PHỐI HỢP TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN

45 1.9K 60
PHỐI HỢP TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. THÍ NGHIỆM 1: PHỐI HỢP TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN TRONG MẠNG ĐIỆN HÌNH TIA MỘT NGUỒN CUNG CẤP. II. THÍ NGHIỆM 2: NGHIÊN CỨU BẢO VỆ SO LỆCH MÁY BIẾN ÁP. III. THÍ NGHIỆM 3: NGUYÊN LÝ BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH CHO ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN.

Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 1 PHỐI HỢP TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN TRONG MẠNG ĐIỆN HÌNH TIA MỘT NGUỒN CUNG CẤP I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM 1. Phối hợp các bảo vệ làm việc theo nguyên lý quá dòng điện. 2. Khai thác một số chức năng của rơle số MiCOM P122 và MiCOM P142. II. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 2.1. Mô hình thí nghiệm trên bộ mô phỏng hệ thống điện (PSS) ~ Relay C Relay BRelay A GS GTX DTX1 Line 2 ET R TP20TP17TP2 Hình 1.1. Mô hình thí nghiệm bảo vệ quá dòng điện Trong đó: GS – T hanh cái hệ thống GTX – Máy biến áp lưới TP: Điểm thí nghiệm DTX1 – Máy biến áp phân phối Line 2 – Đường dây số 2 ET – Máy biến áp nối đất Tại A (vị trí RGTB) đặt rơle MiCOM P122, điện áp dây 220 V, BI có tỷ số biến đổi n BI = 10/1. Tại B (vị trí RD1 – A) đặt rơle MiCOM P142, điện áp dây 220 V, BI có tỷ số n BI = 7/1. Tại C (RD1 – B) đặt rơle MiCOM P142, điện áp dây 110 V, BI có tỷ số biến đổi n BI = 14/1. Thông số của các phần tử: GS: GTX: ET: 127 V/phase 220V/220V, 5 kVA, Δ/Y-11 Z 1 =Z 2 =Z 0 = 1,38 Ω 220V/110V, 2 kVA, tổ đấu dây zig – zag với trung tính nối đất. Z 1 =Z 2 =Z 0 = 0,44Ω Line 2: DTX1: Z 1 =Z 2 =Z 0 = 3,70 Ω 220V/110V, 2 kVA, Y/Δ-1 Z 1 =Z 2 =Z 0 = 3,60 Ω Khi thí nghiệm các dạng ngắn mạch pha thì ta không sử dụng máy biến áp nối đất ET. Khi thí nghiệm các dạng ngắn mạch chạm đất thì ta nối thêm ET để tạo đường đi cho dòng điện thứ tự không phía sau DTX1. Dòng điện ngắn mạch một pha chạm đất tại TP20 sẽ tương đối lớn, vì vậy ta cần nối trung tính của ET với điện trở R = 1 Ω để giảm dòng điện ngắn mạch. Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 2 Máy biến áp nối đất ET có tổng trở nhỏ nên ta có thể bỏ qua khi tính toán dòng điện ngắn mạch. Ở đây tổng trở của các phần tử trong sơ đồ chỉ có thành phần cảm kháng X, các thông số đã được quy đổi về cấp điện áp 220 V. 2.2. Tính toán dòng điện khi xảy ra các sự cố ngắn mạch Việc tính toán cụ thể do sinh viên chuẩn bị trước khi thí nghiệm. Kết quả tính toán ghi trong Bảng 1.1. Dạng ngắn mạch Dòng điện sơ cấp của các BI, A TP20 TP17 TP2 Ngắn mạch ba pha Vị trí A Dòng điện pha 14,60 25 92 Vị trí B Dòng điện pha 14,60 25 - Vị trí C Dòng điện pha 29,20 - - Ngắn mạch hai pha b – c Vị trí A Dòng điện pha a Dòng điện pha b Dòng điện pha c Vị trí B Dòng điện pha a Dòng điện pha b Dòng điện pha c Vị trí C Dòng điện pha a Dòng điện pha b Dòng điện pha c Ngắn mạch pha a chạm đất Vị trí A Dòng điện pha a 10 25,7 97 Dòng điện pha b 0 6,3 5,3 Dòng điện pha c 10 6,3 5,3 Dòng điện thứ tự không 0 13 86 Vị trí B Dòng điện pha a 10 6,3 5,3 Dòng điện pha b 0 6,3 5,3 Dòng điện pha c 10 6,3 5,3 Dòng điện thứ tự không 0 18,9 16 Vị trí C Dòng điện pha a 30 0 0 Dòng điện pha b 0 0 0 Dòng điện pha c 0 0 0 Dòng điện thứ tự không 30 0 0 Bảng 1.1. Kết quả tính toán dòng điện trên mô hình thí nghiệm 2. 3. Cài đặt chức năng bảo vệ quá dòng điện cho các rơle 2.3.1. Chức năng bảo vệ quá dòng điện pha (I>) Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 3 Đối với rơle quá dòng điện, dòng điện khởi động I kđ của bảo vệ được chọn theo công thức kinh nghiệm: maxlv v mat kđ I k k.k I . Trong đó: k at - hệ số an toàn, thường lấy trong khoảng 1,1 đến 1,2. k m - hệ số mở máy của các phụ tải động cơ có dòng điện chạy qua chỗ đặt bảo vệ. k v - hệ số trở về, bằng 0,85 0,9 với rơle cơ và bằng 0,95 với rơle số. I lvmax - dòng làm việc lớn nhất cho phép đối với phần tử được bảo vệ. Trong bài thí nghiệm này ta chỉ kiểm tra hoạt động của các bảo vệ khi xảy ra ngắn mạch nên dòng điện khởi động được đặt thống nhất là 1 A cho các rơle (đây chính là dòng điện thứ cáp của các BI). Dưới đây ta chỉ cài đặt thời gian tác động của các rơle. Đối với rơle MiCOM, ta có thể lựa chọn đặc tính thời gian cắt trong nhiều loại đặc tính khác nhau, ở đây ta chọn thống nhất đặc tính thời gian cắt cho rơle theo chuẩn IEC, loại đặc tính SI (Standard Inverse). Phương trình đặc tính cắt của rơle: TMS 1) I I ( 14.0 t 02.0 kđ Trong đó: Dòng điện khởi động của rơle là I kđ = 1 A. Dòng điện thứ cấp của BI chạy qua rơle là I, A. TMS (Time Multiplier Setting) là bội số thời gian đặt. I/I kđ là bội số dòng điện đặt. TMS là giá trị thể hiện tỷ lệ giảm thời gian tác động theo tính toán. Ví dụ thời gian tác động theo tính toán là: 1) (TMS t 1) I I ( 14.0 t tt 02.0 kđ Khi đặt TMS = 0,5 thì thời gian tác động chỉ còn một nửa so với giá trị tính toán: t tđ = 0,5t tt . Bởi vậy TMS là công cụ hữu ích để ta thực hiện cài đặt thời gian tác động của các bảo vệ đảm bảo sự phân cấp thừoi gian tác động. Các đường cong ở hình 1.2. giúp ta tra được thời gian tác động ứng với bội số dòng điện đặt và giá trị TMS cho trước. Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 4 Hình 1.2. Đặc tính thời gian cắt loại IEC SI a. Cài đặt cho rơle tại vị trí C Vì rơle C bảo vệ cho phần tử cuối cùng nên ta có thể chọn thời gian tác động nhỏ nhất có thể cho rơle. Ta chọn giá trị TMS nhỏ nhất đối với vơi rơle MiCOM P142 là TMS = 0,025. Theo Bảng 1.1. ta có dòng điện ngắn mạch ở sơ cấp của BI rơle C khi ngắn mạch ba pha tại TP20 là I = 29,20 A. Giá trị dòng điện đi vào rơle là: 29,20/14 = 2,09 A (vì BI có tỷ số 14/1). Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 5 Thời gian tác động của rơle tại C là: s 24,0025,0. 109,2 14,0 t 02,0 (Ta cũng có thể tra đồ thị Hình 1.2 với Multiple of I s = 2,09, TMS = 0,025). b. Cài đặt cho rơle tại vị trí B Rơle tại B làm nhiệm vụ bảo vệ chính cho máy biến áp DTX1 và bảo vệ dự phòng cho rơle C. Do đó khi ngắn mạch tại TP20 thì thời gian tác động của rơle B phải thỏa mãn: s 54,03,024,0ttt RCRB Khi sự cố tại TP20, dòng điện sơ cấp của BI của rơle B là 14,60 A, dòng điện đi vào rơle B là 14,60/7 = 2,09 A (BI có tỷ số n BI = 7/1). Giá trị TMS tìm nhờ điều kiện về thời gian tác động như đã nói ở trên: 057,0TMSTMS 109,2 14,0 54,0t 02,0 Giá trị TMS gần nhất có thể đặt vào rơle là TMS = 0,05. Khi đó thời gian tác động của rơle tại B khi ngắn mạch tại TP20 là: s 48,005,0 109,2 14,0 t 02,0 Khi ngắn mạch tại TP17, dòng điện ngắn mạch phía sơ cấp của BI của rơle B là 25 A (Bảng 1.1), dòng điện đi vào rơle là 25/7 = 3,57 A. Như vậy, thời gian tác động của rơle B khi ngắn mạch ba pha tại TP17 là: s 28,005,0 157,3 14,0 t 02,0 c. Cài đặt cho rơle tại vị trí A Rơle tại A làm nhiệm vụ bảo vệ chính cho đường dây 2 (line 2) và bảo vệ dự phòng cho rơle B. Do đó khi ngắn mạch tại TP17 thì thời gian tác động của rơle A phải thỏa mãn: s 58,03,028,0ttt RBRA Khi sự cố tại TP17, dòng điện sơ cấp của BI của rơle A là 25 A, dòng điện đi vào rơle A là 25/10 = 2,50 A (BI có tỷ số n BI = 10/1). Giá trị TMS tìm nhờ điều kiện về thời gian tác động như đã nói ở trên: 077,0TMSTMS 15,2 14,0 58,0t 02,0 Giá trị TMS gần nhất có thể đặt vào rơle là TMS = 0,075. Khi đó thời gian tác động của rơle tại A là: s 57,0075,0 15,2 14,0 t 02,0 Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 6 2.3.2. Chức năng bảo vệ quá dòng điện thứ tự không (I 0 >) Dòng điện thứ tự không ở đây được tính toán nhờ vào các dòng điện pha (tổng của ba dòng điện pha). Giá trị dòng điện khởi động cho chức năng này ta cũng thống nhất đặt là I kđ = 1 A (phía thứ cấp của BI). Các đặc tính thời gian tác động cũng được chọn thống nhất là IEC SI. Dưới đây ta sẽ đi xác định các giá trị TMS để phối hợp thời gian tác động giữa các rơle. a. Cài đặt cho rơle tại C Khi xét sự cố ngắn mạch một pha chạm đất tại TP20 với điều kiện trung tính máy biến áp ET nối qua điện trở R = 1 Ω ta tính được dòng điện thứ tự không phía sơ cấp của BI của rơle C là 30 A. Giá trị dòng điện phía thứ cấp là 30/14 = 2,1 A. Do rơle C bảo vệ cho phân đoạn cuối cùng nên ta chọn thời gian tác động nhỏ nhất ứng với TMS = 0,025. Thời gian tác động của rơle C (chức năng I 0 >) khi ngắn mạch một pha chạm đất tại TP20 là: s 23,0025,0 11,2 14,0 t 02,0 b. Cài đặt cho rơle tại B Theo Bảng 1.1, khi ngắn mạch một pha chạm đất tại TP20, rơle tại B tính được dòng điện thứ tự không (tổng các vector dòng điện pha) là 0, đồng thời rơle B cũng nhận được các dòng điện pha a và pha c có giá trị phía sơ cấp là 10 A (giá trị phía thứ cấp là 10/7 = 1,43 A). Vì vậy, chức năng bảo vệ quá dòng điện thứ tự không của rơle B không thể dự phòng cho rơle C được. Nếu rơle tại C không tác động (ví dụ như bị khóa tác động), chức năng bảo vệ quá dòng điện pha của rơle B sẽ tác động với thời gian: s 97,005,0 143,1 14,0 t 02,0 Rơle A nhận được dòng điện sơ cấp tương tự như rơle B nhưng vì tỷ số biến đổi của BI là 10/1 nên dòng điện phía sơ cấp là 1 A (giá trị này thực tế nhỏ hơn vì dòng điện ngắn mạch được tính toán thì chỉ xét đến cảm kháng của các phần tử). Như vậy, rơle A có thể sẽ không nhận biết được sự cố đang xảy ra tại TP20. Như vậy để cài đặt chức năng I 0 > cho rơle B, ta phải dựa vào sự cố tại TP17. Khi ngắn mạch một pha chạm đất tại TP17, dòng điện thứ tự không mà rơle B tính toán được là 18,9 A, giá trị phía thứ cấp của BI là 18,9/7 = 2,7 A. Thời gian tác động của rơle B có thể được tính với TMS = 0,05: s 35,005,0 17,2 14,0 t 02,0 c. Cài đặt cho rơle tại A Rơle tại A làm nhiệm vụ dự phòng cho rơle tại B nên khi ngắn mạch một pha chạm đất tại TP17, thời gian tác động của rơle A là: s 65,03,035,0ttt RBRA Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 7 Dòng điện thứ tự không đi qua sơ cấp của BI của rơle A là 13 A (Bảng 1.1), giá trị phía thứ cấp là 13/10 = 1,3 A. Giá trị TMS được tìm từ điều kiện thời gian cắt: 024,0TMSTMS 13,1 14,0 65,0t 02,0 Giá trị gần nhất có thể chọn là TMS = 0,025. Khi đó thời gian tác động của rơle A khi ngắn mạch một pha chạm đất tại TP17 là: s 66,0025,0 13,1 14,0 t 02,0 Khi ngắn mạch một pha chạm đât tại TP2 thì dòng điện thứ tự không phía sơ cấp BI của rơle A là 97 A, giá trị phía thứ cấp là 97/10 = 9,7 A. Thời gian tác động: s 07,0025,0 17,9 14,0 t 02,0 Ta nhận thấy dòng điện ngắn mạch khi ngắn mạch chạm đất gần thanh cái hệ thống là rất lớn vì vậy cần thiết phải nối đất các điểm trung tính qua điện trở hoặc điện kháng để giảm dòng điện ngắn mạch. 2.4. Tiến hành thí nghiệm 2.4.1. Cài đặt thông số cho rơle MiCOM P122 và MiCOM P142 a. Cài đặt cho các rơle MiCOM P142 Configuration Settings Active Settings Group 1 Settings Group 1 Enabled Earth Fault 1 Disabled Earth Fault 2 Enabled Trong chức năng Earth Fault 1, dòng điện thứ tự không được đo trực tiếp từ hệ thống qua một máy biến dòng trên dây trung tính nối đất. Trong Earth Fault 2, dòng thứ tự không được tính bằng tổng dòng điện ba pha. Do không có máy biến dòng nối ở dây trung tính nối đất của máy biến áp trên bộ thí nghiệm nên ta chỉ sử dụng Earth Fault 2 (Enable). Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 8 CT and VT Ratios Relay C - RD1B Relay B - RD1A Main VT Primary 110V 220V Main VT Secondary 110V 110V Phase CT Primary 14A 7A Phase CT Secondary 1A 1A Group 1- Overcurrent Function IEC S Inverse IEC S Inverse I> Direction Non Directional Non Directional I>1 Current Set (Prim) 14A 7A I>1 TMS 0,025 0,05 Earth Fault 2 Function IEC S Inverse IEC S Inverse IN>1 Current 1A 1A IN>1 TMS 0,025 0,05 b. Cài đặt cho rơle MiCOM P122 Configuration Settings Group Select Group 1 CT Ratio Line CT primary 10A Line CT Sec 1A Check phase rotation is ABC I>? Yes, I>1,0Tn Earth Fault 2 Function Ie> Yes Ie> 1,0Ien Delay Type IDMT IDMT IEC SI TMS 0,025 Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 9 2.4.2. Kiểm tra hoạt động của các bảo vệ a. Sơ đồ nối dây Tiến hành nối dây theo sơ đồ hình 1.3. Hình 1.3. Sơ đồ nối dây cho thí nghiệm bảo vệ quá dòng điện b. Trình tự thí nghiệm Thí nghiệm với các sự cố pha – pha (chức năng I>) 1. Nối đồng hồ đếm thời gian cắt vào điểm TP20 và đặt thời gian tối đa cho đồng hồ là 1,5 sec 2. Khoá các chức năng quá dòng cắt nhanh của rơle D1A và D1B. 3. Mở các máy cắt: CB22, CB24, CB26. 4. Đóng các máy cắt CB23 và CB25. 5. Nối sơ đồ tạo sự cố 3 pha tại điểm TP20 và đóng mắy cắt tạo sự cố (gần vị trí đồng hồ đếm thời gian). 6. Quan sát phản ứng của rơle D1B (tại C) Bộ môn Hệ thống điện Phòng thí nghiệm mô phỏng Hệ thống điện C1 – 116 10 7. Truy cập rơle D1B và ghi lại các thông số: a. Chức năng bảo vệ gì đã tác động. b. Độ lớn dòng điện sự cố. c. Thời gian tồn tại sự cố. d. Thời gian làm việc của rơle. e. Thời gian tác động của máy cắt. 8. Khoá tạm thời rơle D1B và tạo sự cố như bước 5. 9. Quan sát phản ửng của rơle D1A (tại B). 10. Truy nhập rơle D1A và ghi lại các thông số như bước 7. 11. Tạo sự cố tại TP17 12. Quan sát phản ửng của rơle D1A. 13. Khoá tạm thời rơle D1A và tạo sự cố một lần nữa tại TP17 14. Quan sát phản ứng của rơle GTB tại A. 15. Lặp lại các thao tác từ bước 5 với các dạng sự cố ngắn mạch 2 pha, ghi lại các thông số và nêu nhận xét về thời gian tác động cũng như sự phân cấp thời gian làm việc giữa các bảo vệ trong trường hợp này có gì thay đổi – Sự làm việc chọn lọc giữa các bảo vệ còn được đảm bảo hay không? Thí nghiệm với các sự cố pha – đất (chức năng I 0 >) 1. Tạo sự cố 1 pha tại điểm TP20 2. Quan sát phản ứng của rơle D1B. 3. Truy cập rơle D1B và ghi lại các thông số: a. Chức năng bảo vệ gì đã tác động. b. Độ lớn dòng điện sự cố. c. Thời gian tồn tại sự cố. d. Thời gian làm việc của rơle. e. Thời gian tác động của máy cắt. 4. Khoá tạm thời rơle D1B và tạo sự cố 1 pha tại TP20 5. Quan sát phản ứng của rơle D1A. 6. Truy nhập rơle D1A và ghi lại các thông số như bước 3. 7. Tạo sự cố tại TP17 8. Quan sát phản ứng của rơle D1A. 9. Khoá tạm thời rơle D1A và tạo sự cố một lần nữa tại TP17 10. Quan sát phản ứng của rơle GTB tại A. III. YÊU CẦU BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Báo cáo thí nghiệm phải bao gồm những nội dung sau: [...]... từ thứ cấp của các BI nối vào các đầu của phần tử được bảo vệ Hình 2.1 Minh họa nguyên lý bảo vệ so lệch Dòng điện đi qua rơle bằng: IR = IT1- IT2 Trong đó: IR - Dòng điện chạy qua rơle hay còn gọi là dòng điện so lệch IT1 - Dòng điện thứ cấp BI1 IT2 - Dòng điện thứ cấp BI2 Vùng tác động của bảo vệ so lệch được giới hạn bằng vị trí đặt của các tổ máy biến dòng ở các đầu phần tử được bảo vệ Trong chế... sung phải có trị số hợp lý sao cho điện áp giáng trên rơle không vượt quá điện áp khởi động của rơle Nếu Rbs quá lớn, khi ngắn mạch ở trong vùng bảo vệ, dòng qua rơle quá nhỏ, có thể dưới ngưỡng tác động, rơle lại không tác động Dòng tác động của rơle được chọn từ 5%-20% dòng thứ cấp BI, mặc dù rơle có thể không ổn định ở ngưỡng thấp Nếu yêu cầu ngưỡng cao, một điện trở Shunt (điện trở phi tuyến) được... BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH CHO ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN I MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM 1 Tìm hiểu về nguyên lý bảo vệ khoảng cách 2 Ứng dụng cài đặt cho rơle số MiCOM P442 II CƠ SỞ LÝ THUYẾT Bảo vệ khoảng cách của các đường dây tải điện có thể coi là bảo vệ có độ chọn lọc tuyệt đối hoặc bảo vệ có độ chọn lọc tương đối Tác động của bảo vệ khoảng cách gần như đồng thời với thời điểm phát hiện sự cố nhưng giống như bảo vệ quá. .. đo của bộ phận khoảng cách như sai số của máy biến dòng điện, biến điện áp, điện trở quá độ tại chỗ ngắn mạch, hệ số phân bố dòng điện trong nhánh bị sự cố với dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ và đặc biệt là quá trình dao động điện 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự làm việc của rơle khoảng cách 2.3.1 Sai số của máy biến dòng điện, máy biến áp Giả thiết bộ phận đo tổng trở được đấu vào điện áp pha và dòng điện. .. sai số của các phần tử trong hệ thống bảo vệ nên vùng thứ nhất của bảo vệ khoảng cách bao trùm khoảng 80% - 85% chiều dài đường dây được bảo vệ Để bảo vệ nốt 20% chiều dài còn lại của đường dây, trong các rơle khoảng cách có thêm bộ phận khởi động để mở rộng vùng tác động tới cuối đường dây tiếp theo Bộ phận khởi động không tác động cắt ngay mà sẽ khởi động bộ định thời gian và thường chỉ tác động sau... với các máy biến áp (MBA) công suất lớn, để đảm bảo tính tác động nhanh, nhạy và chọn lọc cao, người ta sử dụng chức năng bảo vệ so lệch (differential protection - 87) làm bảo vệ chính, chức năng bảo vệ quá dòng điện được sử dụng làm bảo vệ dự phòng Ngoài ra chức năng bảo vệ chống quá tải nhiệt (49), các chức năng bảo vệ không dựa vào đại lượng điện như quá nhiệt thùng dầu, rơle khí (Buchholz), rơle. .. thời gian tác động tương đối lớn Ngoài ra còn có một rơle quá dòn g khác ở phía trước rơle so lệch để dự phòng cho trường hợp có sự cố ở phía hệ thống, dòng sự cố trong trường hợp này có thể khép mạch qua máy biến áp Một rơle quá dòng P122 được đặt ở phía thứ cấp máy biến áp, ở ngoài vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch chính Tỷ số biến của rơle P122 là 10/1 Rơle này phối hợp thời gian với các rơle P142... hạn chế - Bảo vệ quá dòng thời gian độc lập - Bảo vệ quá dòng thời gian phụ thuộc - BẢo vệ quá tải nhiệt - Bảo vệ tần số - Bảo vệ điện áp - Giám sát giá trị tới hạn - Lập trình logic Người sử dụng có thể chọn từng chức năng riêng biệt trong cấu hình của thiết bị hoặc không sử dụng theo yêu cầu Tuỳ theo cấu hình, người sử dụng có thể thay đổi thiêt bị một cách linh động cho phù hợp yêu cầu bảo vệ trong... cố ngắn mạch ngoài, các BI có khả năng bị bão hoà mạch từ, sẽ tồn tại một dòng điện không cân bằng chạy qua rơle và dẫn đến khả năng tác động nhầm của hệ thống bảo vệ Chính vì lý do trên người ta phải tiến hành hãm không để cho rơle tác động nhầm Có nhiều phương pháp cũng như cách thức để ngăn chặn tác động nhầm của các rơle so lệch Đối với hệ thống bảo vệ so lệch sử dụng rơle cơ -điện người ta dùng... cuộn dây của máy biến dòng và dây nối trong bảo vệ Z là điện kháng của mạch từ hoá Ở chế độ bình thường và ngắn mạch ngoài, nếu các máy biến dòng không bị bão hoà thì X có trị số khá lớn, dòng điện trong mạch từ hoá nhỏ nên có thể bỏ qua Dòng điện thứ cấp khép qua vòng 1 và 4 Điện áp đặt trên rơle rất nhỏ Dòng qua rơle khi đó bằng không, rơle không tác động Nếu dòng ngắn mạch ngoài quá lớn, biến dòng đặt . điện C1 – 11 6 8 CT and VT Ratios Relay C - RD1B Relay B - RD1A Main VT Primary 11 0V 220V Main VT Secondary 11 0V 11 0V Phase CT Primary 14 A 7A Phase CT Secondary 1A 1A. Δ/Y -11 Z 1 =Z 2 =Z 0 = 1, 38 Ω 220V /11 0V, 2 kVA, tổ đấu dây zig – zag với trung tính nối đất. Z 1 =Z 2 =Z 0 = 0,44Ω Line 2: DTX1: Z 1 =Z 2 =Z 0 = 3,70 Ω 220V /11 0V, 2 kVA, Y/Δ -1 Z 1 =Z 2 =Z 0 =. D1B và tạo sự cố như bước 5. 9. Quan sát phản ửng của rơle D1A (tại B). 10 . Truy nhập rơle D1A và ghi lại các thông số như bước 7. 11 . Tạo sự cố tại TP17 12 . Quan sát phản ửng của rơle D1A.

Ngày đăng: 24/07/2014, 11:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan