Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabricius) và côn trùng ký sinh của nó trên ruộng vừng ở vùng đồng bằng Nghệ An, vụ hè thu 2003 và 2004." docx

6 723 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabricius) và côn trùng ký sinh của nó trên ruộng vừng ở vùng đồng bằng Nghệ An, vụ hè thu 2003 và 2004." docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 61 Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabricius) và côn trùng ký sinh của nó trên ruộng vừng ở vùng đồng bằng Nghệ An, vụ hè thu 2003 và 2004 Trần Ngọc Lân (a) Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu trên sinh quần ruộng vừng ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho thấy: (1) Tập hợp côn trùng ký sinh sâu non sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabricius) có 4 loài: Xanthopimpla punctata Fabr., Xanthopimpla flavolineata Cameron, Brachymeria sp.1, Brachymeria sp.2; trong đó phổ biến là loài Xanthopimpla punctata. (2) Số lợng sâu non sâu cuốn lá ở mức thấp: 0,61 - 1,44 con/m 2 (Vụ vừng hè thu 2003) và 4,61 - 5,04 con/m 2 (Vụ vừng hè thu 2004). Tỷ lệ ký sinh trung bình của sâu non sâu cuốn lá ở mức thấp: 1,99% - 2,53% (Vụ vừng hè thu 2004); (3) Trên sinh quần ruộng vừng, diễn biến số lợng của sâu non sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh đạt hai đỉnh cao trong vụ vừng; (4) Số lợng sâu non sâu cuốn lá và số lợng côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt của chúng giữa giống vừng đen và giống vừng V6 có sai khác nhau nhng không có ý nghĩa thống kê. 1. Mở đầu Vừng (Sesamum indicum L.) là cây công nghiệp cho dầu ngắn ngày, cây thực phẩm quan trọng ở Việt Nam. Việc mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh vừng với những giống mới năng suất cao sẽ kéo theo sự phát triển của các loại dịch hại vừng. Cho đến nay, việc nghiên cứu sâu hại vừng và thiên địch của chúng hầu nh cha đợc quan tâm. Theo Strickland và Smith (1995)[6] trên thế giới có khoảng 20 loài sâu chính gây hại vừng, trong đó số loài gây hại nhiều nhất là sâu hại bộ cánh phấn (Lepidoptera). Tại Australia sâu hại vừng có 14 loài thuộc 8 bộ, trong đó sâu bộ cánh phấn (Lepidoptera) có số loài nhiều nhất (8 loài). ở Việt Nam đã thống kê đợc 28 loài sâu hại vừng (Viện BVTV, 1976) [3]. Theo Patil et al. (1992) nghiên cứu việc sản xuất vừng tại India thì việc kiểm soát các loài sâu hại có thể làm giảm thiệt hại hơn 35% (dẫn theo Strickland và Smith, 1995) [6]. Nghệ An là một vùng chuyên canh vừng lớn nhất Việt Nam, với các giống vừng đen, vừng vàng địa phơng và từ năm 1995 Nghệ An đã gieo trồng giống vừng V6 nhập nội. Phòng trừ tổng hợp (IPM) sâu hại vừng dựa trên cơ sở đa dạng sinh học và các nguyên tắc sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó biện pháp chủ yếu là lợi dụng thiên địch tự nhiên. Bài báo này là một phần kết quả của Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc ngành Khoa học Sự sống của Bộ Khoa học và Công nghệ "Sâu hại vừng và Côn trùng ăn thịt, ký sinh của chúng ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An" (Mã số 610403). ' Nhận bài ngày 28/7/2006. Sửa chữa xong 20/12/2006. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 62 2. Nguyên liệu và phơng pháp Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Điều tra nghiên cứu sâu hại vừng và thiên địch của chúng đợc tiến hành vào vụ vừng hè thu 2003 (tháng 6 tháng 8/2003) và vụ vừng hè thu 2004 (tháng 6 tháng 8/2004) tại xã Nghi Đức và xã Nghi Trờng, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. Vật liệu nghiên cứu: Cây vừng (giống vừng đen địa phơng và giống vừng V6 nhập nội). Sâu hại vừng bộ cánh phấn (Lepidoptera). Côn trùng ký sinh (Hymenoptera, Diptera); Nhện lớn ăn thịt (Araneida); Côn trùng ăn thịt (Coleoptera). Các nghiên cứu đợc tiến hành theo các phơng pháp thờng quy về nghiên cứu côn trùng và bảo vệ thực vật (Viện Bảo vệ Thực vật, 1997)[4]. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: các ruộng vừng V6 (công thức I - CTI) và vừng đen (công thức II - CTII) đợc bố trí trên ruộng của nông dân. Mỗi thí nghiệm đợc tiến hành trên 3 ruộng vừng, mỗi ruộng có diện tích 1 sào (500m 2 ), trên cùng một loại đất, cùng chế độ chăm sóc, cùng thời vụ gieo trồng. Phơng pháp thu mẫu định kỳ 5 - 7 ngày/1 lần, thu mẫu định lợng bằng cách đếm số lợng sâu hại và thiên địch trên số cây vừng tơng ứng 3m 2 diện tích tại 5 điểm theo đờng chéo góc trên mỗi ruộng vừng. Tiến hành thu thập sâu non và nhộng trong sinh quần ruộng vừng mỗi lần từ 30 - 50 con ở một ruộng. Nuôi sâu hại theo dõi thu thập ký sinh. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tập hợp côn trùng ký sinh sâu non sâu cuốn lá Tập hợp ký sinh sâu non sâu cuốn lá hại vừng có 4 loài: Xanthopimpla punctata (Fabricius), Xanthopimpla flavolineata Cameron, Brachymeria sp.1, Brachymeria sp.2; trong đó phổ biến là loài Xanthopimpla punctata. Các loài côn trùng chiếm tỷ trọng khác nhau trong tập hợp ký sinh của sâu non sâu cuốn lá, điều đó phù hợp với quy luật đã đợc Vũ Quang Côn (1986, 1987) [1, 2] phát hiện trên tập hợp ký sinh sâu bớm hại lúa ở Việt Nam. Côn trùng ký sinh của sâu non sâu cuốn lá có tỷ lệ ký sinh thấp, trung bình chỉ đạt 2,53% ở ruộng vừng V6 và 1,99% ở ruộng vừng đen (Bảng 1, 2). 3.2. Diễn biến số lợng của sâu non sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh Trên sinh quần ruộng vừng, diễn biến số lợng của sâu non sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh đạt hai đỉnh cao trong vụ vừng, đỉnh cao của côn trùng ký sinh chậm pha hơn đỉnh cao của sâu cuốn lá 5- 10 ngày. ở ruộng vừng V6, sâu cuốn lá đạt đỉnh cao thứ nhất vào 25NSG với mật độ 23,33 con/m 2 và đỉnh cao thứ hai vào 50NSG với mật độ 8,33 con/m 2 ; tơng ứng côn trùng ký sinh đạt đỉnh cao thứ nhất vào 35NSG với tỷ lệ ký sinh 4,44% và đỉnh cao thứ hai vào 60NSG với tỷ lệ ký sinh 4,65% (Bảng 1). ở ruộng vừng đen, sâu cuốn lá đạt đỉnh cao thứ nhất vào 30NSG với mật độ 12,67 con/m 2 và đỉnh cao thứ hai vào 55NSG với mật độ 11,00 con/m 2 ; tơng ứng côn trùng ký sinh đạt đỉnh cao thứ nhất Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 63 vào 35NSG với tỷ lệ ký sinh 3,37% và đỉnh cao thứ hai vào 60NSG với tỷ lệ ký sinh 4,35% (Bảng 2). 3.3. Sâu cuốn lá và côn trùng ăn thịt, ký sinh trên vừng V6 và vừng đen Kết quả điều tra cho thấy sâu non sâu cuốn lá và thiên địch của chúng (côn trùng ký sinh, cánh cứng bắt mồi ăn thịt, nhện lớn bắt mồi ăn thịt), trong vụ vừng hè thu 2003 và vụ vừng hè thu 2004 ở xã Nghi Đức, xã Nghi Trờng huyện Nghi Lộc, trên giống vừng đen (vừng truyền thống địa phơng) và giống vừng V6 (vừng nhập nội) có sai khác nhau nhng không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Số lợng trung bình của sâu non sâu cuốn lá vào vụ vừng hè thu 2004 ở ruộng vừng V6 (CTI) là 5,04 con/m 2 , cao hơn so với ruộng vừng đen (CTII) là 4,61 con/m 2 ; tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa (T= 0,84). Côn trùng ký sinh ở ruộng vừng V6 (CTI) là 2,75 % cao hơn ở ruộng vừng đen (CTII) là 2,52%. Cánh cứng bắt mồi ăn thịt ở ruộng vừng V6 (CTI) là 0,92 con/m 2 , cao hơn so với ruộng vừng đen (CTII) là 0,65 con/m 2 . Nhện lớn bắt mồi ăn thịt ở ruộng vừng V6 (CTI) là 1,97 con/m 2 còn ở ruộng vừng đen (CTII) là 2,20 con/m 2 (Bảng 3). Bảng 1. Côn trùng ký sinh của sâu non sâu cuốn lá trên sinh quần ruộng vừng V6 ở xã Nghi Đức huyện Nghi Lộc, vụ hè thu 2004 Tỷ lệ sâu non bị ký sinh (%) bởi các loài ký sinh NSG Mật độ SCL(con/m 2 ) Tập hợp KS X. punctata X. flavolineata B. sp.1 B. sp.2 10 - - - - - - 15 1,00 0,00 - - - - 20 7,00 2,00 2,00 - - - 25 23,33 1,82 0,91 - 0,91 - 30 19,00 2,56 1,28 - - 1,28 35 3,33 4,44 - 2,22 2,22 - 40 2,00 4,00 4,00 - - - 45 1,67 3,70 1,85 - - 1,85 50 8,33 1,22 - - 1,22 - 55 4,33 2,67 - - 1,34 1,34 60 7,00 4,65 2,33 2,33 - - 65 1,00 2,70 - - 2,70 - 70 1,00 3,13 3,13 - - - 75 0,67 3,23 3,13 - - - 80 0,67 - - - - - 5,04 2,53 1,13 0,28 0,70 0,64 Ghi chú: Số sâu cuốn lá nuôi theo dõi: 707 con; Số sâu cuốn lá bị ký sinh: 18 con. NSG: Ngày sau khi gieo vừng, SCL: Sâu cuốn lá vừng, KS: Ký sinh. Brachymeria sp.1 (B. sp.1), Brachymeria sp.2 (B. sp.2). Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 64 Bảng 2. Côn trùng ký sinh của sâu non sâu cuốn lá trên sinh quần ruộng vừng đen ở xã Nghi Đức huyện Nghi Lộc, vụ hè thu 2004 Tỷ lệ sâu non bị ký sinh (%) bởi các loài ký sinh NS G Mật độ SCL(con/m 2 ) Tập hợp KS X. punctata X. flavolineata B. sp.1 B. sp.2 10 1,67 - - - - - 15 3,33 - - - - - 20 1,67 - - - - - 25 8,67 1,92 1,92 - - - 30 12,67 1,51 0,76 - 0,76 - 35 2,67 3,37 1,12 - 1,12 1,12 40 9,33 1,09 - 1,09 - - 45 4,00 2,13 2,13 - - - 50 4,33 2,27 - - - 2,27 55 11,00 0,88 0,88 - - - 60 3,33 4,35 1,45 - 1,45 1,45 65 1,67 3,57 1,79 - 1,79 - 70 - 3,45 - - 3,45 - 75 0,33 3,12 3,12 - - - 4,61 1,99 0,93 0,11 0,58 0,35 Ghi chú: Số sâu cuốn lá nuôi theo dõi: 855 con; Số sâu cuốn lá bị ký sinh: 17 con. Bảng 3. Mật độ trung bình của sâu non sâu cuốn lá và côn trùng ăn thịt, ký sinh trên vừng đen và vừng V6, vụ hè thu 2003 2004 Vừng V6 Vừng đen Mức độ sai khác giữa vừng đen và vừng V6 Vụ vừng hè thu 2004 1. Sâu non sâu cuốn lá (con/m 2 ) 5,04 4,61 0,84 2. Tỷ lệ ký sinh (%) 2,75 2,52 0,61 Quan hệ giữa SCL KS r = -0,21 r = -0,82 3. Cánh cứng ăn thịt (con/m 2 ) 0,92 0,65 0,32 Quan hệ giữa SCL CCAT r = 0,24 r = 0,09 4. Nhện lớn ăn thịt (con/m 2 ) 1,97 2,20 0,51 Quan hệ giữa SCL- NLAT r = 0,05 r = - 0,15 Vụ vừng hè thu 2003 1. Sâu non sâu cuốn lá (con/m 2 ) 1,44 0,61 0,04 2. Cánh cứng ăn thịt (con/m 2 ) 0,85 0,94 0,76 Quan hệ giữa SCL CCAT r = -0,10 r = -0,21 3. Nhện lớn ăn thịt (con/m 2 ) 1,68 1,81 0,72 Quan hệ giữa SCL NLAT r = 0,20 r = -0,29 Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 65 4. Kết luận Điều tra nghiên cứu sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh của chúng trên sinh quần ruộng vừng V6 và vừng đen vào vụ hè thu 2003 và 2004 ở xã Nghi Đức và xã Nghi Trờng huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An thu đợc các kết quả bớc đầu sau đây: 1. Tập hợp côn trùng ký sinh sâu non sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabricius) hại vừng có 4 loài: Xanthopimpla punctata, Xanthopimpla flavolineata, Brachymeria sp.1, Brachymeria sp.2; trong đó phổ biến là loài Xanthopimpla punctata. 2. Số lợng sâu non sâu cuốn lá ở mức thấp (vụ vừng hè thu 2003: ở ruộng vừng V6 là 1,44 con/m 2 , ở ruộng vừng đen là 0,61 con/m 2 ; vụ vừng hè thu 2004: ở ruộng vừng V6 là 5,04 con/m 2 , ở ruộng vừng đen là 4,61 con/m 2 ). Côn trùng ký sinh của sâu non sâu cuốn lá có tỷ lệ ký sinh thấp (vụ vừng hè thu 2004: tỷ lệ ký sinh trung bình chỉ đạt 2,53% ở ruộng vừng V6 và 1,99% ở ruộng vừng đen). 3. Trên sinh quần ruộng vừng, diễn biến số lợng của sâu non sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh đạt hai đỉnh cao trong vụ hè thu (đỉnh cao thứ nhất vào 25-35 ngày sau gieo, đỉnh cao thứ hai vào 50 60 ngày sau gieo), đỉnh cao của côn trùng ký sinh chậm pha hơn đỉnh cao của sâu cuốn lá 5- 10 ngày. 4. Số lợng sâu non sâu cuốn lá và số lợng thiên địch của chúng (côn trùng ký sinh, cánh cứng bắt mồi ăn thịt, nhện lớn bắt mồi ăn thịt) giữa giống vừng đen (vừng truyền thống địa phơng) và giống vừng V6 (vừng nhập nội) có sai khác nhau nhng không có ý nghĩa thống kê. Tài liệu tham khảo [1] Vũ Quang Côn, Đặc điểm tạo thành hệ thống vật chủ ký sinh ở các loài sâu bớm hại lúa. Thông báo Khoa học, Viện Khoa học Việt Nam, Tập 1: 55-62, 1986. [2] Vũ Quang Côn, Vị trí số lợng và chất lợng các loài trong tập hợp ký sinh sâu bớm hại lúa. Thông báo Khoa học, Viện Khoa học Việt Nam, Tập 2: 108-113, 1987. [3] Viện BVTV, Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968, NXB Nông thôn, Hà Nội, 1976. [4] Viện BVTV, Phơng pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập 1 - Phơng pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997, [5] Nguyễn Vy, Phan Bùi Tân, Phạm Văn Ba, 1996, Cây vừng - Vị trí mới, giống mới, kỹ thuật trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6] G. R. Strickland and E. S. C. Smith, 1995. Insect Pest Management for Australian Sesame Production. In: Proceedings of First Australian Sesame Workshop 21-23 March 1995 Darwin and Katherine. GRDC, RIDC, Australia. 127-141. §¹i häc Vinh T¹p chÝ khoa häc, tËp XXXVI, sè 1A-2007 66 Summary Lamprosema indicata Fabricius and their parasitic insects in sesame field in plain lands of Nghe An province, Summer - autumn sesame crops, 2003 and 2004 The results achieved from the survey on the sesame field in Nghi Loc district - Nghe An province have shown: (1) The four insect species which parasite on scrolled-leaves larval pests (Lamprosema indicata Fabricius) are: Xanthopimpla punctata Fabr., Xanthopimpla flavolineata Cameron, Brachymeria sp.1, Brachymeria sp.2; in which the most popular species is Xanthopimpla punctata; (2) The number of scrolled-leaves larval pests was in a low level: 0.61 - 1.44 individuals/m 2 (summer-autumns sesame crops in 2003). The parasite rates on scrolled-leaves larval pests of parasitic insects were low (the average parasite rate was 1.99% - 2.53% in black sesame field in crop 2004); (3) In sesame field, the number of scrolled-leaves larval pest and parasitic insect has reached the two highest levels over the crop; (4) The number of scrolled-leaves larval pest and their natural enemies (parasitic insects, predatory coleoptera and predatory spiders) of black sesame’s (local traditional cultivar) differs from that of V6’s (imported cultivar), but this difference has no statistical meanings. (a) Khoa N«ng L©m Ng−, Tr−êng §¹i häc Vinh . Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 61 Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabricius) và côn trùng ký sinh của nó trên ruộng vừng ở vùng đồng bằng Nghệ An, vụ hè thu 2003 và 2004 Trần. non sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh Trên sinh quần ruộng vừng, diễn biến số lợng của sâu non sâu cuốn lá và côn trùng ký sinh đạt hai đỉnh cao trong vụ vừng, đỉnh cao của côn trùng ký sinh chậm. Côn trùng ký sinh của sâu non sâu cuốn lá có tỷ lệ ký sinh thấp (vụ vừng hè thu 2004: tỷ lệ ký sinh trung bình chỉ đạt 2,53% ở ruộng vừng V6 và 1,99% ở ruộng vừng đen). 3. Trên sinh quần ruộng

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan