Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm pps

5 310 0
Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm Như vậy, từ nửa cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, giới nghiên cứu phê bình Nga đã thử nghiệm các cách tiếp cận sáng tác của Gogol từ xã hội học đến phân tâm học, từ phê bình tượng trưng đến thi pháp học, từ phương pháp tiểu sử đến ký hiệu học. Mặc dù sử dụng những cách tiếp cận khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau, nhưng các nhà Gogol học đều thống nhất trong định hướng truy tìm bản chất những giá trị trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, trong nghiên cứu cuộc đời và sáng tác của Gogol, ta thấy nổi bật lên cách tiếp cận từ góc nhìn Kyto giáo chính thống. Mở đầu cho khuynh hướng này là lời phát biểu của Đại Giáo chủ Aleksii II trong cuộc hội thảo “Đề tài lịch sử-tinh thần và chính thống giáo trong văn học nghệ thuật hiện đại”, tổ chức tại Moskva ngày 5 và 6 tháng Hai năm 1998: “Những người đồng thời chúng ta đang tìm thấy một khuôn mặt đích thực của Gogol với tư cách nhà văn Nga vĩ đại của giáo hội” (6) . Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới bởi trong hơn một thế kỷ rưỡi đã qua, toàn bộ cuộc đời và sáng tác của Gogol chưa bao giờ được xem xét từ thế giới quan chính thống giáo của ông mặc dù thế giới quan đó thể hiện rõ trong trước tác, thư từ và nhiều tài liệu khác cũng như ý kiến những người cùng thời với nhà văn. Trong khuôn khổ cách tiếp cận này có sáu tập giáo trình Chính thống giáo và văn học Nga của Mikhail Dunaev (1967 - ), giảng viên văn học của chủng viện Moskva. Theo M. Dunaev, những tín điều chính thống giáo tạo thành tính cách dân tộc, quy định đặc trưng chính trị, kinh tế trong lịch sử và số phận dân tộc. Chính văn học Nga đã thấy rõ nhiệm vụ và ý nghĩa tồn tại của mình ở việc thắp lên và duy trì ngọn lửa trong trái tim mọi người. Các nhà văn Nga hiểu sáng tạo cá nhân như là thực hiện sứ mệnh tiên tri. M. Dunaev cho rằng, Gogol đã dương cao tấm biểu ngữ về những đòi hỏi đối với văn học, trước ông chưa có ai làm thế. Và bi kịch của ông chính là ở chỗ trong lĩnh vực tâm hồn ông cố đạt tới cái chỉ có thể có trong lĩnh vực tinh thần: “Ông không cười nhạo chế độ xã hội mà khám phá ra những tì vết trong tâm hồn con người để thức tỉnh nó phải sám hối. Thành công củaQuan thanh tra làm ông khiếp sợ bởi vì khán giả không hiểu mục đích của ông. Nghệ sĩ thiên tài Gogol đã thực hiện một chiến công: ông hướng toàn bộ nền văn học Nga theo con đường phụng sự tôn giáo một cách tự giác. Từ lúc này văn học hoặc là phụng sự Chính thống giáo, hoặc là chống lại nó ở cấp độ cao nhất - cấp độ thế giới quan. Như mọi người đều biết, qua bức thư điên khùng của Gogol, Belinsky đã kết tội nhà văn xa rời mục đích của văn học mà chính ông thấy được là đấu tranh với Chính thống giáo, với chế độ chuyên chế và tính dân tộc - những thứ mà Gogol không bao giờ chống lại cả” (7) . Không chỉ có các nhà nghiên cứu văn học của giáo hội mà cả những nhà nghiên cứu thế tục cũng rất hay quay về cách hiểu sáng tác của Gogol với tư cách nhà văn chính thống giáo. N.V. Gogol và chính thống giáo là nhan đề tuyển tập các bài báo về sáng tác của Gogol của Valery Alekseev (1939 - ) ấn hành năm 2004 tại nhà xuất bản “Thống nhất” thuộc Quỹ Thống nhất các dân tộc chính thống giáo quốc tế. Trong Lời giới thiệu cho tuyển tập, V. Alekseev đã nhận xét: “Gogol luôn luôn hướng về Chúa chừng nào tâm hồn ông còn thuộc về Người, chừng nào điều này nói chung còn có thể xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội thế tục của nước Nga nửa đầu thế kỷ XIX, khi mà căn bệnh hoài nghi, thẳng thừng lánh Chúa đang trở nên trầm trọng bởi những cám dỗ của đời sống vật chất thường ngày, bởi sự thâm nhập mạnh mẽ của văn hóa Thiên chúa giáo, Tin lành xa lạ từ trời Âu lúc này đang bị nhiễm nặng vi rút chủ nghĩa vô thần hiếu chiến. Lẽ dĩ nhiên phần lớn cái nước Nga quý tộc và bình dân, giới trí thức Nga cũng đã mắc căn bệnh tinh thần này. Nhưng Gogol, dẫu căn cứ vào giai tầng thì thuộc về bộ phận đó của xã hội, song bằng tâm hồn và sáng tác, ông luôn thuộc về quần chúng nhân dân. Chính trong lòng cuộc sống lành mạnh của nhân dân, ông đã tìm được sự cứu rỗi. Theo tư tưởng của nhà văn, nhân dân Nga tự trong bản chất của mình đã rất sùng đạo” (8) . Một trong số những nhà nghiên cứu xuất sắc của khuynh hướng này là Vladimir Alekseievich Voropaev (1950 - ), tiến sĩ ngữ văn, giáo sư trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, hội viên Hội nhà văn Nga, tác giả của hơn hai mươi công trình nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của Gogol. Trong một bài báo của mình V.Voropaev nhận xét: “Cái mới được nêu ra trong cách tiếp cận tiểu sử và sáng tác của Gogol trước hết là ở chỗ chúng tôi xem xét chúng thông qua lăng kính thế giới quan tôn giáo của nhà văn. Gogol là một tín đồ Kyto giáo chính thống, và quan điểm chính thống giáo của ông không phải trên danh nghĩa mà trong thực tế. Nếu không tính đến điều đó chúng ta khó có thể nắm bắt được gì trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Thiên tài của Gogol cho đến nay vẫn còn chưa được biết đến một cách trọn vẹn như mong muốn đối với không chỉ đông đảo độc giả mà cả với những nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, những người do hiện trạng khoa học ở nước ta rõ ràng không bao giờ có khả năng thấu hiểu được số phận của nhà văn và thứ văn xuôi tinh diệu của ông. Công trình nghiên cứu này là một thử nghiệm vạch ra những cột mốc tiểu sử tinh thần của Gogol, đặc biệt là trong mối liên hệ với giới tăng lữ Nga” (9) . Nhà Gogol học hiện đại Igor Vinogradov (1930 - ) cũng thấy rằng cách thức để giải mã bí ẩn về Gogol là đi vào phân tích những cơ sở Kyto giáo trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Chính Gogol đã từng đề nghị: “Tốt nhất là bạn hãy gắng xem tôi là một tín đồ Kyto giáo, một con người hơn là một nhà văn”. Cách tiếp cận sáng tác của Gogol như vậy đã đem lại giải pháp cho một số vấn đề trong nghiên cứu Gogol, đối với một số trường hợp, kết quả còn bất ngờ thú vị. Chẳng hạn, trong Những buổi tối ở trại ấp gần Dikanka, đằng sau những điều mê tín “trẻ con” là vấn đề con người không hoàn thiện về mặt tinh thần. Có thể nói suốt đời Gogol trăn trở về vấn đề sự hiện hữu của những thế lực hắc ám, Quỷ đã hiện hình trong cuộc sống đời thường, theo những quy luật của đời thường chứ không hoàn toàn chỉ có trong cổ tích. Cơ sở của mỹ tục - đó là sự xá tội cho những dục vọng thấp hèn của con người, thói kiêu căng và háo danh của nó. Hãy thử dẫu chỉ một lần gặp quỷ, hãy thử giao du với những thế lực đen tối xem, tâm hồn sẽ bị tê liệt ngay. Theo I. Vinogradov, cũng có thể trong tư tưởng này của Gogol chứa đựng lời giải cho việc nhà văn không ràng buộc bản thân bằng những mối liên hệ gia đình, vẫn là người thuộc “giới tu sĩ”? Theo I. Vinogradov, cách giải thích như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được. Trong những truyện “cổ tích” vui vẻ đó đã thấy thấp thoáng bóng dáng tác giả của Những linh hồn chết, Trích những thư từ gửi bạn hữu, Những suy ngẫm về ngày lễ trọng. Vinogradov đã chỉ ra một cách xác đáng rằng với tác phẩm Những buổi tối Gogol đã bước vào văn học không đơn giản chỉ là người kể lại một cách hóm hỉnh những câu chuyện “trong cuộc sống của nhân dân”, mà là một nhà văn lão luyện, gắn bó sâu sắc về mặt tinh thần với những truyền thống chính thống giáo của văn học Nga và tư tưởng Nga. Do vậy sẽ rất lý thú nếu nghiên cứu một vấn đề quan trọng như thái độ của Gogol đối với Thiên chúa giáo. I. Vinogradov cũng chứng minh Gogol không có cảm tình với những truyền thuyết về Thiên chúa giáo; những mâu thuần giữa cảm hứng trong Taras Bulba và thực tế cuộc sống cũng như thái độ của Gogol ở Italia trong những năm 1837-1838 là không có thật. Và công tước phu nhân Volkonskaya, một tín đồ nhiệt thành Thiên chúa giáo và sùng châu Âu, người cố đưa Gogol đến với Thiên chúa giáo, rốt cuộc cũng vẫn chỉ là nguyên mẫu của một trong hàng loạt Những linh hồn chết của nước Nga. Hết sức lý thú trong hệ thống của I.Vinogradov là ý tưởng xác định căn tính thái độ của Gogol đối với đề tài thành thị. Khó mà phản biện lại những luận điểm của Vinogradov trong các chương nghiên cứu cặn kẽ, súc tích những truyện vừa về Peterburg. Ông đã chứng minh rằng Gogol không hề yêu thành thị và “văn minh” thành thị. Thái độ căm ghét “nền văn minh”, không ưa thành phố của Gogol được lý giải bởi cách ông hiểu tính dân tộc, bởi thế giới quan Kyto giáo chính thống của ông. Khi đề cập đến những đỉnh cao sáng tạo của Gogol - Những linh hồn chết và Quan thanh tra, Vinogradov đã dẫn độc giả đi tới kết luận chẳng làm gì có “hai ông Gogol” - một ông thời trẻ là người tố cáo xã hội và một ông sau này là kẻ phản động, như bấy lâu ta vẫn nghĩ. Chỉ có một Gogol cả thời trẻ lẫn khi đã trưởng thành - một nghệ sỹ - nhà tư tưởng chính thống giáo, người chân thành xót xa về sự không hoàn hảo của cuộc sống Nga. Hơn nữa, cũng phải thấy một điều là Trích những thư từ gửi bạn hữu xuất hiện sau tập I Những linh hồn chết cũng như những bài viết sau này của Gogol về tôn giáo, trung tâm là Suy ngẫm về Thánh lễ - đó không phải là kết quả biến đổi trong tâm hồn ông mà là hành động hợp lý, nhất quán, có thể hiểu được của ông với tư cách là một tín đồ Kyto giáo; đó còn là một biểu hiện của thế giới quan Kyto giáo chính thống in dấu trong những tác phẩm của nhà văn. Tính chỉnh thể của Gogol - nhà văn - nhà tư tưởng chính thống giáo còn được khẳng định bằng ấn phẩm những bản thảo của ông chưa được công bố, do I. Vinogradov tập hợp. Những tư liệu này cho thấy rõ Gogol đã lao động miệt mài trên những trang thuyết giảng và những bài báo về lịch sử nước Nga và lịch sử thế giới. Tư tưởng về sự thống nhất quốc gia, về việc phụng sự quốc gia như là nghĩa vụ tôn giáo (Tu viện của bạn là nước Nga) không phải là chân lý trừu tượng mà là kết quả lao tâm khổ tứ của Gogol trong việc chiếm lĩnh tri thức lịch sử. Cùng với những bạn bè thân cận của mình Gogol đã hết lòng ủng hộ và trở thành một trong những cộng sự đầu tiên của S.Uvarov (10) - người đưa ra ba nguyên tắc giáo dục thanh niên Nga: chính thống giáo, nền chuyên chế và dân tộc tính. Điều này diễn ra không phải vào cuối những năm 40 khi Belinsky viết báo quy ông vào loại phản động, mà vào năm 1834. Một sự kiện rất thú vị! . Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm Như vậy, từ nửa cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, giới nghiên cứu phê bình. nhà Gogol học đều thống nhất trong định hướng truy tìm bản chất những giá trị trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, trong nghiên cứu cuộc đời và sáng tác của Gogol, . - những thứ mà Gogol không bao giờ chống lại cả” (7) . Không chỉ có các nhà nghiên cứu văn học của giáo hội mà cả những nhà nghiên cứu thế tục cũng rất hay quay về cách hiểu sáng tác của Gogol

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan