CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH, CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU BẰNG CHÂM CỨU pptx

6 357 2
CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH, CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU BẰNG CHÂM CỨU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1 CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH, CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU BẰNG CHÂM CỨU Trị liệu bằng châm cứu và dùng thuốc vùng theo một nguyên tắc giống nhau. Đầu tiên phải chẩn đoán rõ ràng, chính xác, xác định vị trí bệnh ở kinh nào, bệnh phủ thuộc tạng phủ nào. Khi chữa dùng cách châm hay cách cứu, dùng phép bổ hay dùng phép tả, sau đó tiến hành trị liệu, như vậy mới thu được hiệu quả mong muốn. A. Thực thì tả Khi bệnh tà mới xâm nhập vào cơ thể, sức đề kháng còn mạnh, xuất hiện bệnh lý thực, cần phải dùng châm nhiều, thủ pháp tả nhiều, không thể dùng cứu (trừ trường hợp hàn thực chứng). B. Hư thì bổ Nói về tinh thần và trạng thái người bệnh không tốt, năng lực đề kháng giảm yếu, xuất hiện chứng hư, cần dùng thủ pháp bổ, thường dùng phép cứu (trừ trường hợp người bệnh âm hư, không thể dùng cứu). C. Nhiệt thì nhanh Nói về bệnh nhiệt tà quá thịnh, cần dùng cách châm nhanh, rút kim nhanh (hoặc kết hợp chích điểm nặn máu) để trừ trị. D. Hàn thì ôn Hàn tà xâm nhập kinh lạc hoặc trú ở tạng phủ, cần dùng phương pháp ôn cứu để trừ trị (hoặc châm xong cứu thêm). Đ. Tắc thì chích Cục bộ ứ tắc thì dùng phép chích, là khi cục bộ kinh lạc không thông, khí huyết ứ trệ, phải dùng cách chích máu làm lưu thông kinh lạc, khử trừ bệnh tật. E. Không hư, không thực Theo kinh mà chữa. Khi cơ thể có bệnh biến hư thực không rõ ràng, mới chỉ là một số chứng trạng xuất hiện trên đường kinh đi, nên lấy huyệt trên kinh đó mà châm, chích dùng phép bình bổ, bình tả. CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 2 QUY TẮC XỬ PHƯƠNG TRONG CHÂM CỨU Chữa bệnh bằng châm cứu là phương pháp điều trị thông qua châm ở huyệt vị. Mỗi huyệt chữa được một số bệnh, mỗi bệnh thường dùng một số huyệt để chữa mới có thể phát huy hết tác dụng. Vì vậy phải nắm vững các huyệt và phối hợp chúng với nhau. Phối hợp huyệt cũng chính là xử phương. Phối hợp huyệt phù hợp sẽ nâng cao kết quả chữa bệnh. Xử phương phải theo qui luật nhất định. Nói chung có mấy loại như sau: A. Theo kinh lấy huyệt Xem bệnh ở kinh nào lấy huyệt ở kinh đó để chữa bệnh. Như mũi có bệnh thuộc về kinh thủ dương minh đại trường, lấy huyệt ở kinh đó. Bệnh tim thuộc về kinh thủ quyết âm, lấy huyệt trên kinh đó. Bệnh dạ dày thuộc về kinh túc dương minh, lấy Túc tam lý trên kinh đó. Cách này còn gọi là cách lấy huyệt đường xa (viễn đạo). B. Lấy huyệt lân cận Xem bệnh chỗ nào thì lấy huyệt ở đó, tại đó. Như đau đầu lấy Bách hội, hoặc lấy Phong trì, Thượng tinh, Thái dương; đau vai thì lấy Kiên ngung hoặc Khúc trì; đau lưng thì lấy Thận du hoặc Hoàn khiêu, bệnh mắt thì lấy Tình minh hoặc Tán trúc. C. Lấy huyệt phối hợp Nguyên tắc này là đã lấy một huyệt nhưng sức chữa chưa đủ, lại lấy thêm 1 hoặc 2 huyệt nữa, để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Cách lấy huyệt phối hợp này ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Đại thể có mấy loại như sau: 1. Phối hợp xa - gần Là phối hợp cách lấy huyệt đường xa và lấy huyệt lân cận. Như đau dạ dày lấy Túc tam lý ở đường xa, phối hợp lấy Trung quản ở gần. Bệnh mũi lấy Hợp cốc ở đường xa, với Nghinh hương ở gần. Đau bụng hành kinh lấy Thái xung ở đường xa với Quan nguyên ở gần. Bệnh mắt lấy Hậu Khê ở đường xa, với Tình minh ở gần. 2. Phối hợp phải - trái Còn gọi là song huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác dụng chủ trị mỗi bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý hoặc hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ khoa lấy hai Tam âm giao hoặc hai Huyết hải… 3. Phối hợp trên - dưới Ta lấy huyệt ở chi trên phối hợp hỗ trợ tương ứng với huyệt ở chi dưới. Như Nội quan với Túc tam lý chữa bệnh ruột và dạ dày; Thần môn với Tam âm giao chữa mất ngủ; Chi câu với Dương lăng tuyền chữa đau hai bên sườn; Hợp cốc với Nội đình chữa đau răng; Chi câu với Chiếu hải chữa táo bón… CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 3 4. Phối hợp trước - sau Còn gọi là trong ngoài hô ứng, lấy một huyệt ở trước, một huyệt ở sau phối hợp hỗ tương. Như Nghinh hương với Phong trì trị mũi tắc khó thở. 5. Phối hợp Biểu - Lý Cũng gọi là phối hợp âm dương. Căn cứ vào ba kinh dương với ba kinh âm phối hợp hỗ trợ tương biểu lý, như lấy Hợp cốc ở kinh đại trường và Liệt khuyết ở kinh phế để trị cảm mạo, lấy Túc tam lý ở kinh vị và Tam âm giao ở kinh tỳ để trị tiêu hóa kém. 6. Phối hợp Khoá - Chốt Lấy huyệt phối hợp tương ứng, tương hỗ, tương liên, trên dưới vài ba huyệt đồng thời ở cùng một chi. Như chi trên đau đớn thì lấy Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, bán thân bất to ại thì lấy Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung… 7. Phối hợp Du - Mộ Mỗi một tạng phủ có bệnh, có thể lấy Bối du và Mộ huyệt tương ứng. Như bệnh ở vùng dạ dày có thể lấy Trung quản phối hợp với Vị du; bệnh ở bàng quang có thể lấy Bàng quang du phối hợp Trung cực. 8. Phối hợp Nguyên - Lạc Nguyên huy ệt có thể chữa bệnh hư, thực ở kinh ấy. Lạc huyệt có thể chữa bệnh chứng ở kinh biểu lý. Nguyên huyệt và Lạc huyệt phối hợp ứng dụng làm tăng tác dụng chữa bệnh. Như ho, hen suyễn là bệnh chứng của thủ thái âm phế kinh, lấy Nguyên huyệt của kinh ấy là Thái uyên, lấy Lạc huyệt Thiên lịch của kinh biểu lý thủ dương minh đại trường kinh; đau bụng, sôi ruột, ỉa chảy là bệnh chứng của kinh thủ dương minh đại trường, lấy Nguyên huyệt Hợp cốc của kinh ấy, lấy Lạc huyệt Liệt khuyết của kinh biểu lý thủ thái âm phế kinh. CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 4 TÁM PHÉP TRỊ CƠ BẢN BẰNG CHÂM CỨU Tám phép trị cơ bản là: Hoà, thanh, ôn, bổ, hãn, hạ, thổ, tiêu. Trong khí tiến hành chữa bệnh ngoại cảm hoặc nội thương, có thể gặp một số triệu chứng biểu hiện lâm sàng giống nhau, phải vận dụng những phép trị cơ bản để làm tiêu trừ, hoãn giải các biểu hiện lâm sàng đó để giảm bớt khó chịu cho người bệnh, hạn chế ảnh hưởng của nó với sức khỏe và bệnh tình của người bệnh. Tám phép trị cơ bản bằng châm cứu như sau: A. Hòa pháp (còn gọi là phép hòa giải), nhằm làm êm các rối loạn công năng (bất hòa). Có ba chứng bất hòa là: Can vị bất hòa, trường vị bất hòa và doanh vị bất hòa. Phương huyệt và thủ pháp • Can vị bất hòa: Bổ Túc tam lý, tả Thái xung. • Trường vị bất hòa: Bình bổ bình tả; Trung quản, Thiên khu, Hợp cốc, Túc tam lý. • Doanh vị bất hòa: (chứng bán biểu bán lý). Châm Ngoại quan thấu Nội quan, dùng thủ pháp thấu Thiên lương. • Khí huyết bất hòa: (hành kinh đau bụng). Châm tả Nội đình bổ Tam âm giao. B. Thanh pháp (phép làm hạ nhiệt, còn gọi là phép thanh nhiệt), nhằm làm hạ cơn sốt cao. Sốt cao là tà chính cùng mạnh đấu tranh nhau, là phản ứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau, cách chữa theo nguyên nhân bệnh khác nhau. Nhưng khi sốt quá cao cần cấp cứu hạ nhiệt để tránh tác hại nhiều mặt của nó. Phương huyệt và thủ pháp • Chích Nhĩ tiêm nặn máu, chích Thiếu thương nặn máu, chích Thương dương nặn máu. • Châm tả, lưu kim kích thích mạnh các huyệt Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc. C. Ôn pháp (phép làm nóng ấm người lên), nhằm vào chứng thân nhiệt giảm thấp. Bất kể lý do gì gây ra tụt nhiệt độ, cần cấp tốc nâng thân nhiệt lên để tránh thoát dương khí. Phương huyệt và thủ pháp Cứu các huyệt Thái khê, Côn luân, cứu trực tiếp 10 mồi trở lên. Quan nguyên cứu trực tiếp, Thần khuyết cứu cách muối liên tục cứu cho tới khi thân nhiệt trên 36 o C và trở lại 37 o C mới thôi. D. Bổ pháp (phép bồi bổ), nhằm vào người bệnh suy nhược sau bệnh nặng kéo dài, sau lao động quá sức kéo dài. Phương huyệt và thủ pháp Cứu các huyệt Cách du, Đảm du, Cao hoang du, Túc tam lý. Nếu người bệnh già yếu, có thể cứu thêm các huyệt: Tâm du, Tỳ du, Vị du, Thận du, Trung quản, Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao. Đ. Hãn pháp (phép xử lý về mô hôi), phép này gồm có phát hãn và chỉ hãn. CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 5 1. Phát hãn (làm cho ra mồ hôi), nhằm vào chứng biểu thực, cần giải quyết bằng cách làm cho ra mồ hôi Phương huyệt và thủ pháp Châm bổ huyệt Hợp cốc, làm thủ pháp lão dương số (bổ 81 lần), kết hợp đếm và vê, nâng và ấn theo phép bổ (gọi là 1 độ) hết 1 độ lại dừng 1-2 phút, lại làm lại độ thứ hai, dừng 1-2 phút, lại tiếp tục. Khi nào thấy ra mồ hôi thì dừng. 2. Chỉ hãn (làm cho cầm mồ hôi), nhằm vào chứng biểu hư, hoặc phát hãn nhầm, mồ hôi ra quá nhiều, cần phải cầm lại, để phòng đại hãn vong dương (hạ nhiệt độ trụy mạch). Phương huyệt và thủ pháp Châm tả huyệt Hợp cốc, làm thủ pháp lão âm số (tả 36 lần hoặc 36 x 3 lần), kết hợp đếm và vê, nâng và ấn theo tả pháp. Sau đó châm bổ huyệt Phục lưu, làm thủ pháp lão dương s ố (bổ 81 lần), kết hợp đếm và vê, nâng và ấn theo bổ pháp. E. Hạ pháp (phép xử lý về đại tiện), phép này gồm có tả hạ và chỉ tả. 1. Tả hạ (làm cho đi đại tiện được), nhằm vào chứng bí đại tiện do thực nhiệt ở dương minh gây ra, cần tả hạ để tránh nhiệm độ phân. Phương huyệt và thủ pháp Châm bổ huyệt Đại chung, làm thủ pháp lão dương số (bổ 81 lần), kết hợp đếm và vê, nâng và ấn theo bổ pháp. 2. Chỉ tả (làm cho cầm ỉa chảy), nhằm vào chứng ỉa chảy do hư hàn mà rối loạn đường ruột gây ra. Phương huyệt và thủ pháp Châm bổ các huyệt Bách hội, Thái khê, làm thủ pháp lão dương số (bổ 81 lần), Bách hội chỉ đếm và vê, Thái khê kết hợp cả đếm và vê, nâng và ấn theo phép bổ. G. Thổ pháp (phép xử lý về chứng nôn), phép này gồm có thôi thổ và chỉ ẩu. 1. Thôi thổ (gây nôn), nhằm vào chứng thực trệ, đồ ăn không tiêu, ứ đọng ở dạ dày gây trướng tức, đau đớn và chứng ngộ độc thức ăn khi đồ ăn còn ở dạ dày. Phương huyệt và thủ pháp Có hai cách làm: Một là châm tả Sùng cốt, hai là cứu Tiểu chỉ tiêm đầu. • Châm tả huyệt Sùng cốt, châm trên đỉnh mỏm gai đốt cổ 6, mũi kim chếch lên, làm lão âm số (36 hoặc 36 x 3), kết hợp đếm và vê nâng và ấn theo tả pháp. • Cứu Tiểu chỉ tiêm đầu (đầu nhọn ngón chân út). Để hai bàn chân dựng ngón lên, gót sát nền giường, đặt mồi ngải nhỏ trực tiếp lên 2 đầu nhọn ngón chân út hai bên, đốt lửa cùng một lúc, cứu hết mồi này tiếp mồi khác, đến khi nôn được thì dừng (không được đốt riêng từng chân). 2. Chỉ ấu (cầm nôn), nhằm vào chứng nôn nhiều, cần phải cầm nôn. CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 6 Phương huyệt và thủ pháp Châm các huyệt Nội quan, Túc tam lý. Huyệt Nội quan dùng phép tả theo hơi thở, ra lệnh cho người bệnh hít vào thì tiến kim người bệnh thở ra thì rút kim lên, kết hợp đếm và vê, nâng và ấn theo hơi thở như trên 6 lần, hoặc 36 lần. Huyệt Túc tam lý dùng phép bổ lão dương số (bổ 81 lần), kết hợp đếm và vê, nâng và ấn theo phép bổ. Bà chửa do nghén mà nôn thì dùng phép cứu mồi ngải ở hai huyệt kể trên. H. Tiêu pháp Gồm phép làm tiêu sưng mụn nhọt, tiêu đờm, tiêu thũng, tiêu huyết ứ do va đập chấn thương. (Các loại trưng, hà, u bướu không thuộc phạm vi này). 1. Tiêu sưng mụn nhọt: Nhằm làm tiêu sưng các loại mụn nhọt đầu đanh, áp-xe, hậu bối, đinh râu… Phương huyệt và thủ pháp Lấy các huyệt Thân trụ, Linh đài, Hợp cốc, Ủy trung. Cả 4 huyệt trên đều chích nặn máu. Chứng nhẹ, ít điểm sưng thì mỗi ngày chích một lần; chứng nặng, nhiều điểm sưng thì ngày chích hai lần. 2. Tiêu đờm Phương huyệt và thủ pháp • Đờm ở phổi: Châm tả các huyệt Phế du, Thiên đột, Chiên trung, Phong long. • Đàm ẩm ở vị: Châm tả Trung quản, Phong long. • Đàm ngưng kinh lạc: Châm tả Liệt khuyết, Phong long. 3. Tiêu thũng Chứng thũng là thủy dùng thiên Thủy thũng ở chương 16: Chẩ n trị các chứng trạng lâm sàng, có kết hợp Tây y trong chẩn đoán phân liệt, có gia giảm thêm như sau: Phương huyệt và thủ pháp Lấy các huyệt Thủy phân, cứu, Âm lăng tuyền và Túc tam lý làm bổ pháp. • Nếu đầu mặt phù thũng rõ rệt, gia Liệt khuyết, tả pháp. • Nếu hai ống chân sưng rõ rệt, gia Phong long tả pháp, Phục lưu bổ pháp. • Nếu tỳ hư là chính, gia bổ Tỳ du, Tam âm giao. • Nếu thận hư là chính, gia bổ Thận du, Phục lưu. 4. Tiêu huyết ứ do va đạp chấn thương. Phương huyệt và thủ pháp Châm một đến huyệt tại chỗ và lân cận, làm tả pháp, sau đó châm huyệt Túc lâm khấp, làm bổ pháp, thời gian lưu kim lấy mồi ngải bó vào cán kim đốt (ôn châm cứu), số mồi đốt là hai mồi. Đốt xong đợi cán kim nguội thì rút kim. . CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1 CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH, CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU NGUYÊN. CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU BẰNG CHÂM CỨU Trị liệu bằng châm cứu và dùng thuốc vùng theo một nguyên tắc giống nhau. Đầu tiên phải chẩn đoán rõ ràng, chính xác, xác định. một số chứng trạng xuất hiện trên đường kinh đi, nên lấy huyệt trên kinh đó mà châm, chích dùng phép bình bổ, bình tả. CHẨN TRỊ NHỮNG BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP BẰNG CHÂM CỨU CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan