báo cáo thực tế nhà máy đường kcp sơn hòa

32 971 7
báo cáo thực tế nhà máy đường kcp sơn hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa MỤC LỤC Phần 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy 1.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy 1.3. Tình hình sản xuất hiện nay và mục tiêu phát triển 1.4. Nguyên liệu sản xuất 1.5. Sản phẩm 1.6.Thị trường tiêu thụ Phần 2:KHÁI QUÁT CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1.Công đoạn ép mía 2.2.Hóa chế dung dịch sau khi ép 2.3.Công đoạn nấu đường thô 2.4.Tinh luyện đường thô Phần 3: VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG, XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3.1.Công nghệ xử lý các loại chất thải 3.2. Giải pháp sử dụng chất bã và nguồn nước Phần 4: NGHIÊN CỨU CÔNG ĐOẠN NẤU ĐƯỜNG, LY TÂM VÀ SẤY 4.1.Quy trình công nghệ 4.2.Nấu đường 4.3.Ly tâm 4.4.Sấy 2  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa Lời Cảm Ơn Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ngành Công Nghệ Hữu Cơ Hóa Dầu hiểu biết hơn về bộ môn Quá trình thiết bị cũng như về thực tế hoạt động của các thiết bị ở nhà máy, qua đó sẽ có thêm những kiến thức thực tế và định hướng tốt cho sinh viên sau này, vì vậy trường ĐH Quy Nhơn đã phối hợp với nhà máy đường KCP Sơn Hòa để tạo điều kiện cho chúng em được thực tế tại đây. Để hoàn thành tốt đợt thực tế này chúng em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô cũng như sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong nhà máy đường. Em chân thành cảm ơn: BGH trường ĐH Quy Nhơn. Khoa Hóa Học Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đặng Nguyên Thoại. Cảm ơn Ban Giám Đốc nhà máy đường KCP Sơn Hòa. Cùng toàn thể các cô chú, anh chị…trong nhà máy đã giúp đỡ em trong thời gian thực tế. Mặc dù thời gian thực tế còn hạn chế, nhưng những kiến thức mà em đã học trong suốt quá trình thực tế sẽ là những nền tảng quý báu cho bộ môn Quá trình thiết bị cũng như cho công việc của em trong tương lai. Trong thời gian thực tế và hoàn thành bài báo cáo do còn thiếu kinh nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm và chỉ dạy thêm để em nắm được kiến thức vững hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn ngày 20 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trà 3  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa PHẦN 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam (KCP VIL), với 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập ngày 19/5/2000, vốn đầu tư 42 triệu USD, đặt tại huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2001 với công suất hoạt động ban đầu là 2.500 tấn mía cây/ngày. Sau đó mở rộng từng giai đoạn lên 3.000 tấn mía cây/ngày và 4.000 tấn mía cây/ngày và đã mở rộng lên 5.000 tấn mía cây/ngày trong suốt vụ ép 2007-2008. Công ty mẹ, Tập đoàn KCP ở Ấn Độ nổi tiếng là nhà sản xuất với kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các loại máy móc chất lượng cao cho các ngành công nghiệp xi măng, sắt, thép và sản xuất đường. Tại Việt Nam từ đầu những năm 1990, Tập đoàn KCP đã đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành công nghiệp mía đường bằng việc cung cấp các dự án chìa khoá trao tay cũng như các dự án mở rộng. Với địa thế nằm ở ngoại vi thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, xung quanh là nguồn nguyên liệu mía dồi dào ở trong huyện cũng như các huyện khác lân cận chuyển tới và có cả từ Gia Lai, Đắk Lắk,…;gần quốc lộ 25 thông với các tỉnh Tây Nguyên và quốc lộ 1A; Sông Ba cách 1km về phía Nam cung cấp nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy. 4  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Nhà máy đường Sơn Hòa Nhà máy phân vi sinh Sơn Hòa Trại mía giống Hòa Quang Nhà máy đường Đồng Xuân Nhà máy phân vi sinh Đồng Xuân Phụ trách tổ chức hành chính Trợ lý Trợ lý phòng Tổ Chức lao động Tài Chính Kế toán trưởng Trợ lý Phụ trách kinh doanh Marketing Công nghệ thông tin lập trình Giám Đốc Quản Lý Chất Lượng Giám Đốc Nông vụ Giám Sát/ Nhân Viên Nông Vụ Giám Đốc cơ khí Phụ trách điện cơ khí Kỹ sư Thiết Bị Kỹ sư Xây Dựng Phụ trách Kho Tổng Trưởng ca sản xuất 5  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 1.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HIỆN NAY, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1.3.1. Tình hình sản xuất hiện nay: Nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2001 với công suất hoạt động ban đầu là 2.500 tấn mía cây/ngày. Sau đó mở rộng từng giai đoạn lên 3.000 tấn mía cây/ngày và 4.000 tấn mía cây/ngày và đã mở rộng lên 5.000 tấn mía cây/ngày trong suốt vụ ép 2007-2008. 1.3.2. Mục tiêu phát triển: Phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất vì lợi ích song phương của người trồng mía và của nhà máy, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống của người trồng mía, vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Sản phẩm của công ty luôn được thị trường đón nhận, riêng đường tinh luyện cao cấp của KCP được đánh giá là một trong những sản phẩm có tiêu chuẩn cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản phẩm được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bởi phòng thí nghiệm SGS Thái Lan, trung tâm Quatest III, bên cạnh hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ của công ty. 1.4. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam có vùng nguyên liệu (cây mía) ổn định, tập trung, hàng năm thu mua đưa vào chế biến từ 300.000 - 350.000 tấn mía cây. Từ năm 2006, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong việc quản lý chất lượng của các nhà máy sản xuất và khối phòng ban của công ty. Nguyên liệu mía trong huyện đáp ứng lượng lớn nhu cầu của nhà máy, ngoài ra nhà máy còn tập trung mua nguyên liệu ở các huyện khác trong tỉnh như Tuy An, Đồng Xuân,… và các huyện của các tỉnh giáp ranh với Phú Yên như Đắc Lắc, Gia Lai. 1.5. SẢN PHẨM Với công nghệ sản xuất trên, hiện nay nhà máy sản xuất 3 loại đường : -Đường tinh luyện cao cấp chiếm 40-50% -Đường tinh luyện chiếm 35-45 % -Đường kính trắng cao cấp chiếm 15-20 % Ngoài ra, còn có các sản phẩm phụ: -Mật rỉ, dùng để sử dụng nấu cồn, sản xuất mì chính, mục đích khác. Phụ Trách Công Nghệ Phụ trách Nhà Máy Đường Đồng Xuân Phụ Trách Kho Đường Công nhân 6  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa -Bã mía, cặn bùn dùng làm phân vi sinh. 1.6. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Với chất lượng cao, ổn định và đa dạng sản phẩm, phần lớn khách hàng của Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam là các khách hàng công nghiệp nổi tiếng trong các lĩnh vực nước giải khát có gaz, sữa, nước giải khát không gaz, bánh kẹo, Bên cạnh các khách hàng công nghiệp, Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam còn là nhà cung cấp cho hàng loạt các siêu thị tại TP HCM và các tỉnh, các nhà phân phối lớn trên toàn quốc. PHẦN 2 KHÁI QUÁT CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔ HÌNH CHUNG Ép mía Hóa chế dung dịch sau khi ép Nấu đường thô Tinh luyện đường thô Mía nguyên liệu 7  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 2.1.CÔNG ĐOẠN ÉP MÍA 2.1.1.Mục đích : Phá vỡ tổ chức tế bào của thân cây mía để lấy hết lượng nước có trong thân cây mía rồi đem xử lý. 2.1.2.Quy trình: Nước thẩm thấu 40 0 C Bàn lùa Băng tải mía Dao băm mía Dao chặt mía Búa đập Máy ép 1,2,3,4 Máy ép 5 Bã mía thừa Cân mía Sân mía 8  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 2.1.3.Thuyết minh quy trình: Mía được chuyển đến nhà máy bằng xe chở mía, các cẩu mía sẽ cẩu mía xuống bàn lùa. Mía từ bàn lùa qua máy khỏa bằng mía trước khi rơi xuống băng tải. Băng tải đưa mía vào dao chặt xé nhỏ cây mía thành bã, sau đó được đưa lên búa đập để phá vỡ cấu trúc cây mía để ép mía được dễ dàng. Sau khi qua búa đập, bã mía được đưa vào hệ thống gồm 5 máy ép, ép lấy nước mía. Trên mỗi máy ép đều lắp đặt hệ thống nước thẩm thấu để lấy hết nước mía trong các tế bào. Nước mía sau khi ép được gọi là nước mía hỗn hợp, sau đó qua công đoạn hóa chế và nấu đường. Bã mía sau khi ép kiệt đạt độ ẩm dưới 50%, Pol bã =1,8-2, được băng tải bã đưa qua lò hơi đốt lấy hơi, hơi quá nhiệt đưa qua tuốcbin làm quay máy phát điện, phục vụ cho các quá trình công nghệ tiếp theo. 2.1.4. Phương pháp ép ướt: Phương pháp ép thẩm thấu kép Đây là phương pháp có dùng nước mía pha loãng làm nước thẩm thấu. Đối với phương pháp này, nước nóng được phun vào bã khi ra khỏi miệng ép của máy ép thứ 3, nước mía loãng ép ra từ máy 4 được bơm trở lại làm nước thẩm thấu cho bã ra khỏi máy ép thứ 2, nước mía loãng ép ra từ máy ép thứ 3 được bơm trở lại làm nước thẩm thấu cho bã ra ở máy ép thứ nhất. Nước mía lấy ra từ máy 1 và máy 2 được tập trung lại thành nước mía hỗn hợp. Nhiệt độ nước tưới: + Nhiệt độ nước tưới thường 55-65 o C + Nguồn nước tưới thường lấy nước ngưng tụ ở các nồi bốc hơi cuối + Nhiệt độ nước tưới thấp <50 o C Áp suất nước thẩm thấu: Áp suất càng cao càng tốt, nước thẩm thấu sẽ ngấm xuống đến lớp bã dưới cùng. Nhưng cũng tuỳ theo độ dày mỏng của lớp mía, nếu lớp mía dày dùng áp suất cao, lớp mía mỏng dùng áp suất thấp; thường áp suất thẩm thấu 2-3kg/cm 2 . Nước mía hỗn hợp Băng tải bã Lò hơi 1,2 Máy phát điện 16kw Tuốcbin hơi Hóa chế 9  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 2.2.HÓA CHẾ DUNG DỊCH SAU KHI ÉP (Làm sạch và cô đặc nước mía) 2.2.1.Mục đích: Dùng phản ứng hóa học để kết tủa các tạp chất hoặc lợi dụng tác dụng hấp phụ, kéo theo các chất của các chất kết tủa hay có thể làm ngưng kết các thể keo trong nước mía để các chất trạng thái rắn hay có tỉ trọng khác với nước mía rồi sau này loại đi bằng cách lắng , lọc 2.2.2 Quy trình: Định lượng Nước mía thô Gia nhiệt 1 Gia vôi Gia nhiệt 2 Lắng trong Gia nhiệt 3 Bốc hơi Mật chè Lọc bùn Nước mía hỗn hợp Bùn mía 10  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 2.2.3 Thuyết minh quy trình: Nước mía hỗn hợp được bơm vào thùng định lượng, bổ sung phốtphat vào nước mía, gia nhiệt lần một lên nhiệt độ 70 0 C, nhằm tạo điều kiện cho các chất trong nước mía phản ứng với vôi tạo ra các kết tủa cacbonat và photphat, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn tránh chuyển hóa đường sac, sau đó nước mía được gia vôi và đưa qua gia nhiệt 2 đến nhiệt độ 105 0 C, trước khi vào thiết bị lắng. Tại thiết bị lắng có bổ sung chất trợ lắng Magnafloc LT 27, nước mía được tách thành 2 phần: nước mía trong và nước mía bùn. Nước mía bùn cho vào thiết bị lọc bùn, nước mía được lọc trong cho trở lại thùng nước mía trong và bùn thải ra ngoài. Nước mía trong được gia nhiệt lần 3 rồi cho vào thiết bị bốc hơi, gồm nhiều nồi, được cô dặc đến nồng độ 60-65 Brix thành mật chè để nấu đường. 2.3.CÔNG ĐOẠN NẤU ĐƯỜNG THÔ 2.3.1.Mục đích: Mục đích của nấu đường là tách nước từ mật chè đưa dung dịch đến trạng thái quá bão hòa từ đó làm xuất hiện những tinh thể đường. Sản phẩm của quá trình nấu đường gọi là đường non gồm có tinh thể đường và mật cái. 2.3.2.Quy trình công nghệ : Mật chè Nấu A Trợ tinh A Ly tâm A Mật lỏng A Mật đặt A Đường A (Thô) Nấu B Nấu C Trợ tinh B Trợ tinh C Ly tâm B Ly tâm C Mật lỏng C Mật rỉ Mật Đường C . của nhà máy. 4  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa 1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Nhà máy đường. Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa MỤC LỤC Phần 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy 1.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy 1.3 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trà 3  Báo cáo thực tế Nhà máy đường KCP Sơn Hòa PHẦN 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY Công ty TNHH

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HIỆN NAY, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

  • 1.4. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

  • MÔ HÌNH CHUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan