SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG part 8 pdf

32 317 1
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG part 8 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

221 Ảnh hưởng lên cơ thể. Sốt, viêm màng kết, sổ mũi, viêm phế quản, các vết đốm trên má. Sự phát ban tấy sốt có màu hơi đỏ xuất hiện vào ngày thứ 3 và thứ 7. Thời gian ủ bệnh: Khoảng 10 ngày, Thay đổi từ 8 đến 13 ngày, thời gian đầu sốt, khoảng 14 ngày sau đó xuất hiện phát ban. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → người Các biện pháp kiểm soát • Dùng vác xin, cách ly và giáo dục. Bệnh tinh hồng cầu Tác nhân gây bệnh: Streptococcus pyogenes. Các phương thức lan truyền • Tiếp xúc trực tiếp hay gần gũi với bệnh nhân hoặc vật mang bệnh. • Tiếp xúc gián tiếp với bệnh nhân, qua các vật thể hay tay. Ảnh hưởng lên cơ thể. Sốt, viêm họng (có thể ảnh hưởng đến tim nếu ), viêm amiđan, viêm họng, tăng bạch cầu. Thời gian ủ bệnh: từ 1 đến 3 ngày. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → người → đồ vật → thực phẩm hay sữa. Các biện pháp kiểm soát • Chuẩn bị các phòng thí nghiệm thuận lợi cho việc nhận biết các khuẩn cầu duỗi hemolytic nhóm A. • Giáo dục cộng đồng các phương thức lan truyền bệnh. • Đun sôi và tiệt trùng sữa bị nhiễm trùng. • Tẩy uế giường chiếu, khăn bị bẩn. 222 Ho gà Tác nhân gây bệnh: Bondetella Pertussis. Các phương thức lan truyền: Chủ yếu là tiếp xúc với đờm của người nhiễm bệnh, tiếp xúc qua không khí, dưới dạng các giọt nhỏ và tiếp xúc gián tiếp. Bệnh ho gà là một bệnh phổ biến nhưng phạm vi ảnh hưởng sẽ giảm nếu sử dụng vác xin D.P.T. Ảnh hưởng lên cơ thể. Ho rát, viêm họng. Thời gian ủ bệnh: Thường 7 ngày, hầu như không thay đổi trong vòng 10 ngày. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → người → không khí hay các vật vô tri. Các biện pháp kiểm soát • Sự miễn dịch có hiệu quả đối với một loại vác xin. • Giáo dục cộng đồng, đặc biệt là cha mẹ của trẻ và người có con nhỏ. • Kiểm tra các vật vô tri và không khí trong nhà. Bệnh đậu mùa Đến những năm 1960 đó là thột vấn đề đối với toàn cầu. Bệnh đậu mùa là một trong những bệnh được xoá bỏ nhờ sử dụng công nghệ y học. Bệnh viêm phổi Tác nhân gây bệnh: Diplococcus pneumonỉae và một virus. Các phương thức lan truyền. tiếp xúc dưới dạng giọt, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua đường tiêu hoá, hít phải những vật phẩm bị nhiễm bẩn. Nhà cửa bệnh viện bị ô nhiễm. Việc chôn cất người chết do già yếu, bệnh tật. Ảnh hưởng lên cơ thể: ớn lạnh, sốt, đau ngực, ho "khàn" sinh ra đờm. 223 Thời gian ủ bệnh: Khoảng 1 đến 3 ngày. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh người → không khí hay đồ vật. Các biện pháp kiểm soát • Tránh ớ những nơi đông đúc đặc biệt ở cơ quan, doanh trại hay trên tàu xe. • Kiểm tra hơi thở của bệnh nhân. • Vệ sinh cá nhân và nơi làm việc. Bệnh cúm Tác nhân gây bệnh: một virus. Các phương thức lan truyền: Tiếp xúc trực tiếp, nhiễm dưới dạng giọt, tiếp xúc với mũi, đờm hay nắm vào núm cửa mà đã bị nhiễm bệnh. Ảnh hưởng lên có thể. Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và kiệt Thời gian ủ bệnh: Từ 24 đến 72 giờ. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → người → không khí hay các vật vô tri. Các biện pháp kiểm soát • Chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh cá nhân thật tốt. • Tẩy uế các đồ dùng và vật dụng ăn uống bị nhiễm bẩn bởi bài tiết và sự bài tiết của bệnh nhân. • Tránh tiếp xúc các vật dụng và khu vực bị nhiễm hoặc vừa bị nhiễm. Các bệnh gây ra bởi động vật Bệnh dại Tác nhân gây bệnh: Lyssavirus dạng 1 (virus gây bệnh thần kinh nhiệt đới). 224 Các phương thức lan truyền • Bị cắn bởi động vật dại, có khi bởi nước bọt của động vật tiếp xúc với vết xước trên da. • Sự lan truyền từ con dơi sang người (có thể trong các hang nơi dơi cư trú). Ảnh hưởng lên cơ thể. Ban đầu có cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu và thay đổi cảm giác không rõ ràng. Bệnh chuyển sang liệt nhẹ hay tê liệt, co cơ, khó nuốt. Tiếp theo là mê sảng và co giật. Chết do liệt đường hô hấp, và các bệnh dại thì hầu như như một trận định không thay đổi đối với bệnh viêm não cấp tính. Thời gian ủ bệnh: Thường từ 4 đến 6 tuần, có khi ít hơn hoặc dài hơn phụ thuộc vào độ rộng của vết thương và các nhân tố khác. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → chó cắn Các biện pháp kiểm soát: Điều bị bởi vác xin, sử dụng trong 14 ngày liên tục. Vác xin thường được bổ sung bởi huyết thanh miễn dịch. Các biện pháp đề phòng • Nếu con vật đó được xác định và giam giữ thì theo dõi trong 10 ngày, phải tiêm vác xin khi con vật có biểu hiện bệnh dại. • Nếu con vật không biết rõ nguồn gốc, và khu vực có hiện tượng của bệnh dại thì phải đi tiêm ngay lập tức. • Nếu vết cắn nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng đầu, mặt và cổ mà có thể con vật đó bị dại thì phải tiêm ngay một liều lượng 225 huyết thanh, tiếp theo phải tiêm vác xin đầy đủ. • Không được tiêm vác xin dại trừ khi da bị chảy máu hoặc xước, nếu không sẽ có thể gây ra chứng viêm não. • Rửa vết thương bị cắn bởi động vật dại hay động vật nghi ngờ bằng xà phòng ngay lập tức, khi đó huyết thanh có thể thâm nhiễm dưới vùng bị cắn. • Giáo dục mọi người cần tiên phòng các con vật nuôi trong gia đình, phải chăm sóc chu đáo nếu bị cắn, phải giam giữ và quan sát chúng và báo lại việc xảy cho cơ quan chức năng ra ngay lập tức. • Giam giữ các con vật chưa tiêm phòng mà bị các con vật dại khác cắn. • Mọi con chó phải được đăng ký, cấp giấy phép và tiêm vác xin. Các con chó bị lạc thì phải được tập trung và tiêu diệt. Bệnh do vi khuẩn ở trâu, bò (sốt ởrucella) Tác nhân gây bệnh: Brucella melitensis; Brucella abortus; Brucella suis. Các phương thức lan truyền: Do tiếp xúc với các mô và chất bài tiết của động vật nhiễm bệnh hay do tiêu hoá sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa của những động vật nhiễm bệnh. Ảnh hưởng lên cơ thể • Bước đầu có thể là cấp tính hoặc tiềm ẩn, sốt cách nhật, đau đầu, cơ thể yếu, nhiều mồ hôi, ớn lạnh, đau khớp. • Bệnh này có thể kéo dài vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm, thường thì hồi phục, rủi ro khoảng 2% hoặc ít hơn. • Thời gian ủ bệnh: thời gian thay đổi cao, thường từ 5 đến 21 ngày, đôi khi một vài tháng. 226 Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → chất lưu hay mô của động vật bị bệnh. Các biện pháp kiểm soát • Giáo dục các nông dân và công nhân nhà mổ, cách đóng gói trong nhà máy và các cửa hàng bán thịt, bản chất của bệnh và mức độ nguy hiểm của việc đóng gói xác xúc vật hay đóng gói các sản phẩm động vật nhiễm bệnh. • Nghiên cứu các động vật truyền nhiễm nhờ phản ứng dính và loại bỏ những động vật này bằng cách cho chúng cách ly: • Chủng ngừa trong khu vực gây bệnh. • Tiệt trùng sữa và các sản phẩm từ sữa bò, cừu hay dê; đun sôi sữa trước khi dùng. Bệnh lao ở bò Tác nhân gây bệnh: Mycobacterium tuberculosis. Các phương thức lan truyền: Từ việc tiêu hoá sữa chưa tiệt trùng hay các sản phẩm sữa từ các con bò nhiễm bệnh lao, từ chuồng trâu bò và từ việc đóng gói các sản phẩm động vật nhiễm bệnh. Ảnh hưởng lên cơ thể. Mệt mỏi, sốt và giảm cân; việc truyền nhiễm có thể lan tới bất cứ phần nào trên cơ thể nhờ bạch huyết và dòng máu trong cơ thể sau đó nó gây ảnh hưởng tới khu vực cụ thể. Thời gian ủ bệnh: khác nhau, từ một vài tuần thậm chí nhiều năm. Chuỗi lan truyền Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → chất lưu hay mô của động vật nhiễm bệnh. 227 Các biện pháp kiểm soát • Giáo dục sức khoẻ cộng đồng về tầm quan trọng của sữa tiệt trùng. • Tiêm chủng B.C.G những người không bị nhiễm bệnh. • Loại trừ bệnh lao trong động vật lấy sữa nhờ việc nghiên cứu vi trùng lao. • Kiểm soát lò mổ các động vật đã chết. • Tiệt trùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Sốt Q Tác nhân gây bệnh: Rickettsia burnetti (Coxiella burnetti). Các phương thức lan truyền: Thông thường nhờ trùng rận hay gần các khu vực ô nhiễm, hay trong quá trình chế biến các động vật nhiễm bệnh hay các sản phẩm và tại nơi mổ tử thi. Cũng có thể là từ sữa bò chưa tinh chế, tiếp xúc trực tiếp với động vật lây nhiễm hay các nguyên liệu ô nhiễm khác. Ảnh hưởng lên cơ thể. Cảm giác ban đầu là lạnh đột ngột, đau phía sau cầu mắt, cơ thể yếu, khó chịu và chảy nhiều mồ hôi. Trong một số trường hợp, viêm phổi cùng với ho nhẹ, có đờm, đau ngực, những phát hiện về sức khoẻ tối thiểu và không nhiều hoặc không bao hàm hô hấp. Thời gian ủ bệnh: từ 2 đến 3 tuần. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → chất lưu, mô hay lông của động vật đã chết Các biện pháp kiểm soát • Phòng ngừa cho các công nhân trong phòng thí nghiệm và các đối tượng lao động ngoài trời. •Tiệt trùng sữa bò, dê, cừu để khổ hoạt tính của trùng rận. 228 • Giáo dục cộng đồng về các nguồn lây nhiễm và tầm quan trọng của việc khử trùng sữa. • Kiểm soát sự lây nhiễm nhờ tiêm phòng vác xin và điều chỉnh các hoạt động của các vật nhiễm bệnh. Bệnh than Tác nhân gây bệnh: Brucella anthracis (sinh vật hình thành từ bào tử). Các phương thức lan truyền • Nhiễm qua da nhở tiếp xúc với các lông, da và các sản phẩm bị nhiễm, như bàn cạo lông, hay tiếp xúc trực tiếp với các mô bị nhiễm. • Do hít phải các bào tử. • Do việc ăn phải tự bị nhiễm chưa chín. Ảnh hưởng lên cơ thể • Ảnh hưởng lên da: Đầu tiên xuất hiện mụn nước và các nốt sần tại nơi lây nhiễm sau đó phát triển thành vảy màu đen, tiếp theo là sưng phồng sâu hơn và gần các mô. Sự đau đớn không thường xuyên. Nếu không được điều trị thì truyền nhiễm có 'thể lan tới các u bạch huyết và máu, sau đó nhiễm máu nhiều nơi và dẫn đến tử vong. Ảnh hưởng do hít phải: Triệu chứng ban đầu nhẹ và thanh quản không có gì đặc biệt, nhưng sau đó xuất hiện triệu chứng khó thở, tiếp đó là sốt và sốc từ 3 đến 5 ngày, sau đó chết từ 7 đến 25 giờ. Tỷ lệ rủi ro rất cao. Thời gian ủ bệnh: Trong phạm vi 7 ngày, thường là 4 ngày. Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → tiếp xúc với mô của động vật nhiễm bệnh. 229 Các biện pháp kiểm soát • Chủng ngừa vác xin các tế bào tự do, đặc biệt cho bác sỹ và cho những người đóng hàng bị ô nhiễm. • Giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục các phương thức lây lan, bảo vệ da. • Tránh xước chân tay đối với những người đóng gói các vật phẩm. • Kiểm tra nồng độ bụi và sự thông thoáng thích hợp trong các ngành công nghiệp độc hại. • Giám sát các công nhân, nhắc họ quan mm chăm sóc những vùng da có biểu hiện nghi ngờ. • Có đầy đủ thiết bị tẩy rửa sau khi làm việc, rửa, tẩy uế hay khử trùng kỹ càng. • Lông, da nên được tẩy rửa cẩn thận trước khi chế biến thực phẩm. Da của động vật bị nhiễm bệnh than thì không được bán và sử dụng. •Có các bài tập về khám nghiệm xác chết của động vật do mắc phải bệnh than. • Tránh làm bẩn đất hay làm bẩn môi trường do làm rớt máu hay các mô bị nhiễm. • Hoả táng, hay phủ vôi lên rồi chôn sâu các xác động vật. • Cách ly và điều trị các động vật nghi ngờ mắc bệnh than . • Chủng ngừa hàng năm khi cần thiết. Bệnh trùng xoắn móc câu: (bệnh Weiels, bệnh xuất huyết vàng da). Tác nhân gây bệnh: Hơn 80 kiểu huyết thanh Leptospira. 230 Các phương thức lan truyền • Tiếp xúc với nước bẩn hay tiếp xúc với nước tiểu của động vật nhiễm bệnh trong khi bơi, ngẫu nhiên hay trong công việc. • Tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh, việc lây nhiễm có thể do thâm nhập qua da bị trầy xước hay qua màng nhầy, có thể qua tiêu hoá. • Ảnh hưởng lên cơ thể: Sốt cấp tính, đau đầu, lạnh, khó chịu, nôn mửa, đau cơ, kích thích màng:não và viêm màng kết. ít khi vàng da, bệnh thiếu máu xuất huyết dưới da và có màng nhầy. Bệnh kéo dài từ 1 đến 3 tuần, rủi ro thấp. Thời gian ủ bệnh: từ 4 đến 19 ngày Chuỗi lan truyền: Động vật nhạy cảm → tác nhân gây bệnh → nước tiểu của động vật. Các biện pháp kiểm soát • Trang bị ủng và găng tay cho các công nhân làm việc trong ngành công nghiệp độc hại. • Giáo dục cộng đồng các phương thức lây lan bệnh, các điều cần biết trong khi bơi hay lội trong nước nhiễm bẩn. • Kiểm soát bộ gặm nhấm và các thói quen của con người trong vui chơi giải trí. • Cách ly các động vật trong gia đình và ngăn cản sự lây nhiễm tại nơi sống và làm việc bởi nước tiểu của động vật nhiễm bệnh. Bệnh vi khuẩn Xanmon Tác nhân gây bệnh: Salmonella typhimurium, S. heidelberg, S. newport, S.oranienburg, S. infantis, S. enteritidis và S. derby. Các phương thức lan truyền: Nhờ thực phẩm: bánh patê thịt, [...]... trong bất cứ nhóm người nào nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở các cùng nông thôn, trong số các nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội thấp hơn và ở các khu vực đông đúc 2 38 Nơi tác động vào cơ thể Lỵ amip là bệnh ở ruột già (đại tràng) Môi trường truyền bệnh: Tìm thấy ở các chất bài tiết của người Lây lan bởi sự ô nhiễm thực phẩm do tay có dính phân tươi Cũng do nước bị nhiễm bẩn bởi phân người Ruồi nhặng... toàn thân Thời gian ủ bệnh: với S faecalis - 2 đến 18 giờ; với 240 S.pyogenes là 1 đến 3 ngày; có thể lây truyền trong khoảng 10 ngày Địa điểm xảy ra: xảy ra trên khắp thế giới Có nhiều kiểu S.pyogenes khác nhau nên một người có thể mắc bệnh đi mắc bệnh lại Nơi tác động vào cơ thể S faecalis gây bệnh ở bộ máy tiêu hóa, S pyogenes ở bộ máy hô hấp Môi trường truyền bệnh: S feacalis - ở các thức ăn như... chất độc lớn Nếu lượng độc tố bị giảm đi tối thiểu, mất vài ngày để xuất hiện các triệu chứng Địa điểm xảy ra: có một vài trường hợp xảy ra trên khắp thế giới Ngày nay ngộ độc thịt là một bệnh tương đối hiếm Nơi tác động vào cơ thể bộ máy tiêu hoá, sọ và các khu thần kinh khác Môi trường truyền bệnh: Rau, thịt và các sản phẩm từ thịt, cá và đồ biển và các thực phẩm khác không được đóng hộp đúng cách... của bệnh sẽ bị loại trừ ở đất nước này Vị trí tác động trên cơ thể Vào giai đoạn sớm của bệnh, vi khuẩn thương hàn được tìm thấy trong máu Chúng xuất hiện ở phân, đôi khi ở nước tiểu sau tuần đầu tiên Môi trường truyền bệnh: thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín, hoặc các thức ăn yêu cầu không được nấu như rau sống và hoa quả tươi salads, bánh ngọt, sữa không tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng... lại Một số bệnh đi kèm với thực phẩm phổ biến nhất sẽ được thảo luận chi tiết Để tăng cường sự hiểu biết, các nhân tố gây bệnh, triệu chứng, giai đoạn ủ bệnh, thời gian xảy ra, tác động lên cơ thể, môi trường truyền bệnh, và phương pháp phòng chống sẽ được đưa ra Các bệnh đi kèm với thực phẩm bao gồm nhiễm khuẩn Salmonella, sốt thương hàn, bệnh tả, lỵ amip, nhiễm khuẩn Shingella và nhiễm khuẩn Brucella... Sự bùng phát dịch thường diễn ra ở các hội từ thiện cho trẻ em, nhà tù, viện điều trị mm thần, căn cứ quân sự và các vùng đất 239 dành riêng Nơi tác động vào cơ thể: ở ruột, gây hậu quả như bệnh ly Môi trường truyền bệnh: Con người là nhân tố truyền bệnh, các động vật nuôi có thể là nơi trung chuyển và reo rắc mầm bệnh Có thể truyền bệnh từ phân tới miệng của người đã nhiễm bệnh Truyền gián tiếp bởi... bệnh: Các triệu chứng xuất hiện 6 đến 48 giờ sau 233 khi ăn vào Bệnh thường diễn biến trong khoảng 12 đến 24 giờ Có thể kéo dài từ 3 ngày đến 3 tuần Thời gian xảy ra: Loại bệnh này xảy ra quanh năm, với số lượng lớn thường được báo cáo là giữa tháng 7 và 9 Vị trí tác động vào cơ thể chúng thường xâm nhập và cư trú ở hệ thống tiêu hóa (dạ dày và ruột) Trong những trường hợp trầm trọng chúng có thể xâm... tới một khu vực mới (được biết tới như là bệnh "tiêu chảy của khách du lịch") Xảy ra trên toàn cầu, đặc biệt đối với những người du lịch tới các quốc gia Mỹ Latinh Nơi tác động vào cơ thể: hệ tiêu hóa Môi trường truyền bệnh: E coli là hệ sinh vật tự nhiên ở trong hệ tiêu hóa của con người và động vật Những công nhân chế biến đóng gói thịt bị gây nguy hiểm bởi gia súc và lợn Sự bùng nổ nhiễm bệnh ở thức... biện pháp làm giảm số người mác bệnh này tại một số nơi Nơi tác động vào cơ thể Theo giới thiệu về Brucella, trong dòng máu, chúng ở lại trong vòng 24 giờ ở các hạch bạch huyết, gan, lách và tủy xương Môi trường truyền bệnh: Là bệnh nghề nghiệp của những người làm việc với các động vật nuôi bị nhiễm bệnh như là gia súc, cừu, dê, lợn và ngựa Những con bò bị nhiễm bệnh sẽ phát toàn khác nhau cũng bị nhiễm... thu khi giữa mùa đi săn thỏ Nơi tác động vào cơ thể Có 1 vết loét xuất hiện ở nơi vi khuẩn hình que xâm nhập vào và các hạch bạch huyết vùng đó bị sưng phồng lên và trở nên mỏng manh và thường mừng mủ Môi trường truyền bệnh: Những con thỏ hoang bị nhiễm bệnh là nguyên nhân trực tiếp gây ra hơn 90% ca người bị nhiễm ở Mỹ Các động vật hoang dã khác có thể truyền bệnh cho người là: sóc Đất sóc cây, con Cù . ruột). Trong những trường hợp trầm trọng chúng có thể xâm nhập vào các hệ thống cơ quan khác gây ra viêm phổi, viêm màng não, viêm màng trong tim và viêm màng ngoài tim. Môi trường truyền bệnh:. về khám nghiệm xác chết của động vật do mắc phải bệnh than. • Tránh làm bẩn đất hay làm bẩn môi trường do làm rớt máu hay các mô bị nhiễm. • Hoả táng, hay phủ vôi lên rồi chôn sâu các xác. các nhân tố gây bệnh, triệu chứng, giai đoạn ủ bệnh, thời gian xảy ra, tác động lên cơ thể, môi trường truyền bệnh, và phương pháp phòng chống sẽ được đưa ra. Các bệnh đi kèm với thực phẩm

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan