CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH docx

54 762 2
CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH 3.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Luật hợp đồng ở Việt nam hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung trong 3 văn bản pháp luật sau: i) Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (nội dung của văn bản này tuy đã từng bước quay trở lại với tự do khế ước song vẫn chứa đựng nhiều dấu ấn nặng nề của cơ chế cũ), ii) Bộ luật dân sự 1995, iii) Luật thương mại 2005. Theo thuyết về luật chung và luật riêng, có thể xem các quy định chung về hợp đồng được quy định từ điều 394 đến 420 BLDS là luật chung cho tất cả các loại hợp đồng, Dựa trên các quy định chung đó, BLDS và các văn bản pháp luật khác quy định riêng cho các hợp đồng chuyên biệt. Và khi áp dụng luật, thì các quy định riêng sẽ được ưu tiên áp dụng trước, nếu thiếu các quy định đó, thì áp dụng các quy định chung được ghi nhận trong BLDS. Với một cách tiếp cận như vậy, phần viết dưới đây giới thiệu những nguyên lý chung của pháp luật hợp đồng. 3.1.1 Khái niệm hợp đồng Chúng ta định nghĩa: hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ. Một định nghĩa đơn giản và đầy đủ: một hợp đồng là một thoả thuận có tính ràng buộc và hiệu lực pháp lý. Trước nhất hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của con người làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Hợp đồng là một hành vi pháp lý, hơn thế nữa đó là một hành vi pháp lý đặc biệt: sự thoả thuận giữa các đương sự. Sự thoả hiệp giữa các ý chí, sự ưng thuận giữa các bên là yếu tố quan trọng nhất của hợp đồng. Cơ sở của hợp đồng là sự thống nhất của các ý chí tự do nhưng ý chí này phải phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với pháp luật. Nói cách khác ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, nhưng ý chí đó không tuyệt đối vì không thể trái với lợi ích chung của xã hội và trong những trường hợp đặc biệt ý chí đó phải nhường bước cho lợi ích chung. Khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên như luật pháp. Nói cách khác hiệu lực của hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ. Một hợp đồng được thành lập hợp pháp có giá trị ràng buộc đối với các bên. Bản thân hợp đồng không phải là luật pháp, nhưng hợp đồng được thành lập theo luật pháp thì nó sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý giữa các đương sự. Đây là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng được cả thế giới thừa nhận. 3.1.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 41  Điều kiện về mục đích của thoả thuận: Mục đích của bản thoả thuận có hợp pháp không? - Thoả thuận làm những việc bất hợp pháp không được công nhận có hiệu lực theo bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Nói một cách khác nếu mục đích của thoả thuận đi ngược lại với luật pháp thì thoả thuận đó không có hiệu lực pháp lý.  Điều kiện về sự tự nguyện: Các bên đã thực sự đồng ý? - Sự thoả thuận là một điều kiện cốt yếu của hợp đồng, nhưng sự thoả thuận ấy phải hữu hiệu, tức là không bị khiếm khuyết, nếu không thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Đó là hệ quả tất yếu của nguyên tắc tự do ý chí. Hầu hết các hệ thống pháp luật đều dự liệu ba khiếm khuyết của sự thoả thuận là nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ. + Nhầm lẫn: là tình trạng một hoặc các bên chủ thể đã đánh giá sai (hình dung sai) về thực tại khách quan. + Lừa dối: là việc một bên có những thủ đoạn gian dối đối với bên kia, dẫn đến việc bên đó tham gia giao kết hợp đồng. Lừa dối ngăn cản sự thống nhất ý chí, bởi vậy, một thoả thuận dựa trên cơ sở lừa dối thì không có hiệu lực. + Đe doạ: là hành vi trái pháp luật của một bên hoặc người thứ ba tác động vào ý chí của bên kia làm cho người đó lo sợ sắp phải chịu thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của mình hoặc người thân và miễn cưỡng giao kết hợp đồng.  Điều kiện về chủ thể: Cả hai bên có đủ năng lực để giao kết hợp đồng không? - Câu hỏi này đưa chúng ta đến một điều kiện để thoả thuận có hiệu lực đó là điều kiện về chủ thể: các bên trong hợp đồng phải có đủ năng lực, thẩm quyền để giao kết hợp đồng. + Đối với cá nhân: pháp luật của các nước đều quy định: việc giao kết với người chưa thành niên thì không có hiệu lực. Tương tự như vậy, một người tâm thần, mất trí không thể giao kết một hợp đồng có hiệu lực, hay như ở một số nước, người say rượu, nghiện ma tuý không thể giao kết hợp đồng. + Đối với pháp nhân. Chúng ta có hai trường hợp: (i) Trường hợp 1: thoả thuận không có hiệu lực do pháp nhân xác lập không phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân. (ii) Trường hợp 2: Thoả thuận vô hiệu do người đại diện của pháp nhân không có đủ thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền.  Điều kiện về hình thức của thoả thuận: Thoả thuận có được thể hiện dưới hình thức luật định không? - Hình thức của hợp đồng cũng được xác định là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Khi hợp đồng không tuân thủ các quy định về hình thức (không thể hiện bằng văn bản, không được công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 42 cho phép) trong thực tế sẽ rơi vào một tình trạng lưỡng cực: hoặc có thể trở thành có hiệu lực nếu lỗi hình thức được sửa chữa, hoặc sẽ vô hiệu nếu lỗi hình thức không được sửa chữa (điều 139 BLDS). Hợp đồng vô hiệu - Một hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không tồn tại theo luật, không có giá trị pháp lý, không có giá trị bắt buộc thực hiện, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với các bên tham gia hợp đồng từ thời điểm xác lập do có vi phạm pháp luật hoặc không thể hiện ý chí đích thực của các bên giao kết. - Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. (1) Hợp đồng bị huỷ bỏ (2) Sự huỷ bỏ có hiệu lực hồi tố: Đối với trường hợp hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không được thi hành. Đối với trường hợp hợp đồng đã được thực hiện thì: i) các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; ii) bên có lỗi gây hiệt hại phải bồi thường. (3) Trong một số trường hợp nhất định, tài sản hoa lợi bị tịch thu sung công quỹ. (4) Việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu không thể làm thiệt hại tới quyền lợi của người thứ ba ngay tình 3.1.3 Giao kết hợp đồng - Giao kết hợp đồng được hiểu như là một thời điểm mà tại thời điểm đó sự thống nhất ý chí của các bên đã diễn ra. Giao kết hợp đồng được diễn ra như sau: một bên đưa ra một văn kiện chào hàng gọi là bên chào hàng, bên kia chấp nhận văn kiện chào hàng gọi là bên được chào hàng. Chỉ khi nào hai bên đã thoả thuận thì hợp đồng mới được thành lập và có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Người ta nói đến sự kiện này bằng một sơ đồ sau Hình 3.1. Quá trình giao kết hợp đồng Chào hàng Chấp nhận chào hàng Bên chào hàng Bên được chào hàng +   Sự thành lập hợp đồng Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 43 3.1.3.1 Sự chào hàng (sự đề nghị) - Định nghĩa: sự chào hàng là một sự đề nghị giao kết hợp đồng do bên chào hàng đưa ra cho bên được chào hàng. Việc chào hàng có thể do người bán (chào bán) hoặc người mua tiến hành (chào mua). - Sự chào hàng cần phải rõ ràng, chính xác. - Chào hàng phải được chuyển đến cho một hay nhiều người xác định. - Thời gian hiệu lực của chào hàng. Mỗi sự chào hàng đều phải có thời gian hiệu lực của nó. Đối với người chào hàng thời gian đó là thời gian bị ràng buộc, nghĩa là nếu trong khoảng thời gian này mà người được chào hàng chấp nhận thì người chào hàng phải tuân theo các điều kiện đã được quy định trong văn kiện chào hàng. Đối với người được chào hàng, thời gian này là thời gian để chấp nhận hay không. Cách xác định thời gian hiệu lực của chào hàng. + Căn cứ vào thông lệ thương mại quốc tế, có mấy quy tắc sau (các nguyên tắc trên đã được tập quán thương mại, công ước quốc tế về mua bán hàng hoá thừa nhận) : i) Nếu người chào hàng đã quy định một thời gian cụ thể trong chào hàng thì thời gian này chính là thời hiệu của chào hàng. ii) Nếu người chào hàng chưa quy định về thời gian cụ thể thì nó sẽ có hiệu lực trong thời gian hợp lý, không thể được quyết định một cách thuần lý mà phải căn cứ vào các yếu tố cụ thể chính yếu sau: a) đặc điểm của thoả thuận; b) đặc điểm của thương phẩm; c) thông lệ ngành nghề; d) phương thức truyền đạt của sự chào hàng + Luật thương mại Việt nam (khoản 1 điều 53): Trong trường hợp thời hạn chấp nhận chào hàng không được xác định, thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là 30 ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng. - Người chào hàng có thể thay đổi, rút lại chào hàng nếu: i) chào hàng nêu rõ điều kiện được thay đổi, ii) người được chào hàng chưa nhận được chào hàng. - Sự mất hiệu lực của chào hàng: chào hàng không còn hiệu lực trong các trường hợp sau: + Quá hạn: nếu người được chào hàng chưa chấp nhận trong khoảng thời hiệu thì sau khi hết hạn thời hiệu đó, sự chào hàng ấy hết hiệu lực. + Người chào hàng chết hoặc bị giải thể trước khi chào hàng được chấp nhận. + Từ chối: nếu người được chào hàng bày tỏ sự từ chối thì việc chào hàng này sẽ không còn hiệu lực nữa, và người chào hàng không bị ràng buộc gì. + Sự chào hàng ngược: Chào hàng ngược là công việc của người được chào thêm bớt các điều kiện do người chào hàng đưa ra: giá hàng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và các điều kiện giao dịch khác. Nếu người chào hàng không chấp nhận chào hàng ngược và không muốn tiếp tục cuộc đàm phán, việc chào hàng ấy coi như Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 44 không còn hiệu lực ngay từ khi người chào hàng nhận được chào hàng ngược, cho dù thời hiệu vẫn còn. Nếu chào hàng ngược được người chào chấp nhận (sự chấp nhận này được coi là một sự chào giá mới) qua một xác nhận chính thức thì hợp đồng vẫn có thể được thành lập một cách có hiệu lực. 3.1.3.2 Sự chấp nhận - Định nghĩa: chấp nhận chào hàng có thể làm phát được tiến hành thông qua lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể của người được chào hàng nhằm thông báo cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng. - Sự chấp nhận buộc phải là vô điều kiện. Chấp nhận là sự đồng ý với việc chào hàng, trên tinh thần không có điều kiện "dự phòng", nghĩa là sự chấp nhận đó được coi là phải hoàn toàn nhất trí với nội dung của sự chào hàng. Ngược lại, sự chấp nhận bao gồm những điều kiện không giống với điều kiện của chào hàng hoặc có thêm một số điều kiện mới thì đây là sự chấp nhận có điều kiện (sự chào hàng ngược). Về nguyên tắc, sự chấp nhận có điều kiên này sẽ làm cho việc chào hàng mất hiệu lực, bên chào hàng có quyền từ chối. - Sự chấp nhận chào hàng phải được chuyển đến tay người chào hàng thì hợp đồng mới được coi là đã xác lập. - Sự chấp nhận phải thực hiện khi thời hiệu của sự chào hàng vẫn còn. 3.1.4 Nội dung của hợp đồng 3.1.4.1 Những gì thuộc về hợp đồng Một hợp đồng có thể bao gồm: - Nội dung của thoả thuận. - Một số phụ lục: là một phần của hợp đồng nhưng được tách riêng khỏi các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Phụ lục thường được gắn vào hợp đồng với một cách diễn đạt tương tự như sau: “Tổng đài điện thoại phải qua một chương trình kiểm tra nêu trong phụ lục D của hợp đồng. Khi chương trình kiểm tra được hoàn thành tốt, các bên sẽ lập giấy Chứng nhận có chữ ký của hai bên. Mẫu giấy chứng nhận nằm trong phụ lục E của hợp đồng”. - Một số tài liệu chuẩn: ngoài phụ lục có chứa nội dung do các bên lập ra, một hợp đồng đôi khi còn có thể đề cập đến các tài liệu quốc tế chuẩn. Một ví dụ điển hình là INCOTERMS. Cuốn sách này được phòng thương mại quốc tế (ICC) xuất bản tại Paris, giải thích chi tiết các thuật ngữ theo cách hiểu của ICC như "ex work" (xuất khỏi xưởng), "on board" (trên boong tàu), CIF, FOB,… - Một số tài liệu hợp đồng: bản vẽ thiết kế, thông báo trúng thầu, bảo lãnh thực hiện thầu, thư uỷ quyền, …. Hầu như bất cứ tài liệu nào cũng có thể trở thành một phần của hợp đồng nếu được liệt kê như là tài liệu của hợp đồng. Điều khoản này không chỉ đơn thuần biến các tài liệu trở thành một phần không thể tách rời của hợp đồng mà nó còn thấy trước một vấn Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 45 đề thường xảy ra là có sự mâu thuẫn giữa các tài liệu khác nhau. Trong trường hợp có mâu thuẫn thì bản hợp đồng có hiệu lực cao nhất. Và một điều rất quan trọng là phải biết được thứ tự ưu tiên của các tài liệu. Các tài liệu hợp đồng: Các tài liệu được liệt kê dưới đây là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các tài liệu thì chúng được ưu tiên theo đúng trình tự sau đây: i) Thoả thuận này, bao gồm tất cả các phụ lục kèm theo. ii) Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ dự thầu và các tài liệu bổ sung có thể có. iii) Bản vẽ thiết kế trong hồ sơ thầu iv) Thông báo trúng thầu v) Bảo lãnh thực hiện thầu, vi) Thư uỷ quyền 3.1.4.2 Các bên tham gia hợp đồng - Một bản hợp đồng thường là thoả thuận giữa hai bên: hai người thoả thuận về những quyền và nghĩa vụ trong tương lai của họ đối với nhau. Các bên có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Hình 3.2 Các bên tham gia hợp đồng Hầu hết các hợp đồng được lập giữa hai bên và về nguyên tắc, chỉ có hai bên mới có quyền và nghĩa vụ theo như hợp đồng. Chúng ta hãy nghiên cứu kỹ "các bên tham gia" này. a) Tên của các bên - Tên của các bên thường là tên đăng ký kinh doanh đầy đủ của công ty. Đôi khi tên công ty đi kèm với nơi công ty đăng ký thành lập hoặc nơi đặt trụ sở. Và để tránh phải nhắc lại cái tên dài dòng này cả trăm lần trong suốt hợp đồng, liền sau đó, người ta đưa ra một cái tên rút gọn, ví dụ: "dưới đây được gọi là bên A", hoặc "dưới đây được gọi là nhà cung cấp",… Cách gọi này làm cho hợp đồng trở nên ngắn gọn hơn. Nó cũng làm giảm số sai sót do đánh máy. - Chúng ta hãy xét ví dụ dưới đây: Bên A Quyền và nghĩa vụ Bên B Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 46 Hợp đồng chuyển giao công nghệ Giữa Công ty Smith, Jones, Wrangle and Ironside Steamship, một tập đoàn được thành lập và hoạt động theo luật của bang Delarware, USA có trụ sở tại San Franscisco, Canifornia dưới đây được gọi là "SMITH" và Vietnam Investment Construction Trading and Technology Co.Ltd một công ty được thành lập và hoạt động theo luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có trụ sở tại 12 Tràng Thi, Hà nội dưới đây được gọi là "COMPANY" b) Chuyển giao quyền và nghĩa vụ - Một nguyên tắc chung là, các hợp đồng quốc tế nên quy định rõ việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ đòi hỏi sự thoả thuận của cả hai bên. - Chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau: + Ví dụ 1: Chuyển nhượng: Không một bên tham gia hợp đồng nào, khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của bên kia, được quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ những quyền và nghĩa vụ trong bản hợp đồng này. + Ví dụ 2: Chuyển nhượng: Các bên có toàn quyền quyết định chuyển nhượng tất cả các trách nhiệm ghi trong bản hợp đồng này. 3.1.4.3 Các điều khoản chính của hợp đồng a) Hiệu lực hợp đồng. - Không phải tất cả các hợp đồng đều có hiệu lực sau khi được kí kết; điều khoản hiệu lực hợp đồng cho biết ngày các quyền và nghĩa vụ bắt đầu có hiệu lực. - Hiệu lực hợp đồng có hai dạng: (1) Dạng thứ nhất đơn giản: hợp đồng có hiệu lực vào ngày kí kết (hay như được gọi trong nhiều hợp đồng là ngày thực hiện). (2) Dạng thứ hai cho phép hai ngày: ngày kí kết và ngày có hiệu lực (tức là ngày hợp đồng bắt đầu được thực hiện trên thực tế). b) Các định nghĩa - Mục đích chung: các định nghĩa trong hợp đồng phục vụ hai mục đích. Thứ nhất đưa ra một từ có thể có nhiều nghĩa và nêu lên nghĩa của từ đó được áp dụng trong hợp đồng. Mục đích thứ hai của các định nghĩa là tránh lặp lại dài dòng. Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 47 - Có hai cách để thể hiện các định nghĩa: i) có thể thu thập tất cả các định nghĩa vào trong một điều. ii) Một phương án khác là định nghĩa mỗi một từ khi lần đầu tiên nó xuất hiện trong hợp đồng. c) Sự trao đổi: hàng hoá và giá cả. Hình 3.3 Sự trao đổi hàng hóa và giá cả - Điều khoản về hàng hoá thường gồm các nội dung sau: i) Tên hàng hoá: gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (cụ thể đối với các loại hàng hoá); tên nơi sản xuất ra nó; quy cách hàng hoá (kích cỡ, khối lượng,…); công dụng. ii) Phẩm chất hàng hoá: xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật, hàm lượng của một chất chính trong hàng hoá, hàng mẫu xem trước, hiện trạng hàng hoá, bằng phương pháp mô tả,… Việc chọn phương pháp thích hợp để xác định chất lượng hàng hoá tuỳ thuộc vào loại hàng hoá. iii) Số lượng: quy định chính xác số lượng, quy định áng chừng, quy định trọng lượng (trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh) iv) Bao bì và ký mã hiệu: + Bao bì: a) chất lượng bao bì: theo tiêu chuẩn xuất khẩu phù hợp với các phương tiện vận tải; cần quy định cụ thể: vật liệu làm bao bì, hình thức làm bao bì, kích thước bao bì, số lượng bao bì và cấu trúc của nó, đai nẹp bao bì,…; b) phương thức cung cấp bao bì: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua, bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hoá nhưng khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì, bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói; c) phương thức xác định giá cả bao bì: có thể được tính vào giá hàng hoặc được tính riêng + Ký mã hiệu: được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhoè, dễ đọc, dễ thấy, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất của hàng hoá. Đối với hàng hoá thông thường, phải dùng màu đen hoặc tím; hàng hoá nguy hiểm dùng màu đỏ, hàng hoá độc hại dùng màu cam. Bề mặt viết ký hiệu phải bào nhẵn. Hàng hóa (hàng hoá hay dịch vụ được cung cấp) Giá (được trả khi trao đổi) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 48 - Điều khoản về giá cả thường ngắn gọn. Thông thường nó chỉ giá của hàng hoá hay dịch vụ cung cấp. Điều khoản giá cả thường có các nội dung sau: i) Tiền tệ được dùng để định giá ii) Phương pháp định giá iii) Giảm giá hoặc chiết khấu do trả tiền sớm iv) Giảm giá hoặc chiết khấu do mua với số lượng lớn. d) Việc trao đổi diễn ra như thế nào: Điều khoản giao hàng và thanh toán. - Điều khoản về hàng hoá và giá cả cân xứng nhau. Đi kèm với mỗi điều khoản này là điều khoản chỉ phương thức: Hàng hoá được giao như thế nào, dịch vụ được thực hiện như thế nào, giá cả được thanh toán như thế nào. Hàng hoá, giao hàng, giá cả và thanh toán; bốn điều khoản này là trung tâm của hợp đồng. Hình 3.4 Mối quan hệ giữa hàng hóa và giao hàng, giá cả và thanh toán - Điều khoản giao hàng và thanh toán chặt chẽ phải được soạn thảo với ba bước. Bước một mô tả tình huống thông thường mà hai bên thoả thuận. Bước 2 xác định những tình huống bị coi là vi phạm hợp đồng. Bước 3 nêu hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Hình 3.5 Ba bước soạn thảo điều khoản giao hàng và thanh toán  Giao hàng và thanh toán, bước 1: tình huống mong đợi. - Điều kiện giao hàng gồm các nội dung sau: Hàng hoá (dùng để trao đổi) Giá cả (dùng đ ể thanh toán trong trao đ ổi) Thanh toán (giá cả được thanh toán b ằng ph ương th ức n ào) Giao hàng (hàng hoá được giao như th ế n ào) Bước 1: Tình huống bình thường như dự kiến là gì? Bước 2: Những gì bị coi là phá huỷ tình huống thông thường? Bước 3: H ậu quả của việc vi phạm là gì? Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 49 i) Thời hạn giao hàng ii) Địa điểm giao hàng (quy định cảng hoặc ga để giao hàng) iii) Điều kiện giao hàng iv) Phương thức giao hàng: quy định phương thức giao hàng về số lượng, chất lượng (giao từng đợt, giao một lần, cho phép chuyển tải, ): xác định số lượng thực tế hàng hoá được giao, xác định chất lượng hàng hoá. v) Thông báo giao hàng: trước khi giao hàng: người mua thông báo cho người bán những điều kiện cần thiết để gửi hàng hoặc chi tiết tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng: người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao và kết quả giao hàng - Điều kiện thanh toán: Điều khoản thanh toán gồm các nội dung sau: i) Tiền thanh toán ii) Thời hạn thanh toán: trả ngay, trả trước hoặc trả sau. iii) Phương thức thanh toán: phương thức nhờ thu (Collection), tín dụng chứng từ (Documentary Credit) (L/C), chuyển tiền (Remittance), chuyển khoản, ghi sổ (open account) iv) Các chứng từ thanh toán: những chứng từ cần thiết cho việc thanh toán (thường áp dụng với L/C): vận đơn, hoá đơn thương mại, list hàng hoá, C/O, giấy chứng nhận số lượng, phẩm chất hàng hoá,…  Giao hàng và thanh toán, bước 2: Xác định sự vi phạm hợp đồng. - Nguyên tắc chung là: trong điều khoản về giao hàng và thanh toán, các bên thống nhất với nhau những trường hợp nào bị coi là vi phạm hợp đồng và những trường hợp nào không. Thông thường thì các sự kiện bất khả kháng và trì hoãn cho phép không bị xét là vi phạm hợp đồng.  Giao hàng và thanh toán, bước: 3 hậu quả của việc vi phạm hợp đồng - Ở bước 2, các bên đã xác định được các tình huống vi phạm hợp đồng. Bước 3 sẽ giải thích hậu quả; bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất như thế nào? - Bồi thường (rất phổ biến) có hai loại: (1) bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường bằng tiền và (2) bên không vi phạm có quyền chấm dứt hợp đồng. (1) Bồi thường bằng tiền (phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại): + Phạt hợp đồng: là số tiền nhất định bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm do có hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng. + Bồi thường thiệt hại: Đây là số tiền bồi thường cho những thiệt hại thực tế mà công ty A phải chịu do việc giao chậm hàng. (2) Biện pháp huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng (kết thúc hợp đồng) [...]... chấm dứt một hợp đồng lao động khi đã được giao kết chính thức các bên phải tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định - Căn cứ vào tính hợp pháp của hợp đồng có: hợp đồng hợp pháp và hợp đồng vô hiệu + Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng đảm bảo các điều kiện của pháp luật + Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đảm bảo được các quy định của pháp luật Hợp đồng vô hiệu gồm hai loại: i) hợp đồng vô hiệu từng... hợp đồng Quan hệ hợp đồng có thể chấm dứt trong nhiều trường hợp khác nhau: a) chấm dứt do hoàn thành hợp đồng, b) chấm dứt do các bên bên thoả thuận, c) chấm dứt theo quy định của pháp luật (ví dụ đối với phá sản hoặc các giới hạn thời gian hợp đồng đối với từng loại hợp đồng cụ thể), d) chấm dứt do hợp đồng không - còn đối tượng, e) chấm dứt do vi phạm hợp đồng Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh. .. tạm ngừng trong việc thực hiện hợp đồng chỉ được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định (điều 35 bộ luật lao động) - 3. 4.1.2 Phân loại hợp đồng lao động Căn cứ vào hình thức hợp đồng, người ta phân hợp đồng lao động thành ba loại: văn bản, lời nói (khẩu ước), hành vi - + Hợp đồng bằng văn bản áp dụng cho các loại hợp đồng sau: i) hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ii) hợp đồng lao... định của pháp luật về thời hạn báo trước trên cơ sở các nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng Việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi chấm dứt đó Quyền lợi của người lao động được giải quyết theo thoả thuận của các - bên hoặc trên cơ sở các quy định của pháp luật 3. 4 .3. 2 Sự chấm dứt hợp đồng bất hợp pháp Sự chấp dứt hợp đồng bất hợp pháp xảy ra.. .Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 50 Kết thúc hợp đồng là một giải pháp cực đoan, nhưng đôi khi đó lại là lối thoát duy nhất Kết thúc hợp đồng là một giải pháp đối với việc vi phạm hợp đồng, thường được gọi là chấm dứt có lý do: điều đó có nghĩa là có một nguyên nhân nào đó dẫn đến chấm dứt hợp đồng Kết thúc hợp đồng sẽ dẫn đến hai khả năng: (i) Hủy bỏ hợp đồng: tất cả sẽ quay... giá trị thực hiện trừ trường hợp có sợ thoả thuận khác Hợp đồng xác định thời hạn có hai loại: i) hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm, ii) hợp đồng theo mùa vụ có thời hạn dưới 1 năm Căn cứ vào tính kế tiếp của trình tự giao kết có hai loại: hợp đồng thử việc, hợp đồng chính thức - + Hợp đồng thử việc là một loại hợp đồng lao động nhưng chưa phải hợp đồng thực thụ Trong hợp đồng này chỉ tồn tại các điều... giản là hợp đồng mua - bí quyết sản xuất Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quá trình chuyển giao công nghệ - 3. 2.2 Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ (xem phụ lục hợp đồng chuyển giao công nghệ) 3. 4 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 3. 4.1 Khái niệm, phân loại hợp đồng lao động 3. 4.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động Hợp đồng lao... vụ mà bên vay đã không thực hiện theo hợp đồng tín dụng d) Hiệu lực của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện sau: - Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 62 + Chủ thể có đủ năng lực và thẩm quyền + Nội dung, hình thức của hợp đồng không trái pháp luật + Có sự đồng thuận về ý chí giữa các bên ký kết + Nghĩa... hợp đồng Trên thực tế, người ta có thể chia vi phạm hợp đồng thành: a) từ chối thực hiện nghĩa vụ, b) không có khả năng thực hiện hợp đồng và c) thực hiện không đầy đủ theo các điều kiện của hợp đồng - Về nguyên tắc, có 4 hậu quả pháp lý có thể áp dụng cho vi phạm hợp đồng bao gồm: đền bù thiệt hại, phạt hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu thực hiện hợp đồng, trong đó đền bù thiệt hại là hậu quả pháp. .. thường ký kết một hợp đồng phụ (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh) theo thể thức luật định nhằm thể hiện rõ ý chí của mình trong việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh 3. 2.2 Các loại hợp đồng cho vay thông dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng 3. 2.2.1 Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tài sản Theo nghĩa pháp lý, cho vay có bảo đảm là một loại quan hệ pháp luật tín dụng trong đó tổ chức . CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH 3. 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Luật hợp đồng ở Việt nam hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao. đồng. Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 56 3. 2 HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 3. 2.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng 3. 2.1.1 Định nghĩa hợp đồng tín dụng Từ khái niệm chung về hợp đồng, căn cứ. nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng được cả thế giới thừa nhận. 3. 1.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh 41  Điều kiện về mục đích của thoả

Ngày đăng: 24/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan