Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên

53 1.3K 6
Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ  Huyện Đại Từ  Tỉnh Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 70% dân số cả nước số tập trung ở các vùng nông thôn. Ở nông thôn có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên địa bàn rộng lớn, có nhiêu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác biệt. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hóa là một trong những giả pháp quan trọng chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đô thị hóa cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giả quyết. Nhiều tác động đang diễn ra hằng ngày, hang giờ làm thay đổi tận gốc nếp làm ăn, nếp sống, nếp nghĩ của người dân nông thôn, cũng như môi trường sống của họ theo cả chiều tốt và xấu. Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hộ, cho nên các có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường sống của họ theo cả chiều tốt vùng nông thôn việt nam và chiều xấu. Nông thôn xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên không nằm ngoài quy luật đó. Môi trường nông thôn xã Vạn Thọ đang dần bị thay đổi. Do tập quán sinh hoạt và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, rác thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi ngày càng nhiều hơn, chất lượng môi trường sẽ ngày càng suy giảm nếu không có biện phát ngăn ngừa và khắc phục. vì vậy để xuấ các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn xã Vạn Thọ là cần thiết song song với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã. Xuất phát từ vấn đề đó, Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Th.S Dương Thị Thanh Hà, em tiến hành đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Điều tra, đánh giá môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá hiểu biết của người dân về môi trường. Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nắm bắt được những thông tin về điều kiện tự nhiên của xã Vạn Thọ cũng như sức ép của sự phát triển kinh tế và xã hội đối với môi trường. Cung cấp thông tin về các hiện tượng môi trường của xã, Các hậu quả của ô nhiễm môi trường, tự hoạt động của sản xuất của người dân nông thôn, từ đó giúp cho các nhà quản lý thấy thấy rõ tầm quan trọng và đề ra những giải pháp khắc phục. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng chống ô nhiễm môi trường tại địa phương. 1.4. Yêu cầu của đề tài Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực. Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Các kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi cao. 1.5 Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiêm thực tế phục vụ cho công tác sau này Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào thực tế. Ý nghĩa trong thực tiễn: Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vạn Thọ và đề xuất giải pháp khắc phục, phòng chống ô nghiễm. Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân trong xã.

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 70% dân số cả nước số tập trung ở các vùng nông thôn. Ở nông thôn có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên địa bàn rộng lớn, có nhiêu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác biệt. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hóa là một trong những giả pháp quan trọng chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đô thị hóa cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giả quyết. Nhiều tác động đang diễn ra hằng ngày, hang giờ làm thay đổi tận gốc nếp làm ăn, nếp sống, nếp nghĩ của người dân nông thôn, cũng như môi trường sống của họ theo cả chiều tốt và xấu. Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hộ, cho nên các có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường sống của họ theo cả chiều tốt vùng nông thôn việt nam và chiều xấu. Nông thôn xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên không nằm ngoài quy luật đó. Môi trường nông thôn xã Vạn Thọ đang dần bị thay đổi. Do tập quán sinh hoạt và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, rác thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi ngày càng nhiều hơn, chất lượng môi trường sẽ ngày càng suy giảm nếu không có biện phát ngăn ngừa và khắc phục. vì vậy để xuấ các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn xã Vạn Thọ là cần thiết song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. SV: Nhâm Tiến Linh Lớp: 1 2 Xuất phát từ vấn đề đó, Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Th.S Dương Thị Thanh Hà, em tiến hành đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Điều tra, đánh giá môi trường nông thôn trên địa bàn xã Vạn Thọ- Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiểu biết của người dân về môi trường. - Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Nắm bắt được những thông tin về điều kiện tự nhiên của xã Vạn Thọ cũng như sức ép của sự phát triển kinh tế và xã hội đối với môi trường. - Cung cấp thông tin về các hiện tượng môi trường của xã, Các hậu quả của ô nhiễm môi trường, tự hoạt động của sản xuất của người dân nông thôn, từ đó giúp cho các nhà quản lý thấy thấy rõ tầm quan trọng và đề ra những giải pháp khắc phục. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng chống ô nhiễm môi trường tại địa phương. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau. - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực. - Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. - Các kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi cao. 1.5 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 3 Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiêm thực tế phục vụ cho công tác sau này Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vạn Thọ và đề xuất giải pháp khắc phục, phòng chống ô nghiễm. Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân trong xã. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận - “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật” ( luật Bảo vệ Môi Trường, 2005)[2]. - “ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Luật bảo vệ môi trường, 2005)[2]. - Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường số và phát triển bền vũng kinh tế xã hội quốc gia ( Lê Văn Khoa, 2000)[7]. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch,phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.( phạm ngọc quế 2003 )[11] - Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và địn hướng đến năm 2020 chính là “ tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý hức và trách nhiệm BVMT” cho cộng đồng và “ đâyỷ mạnh xã hội hoá công tác BVMT” ( Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008)[1]. 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật BVMT Việt Nam – ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. 5 - Quyết định số 51/2008/QĐ – BNN của bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế số 08/2005/QĐ – BYT ngày 11/03/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. - Nghị định số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT – BYT ngày 30/11/2006 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia đình. - Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 5942-1995) Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước mặt. - Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 5944-1995) Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước ngầm. - Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 5502-2003) nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng. - Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 5945-2005) Giá trị giới hạn cho phép các thôn số và nồng độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải. 2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trong nước 2.2.1. Tình trạng chung của môi trường việt nam Việt Nam đang ra sức xây dựng nông thôn mới. Trong tiến trình này, bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí cần phải đạt được. Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết có hệ thống, nhất là ở các làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp. Cả nước có trên 1.300 làng nghề đã được công nhận và 3.200 làng có nghề, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa. Những đánh giá trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng 6 gia tăng. Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết chất thải phát sinh từ các làng nghề như chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế kim loại, giấy, nhựa,… chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường; gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất; làm gia tăng người mắc bệnh có liên quan đến ô nhiễm; thậm chí làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân sống trong và bên cạnh làng nghề. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản lý, xử lý chất thải làng nghề, góp phần cải thiện môi trường tại một số địa phương như công nghệ hầm biogas đối với chất thải ở các làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc; mô hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề… Một số địa phương đã triển khai quy hoạch tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư đối với làng nghề dệt nhuộm, giấy tái chế,… hoặc quy hoạch quản lý theo hình thức phân tán đối với từng hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống ít ô nhiễm; công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Quy định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó xác định các trọng tâm ưu tiên bảo vệ môi trường làng nghề giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020 nhằm từng bước xử lý các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm môi trường và ngăn chặn tình trạng phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường mới.( Đình Lâm, 2013)[9] Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn đang gia tăng và trở thành một vấn đề môi trường cấp bách hiện nay, các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được xử lý do thiếu nguồn lực cũng như thiếu quy định về trách nhiệm cụ thể. Ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam đang ở mức báo động 7 Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nông thôn đang ở mức báo động, đã và đang gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sức khoẻ cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ở nhiều nơi, do các làng nghề gây ra, ở nhiều nơi thì do nước thải, chất thải từ sản xuất nông nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, khu vực nông thôn phát sinh trên 1.300 triệu m3 nước thải; 6,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 74 triệu tấn chất thải chăn nuôi,… Ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường. Theo một báo cáo môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn khoảng 40-55%, trong đó khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác thải, không có người và không có phương tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó xử lý. Tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau: 8 + Đầu tiên phải kể đến là tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… một cách tràn lan và không có kiểm soát. Nhìn chung, lượng phân bón hóa học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1ha gieo trồng, bình quân 80-90 kg/ha (cho lúa là 150-180 kg/ha), so với Hà Lan 758 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha. Tuy nhiên, việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp: bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón NPK, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác, bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là áp lực chính cho nông dân và môi trường đất rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau (Lê Văn Khoa, 2004) [8]. Theo Phạm Ngọc Quế (2003) hiện tại số hộ ở nước ta chăn nuôi gia súc gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông, làm chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý hoặc dọn rửa chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu, thức ăn thừa cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do chăn nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng phân này không được xử lý tốt chắc chắn sẽ tạo ra một sự ô nhiễm đáng kể đối với vệ sinh môi trường. + Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng nghề, phân bố trên 58 tỉnh thành và đông đúc nhất ở đồng bằng Sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 9 làng nghề các loại tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuốc Hà Nội), Thái Nình, Bắc Ninh,… Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe của người dân làng nghề (Phạm Ngọc Quế, 2003) [11]. Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất như sự tổn thất trong nghề cá (do ô nhiễm nước). Diện tích đất để canh tác bị suy giảm và thu hẹp. Nước sạch cung cấp cho phát triển công nghiệp ngày càng thiếu. Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, chưa kể đến kinh phí cho các dự án đầu tư xử lý chất thải và vệ sinh môi trường đô thị. Nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường hiện hành rất lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm nước ở các làng nghề, khu công nghiệp, các hệ thống sông vào khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản thì nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường còn cao hơn nữa Hơn một phần ba dân số Việt Nam đang nhiễm các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Không được tiếp cận đầy đủ nước và vệ sinh còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ em (44% trẻ em nhiễm bệnh giun sán và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Với sự tăng, phát triển của các 10 ngành công nghiệp tại địa phương, các nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nếu không tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008) [1]. Ô nhiễm môi trường không khí Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xãy ra ở nhiều nơi. Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8–3, nhà máy cơ khí Mai Động. Khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp Văn Điển, nhà máy Rượu…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng , ô nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi măng, nhà máy Thủy Tinh và Sắt tráng men…Ở Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe phốtphát Lâm Thao, nhà máy Giấy, nhà máy Dệt. Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi. Ở thành phố Hồ Chí Minh và cụm công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Hầu như tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt. Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong làng nghề là than, củi. Do đó lượng bụi và các lượng khí CO, CO 2 , SO 2 , và NO x thải ra trong quá trình sản xuất trong làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Tái – Hà Tây), vôi (Xuân Quan – Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO 2 , SO 2 , NO x và nhiều loại thải khác gây nguy hại tới sức khỏe của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa mầu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên,… (Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, 2004) [8]. Ô nhiễm môi trường đất Kết quả điều tra 30 mô hình thu gom rác thải tại 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường những năm gần đây, chỉ có hai địa phương có kế hoạch triển khai thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực [...]... 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Xã Vạn Thọ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguên 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Tại UBND Xã Vạn Thọ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên - Thời gian: Từ ngày 2/2014 đến ngày 5/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội * Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Khí hậu, thủy văn - Nguồn tài nguyên * Điều kiện kinh tế xã hội - Thực trạng phát... 2 phú -xã vạn thọ Cầu Vai Say- ong cúc 4,1 3,5/6 Bê tông 3 xóm 10 Đường liên xã – chị 1,61 4 Bê tông 4 Hà xóm 9 Đường liên xã – cửa 0,36 4 Bê tông khẩu xóm 8 (Nguồn: Số liệu UBND xã Vạn Thọ, 2012)[5] - Giao thông trục xóm: Trên địa bàn xã số tuyến giao thông trục xóm với tổng chiều dài là 5,32 km, bê tông hoá 100% nhìn chung hệ thống giao thông trục xóm đã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 31 - Giao thông... thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để thải vào môi trường Bàn Thị Mỳ (2012),[10] Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn còn khoảng 306m 3 nước thải bệnh viện và khoảng 385m3 nước thải từ các trại chăn nuôi thải vào môi trường 13 Nhu vậy có thể thấy, lượng nước thải hàng ngày xả vào môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là khá lớn Trong thực tế, phần lớn lượng nước thải này chưa được xử lý hoặc chỉ mới... 2,7 Lao động khác 323 17 Tổng 1.901 100 vụ 3 (nguồn: UBND xã Vạn Thọ, 2013) [3] 4.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vạn Thọ 4.2.1 Hiện trạng cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tại các gia đình A, Hiện trạng nước sinh hoạt Theo kết quả điều tra về tình hình cấp nước sinh hoạt của từng hộ gia đình trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng sau (bảng 4.4) Bảng 4.4:Hiện trạng sử dụng... Dũng)[6] Môi trường đất Kết quả phân tích cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 – 15%; trong đó huyện Mê Linh vượt trên 18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên 20% TBVTV họ Clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03% Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng. .. 3.650 khẩu, Có diện tích đất tự nhiên là 853,88 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 142,0 ha - Phía Bắc: Giáp với xã Lục Ba - Phía Nam: Giáp với xã Ký Phú - Phía Đông: Giáp với xã Tân Thái và huyện Phổ Yên - Phía Tây: Giáp với xã Lục Ba và Xã Ký phú 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Là xã trung du nằm trong vùng hồ núi cốc, phía đông với địa hình núi thấp và tương đối bằng phẳng, mức độ chia cắt yếu, phía... nghiên cứu - Người dân nông thôn và môi trường nông thôn tại xã Vạn Thọ, tập chung chủ yếu vào các vấn đề sau: + Nước sinh hoạt của các hộ gia đình + Cơ sở hạ tầng: Nhà ở, chuồng trại, nhà về sinh, ao hồ… + Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải trong quá trình sinh hoạt 22 + Hoạt động nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nông thôn như: Vấn đề sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật,... trạng Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên 19 Môi trường đất: Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là nông dược và phân bón hóa học chúng tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ Thứ hai là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm trọng, Làm vỡ kết cấu đất, xói mòn đất… Ô nhiễm đất do nông dược và phân hóa học, Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở nông thôn Trước hết là do sự bành... 3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường xã Vạn Thọ - Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt - Hiện trạng nước thải - Hiện trạng về quản lý rác thải - Hiện trạng vệ sinh môi trường - Tình hình chăn nuôi, hiện trạng vệ sinh môi trường - Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công tác bảo vệ môi trường - Một số vấn đề khác: phong tục tập quán, thói quen - Công tác tuyên truyền và giáo dục vế sinh môi. .. 2kg/ mẫu 25 Dựa trên số liệu thu thập được, thông kê, tổng hợp và phân tích xử lý bằng phần mềm Excel, So sánh mẫu nước sinh hoạt với QCVN 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vạn Thọ 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Vạn Thọ là một xã nằm ở phía nam của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 9km Xã có 12 xóm, dân số năm 2013 là 926 hộ, 3.650 . khoảng 60 -65 % lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55 -60 % lượng lân (2,07 triệu tấn và 55 -60 % kali (344 nghìn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ, tác động tiêu cực đến nông. thải, chất thải từ sản xuất nông nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, khu vực nông thôn phát sinh trên 1.300 triệu m3 nước thải; 6, 6 triệu tấn rác thải sinh. sinh nông thôn đến năm 2020. 5 - Quyết định số 51/2008/QĐ – BNN của bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. -

Ngày đăng: 23/07/2014, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan