Việt Nam ứng dụng Kinh nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hóa của các nước Asean - 2 pot

7 199 1
Việt Nam ứng dụng Kinh nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hóa của các nước Asean - 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

8 với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xa hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng XHCN” <1.tr27> II. Nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta trong các thời kỳ 1. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự nghiệp công nghiệp hoá ở nước ta Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiụ tác động của nhiều yếu tố : khách quan, chủ quan,bên trong, bên ngoài , kinh tế,chinh trị xã hội, khoa học công nghệ v. .v. Các yếu tố trên diễn ra trong từng thời kỳ , với tưng quốc gia có khác nhau . Để thuận lợi trong nghiên cứu, người ta thường khái quát thành hai loại: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong bao gồm: tièm năng kinh tế tự nhiên của quốc gia(vị trí địa ly, nguồn tài nguyên , khoáng sản trên ,trong lòng đất, tài nguyên rừng, nguồn đọng vật cùng các nguồn thuỷ hải sản v.v.) tiềm năng kinh tế –xa hội (lực lượng lao động,truyền thống văn hoá , lịch sử, các nghề thủ công truyền thống cuả dân tộc năng lượng định hướng lanh đạo của Đảng cầm quyền cùng sự điêu tiết của nhà nước . Các yếu tố bên ngoài bao gồm: các thành tựu khoa học- công nghệ thế giới, đường lối đối ngoại của các quốc gia, tất cả những thành tựu cũng như những xu hướng biến động của nền kinh tế toàn cầu. Cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài đều là điều kiện phát triển kinh tế nói chung, đồng thời cũng là những điều kiện quyết định nội dung CNH- HĐH nói riêng của mỗi quốc gia. Hai yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nội dung của công nghiệp hoá là cách mạng khoa học kỹ thuật và quan hệ kinh tế quốc tế. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 9 Về cách mạng khoa học kỹ thuật, đây là yếu tố tác động sâu sắc đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xa hội của các nước, là yếu tố chủ yếu đưa nền văn minh nhân loại từ trình độ thấp lên trình độ cao và do đó nó có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự nghiệp CNH- HĐH ở các nước chậm phát triển. Cho đến nay, trong lịch sử đa diễn ra ba cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật vĩ đại và mỗi cuộc cách mạng đó có đặc trưng cơ bản riêng. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ( cách mạng công nghiệp) diễn ra ở Anh bắt đầu những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào năm 1820. Nội dung cơ bản của nó là biến lao động thủ công thành lao động cơ khí, trong đó về năng lượng đặc trưng là việc sử dụng máy hơi nước. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX. Nội dung và đặc trưng cơ bản của nó là phát minh và ứng dụng rộng rai động cơ đốt trong và điện năng. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba được gọi là cách mạng khoa học- công nghệ bởi những phát minh khoa học đều trực tiếp dẫn đến hình thành các nguyên lý công nghệ sản xuất chứ không chỉ dừng lại ở công cụ sản xuất như các thời kỳ trước. Cách mạng khoa học- công nghệ có nhiều nội dung. Về quy mô và dung lượng tri thức, các nhà khoa học đa đánh giá chúng phát triển theo cấp số nhân. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến những nội dung có liên quan đến các kỹ thuật, công nghệ đang có triển vọng nhất hiện nay. Đó là: kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghệ vũ trụ. - Kỹ thuật điện tử: thành tựu nổi bật của kỹ thuật điện tử là việc phát minh và sử dụng rộng rai máy tính điện tử. Trong thời gian ngắn máy tính điện tử đa trải qua bốn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 10 thế hệ, thế hệ thứ năm chuẩn bị ra đời với khả năng có thể giải hàng trăm tỷ phép tính trong một giây. Hiện tại máy tính không chỉ để tính toán mà là phương tiện cho hầu như tất cả các hoạt động của con người và là cơ sở thiết yếu của công nghệ thông tin hiện đại. - Công nghệ thông tin: là lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh nhất, thúc đẩy quá trình chuyển từ xa hội công nghiệp sang xa hội thông tin. Những bước phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin gắn liền với sự hoàn thiện của máy tính. Một bước nhảy vọt trong công nghệ thông tin những năm gần đây là sự ra đời của mạng máy tính. Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 mạng máy tính phát triển, nối mọi nơi trên thế giới, làm hình thành siêu xa lộ thông tin và internet. - Công nghệ vật liệu mới: được hình thành bằng việc sử dụng phương pháp khoa học để chế tạo vật liệu thay thế cho vật liệu tự nhiên. Nhiếu loại vật liệu mới với những ưu điểm đặc biệt đa ra đời - Công nghệ sinh học: đang được dự kiến là công nghệ hàng đầu khi bước vào thế kỷ XXI. Trong đó những bộ phận đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất là: Gen ( hay công nghệ di truyền); công nghệ dung hợp tế bào ( tổng hợp tế bào từ những tế bào sinh vật có tính di truyền khác nhau); công nghệ gây men ( công nghệ phản ứng sinh vật). Trong đó thành công lớn nhất của các nhà khoa học là đa vẽ được bản đồ gen của con người vào những ngày đầu của thế kỷ XXI. - Công nghệ vũ trụ: bao gồm việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị máy móc cho việc bay vào vũ trụ( như vệ tinh nhân tạo, phi thuyền trở người, phi thuyền đóng tên lửa) và Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 11 đang dự kiến lợi dụng những điều kiện đặc biệt của khoảng không vũ trụ ( vô trùng, trọng lực cực nhỏ ) để chế tạo những sản phẩm mới ( như dược phẩm có độ sạch cao ). Trong các nước phát triển hiện nay, cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và có tác động rất to lớn. Tác động cơ bản nhất là làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế ở các nước phát triển.Nó thể hiện trên nhiều mặt. Nó làm thay đổi tỷ lệ giữa ba ngành lớn ( công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ). Ngành thứ nhất không ngừng thu nhỏ lại, tỷ lệ ngành thứ hai lúc đầu mở rộng sau đó thu nhỏ, ngành thứ ba không ngừng mở rộng. Nó làm thay đổi cơ cấu nội bộ từng ngành lớn ví dụ như ở ngành dịch vụ các ngành phục vụ truyền thống như ngân hàng, bảo hiểm, ăn uống không ngừng được mở rộng; các nghề tư vấn, thiết kế đang có xu hướng tăng lên; các ngành phục vụ cho phát triển đới sống hiện đại như y tế, giáo dục, du lịch phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt công nghệ cao đang hiện đại hoá các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống tạo ra những ngành nghề mới, giá trị tăng cao, thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu hướng về kinh tế tri thức. Từ làm thay đổi cơ cấu ngành nghề cách mạng khoa học- công nghệ còn làm thay đổi cơ cấu sản phẩm trong điều kiện khoa học- kỹ thuật mới là làm giảm vật tư, giảm năng lượng, giảm không gian và giảm lao động. Nó còn làm thay đổi chế độ, cách thức sản xuất ra sản phẩm. Sản xuất tập trung, quy mô lớn, sản xuất hàng loạt và chủng loại ít được thay thế bằng sản xuất phi tập trung, quy mô nhỏ, khối lượng nhỏ, chủng loại nhiều. Cách mạng khoa học- công nghệ còn tác động đến yếu tố chủ thể của nền sản xuất x• hội là người lao đông. Người lao động sử dụng kỹ thuật công nghệ mới, đòi hỏi phải Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 12 có nhiều kỹ năng và trí tuệ hơn. Do đó chi phí đào tạo tay nghề cho ngưòi lao động cao hơn trước. Không những thế công nghệ- kỹ thuật mới còn làm thay đổi cơ cấu lao động. Nghành thứ ba phát triển đa tạo cơ hội kiếm việc làm cho nhiều người lao động dôi ra trong các ngành khác và số lao động mới của xa hội. Ngoài ra cách mạng khoa học- công nghệ trong các nước phát triển còn làm thay đổi việc phân bố địa bàn sản xuất: Một mặt nó tạo điều kiện mở rộng phạm vi không gian, phân bố địa bàn hoạt động sản xuất; mặt khác nó hạn chế tác động của hoàn cảnh tự nhiên đối với việc bổ trí lực lượng sản xuất trong nền kinh tế. Tác động chung nhất của cách mạng khoa học- công nghệ trong các quốc gia phát triển là nó làm tăng năng suất lao động xa hội ở các nước tăng lên rất cao. Thêm nữa, cuộc cách mạng này đa tạo cho mọi quốc gia những cơ hội để phát triển. Như ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường thuộc về các nước phát triển. Vì thế các nước chậm phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn. Khoảng cách chênh lệch giàu- nghèo giữa các nước ngày càng mở rộng, cạnh tranh kinh tế diễn ra ngày càng gay gắt. Về quan hệ kinh tế quốc tế trong những năm gần đây kinh tế hàng hoá đa phát triển vượt khỏi phạm vi quốc gia và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đến trình độ cao- kinh tế thị trường đa làm cho thị trường thế giới phát triển cả về chiều rộng lẫn chiếu sâu. Từ đó, thị trường thế giới và kinh tế hàng hoá đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động quốc tế và sự hợp tác quốc tế cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia cũng tăng lên.Mức độ và phạm vi của quan hệ kinh tế quốc tế đa phát triển chưa từng thấy trong những năm gần đây. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 13 Việc tham gia và mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế có tác động nhiều mặt đến quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hoá nói riêng của các quốc gia. Sự tác động đó bao gồm cả tác động tích cực lấn tiêu cực, song tác động tích cực là chủ yếu. Quan hệ kinh tế quốc tế tạo khả năng to lớn để nước ta có thể tiếp cận những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, thu hút thêm các nguồn vốn bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lí của các nước đi trước trên con đường công nghiệp hoá đất nước. Nó cũng giúp chung ta tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn bè năm châu, giải quyết những khó khăn mà khả năng đất nước bị hạn chế, sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn lực bên trong vốn có của đất nước mình. Về yếu tố bên trong: Nếu như các yếu tố bên ngoài là cách mạng khoa học- kỹ thuật và quan hệ kinh tế quốc tế tác động mạnh hơn đến yếu tố kỹ thuật, công nghệ trong quá trình CNH- HĐH đất nước thì yếu tố bên trong đặc biệt là các tiềm năng kinh tế- các lợi thế so sánh của Việt Nam lại có tác động nhiều hơn đến cơ cấu ngành nghề trong quá trình CNH- HĐH ở nước này Dù kỹ thuật hiện đại hay thô sơ thì Việt Nam vẫn phải phát triển kinh tế và thực hiện CNH- HĐH đất nước trên cơ sở những tiềm năng kinh tế của mình. Song các yếu tố bên ngoài sẽ có tác động rất tích cực đến việc sử dụng các tiềm năng, các nguồn lực bên trong một cách có hiệu quả và nhanh chóng rút ngắn về trình độ phát triển với các nước khác trên thế giới. + Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở phía đông bàn đảo Đông Dương và là quốc gia ven biển. Như vậy, Việt Nam ở gần các tuyến đường biển quan trọng và là nơi có các tuyến đường hàng không đi qua hoặc kề cận lanh thổ. Đây là một ưu thế của Việt Nam Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 14 so với một số nước khác như Lào, Campuchia Đường biển dài đa tạo cơ hội cho ngành giao thông vận tải của Việt Nam phát triển. Bên cạnh nó các hoạt động kinh tế khai thác các tiềm năng của biển như: đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng thềm lục địa, du lịch biển có điều kiện phát triển. + Về tài nguyên thiên nhiên, đất đai là một loại tài nguyên quan trọng ở Việt Nam. Số lượng 7 ha đất trồng trọt cùng với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông, lâm nghiệp phát triển. Tuy vậy, khí hậu của Việt Nam cũng có mặt khắc nghiệt, gây ra biến cố như bao, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng sâu sắc lên mọi hoạt động kinh tế. Riêng về khoáng sản, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam không giàu nhưng phong phú. ở Việt Nam hiện đ phát hiện khoảng 100 loại quặng kim loại và phi kim loại. Tiềm năng này cho phép phát triển các cơ sở khai khoáng, chế biến và tinh chế rất lớn. Tuy vậy, cùng với tình trạng chưa phát triển của cơ sở hạ tầng, nhiều mỏ khoáng sản lại nằm ở các vùng heo hút, hiểm trở của đất nước. Điều đó cũng gây không ít khó khăn cho việc khai thác và vận chuyển trong quá trình sản xuất- kinh doanh. + Về nguồn nhân lực, Việt Nam là nước đông dân, bước vào thế kỷ XXI dân số Việt Nam có trên 80 triệu người(đông dân thứ 2 ở các nước Đông Nam á và thứ 13 trong số 216 quốc gia trên thế giới). Như vậy, Việt Nam có khoảng 40 triệu lao động tỷ lệ lao động trẻ cao, và chủ yếu tập trung ở các thành phố. Cho đến cuối thập kỷ 90, lao động trình độ thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao( khoảng trên 80%) . Tình hình nguồn nhân lực nói trên có thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt lao động trẻ có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh. Tuy vậy, chính dân số đông cũng gây khó khăn cho vấn đề cải thiện mức sống, đặc biệt yêu cầu mở rộng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . trình CNH- HĐH ở nước này Dù kỹ thuật hiện đại hay thô sơ thì Việt Nam vẫn phải phát triển kinh tế và thực hiện CNH- HĐH đất nước trên cơ sở những tiềm năng kinh tế của mình. Song các yếu tố. sản xuất- kinh doanh. + Về nguồn nhân lực, Việt Nam là nước đông dân, bước vào thế kỷ XXI dân số Việt Nam có trên 80 triệu người(đông dân thứ 2 ở các nước Đông Nam á và thứ 13 trong số 21 6 quốc. mạnh hơn đến yếu tố kỹ thuật, công nghệ trong quá trình CNH- HĐH đất nước thì yếu tố bên trong đặc biệt là các tiềm năng kinh t - các lợi thế so sánh của Việt Nam lại có tác động nhiều hơn

Ngày đăng: 24/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan