skkn một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ờ trường thpt vĩnh thắng

15 876 0
skkn một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ờ trường thpt vĩnh thắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ờ TRƯỜNG THPT VĨNH THẮNG PHẦN MỞ ĐẤU Giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy vấn đề xây dựng và phát triển đội ngụ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, thể hiện rõ qua các chỉ thị, nghị quyết: - Nghị quyết TW IV khóa VIII đã nêu: “ Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên củng như đội ngũ các bộ quản lý giáo dục về chính trị, tư tưởng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn” - Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ sức, đủ tài.” - ChỈ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng nhấn mạnh:” Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệm hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”. Chỉ thị cũng nêu rõ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Mặt khác xây dựng và phát triển đồi ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THPT nói riêng, đồng thời đáp ừng nhu cầu phát triển của từng trường THPT. - Đội ngũ giáo viên THPT là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục THPT. - Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của mỗi nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. - Xây dựng và phát triển đội ngũ còn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi giáo viên, đáp ứng nhu cầu của người học. - Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập rèn luyện và tự rèn luyện. - Nhu cầu phát triển là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Vì vậy phấn đấu để được công nhận giáo viên giỏi các cấp là những nhu cầu chính đáng của giáo viên mà các nhà quản lý cần khuyến khích và tạo điều kiện cho họ. - Hơn nữa toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh đều đặc niềm tin, niềm hi vọng vào các thầy giáoTHPT trong việc dạy dỗ con em mình để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, phát triển toàn diện con người XHCN, chủ nhân tương lai của đất nước. - Thực tế hiện nay nhiều trường dư hoặc thiếu giáo viên hay không đảm bảo cơ cấu, giáo viên phải dạy chéo ban, dạy nhiều giờ…. Ở đâu đó còn có hiện tượng giáo viên xuống cấp về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. (Vi phạm pháp luật, ngược đãi, vi phạm nhân phẩm của học sinh, say rượu bia, cờ bạc…), lười bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ờ trường THPT Vĩnh Thắng” PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận. 1/ Một số khái niệm - Đội ngũ giáo viên là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong tổ chức. Đội ngũ giáo viên của tổ chức là nguồn lực trong tổ chức là nguồn lực trong tổ chức đó. - Đội ngũ giáo viên trong trường THPT là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường. - Xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THPT là nhiệm vụ của người quản lý nhằm xây dưng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế xã hội và đất nước, yêu cầu phát triển của giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THPT tại địa phương nói riêng. 2/ Đặc điểm lao đông sư phạm của đội ngũ giáo viên. - Đối tượng của lao động sư phạm của giáo viên là học sinh ở đội tuổi 15- 18, lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm, sinh lý. Học sinh có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm của người thầy. Để đáp ứng những nhu cầu này, người GV cần phải có những kiến thức chuyên môn sâu rộng và có những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học. - Phương tiện lao động của người giáo viên là chính nhân cách của người thầy cùng các thiết bị dạy học trong đó nhân cách của người thầy có vai trò quan trọng nhất. GV tác động đến học sinh bằng lời nói, bằng tấm gương, bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự rèn luyện. - Thời gian lao động sư phạm của người giáo viên khó tách bạch ra khỏi thời gian lao động. Bất cứ lúc nào ngay cả khi nghỉ ngơi, đọc sách, giải trí của người giáo viên cũng có thể suy nghĩ về công việc sư phạm của mình. - Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên là chất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó được biểu hiện cụ thể ở nhân cách của người học sinh. Đặc điểm này của lao động sư phạm đòi hỏi nhà trường không được phép” sản xuất ra phế phẩm”. Học sinh tốt nghiệp THPT phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. - Lao động sư phạm của người giáo viên THPT mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và có sức mạnh hết sức nặng nề là đạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy đòi hỏi giáo viên THPT cần nhận thức rỏ vị trí, vai trò của mình, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3/ Tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ: - Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục. Nghị quyết TW 2 khóa VIII, chỉ thị 40 CT/TW - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THPT nói riêng. - Xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển của từng trường THPT. - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên. - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu của học sinh. 4/ Nội dung và biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ: - Lập quy hoạch nhân sự đội ngũ: Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Công tác này cần được tiến hành thường xuyên để từng nhân sự có điều kiện phấn đấu, để công tác cán bộ của nhà trường được chủ động và hiệu quả. - Tuyển chọn, bổ sung nhân sự: Nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên như bản quy hoạch đã đề ra. Các nguyên tắc khi tuyển chọn bổ sung nhân sự. + Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. + Căn cứ vào tiêu chuẩn giáo viên, nhân viên theo quy định. + Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện. - Phân công , bố trí giáo viên: Đó là việc phân công giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp và các công việc khác của nhà trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, ngược lại nếu phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng dạy học và giáo dục của họ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Các yêu câu khi phân công, bố trì giáo viên. + Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn của từng người. + Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. Các bước tiến hành phân công, bố trí giáo viên. + Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng. + Tổ chuyên môn bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước. + Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định. - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hoàn thiện nhân cách của giáo viên, đó là việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, tư tưởng chính trị. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục THPT cần đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. + Khi tiến hành bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần đạt các yêu câu sau: Đảm bảo hệ thống và chủ trương bồi dưỡng của vụ giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT, Phòng GD. Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên và cả đội ngũ của trường nói riêng và cả ngành học nói chung. Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công tác bồi dưỡng. + Nội dung của bồi dưỡng giáo viên: Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công tác đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục học sinh THPT. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Lòng nhân ái, tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người, với người giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn với sứ mệnh cao cả của mình. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chương trình THPT để dạy được tất cả các khối lớp của THPT đáp ứng yêu cầu của đối tượng học sinh. Bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm như tậm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi và phương pháp dạy học ở THPT. Bồi dưỡng kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quản lý hành chính nhà nước, môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, y tế học đường…. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên là nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Để có được năng lực đó giáo viên THPT cần có được trí thức khoa học về tâm lý, giáo dục… giáo viên THPT vừa phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo các chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT, vừa phải tích cực chủ động sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh của thể của trường mình. Ngoài ra giáo viên THPT cần nâng cao năng lực hoạt động xã hội, đặc biệt là khả năng phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách của học sinh. Các kỹ năng sư phạm bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục học sinh. II/ Cơ sở pháp lý. - Điều 15 chương I- Luật giáo dục năm 2005 nêu rỏ:” Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tấp, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo…” - Điều 16 chương I: Luật giáo dục” Cán bộ quản lý GD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý GD, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục”. Ngoài ra điều 72, điều 73, điều 80 cũng quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. - Bộ GD&ĐT cũng đã quy định nhiệm vụ xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ trong chỉ thị nhiệm vụ năm học 2011-2012: “ Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và xây dựng các cơ sở giáo dục trung học theo hướng chuẩn hóa. III/ Thực trạng chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ ở trường THPT Vĩnh Thắng. 1/ Đặc điểm chung của trường THPT Vĩnh Thắng 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thắng - Xã Vĩnh Thắng là một xã nông thôn vùng sâu của huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang với diện tích tự nhiên là 2904,36 ha.trong đó diện tích trồng lúa119 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản ha,diện tích trồng khóm 650ha. Xã có 06 ấp với 197 hộ và 7497 người, trong đó người kinh chiếm 6909 người tỉ lệ 92,10%, khơ mer chiếm 509 người tỉ lệ 6,80 .%, người hoa chiếm 79 ngưới tỉ lệ 1,10%. - Kinh tế địa phương chủ yếu là làm nông nghiệp, một bộ phận nhỏ làm kinh tế dịch vụ và mua bán nhỏ. Thu nhập của người dân thấp nên điều kiện đầu tư cho GD còn hạn chế. 1.2 Đặc điểm của trường THPT Vĩnh Thắng. - Trường THPT Vĩnh Thắng có 13 lớp với 450 HS, biên chế cán bộ, giáo viên, nhân viên 36 người trong đó: Cán bộ quản lý: 3 Giáo viên:29 Nhân viên:4 Về trình độ và tỷ lệ GV được tổng hợp dưới bảng sau: Tổng số giáo viên Giáo viên đạt trình độ chuẩn Tỷ lệ giáo viên trên lớp Tổng số HS của trường Trung bình số HS trên lớp Thạc sĩ ĐHSP CĐSP Tổng số Tỷ lệ Tổng số lớp học Tỷ lệ GV trên lớp Số lượng % Số lượng % Số lượng % 29 01 3,44 28 96,56 29 100 13 2,23 450 34,65 Hiện nay có 02 giáo viên đang theo học thạc sĩ năm cưối Cán bộ GV, NV phân theo độ tuổi như sau: Tuổi Dưới 35 Từ 35- 50 Trền 50 TS % TS % TS % Số lượng 14 49,28 15 51,72 - Tỷ lệ giáo viên trẻ cao, đây cũng là điểm mạnh nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong công tác bồi dưỡng đặc biệt là bồi dưỡng tư tưởng chính trị, kinh nghiệm công tác, động viên kích lệ lòng say mê yêu nghề, khơi dậy điểm mạnh về năng lực chuyên môn, tính sáng tạo của giáo viên trẻ. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho những giáo viên cao tuổi. - Xếp loại của giáo viên 3 năm trở lại đây. Năm học TSGV Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 2009- 2010 34 9 26,47 14 41,18 11 32,35 2010- 2011 29 9 31,04 12 41,38 8 27,58 2011- 2012 29 11 37,93 14 48,28 4 13,79 Chất lượng GV tương đối đồng đều. 2/ Thực trạng chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ ở trường THPT Vĩnh Thắng 2.1 Thực trạng về nhận thức. - Xác định đây là vấn đề quan trọng, quyết định đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ. Khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục là nâng cao đội ngũ cán bộ giáo viên. Vì vậy cán bộ quản lý nhà trường, các tổ chức đoàn thể cùng toàn thể giáo viên đã nhận thức đúng vai trò và sức mạnh của việc xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường. - BGH nhà trường cũng đã xác định rõ đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đòi hỏi BGH người lập kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần hoàn thành mục tiêu, kế hoạch giáo dục của từng năm học và của cả vai đoạn nhất định. - Hơn nữa đây cũng là một tiêu chí thi đua của mỗi nhà trường, mỗi tổ chức đoàn thể, là ý trí, nguyện vọng của mỗi giáo viên. Vì vậy vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ được cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia ủng hộ nhiệt tình cụ thể là: Nhà trường đã giúp đỡ 4 giáo viên đang theo học đại học. 2.2 Thực trạng việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của ngành, của cấp trên đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ. - Nhà trường đã nghiên cứu chấp hành chủ trương, kế hoạch của cấp trên về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng kiến thức về nội dung, phương pháp dạy học chương trình, SGK mới,bồi dưỡng các kỹ năng về sử dụng thiết bị dạy học, kiến thức tin học…. - Đáp ứng đầy đủ quyền lợi được học tập nâng cao trình độ theo luật giáo dục đã quy định như tham gia học đại học, bồi dưỡng chính trị, tham gia các lớp bồi dưỡng khác… 2.3 Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường Tuy đã chú trọng song vẫn còn hạn chế: - Việc quy hoạch đội ngũ chưa hiệu quả. Cơ cấu chưa hợp lý ( Nhiều bộ môn thừa, một vài bộ môn thiếu) - Nhà trường vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào việc tuyển dụng, phân công thuyên chuyển cán bộ giáo viên vì vậy nhà trường chưa thể chủ động trong việc tuyển chọn, đảm bảo đội ngũ. - Việc phân công giáo viên tương đối hợp lý, song khó đảm bảo mặt bằng vì mất cân đối GV ở các bộ môn. - Ngoài các đợt tổ chức của cấp trên( Sở GD&ĐT, Phòng GD) thì việc bồi dưỡng tự bồi dưỡng của giáo viên do trường, tổ chuyên môn tổ chức vẫn chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. - Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ còn hạn chế, phương tiện hạn chế, tài liệu chủ yếu do cấp trên và GV tự mua sắm. 2.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: - Vì nhà trường chưa được giao quyền tự chủ trong công tác nhân sự tuyển, chọn đội ngũ nên việc quy hoạch đội ngũ chưa có hiệu quả cao( nhiều năm đề nghị bổ sung nhưng chưa đạt kế hoạch). - Do tính lịch sử để lại nên vẫn còn GV chưa bắt kịp được chương trình, thực hiện đổi mới chậm. - Do đã xác định rõ vai trò của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường nên chất lượng đội ngũ đã được nâng cao rõ rệt - Do công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống của nhà trường, của các tập thể, mà mỗi cá nhân thấy được trách nhiệm của mình trong công việc. - Thành tích nhà trường đã đạt được trong các năm qua tương đối ổn định đó là truyền thống, niềm tự hào và cũng là trách nhiệm xây dựng của mọi thành viên trong nhà trường. - Vì nguồn kinh phí có hạn lại chưa được tự chủ hoàn toàn về tài chính nên việc giúp đỡ, động viên, kích lệ cán bộ giáo viên chủ yếu về tinh thần còn vật chất còn hạn chế, đặt biệt là CB-GV tham gia học tập nâng cao trình độ( học đại học, bồi dưỡng chính trị….) IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ Ở TRƯỜNG THPT VĨNH THẮNG 1/ Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và nâng cao nhận thức: - Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lòng nhân ái đối với con người đặc biệt là đối với học sinh. Vì tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn đối với trách nhiệm của mình. Làm cho GV yêu nghề hơn, say mê nghề hơn tạo ý trí khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục. - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhận thức cho giáo viên về vị trí, vai trò trách nhiệm của nhà giáo trong quá trình giáo dục, nêu cao yêu cầu của đất nước, của xã hội đối với nhà trường trong bối cảnh hiện nay, từ đó giúp cho người giáo viên có ý thức trong việc rèn luyện và tu dưỡng để đáp ứng yêu cầu. - Lập kế hoạch, động viên cho giáo viên được tham gia các khóa học bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan tạo ra sự thích ứng về mặt xã hội trong công tác đổi mới đất nước hiện nay. Mặt khác GV cũng phải được học tập nghiên cứu các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh, một số văn kiện, nghị quyết, các bộ luật. Luật lao động, luật GD, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em… nhằm định hướng đúng đắn cho GV trong thực hiện nhiệm vụ của mình. 2/ Tiếp tục quy hoạch và quy hoạch có hiệu quả đội ngũ, tiến tới đạt chuẩn theo chiến lược giáo dục. - Lập kế hoạch đề nghị cấp trên tuyển dụng thuyên chuyển cán bộ giáo viên nhằm đảm bảo cơ cấu hợp lý. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo môi trường tốt nhằm thu hút cán bộ giáo viên tự nguyện phục vụ cho nhà trường, cho địa phượng. Kế hoạch này phải mang tính thực tiễn, đáp ứng yêu cần trước mắt nhưng phải đảm bảo ổn định lâu dài trong một giai đoạn 3-5 năm. 3/ Phân công, bố trí giáo viên. - Dựa trên cơ sở thực tiễn: Đặc điểm của nhà trường, tình hình đội ngũ, căn cứ trình đội, năng lực, nguyện vọng của giáo viên mà lãnh đạo nhà trường phân công công việc một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân. Sự phân công đó phải đảm bảo tính ổ định, tính kế thừa trong một khoảng thời gian nhất định.( Nếu cho một giáo viên dạy theo hệ thống của một môn học của một khối lớp thì họ sẽ được bồi dưỡng kiến thức và sẽ nâng cao trách nhiệm của học người trong công việc được giao). Ngoài ra cũng cần chú ý đáp ứng nguyện vọng của giáo viên vì khi đã được đáp ứng nguyện vọng sẽ tạo động lực, thúc đẩy sự nổ lực của họ. - Phân công bố trí giáo viên còn được thể hiện qua kế hoạch hoạt động, thời khóa biểu của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy các môn học được phân công nhưng cũng bố trí thời gian thích hợp để họ có điều kiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ như: Mỗi GV có ít nhất một buổi nghỉ trong tuần, GV tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn được bố trí công việc vào đầu tuần, giành thời gian [...]... của nhà trường, đặc biệt là tình hình xây dựng và phát triển đội ngũ Dùng lý luận đó để soi sáng thực tiễn, đề ra một số giải pháp cụ thể tăng cường quản lý nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ nhằm mục đính nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường Sau thời gian nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tiễn đã có tác dụng thiết thực mang lại hiệu quả cao trong việc chỉ đạo xây dựng. .. thực mang lại hiệu quả cao trong việc chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và các mặt hoạt động khác của nhà trường Từ những cơ sở đó cùng với kết quả nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu.” Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ nhà giáo ở trường THPT Vĩnh Thắng huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang” Việc hoàn thành đề... trọng, nhiêm vụ và trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng và phát triển đội ngũ Là năm đầu tiên khi trường mới tách ra bậc THPT, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nhưng khi áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn giúp cho việc chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ khoa học hơn, có tác dụng thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục Cụ thể là: Chất lượng giáo dục so... xã hội cơ bản của người lãnh đạo nhà trường, vì hiệu quả của quá trình dạy học, giáo dục phần lớn phụ thuộc vào nó Sự đoàn kết của tập thể thúc đẩy sự tối ưu hóa tất cả các mặt đời sống và hoạt động của tập thể” - Saruco6p trong cuốn “Hiệu trưởng nhà trường với bầu không khí tập thể” + Để xây dựng mối đoàn kết tập thể, trước hết phải xây dựng mối đoàn kết trong lãnh đạo nhà trường Sự đoàn kết thống... thức Tích cực tham mưu và tham mưu có hiệu quả đối với UBND huyện về kế hoạch nhân sự của ngành và của từng nhà trường - Với Trường THPT Vĩnh Thắng cần phát huy các thành tích đã đạt được, tích cực tham mưu với cấp trên để đảm bảo cơ cấu giáo viên trong thời gian tới, trong khi chờ chủ trương cấp trên, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng trước mắt( bồi dưỡng tại trường) đối với giáo viên nhằm đáp ứng... thống tôn sư trọng đạo, truyền thống dạy tốt học tốt, thông qua các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua, tổ chức long trong các ngày lễ lớn 20/11, 22/12, 26/3… V/ KẾT LUẬN 1/ Một số kết luận Tôi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề về lý luận, về pháp lý liên quan đến xây dựng và phát triển đội ngũ Thấy được vai trò tầm quan trọng của công tác đội ngũ trong nhà trường THPT, từ đó định... thực tế đội ngũ hiện có thông qua công tác phân công phân nhiệm cụ thể, tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, kết hợp kích thích, động viên cả về vật chất và tinh thần đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường và đã có hiệu quả rõ rệt Đề tài tuy đã được đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc và áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Vĩnh Thắng huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang nhưng thời gian... gian nghiên và áp dụng chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu còn hẹp chỉ tại một trường Vì vậy chưa thể triển khai áp dụng rộng rãi Tôi mong muốn được sự đánh giá, góp ý kiến để trong thời gian tới sẽ đầu tư nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn để có thể triển khai có hiệu quả hơn và thích hợp với nhiều nhà trường hơn 2/ Một số kiến nghị - Bộ GD&ĐT cần có những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên chi... sinh giỏi được giảm giờ dạy và được bố trí nhiều buổi nghỉ hơn… 4/Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng - Để khắc phục việc chiếu lệ, hình thức trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên nhà trường phải thực hiện một số biện pháp sau: - Thực hiên nghiêm chỉnh chủ trương, kế hoạch bồi dưỡng của cấp trên, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng về nội dung, phương pháp dạy học chương trình sách giáo khoa mới Trong đó... đối tượng bồi dưỡng, cắt cử giáo viên có năng lực chuyên môn, có uy tín làm giáo viên cốt cán để lĩnh hội nội dung bồi dượng về tổ chức và truyền đạt lại đối với tổ, khối chuyên môn của nhà trường - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ phải chi tiết, cụ thể và khả thi Phải nêu rõ mục tiêu, chương trình, thời gian thực hiện, gắn với công tác thi đua, coi đây là một chỉ tiêu thi đua đối với mỗi . trạng chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ ở trường THPT Vĩnh Thắng. 1/ Đặc điểm chung của trường THPT Vĩnh Thắng 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thắng - Xã Vĩnh Thắng là một xã. VIII, chỉ thị 40 CT/TW - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THPT nói riêng. - Xây dựng và phát triển đội ngũ. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ờ TRƯỜNG THPT VĨNH THẮNG PHẦN MỞ ĐẤU Giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan