Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm ppt

5 377 1
Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm I. Annensky (1855-1909) trong bài báo Mỹ học của những linh hồn chết đã dừng lại phân tích kỹ “tính vật thể đặc trưng, chất đầy”, “bóp nghẹt thế giới” của nhà văn. Ông chỉ rõ trong thi pháp Gogol có sự hòa trộn phạm trù sinh khí và diện mạo với phạm trù đồ vật. Chẳng hạn, khi Sobakievich khoe mẽ thì “cả những người nông dân, cả những căn nhà gỗ, thậm chí cả tên của những người nông dân, những món ăn, ghế tựa, những ống sáo, áo đuôi tôm, những chân dung treo tường - tất cả đều thuộc về Sobakievich. Nhưng để cho mọi thứ thuộc về mình thì cái anh chàng Sobakievich là tâm điểm kia buộc phải hạ xuống hàng đồ vật, tới mức điển hình nhất là trở thành bức biếm hoạ kinh tởm”. Sau đó I. Annensky bằng những nét sắc sảo đã phác hoạ định tính chung trong “phong cách chân dung” của Gogol, xem nó như là phương pháp nhân hoá những chi tiết bên ngoài và thuộc về đồ vật: “Thế còn Manilov? Chẳng phải toàn bộ con người y là ở làn môi, ở nụ hôn nhầy mỡ đó sao? Rồi những kẻ để ria mép, thậm chí cả những kẻ bốc mùi này Lại còn có cái gì nữa không ở cái vị chưởng lý hoặc anh chàng Petrushka kia, ngoại trừ hàng ria và mùi được nhân hoá một cách quái đản lạ kỳ”. V. Vinogradov (1894-1969) lại theo đuổi một cách tiếp cận khác. Cuốn Gogol và trường phái tự nhiên của V. Vinogradov được xuất bản năm 1925 đã thử nghiệm khảo cứu tổng quan những vấn đề và kết quả trong nghiên cứu sáng tác của Gogol. Nhưng ý nghĩa của công trình này rộng lớn hơn rất nhiều. Về thực chất, nó là công trình đầu tiên trong khoa học ngữ văn Nga xác định con đường nghiên cứu lịch sử các tác phẩm của nhà văn này thông qua việc phân tích văn bản một cách cặn kẽ: “Gogol, với tư cách là nghệ sĩ ngôn từ - đề tài nghiên cứu văn học sử này hầu như chưa được bắt đầu. Trong đó, giống như trong một búi chỉ rối, đan bện rất nhiều vấn đề khác. Có một số vấn đề vượt xa ra ngoài giới hạn sáng tác của Gogol, gây hứng thú chung về phương diện lý luận văn học. Việc gắn những vấn đề có tính nguyên tắc của hệ thống văn học sử này (chẳng hạn, mối tương tác giữa phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn, về bản chất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga, ) vào việc nghiên cứu Gogol đã xuất hiện từ lâu, ngay từ những năm 40-50 của thế kỷ XIX (Belinsky, Chernyshevsky). Điều này đã tác động không tốt đến việc nghiên cứu thi pháp Gogol: những dấu hiệu không xác định về mặt thuật ngữ phủ đầy phong cách của Gogol và che khuất tính phức tạp pha trộn trong cấu trúc của nó. Hướng nghiên cứu trực tiếp thi pháp và phong cách Gogol chỉ mới được vạch ra từ đầu thế kỷ này một cách dè dặt, như là hướng tiếp cận thứ yếu đối với nghệ thuật của Gogol”. Tuy nhiên, nhiều năm về sau, các nhà nghiên cứu Gogol lại đi theo Belyi nhiều hơn là đi theo Vinogradov. Quan điểm của nhà nghiên cứu người Pháp Henry Troyat (1911-2007) (4) cũng khá lý thú. Theo Troyat, Nikolai Gogol là một trong những nhà văn Nga rất độc đáo, danh tiếng của ông vượt xa ra ngoài giới hạn của không gian văn hoá Nga. Tác phẩm của ông hấp dẫn suốt đời, mỗi lần đọc người ta lại tìm thấy trong đó nhiều giới hạn mới và nội dung mới. Nhưng đồng thời trong văn học Nga cũng không có nhà văn nào bí ẩn hơn Gogol. Về cuộc sống và cái chết của ông có nhiều huyền thoại hơn bất kỳ nhà văn nào. Vì lý do gì mà Gogol không lấy vợ? Tại sao không bao giờ ông có nhà riêng? Ông đốt tập II Những linh hồn chếtđể làm gì? Và bí ẩn lớn nhất, dĩ nhiên, là căn bệnh và cái chết của ông. Bằng cách đặt ra những câu hỏi như vậy, Troyat đã thử nghiên cứu những bí ẩn, tìm hiểu sự thật về cuộc đời và cái chết của nhà văn. V.V. Nabokov (1899-1977) bác bỏ cách tiếp cận sáng tác của Gogol theo truyền thống “xã hội học”. Theo quan điểm truyền thống của giới phê bình, Quan thanh tra được coi là một tác phẩm châm biếm thiên tài, giễu cợt xã hội quan liêu và những kẻ nô lệ cho nó. Trong bài báo Bóng ma của chính thể (5) viết về Quan thanh tra, V.Nabokov đã gọi các nhà phê bình là những “tâm hồn ngây thơ”, họ “nhất định sẽ thấy trong vở kịch thái độ đả kích dữ dội nhằm vào chế độ tham nhũng ở nước Nga quê mùa”. Theo Nabokov, “ cốt truyện của Quan thanh tra cũng không có ý nghĩa như cốt truyện các tác phẩm của Gogol. Hơn nữa, nếu nói về vở kịch thì cũng giống như ở nhiều kịch tác gia, nội dung của nó chỉ là ý định khai thác tận cùng tình huống hiểu nhầm ngộ nghĩnh mà thôi. Chắc có lẽ Pushkin đã khơi gọi cho Gogol sườn truyện cười nhạo khi ông trọ tại một quán rượu được mời tiếp một quan chức thủ đô ”. Tiếp theo ông đã khảo sát kỹ và giải thích kết cấu vở kịch theo cách riêng: “Trong vở kịch không có sự trần tình nào. Tia chớp không mất thời gian cho việc cắt nghĩa những điều kiện thời tiết. Cả thế giới là một vùng chớp xanh rung động, và chúng ta ở giữa vùng ánh sáng đó. Truyền thống sân khấu duy nhất mà Gogol tuân thủ là độc thoại, nhưng mọi người độc thoại trong quãng lặng im bất an trước giông tố, trong khi chờ một cơn giông tố khác nổi lên. Nhân vật hành động là những con người đi ra từ ác mộng, khi bạn có cảm giác hình như đã tỉnh giấc nhưng trên thực tế bạn lại chìm sâu vào vực thẳm không cùng của giấc mơ”. Nói chung Nabokov coi các tác phẩm của Gogol như là những “giấc mơ”, còn hiện thực tồn tại theo quy luật của giấc mơ, tức là không chịu theo logic thông thường. Nabokov cũng rất quan tâm đến những nhân vật “phụ”, chăm chú kiếm tìm những dấu vết của chúng trong toàn bộ băn bản “Quan thanh tra”. Về chuyện này ông viết như sau: “Gogol có cách đặc biệt buộc các nhân vật “phụ” phải bộc lộ ở từng chỗ ngoặt của vở kịch (tiểu thuyết hoặc truyện ngắn) để trong giây lát ánh lên dáng vẻ cuộc sống của mình. Trong Quan thanh tra biện pháp này bộc lộ ngay từ đầu, khi anh chàng Skvoznik-Dmukhnovsky từ thành phố đến đọc bức thư lạ gửi cho cấp dưới của mình - đốc học Khlopov, thẩm phán Tyapkin-Lyapkin và kẻ bảo trợ hội từ thiện Zemlyanik”. Thêm vào đó, các nhân vật này cũng rất hấp dẫn tác giả bài báo, bởi lẽ nếu như Chekhov “ đã từng tuyên bố rằng nếu ở hồi đầu trên tường có treo khẩu súng săn thì ở hồi cuối nhất định nó phải được bắn”, thì “ các khẩu súng của Gogol treo trong không khí và không được bắn; cần phải nói rằng sức hấp dẫn trong những ám gợi của ông là ở chỗ chúng không bao giờ được vật chất hóa”. Có lẽ thế giới bên trong của những nhân vật phụ lại có ý nghĩa quan trọng hơn là hành động bên ngoài và các nhân vật chính. Bởi lẽ “các nhân vật của Quan thanh tra chỉ được hiện thực hóa với ý nghĩa chúng là sự tái tạo trí tưởng tượng của Gogol trong hiện thực”. Ngược lại, “ thế giới bên kia dường như bị xuyên thủng qua tấm phông của vở kịch, và có một vương quốc đích thực của Gogol. Thật lạ là tất cả các chị em, các đức ông chồng và con cái, những ông thầy gàn dở, các viên thơ lại đã trở nên ngây độn do say xỉn và những gã cảnh sát, địa chủ hàng chục năm tiến hành kiện tụng về chuyện chuyển hàng rào, những sĩ quan mơ mộng thường chơi bạc bịp, than thở sầu muộn về các cuộc vũ hội tỉnh lẻ, tuân lệnh cấp trên, những viên thơ lại và tuỳ phái hèn mọn - tất cả những sáng tạo hồn cốt của vở kịch này không những không cản trở cái mà những nhà soạn kịch gọi là hành động mà còn bổ sung rõ rệt cho vở kịch ấn tượng hết sức đặc biệt. Nabokov hết sức nhấn mạnh những đặc điểm thế giới quan của Gogol: “Có thể so sánh sự khác biệt giữa cái con người nhìn thấy và cái côn trùng nhìn thấy như là sự khác nhau giữa ảnh âm bản được làm trên tấm kẽm mỏng và chính bức ảnh đó trên tấm lưới thô dùng để in lại trên báo. Quan điểm của Gogol và quan điểm của những độc giả và nhà văn tầm tầm cũng tương tự như vậy. Trước khi Pushkin và ông xuất hiện, văn học Nga đã bị thong manh. Những dạng thức mà nó chú ý đến chỉ là những khuôn hình do lý trí mách bảo; nó không nhìn thấy sắc màu như vốn có và chỉ sử dụng các liên kết rời rạc của những kẻ mù loà - những danh từ và tính ngữ thuỷ chung với chúng như loài chó mà châu Âu thừa kế từ thời cổ đại. Bầu trời thì xanh, bình minh thì thắm đỏ, lá thì biếc, cặp mắt giai nhân thì đen huyền, mây thì xám, Chỉ có Gogol (và sau đó là Lermontov và Tolstoy) là thấy được màu vàng và tím nhạt. Câu chuyện bầu trời lúc mặt trời mọc có thể xanh tái, tuyết trong ngày quang mây thì xanh đậm, tuồng như là nhảm nhí vô nghĩa đối với những nhà văn được gọi là “cổ điển” chỉ quen với những gam màu phổ biến và bất biến của văn học Pháp thế kỷ XVIII”. . Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm I. Annensky (1855-1909) trong bài báo Mỹ học của những linh hồn chết. cận khác. Cuốn Gogol và trường phái tự nhiên của V. Vinogradov được xuất bản năm 1925 đã thử nghiệm khảo cứu tổng quan những vấn đề và kết quả trong nghiên cứu sáng tác của Gogol. Nhưng ý nghĩa. tài nghiên cứu văn học sử này hầu như chưa được bắt đầu. Trong đó, giống như trong một búi chỉ rối, đan bện rất nhiều vấn đề khác. Có một số vấn đề vượt xa ra ngoài giới hạn sáng tác của Gogol,

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan