Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 1 pot

5 570 0
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương IV. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH Nội dung chính của chương 4: Cơ thể động vật thường xuyên đối mặt với các tác nhân gây bệnh từ bên trong và bên ngoài. Thông thường cơ thể không nhất thiết mắc một bệnh này hay một bệnh khác có tính chất riêng biệt. Trong thú y cũng như y học việc phân ra từng nhóm bệnh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm: - Dễ dàng chẩn đoán bệnh - Có phương pháp điều trị đúng - Có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời và đúng phương pháp. Thực tế trong thú y các bệnh của các đối tượng vật nuôi, được chia ra mấy nhóm chinh sau: * Bệnh truyền lây * Bệnh ký sinh trùng * Bệnh không lây truyền, hay còn gọi là bệnh nội ngoại khoa * Bệnh sản khoa * Một số khái niệm chung, và một số bệnh trong nuôi trồng thủy sản 1. Bệnh truyền lây 1.1. Định nghĩa Bệnh truyền lây là những bệnh do virut, hay vi khuẩn gây nên, nó có thể truyền lây từ con này sang con khác, từ loài vật này sang loài vật khác. Tính chất lây lan mạnh gây nên những ổ dịch lớn có tính chất địa phương, quốc gia, vùng khu vực, châu lục và mang tính toàn cầu. Bệnh truyền lây là nhóm bệnh nguy hiễm và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nhiệm vụ của khoa học nghiên cứu về bệnh truyền lây, là nghiên cứu những qui luật, thuộc về đặc tính bệnh, đặc tính mầm bệnh, quan hệ mầm bệnh với động vật cảm nhiễm, tính thôngá nhất giữa cơ thể với ngoại cảnh, các hiện tượng bệnh lý, điều kiện phát sinh, tiến triển và ngừng tắt của dịch. Từ những nhận thức đó con người đề ra các biện pháp tích cực phòng chống bệnh có hiệu quả nâng cao năng suất chăn nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch không nhiễm bệnh, góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.2. Tính chất của bệnh -Nguyên nhân gây bệnh truyền lây- mầm bệnh một mầm bệnh là một VSV đống vai trò quan trọng , và không thể thiếu được, và là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh truyền lây. Bệnh truyền lây do: * Vi khuẩn: Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật lớn nhất có đặc điểm chung là nhân nguyên thủy, tức là chưa có màng nhân, cơ thể đơn bào phân chia bằng phương pháp trực phân. Vi khuẩn là những vi sinh vật được cấu tạo hoàn chỉnh của một tế bào. Bao gồm màng tế bào, nguyên sinh chất và nhân, một số vi khuẩn trong quá trình sống và tồn tại chúng hình Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 36 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản thành lớp vỏ bên ngoài để bảo vệ chúng trước các tác nhân kích thích bên ngoài tác động lên chúng. Vi khuẩn sống và tồn tại trong đất trong nước trong không khí, và ngay cả trong cơ thể động vật. Có nhiều vi khuẩn tồn tại trong đất đến vài trăm năm, như vi khuẩn nhiệt thán (Bacilus anthracis) *Virut- Virus, về mặt lý hóa virut là nucleotit, có thể là một ADN, hoặc ARN, các vi rút gây bệnh cho loài động vật chủ yếu là ARN, còn virut gây bệnh cho thực vật chủ yếu là ADN. Do cấu tạo đơn giản nên vi rut chỉ và chỉ sống tồn tại trong tế bào đang sống. Một khi ra môi trường bên ngoài khả năng tồn tại của virut không lâu. * Nấm, là thực thể đa bào sinh sản bằng cách đâm chồi, có thể tồn tại trong cơ thể động thực vật, và môi trường bên ngoài. Khả năng gây bệnh của nấm cũng khá nguy hiểm. 1.3. Điều kiện gây bệnh VSV sống trong môi trường và trong cơ thể của động vật nhưng không phải lúc nào chúng cũng gây bệnh, mà phải có một số điều kiện sau đây: *Có động vật cảm nhiễm, Mỗi một loài vi khuẩn hay vi rut thì gây bệnh cho một hay nhiều loài nào đó mà thôi. Ví dụ, vi khuẩn Leptospira gây bệnh xoắn khuẩn, hay còn gọi là bệnh lợn nghệ ở lợn. Vi khuẩn Brucella, gây bệnh sẩy thai truyền nhiễm chủ yếu là động vật nhai lại, như dê, cừu. Virut LMLM chỉ gây bệnh lở mồm long móng cho loại động vật móng chẳn * Con đường gây bệnh: Đa số bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu thông qua con đường thức ăn nước uống tiếp xúc, nhưng một số bệnh phải thông qua con đường gây bệnh nhất định nào đó mà thôi. Vídụ: Bệnh uốn ván- Clostridium tetanus, con đường xâm nhầp chủ yếu thông qua vết thương, bệnh dại do virut dại gây nên chủ yếu thông qua vết cắn từ động vật mang trùng * Số lượng và độc lực của vi khuẩn virut * Sau khi mắc bệnh truyền lây, nếu khỏi bệnh thì cơ thể đó có khả năng miễn dịch với bệnh đó. Ứng dụng vấn đề này trong thú y, cũng như y học, người ta tiêm phòng vác xin để tạo miễn dịch cho con vật. Thú y, việc tiêm phòng vacxin cho các loài vật nuôi là việc làm vô cùng cần thiết để phòng chống bệnh truyền nhiễm. Với y tế cộng đồng, việc tiêm chủng mỡ rộng, tiến tới nước ta thanh toán 6 bệnh cho trẻ em (ho gà, uốn ván, bại liệt, đậu )là một công việc đã và đang triển khai, yêu cầu bà mẹ mang thai, và trẻ em sơ sinh đến 6 tháng tuổi tích cự hưởng ứng phong trào tiêm chủng. * Sức đề kháng của cơ thể: Một khi đầy đủ các yếu tố gây bệnh trên đã có, nhưng khả năng mắc bệnh phụ thuộc rất lớn vào sức đề kháng của cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể đầy đủ hệ thống miễn dịch không bị tổn thương, sức khỏe cao để chống đỡ với bệnh tật. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe vật nuôi nâng cao sức đề kháng của vật nuôi là việc làm không thể thiếu được đối với người làm công tác thú y. 1.4. Tác động của vi khuẩn vi rut lên cơ thể động vật Quá trình truyền lây là một quá trình xâm nhập độc tố của vi khuẩn vào cơ thể động vật, cơ thể nhiễm độc- intocxination. Độc tố của vi khuẩn có hai loại (tocxin): -Loại độc tố do quá trình sống của vi khuẩn tiết ra ngoài,người ta gọi là ngoại độc tố (Exotocxin). Ví dụ: độc tố uốn ván,độc tố của vi khuẩn Butulizm và một số độc tố của nhóm vi khuẩn kị khí, các độc tố của bọn này tác động lên nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể. Trả lời lại kích thích của loại độc tố này cơ thể sản sinh ra kháng độc tố (Antitocxin) Loại ngoại độc tố này không có khả năng chịu nhiệt, với nhiệt độ 60 0 C sau 20 phút thì độc tố hoàn toàn bị phân hủy. Đây là loại độc tố có bản chất protein, do vậy rất dễ bị phân hủy bởi các enzym. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 37 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Dưới tác dụng của Phormalin và nhiệt độc tố này chuyển hành kháng độc tố. Ứng dụng vấn đề này người ta đã bào chế vacxin -Loại độc tố mà liên quan chặt chẻ với tế bào vi khuẩn, một khi tế bào đó phân hủy thì có xuất hiện độc tố độc tố này gọi là nội độc tố (intotocxin). Loại độc tố này, tính độc lực thấp hơn, so với ngoại độc tố thì loại độc tố này có tác dụng lên cơ thể yếu hơn. Nội độc tố có khả năng chịu nhiệt. Với nhiệt độ 80-100 0 C có thể bảo tồn trong hàng giờ, không chịu tác động của các enzym phân giải protein, bởi vậy đa số chúng thuộc nhóm photpholipid, polychacarit-polypeptit. Trả lời lại tác động của độc tố này cơ thể sản sinh ra các chất như: Bactelizin, agglutin, opxin. Hiện nay,người ta xem độc tố vi khuẩn như là những " enzym độc", có khả năng ngăn cản các quá trình trao đổi chất và quá trình sống của mô bào tổ chức cơ thể. Còn độc lực của virut là những cơ chất bền với nhiệt, trung hòa với huyết thanh miễn dịch. Chúng làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm thây đổi nồng độ của adrenalin và axit ascobinic (vitaminC). Độc lực của vi khuẩn là khả năng sinh ra độc tố, khả năng đó được gọi là khả năng tấn công (aggresion). Chất tấn công hay khả năng tấn công của mỗi loạivi khuẩn khác nhau thì khác nhau. Chất Aggresion này hoàn toàn không độc hại với bản thân chúng. Môi trường hoạt động và thành phần hóa học của aggresion cần tiếp tục được làm sáng tỏ. Để chống lại sự tấn công của aggresion cơ thể sản sinh ra chất gọi là chất phản kháng (anti- aggresion) 1.5. Một số nét khác biệt của bệnh lây truyền Bệnh truyền lây có một số tính chất riêng khác biệt với các bệnh không lây truyền như sau: -Bệnh gây nên do một laọi ví sinh vật được xác định rõ ràng -Cơ thể mắc bệnh, cũng là nguồn bệnh, mầm bệnh từ được thải ra từ con vật mắc bệnh tới con vật khỏe mạnh -Cơ thể sau khi mắc bệnh thì có khả năng miễn dịch (khả năng không mắc lại) với bệnh đó -Bệnh truyền lây phát sinh có tính chất chu kỳ về thời gian nhất định- đó là thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh là thời gian mà được tính từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến thời điểm mà triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh xuất hiện. Mỗi một bệnh đều có thời kỳ ủ bệnh khác nhau. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như độc lực của vi khuẩn, sức đề kháng của cơ thể Ví dụ: thời kỳ ủ bệnh của bệnh lao là vài tháng, bệnh uốn ván 1-3 tuần Trong thời gian ủ bệnh vi khuẩn trong cơ thể không ngừng được nhân lên và độc tố cũng được sản sinh ra nhiều hơn. -Trong thời gian vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cơ thể có những phản ứng đặc hiệu để chống lại sự xâm nhập đó, nên bệnh có thể không xẩy ra. -Quá trình khỏi bệnh truyền lây không hoàn toàn là cơ thể vẩn mang trùng, có kả năng gieo mầmbệnh ra môi trường bên ngoài, và có thể đén một lúc nào đó sức đề kháng của cơ thể yếu bệnh lại tái xuất hiện. 1.6.Một số biện pháp phòng trừ bệnh truyền lây 1.6.1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống bệnh truyền lây Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 38 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Nguyên lý chung là vận dụng kiến thức về 3 yếu tố của bệnh truyền lây. Đó là: -Nguồn bệnh -Yếu tố trung gian -Động vật cảm nhiễm. Thiếu một trong ba khâu đó thì bệnh không xẩy ra. Công tác tiến hành đó là cắt đứt mối liên hệ của 3 khâu đó thì bệnh không xẩy ra. Đối với mầm bệnh, khi chưa có dịch xẩy ra các chủ chăn nuôi cần phải chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về luật thú y, các nghị định pháp lệnh thú y về phòng chống bệnh truyền lây. Cá nhân tổ chức phải đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch, chính phủ có chủ trương thanh toán, khống chế một số bệnh nguy hiểm của động vật. Nhằm đảm bảo hiệu quả khống chế đề phòng các bệnh từ động vật lây sang người. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang chuẩn bị gia nhập tổ chức WTO, thì việc phòng chống bệnh truyền lây là một trong các tiêu chí quan trọng trong đàm phán với các quốc gia trong khối và trong khu vực. Đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh về sản phẩm động vật xuất nhập của nước ta. Khi có dịch xẩy ra, thì cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phồng chống dịch của quốc gia. Các điều lệ phòng chống dịch đã được qui định trong điều lệ phòng chống dịch cho động vật trước đây, cũng như pháp lệnh hiện nay. 1.6.2. Đối với nguồn bệnh * Đối với vật mang trùng -Phát hiện sớm chủ động tích cực Phải có kế hoặch định kì kiểm tra chẩn đoán, để phát hiện các lòa động vật mang trùng, nguồn trùng gây bệnh. Có thể tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán VSV, huyết thanh học, PCR -Cách ly triệt để những con vật mang trùng Cần nuôi cách ly những con vật có phản ứng dương tính với một ssó bệnh như: bệnh lao, bệnh sẩy tai truyền nhiễm, bệnh tỵ thư Nếu số lượng dộng vật mang trùngít thì có thể tiêu hủy. Hiện nay trong thú y đối với bệnh LEPTO ở đực giống cần tiến hành xét nghiệm định kỳ. Những con vật mang trùng không được khai thác, nuôi cáh ly điều trị theo qui trình và giết thịt cấm tuyệt đối không được khai tác tinh. Đối với lợn nái cũng không được cho thụ tinh. Từng hộ gia đình và mọi người dan không đựoc mỗ giết thịt những động vật mang trùng -Điều trị dự phòng con vật mang trùng Nhất là đối với những động vật quí hiếm đắt tiền 1.6.3. Các biện pháp đối với ổ dịch -Phát hiện sớm, khai báo kịp thời -Cách ly kịp thời -Điều trị triệt để -Phải điều tra phát hiện những động vật nghi mang trùng -Xử lý tình huống dịch bệnh động vật -Công bố dịch, tùy theo tính chất và chức năng của từng cơ quan, người có trắch nhiệm mà công bố dịch -Các cấp chính quyền phối hợp với lực lượng thú y chỉ đạo công tác chống dịch triệt để. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 39 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Trong từng vùng có nguy cơ dịch bệnh uy hiếp phải thực hiện hạn chế lưu thông động vật. Các cơ quan tổ chức kiểm dịch triệt để nguồn động vật xuất xứ đi qua khu vực của địa phương mình quản lý. -Thực hiện tiêu độc triệt để bằng các hóa chất như: Vôi, xút, nước tro, axit, các hợp chất tiệt trùng có chứa Clo, thủy ngân, crezol. -Tiêu độc định kỳ các khu giết mổ -Tiêu diệt các động vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi, ve bét vệ sinh môi trường. -Tăng cường sức đề kháng bệnh của các đối tượng vật nuôi, thức ăn chế độ nuôi dưỡng qui trình nuôi khép kín - Tăng cường công tác tiêm phòng Đối với bệnh truyền lây luôn nhớ rằng công tác phòng là chủ yếu, hạn chế đến mức tối đa có thể hạn chế được dịch xẩy ra. Việc điều trị bệnh lây truyền là một việc làm không hiệu quả. Trong tình hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ như hiện nay của nước ta, công tác tuyên truyền vận động phòng chống dịch bệnh truyền lây cần phải được tiến hành thường xuyên. Khi điều trị bệnh trong các nộng hộ cần tiến hành triệt để không thể để mầm bệnh lây lan thiệt hại cho các nông hộ khác. Dịch cúm gia cầm ở nước ta hiện nay đã tạm ổn song không có nghĩa là dịch bệnh đã được thanh toán, mà yêu cầu các tổ chức, mọi người dân phải ý thức đựoc nguy cơ dịch sẻ xẩy ra. -Thực hiện đầy đủ pháp lện thú y được công bố ngày 12/5/2004 là : + Đảm bảo vệ sinh thú y đối với chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước sử dụng trong chăn nuôi. +Chăm sóc sức khỏe vật nuôi bằng các biện pháp như nâng cao sức khỏe, tiêm phòng bắt buộc +Xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch, chương trình khống chế và thanh toán bệnh. +Xử lý dịch bệnh động vật, khai báo dịch bệnh, chẩn đoán, xác định bệnh,áp dụng một số biện pháp khống chế dịch Nghị định 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều pháp lệnh thú y 2004 trong đó các Qui định phòng chống dịch bao gồm: + Điều kiện vệ sinh thú y với cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình +Qui định đối với thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, trong mua bán sử dụng sản phẩm động vật. +Xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh + Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, và các cấp quản lý nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh. 2. Bệnh kí sinh trùng- Parasitos 2.1. Định nghĩa về bệnh kí sinh trùng: KST là những sinh vật sống bám vào bên ngoài, hay bên trong cơ thể, để cướp chất dinh dưỡng và tiết độc tố gây bệnh cho cơ thể kí chủ. KST được phân ra hai nhóm, kst thực vật ( Phito-paraside), kst động vật (Zoo-paraside). Kí sinh trùng là một loài sinh vật sống bám vào một loài vật khác. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 40 . chống bệnh truyền l y Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 38 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Nguyên lý chung là vận dụng kiến thức về 3 y u tố của bệnh truyền l y. Đó l : -Nguồn bệnh -Y u. hoàn toàn bị phân h y. Đ y là loại độc tố có bản chất protein, do v y rất dễ bị phân h y bởi các enzym. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 37 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Dưới tác. Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương IV. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH Nội dung chính của chương 4: Cơ thể động vật thường xuyên đối mặt với các tác nhân g y bệnh từ bên trong và

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan