ nào, chính quốc gia đó phải chịu trách nhiệm một cách sòng phẳng về hành động của mình, đặc biệt nếu đó là một quốc gia bán khai và từ chối không ký các hiệp ước hay không có các giao tiếp xã hội với các quốc gia khác trên thế giới. Chắc chắn đã phát sinh trong tư tưởng của tôi là mình sẽ phải tiến bước đến đâu, nếu vị Giám Mục Khả Kính đó là một công dân Hoa Kỳ, đối với lời kêu cứu của một người Hoa Kỳ đang bị cưỡng bức cầm tù, đang rên xiết dưới xích xiềng, đã vạch ra cho tôi một con đường duy nhất (theo tôi nghĩ) để một sĩ quan Hoa Kỳ theo đuổi, và đó là con đường giải thoát vị giám mục đó bất chấp mọi khó khăn. Tôi đã xem xét lại các chỉ thị cho tôi để tự xác minh: mức độ mà quý Bộ có thể có cùng quan điểm mà tôi trích dẫn dưới đây là điều làm tôi lo âu rất nhiều: “Mọi sự khích lệ và trợ giúp trong thẩm quyền của ông sẽ được cung cấp [để hỗ trợ] cho nền Thương Mại Hoa Kỳ và các công dân Hoa kỳ cùng công dân của các quốc gia thân hữu mà ông có thể gặp mặt trong suốt các hải trình của mình.” Các động lực ảnh hưởng đến tôi đều có tính cách nhân đạo, đượ thi hành vì tình đồng loại đang bị đau khổ, để trợ giúp một thần dân của một Dân Tộc thân thiện từ lâu với Hợp Chúng Quốc. Nếu tôi có sai lạc, đó là một lỗi lầm trong sự suy nghĩ chứ không phải trong tình cảm, vốn luôn luôn được cống hiến cùng với bàu nhiệt huyết cao đẹp nhất cho danh dự và sự thịnh vương của đất nước tôi. Tôi kính mong Bộ lưu tâm đến các văn kiện đính kèm, đã được chuyển đếnn vị Đô Đốc người Pháp, bao gồm một sự trình bày trung thực các sự việc như chúng đã xảy ra, cũng như về thông tin về tình trạng người công dân của nước ông ta. Tôi hay biết rằng sau đó ông ta đã tiến hành đến vịnh Đà Nẵng để thực hiện sự phóng thích Giám Mục Lefevre. Tôi kính đệ trình hành động của tôi và các động lực thúc đẩy tôi theo đường lối mà tôi đã theo đuổi, lên các Thẩm Phán của Bộ [xem xét]. Tôi hân hạnh được là một Công Bộc trung thành của Ngài, Kính chào với lòng tôn kính sâu xa nhất, Thuyền Trưởng PERCIVAl, Chuẩn Tướng Chiến Hạm Constitution của Hoa Kỳ Kính gửi: Ngài Bộ Trưởng Hải Quân, Washington, D.C. . Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ Tôi bị thuyết phục rằng nếu có bất kỳ điều gì có thể được làm để ngăn chặn. thẩm quyền của ông sẽ được cung cấp [để hỗ trợ] cho nền Thương Mại Hoa Kỳ và các công dân Hoa kỳ cùng công dân của các quốc gia thân hữu mà ông có thể gặp mặt trong suốt các hải trình của mình.”. đã phát sinh trong tư tưởng của tôi là mình sẽ phải tiến bước đến đâu, nếu vị Giám Mục Khả Kính đó là một công dân Hoa Kỳ, đối với lời kêu cứu của một người Hoa Kỳ đang bị cưỡng bức cầm tù,

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan