Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những dẫn liệu về đặc điểm hình thái và sinh sản của Nhông cát Rivơ - Leiolepis reevesii (Gray,1831)." pps

7 464 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những dẫn liệu về đặc điểm hình thái và sinh sản của Nhông cát Rivơ - Leiolepis reevesii (Gray,1831)." pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 94 Những dẫn liệu về đặc điểm hình thái và sinh sản của Nhông cát Rivơ - Leiolepis reevesii (Gray,1831) Trần Thị Kim Ngân (a) , Hoàng Xuân Quang (b) Tóm tắt. Nghiên cứu sinh sản Nhông cát đợc tiến hành từ tháng IV - X năm 2005, tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; gồm 199 mẫu (90 cá thể đực, 109 cá thể cái). Có 4 đặc điểm sai khác dễ nhận biết giữa đực và cái là: màu sắc, dài thân, rộng gốc đuôi, trọng lợng. Thời gian sinh sản của Nhông cát từ tháng IV đến tháng VII, Nhông cát đẻ 4 - 7 trứng/1 lứa, và có thể chỉ đẻ 1 lứa trong mùa sinh sản. Sau thời kỳ sinh sản, từ tháng VIII, trọng lợng cơ thể Nhông cát tăng để chuẩn bị cho trú đông. Nhông cát đực có trọng lợng tăng nhanh hơn Nhông cát cái. Mở đầu Nhông cát Leiolepis revesii (Gray, 1831) phân bố ở đồng bằng và vùng cát ven biển, từ Thanh Hoá vào đến Thừa Thiên Huế [8]. Các nghiên cứu về loài động vật này từ trớc tới nay chủ yếu về hình thái, phân loại [1, 5, 8] và đặc điểm sinh học sinh thái [1, 2, 6, 7]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sinh sản Nhông cát cha nhiều [5], đặc biệt ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhông cát đợc sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc. Sự hình thành các khu du lịch, mở rộng khu dân c và sự khai thác qúa mức làm cho số lợng Nhông cát ngày càng suy giảm. Bài viết này giới thiệu các nghiên cứu về sinh sản Nhông cát đợc tiến hành tại xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh góp phần vào cơ sở gây nuôi, phục hồi số lợng quần thể Nhông cát, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này. I. T liệu và phơng pháp nghiên cứu 1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài thực hiện từ tháng IV - X/ 2005, tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. 1.2. Phơng pháp nghiên cứu - Thu mẫu định kỳ 3 lần /tháng (IV VII), và 1 lần/tháng (VIII X). - Tổng số mẫu thu gồm 199 mẫu, trong đó 90 cá thể đực, 109 cá thể cái. - Phân tích các đặc điểm hình thái và sinh sản theo Hoàng Xuân Quang, 1993 [5]. - Nuôi thử nghiệm quan sát thời gian đẻ, nơi đẻ của Nhông cát, bố trí chuồng nuôi nh sau: Diện tích chuồng nuôi: 120 x 80 x 80 (cm) đợc chia thành 3 ngăn (40 x 80 x 80/1 ngăn), mỗi ngăn thả 2 con (1 đực, 1 cái), đổ cát dày 20 cm. Nhận bài ngày 15/11/2005. Sửa chữa xong 21/6/2006. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 95 - Số liệu đợc xử lý theo phơng pháp thống kê sinh học [4] trên phần mềm Excel. II. Kết quả và thảo luận 2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học theo lứa tuổi của Nhông cát Dựa vào đặc điểm màu sắc, hình thái, sinh sản phân chia lứa tuổi của Nhông cát thành 3 giai đoạn: Con non, con hậu bị, con trởng thành. + Con non: Đợc tính từ lúc mới nở đến khi có thể phân biệt đực cái. + Con hậu bị: Đã bắt đầu phân biệt đực cái nhng cha tham gia vào quá trình sinh sản. + Con trởng thành: Có thể giao phối và sinh sản. Đặc điểm sai khác giữa các lứa tuổi đợc thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Sai khác giữa các lứa tuổi của Nhông cát Con non Con hậu bị Con trởng thành Đặc điểm Đực Cái Đực Cái Đực Cái Màu sắc Xám sáng, trên lng có dải trắng đục Bên thân có dải hình tứ giác, màu gạch đỏ 2 dải trên lng màu trắng đục, đậm, dọc sống lng các ôval xếp cha liên tục Ôval trên lng màu da cam hay gạch đỏ Ôval trên lng màu da cam nhạt hay trắng đục Sinh sản Mầm tinh hoàn màu đen Mầm buồng trứng màu trắng đục Kích thớc tinh hoàn: Trái: 1,9 x 2,4 Phải: 0,9 x 3,1 Buồng trứng nhỏ, cha tách đợc các trứng Kích thớc tinh hoàn: 2,56 x 4,31 6,08 x 9,84 Trứng tách đợc riêng rẽ và có màu trắng đục L. 46,6 67,8 54,7 66,8 68,6 66,8 70,2 95,3 127,9 90,2 116,2 L.cd 94,4 145,2 115,6 146,2 145,2 131,6 146,2 172,1 269,2 169,9 244,4 L./L.cd. 0,46 0,49 0,47 0,49 0,49 0,48 L./L.ag. 2,05 2,15 2,24 2,19 2,19 2,04 Hình thái L./L.Ta. 9,12 10,19 9.94 10.9 7,56 8,52 2.2. Đặc điểm hình thái quần thể Nhông cát Xuân Thành Kết quả phân tích đặc điểm hình thái của quần thể Nhông cát ở Xuân Thành đợc thể hiện qua bảng 2. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 96 Bảng 2. Đặc điểm hình thái Nhông cát đực và Nhông cái trởng thành TT Tính trạng (mm) Cá thể đực (n = 34) Cá thể cái (n = 35) t P 1 L. 112,6 1,61 105,40 1,59 2,94 p < 0,01 * 2 L.cd. 230,39 4,59 210,62 1,85 3,99 p < 0,001 * 3 D.o. 5,67 0,06 5,67 0,04 0 p > 0,1 4 L.st. 25,69 0,36 23,27 0,21 5,81 p < 0,001 * 5 H.l. 19,7 0,32 17,86 0,16 5,14 p < 0,001 * 6 L.f. 47,18 0,71 43,34 0,51 4,39 p < 0,001 * 7 L.t. 76,64 1,08 71,04 0,56 4,60 p < 0,001 * 8 L.ag. 52,18 0,98 51,76 0,79 1,13 p > 0,1 9 L.Ta. 14,59 0,22 12,37 0,15 8,34 p < 0,001 * 10 V.La./ V.Lo. 0,38 0,004 0,37 0,005 0,20 p > 0,1 11 L.bs. 10,18 0,08 9,89 0,11 1,13 p > 0,1 12 L.bi. 9,32 0,09 9,29 0,08 0,25 p > 0,1 13 C. 43,21 0,39 42,51 0,37 1,74 p > 0,1 14 SF. 15,06 0,21 14,63 0,15 1,67 p > 0,1 15 P.F. 14,93 0,08 14,91 2,48 0,008 p > 0,1 16 lf.I 9,82 0,08 9,57 0,14 1,55 P > 0,1 17 lf.IV 18,76 0,16 17,51 0,29 1,77 p > 0,1 18 lt.IV 35,94 0,27 34,40 0,23 1,16 p > 0,1 19 P. (g) 49,05 1,83 40,01 1,36 3,96 p < 0,001 * Ghi chú: (*) Các tính trạng sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê L. : Chiều dài mõm huyệt L.cd : Dài đuôi D.o. : Đờng kính mắt L.st. : Dài mõm tai H.l. : Rộng đầu L.f. : Dài chi trớc L.t. : Dài chi sau L.ag.: Dài nách - bẹn L.Ta.: Rộng gốc đuôi V.La./ V.Lo. : Rộng bụng/ Dài bụng L.bs. : Số tấm mép trên L.bi.: Số tấm mép dới C. : Số vảy bụng SF. : Số vảy dới đùi P.F. : Số lỗ đùi lf.I : Số bản mỏng dới ngón I chi trớc lf.IV : Số bản mỏng dới ngón IV chi trớc lt.IV : Số bản mỏng dới ngón IV chi sau P. : Trọng lợng Theo bảng trên có 8 đặc điểm để nhận biết sự sai khác hình thái Nhông cát đực và Nhông cát cái: dài thân, dài đuôi, dài mõm - tai, rộng đầu, dài chi trớc, dài chi sau, rộng gốc đuôi, trọng lợng. Đặc biệt có 4 đặc điểm rất dễ nhận biết là: màu sắc, dài thân, rộng gốc đuôi, trọng lợng. Trong cùng độ tuổi, con cái nhỏ hơn con đực, màu sắc cá thể đực và cá thể cái có sai khác rõ: - Nhông cát đực trên lng có các chấm ô van xếp không liên tục, màu da cam hay màu gạch, bên thân có 21 23 chấm ô van. - Nhông cát cái các chấm ô van trên lng liên tục, màu trắng đục hay màu da cam nhạt, bên thân có hai dải trắng đục. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 97 2.3. Đặc điểm sinh học sinh sản Nhông cát - Sự phân chia các loại trứng: Các loại trứng của Nhông cát đợc phân biệt bởi kích thớc và màu sắc, và đợc chia thành 3 loại (bảng 3). Bảng 3. Phân chia các loại trứng Loại trứng Kích thớc (mm) Màu sắc Trọng lợng (g) Ghi chú I 1,1 x 0,8 4,2 x 3,8 Màu trắng đục 0,0008 0,15 II 5,4 x 4,3 12,2 x 11,8 Màu vàng 0,18 0,94 III 23,7 x 10,8 25,2 x 19,1 Màu trắng đục 1,4 1,9 Nằm trong ống dẫn trứng - Sự biến đổi trứng và tinh hoàn qua các tháng: Phân tích các mẫu thu đợc từ tháng IV X cho thấy kích thớc trứng và tinh hoàn có sự biến đổi khác nhau (bảng 4, hình 1). Bảng 4. Sự thay đổi đặc điểm sinh sản và trọng lợng cơ thể Nhông cát đực, cái trong và sau sinh sản Ghi chú: n = số lợng cá thể Nhông cát cái Tháng Tính trạng IV (n = 17) V (n = 14) VI (n = 9) VII (n = 13) VIII (n = 10) IX (n = 5) X (n = 6) I 2,97 0,36 x 2,73 0,35 2,75 0,51 x 2,45 0,48 2,34 0,30 x 1,86 0,31 2,09 0,13 x 1,60 0,09 1,80 0,06 x 1,52 0,06 1,96 0,11 x 1,56 0,12 2,15 0,13 x 1,70 0,15 II 8, 52 0,90 x 7,84 0,95 8,62 1,32 x 8,05 1,27 9,65 1,55 x 9,35 1,75 13,05 0,75 x 11,30 0,20 Kích thớc trứng (mm) III 24,15 0,45 x 11,30 0,50 24,20 0,30 x 11,45 0,25 24,25 0,25 x 11,65 0,25 24,27 0,62 x 11,67 0,09 P. buồng trứng (g) 2,14 0,54 2,16 0,88 2,69 1,06 3,39 0,99 0,021 0,003 0,048 0,009 0,05 0,005 P. cơ thể (g) 39,04 2,77 39,48 2,28 39,95 4,23 40,38 2,81 35,14 3,05 39,60 2,83 40,05 4.64 Nhông cát đực ( n = 13) ( n = 7) ( n = 5) ( n = 15) ( n = 8) ( n = 4) ( n = 4) Kích thớc tinh hoàn (mm) 9,84 0,26 x 6,08 0,16 8,50 0,42 x 5,27 0,28 6,34 0,65 x 3,83 0,43 6,18 0,26 x 3,29 0,21 4,31 0,31 x 2,56 0,15 6,79 0,79 x 3,65 0,62 7,36 0,06 x 4,13 0,09 P. tinh hoàn (g) 0,43 0,02 0,26 0,03 0,13 0,04 0,07 0,01 0,03 0,004 0,05 0,005 0,06 0,006 P. cơ thể (g) 48,16 3,20 42,53 5,55 41,25 5,90 37,51 8,89 43,19 4,46 52,50 3,03 55,74 5,75 Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 98 Hình 1 Hình 1. Tơng quan giữa đặc điểm sinh sản và trọng lợng Nhông cát đực, cái 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 IV V VI VII VIII IX X Tháng g 0 10 20 30 40 50 60 P. cơ thể P. cơ thể (đực) P. cơ thể (cái) P. buồng trứng P. tinh hoàn Nhận xét: - Thời kỳ sinh sản của Nhông cát từ tháng IV đến tháng VII. Thời kỳ sau sinh sản từ tháng VIII trở đi. Trong các tháng VIII, IX, X cá thể cái chỉ có trứng loại I và sau thời kỳ này Nhông cát bắt đầu trú đông. Trong thời kỳ sinh sản, Nhông cát cái có trọng lợng cơ thể tăng dần (39,04 40,38 g), do tăng khối lợng buồng trứng (2,14 3,39). Trong khi đó, trọng lợng cơ thể Nhông cát đực giảm (48,16 57,51). Sau tháng VII là thời kỳ tích luỹ để bớc vào giai đoạn trú đông. Tuy nhiên, thấy rõ ở con cái tích luỹ chậm hơn, gần nh các tháng VIII, IX, X trọng lợng cơ thể không tăng đợc là bao nhiêu (35,14 40,05); còn con đực trọng lợng cơ thể tăng nhanh hơn (43,19 55,74). * Dựa vào số cá thể đã có trứng trong ống dẫn trứng (trứng loại III), cho thấy mức độ sinh sản của Nhông cát tăng dần từ tháng IV đến tháng VII (11,76 23,08), và cao nhất vào tháng VII (23,08 %). Sau thời gian đó (từ tháng VIII - X) không có trứng loại II và loại III (bảng 5). Bảng 5. Tỷ lệ sinh sản Nhông cát qua các tháng Tháng Loại trứng IV V VI VII VIII IX X I 6 (35,30) 6 (42,86) 5 (55,56) 8 (61,54) 10 (100) 5 (100) 6 (100) I II 9 (52,94) 6 (42,86) 2 (22,22) 2 (15,34) 0 0 0 I III 2 (11,76) 2 (14,28) 2 (22,22) 3 (23,08) 0 0 0 Ghi chú: Số cá thể mang trứng (Tỷ lệ %) Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 99 Trong thời kỳ sinh sản, phân tích 63 cá thể cái gặp 25 cá thể mang trứng loại I (chiếm 39,68%), 29 cá thể mang trứng loại I và loại II là 29 (46,03 %) và 9 cá thể mang trứng loại I và loại III (14,29 %). Điều đó chứng tỏ rằng có thể Nhông cát chỉ đẻ 1 lứa trong mùa sinh sản. * Trên cơ sở thực nghiệm cho thấy Nhông cát thờng đẻ trứng trong hang tự đào vào buổi sáng (6h - 6h30), nhiệt độ 26,5 0 C - 28,0 0 C, độ ẩm 80% - 84%; mỗi lần đẻ 1 trứng (chiếm 50%), trung bình 2 trứng (10%) và nhiều nhất là 3 trứng (40%). Số trứng loại III trong ống dẫn trứng thờng là 4 7 trứng, nh vậy mỗi lứa Nhông cát đẻ từ 4 7 trứng, trong đó 7 trứng/1 lứa là 11,1% và cao nhất là 5 trứng (44,4%). Theo điều tra, trong tự nhiên Nhông cát đẻ nhiều nhất là 9 trứng/1 lứa. III. Kết luận - Nhông cát đực và cái có sự khác nhau quan trọng ở 8 đặc điểm hình thái. Đặc điểm sai khác dễ nhận biết là màu sắc, rộng gốc đuôi, dài thân, trọng lợng cơ thể. - Nhông cát đẻ trứng từ tháng IV - VII và có thể chỉ đẻ một lứa trong mùa sinh sản. - Thời kỳ sau sinh sản (VIII - X), trọng lợng cơ thể đực tăng nhanh hơn cơ thể cái. Đây là thời gian Nhông cát chuẩn bị cho trú đông. Tài liệu tham khảo [1] Ngô Đắc Chứng, Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái Nhông cát - Leiolepis belliana (Gray, 1827) ở đồng bằng và vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế, Tóm tắt Luận án PTS. khoa học Sinh học, 1991. [2] Lê Văn Dỵ, Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các quần thể Nhông Cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở đồng bằng và vùng cát ven biển Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ, Vinh, 2002. [3] Trần Kiên, Đời sống các loài Bò sát, NXB khoa học & kỹ thuật, Hà Nội, 1983. [4] Chu Văn Mẫn, ứng dụng tin học trong Sinh học, NXB ĐHQG Hà Nội, 1993. [5] Hoàng Xuân Quang, Góp phần điều tra nghiên cứu ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển), Luận án PTS khoa học sinh học, 1993. [6] Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Trần Kiên, Một số đặc điểm hình thái, sinh thái các quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở vùng cát ven biển Nghệ An, Tạp chí Sinh học: 23 (3c), (2000), tr.3 - 9. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 100 [7] Cao Tiến Trung, Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các quần thể Nhông Cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh, (2001). [8] Darevsky I. S. and Kupriyanova L. A., Two new all female lizard species of the genus Leiolepis Cuvier, 1829 from Thailand and Vietnam, Herpetozoa N 0 6, (1993). Summary Data of biological production characteristics of agamid leiolepis reevesii (Gray, 1831) Butterfly lizards production was studied from April to October, 2005 in Xuan Thanh village, Nghi Xuân district, Ha Tinh province. The result of the study has shown that there are 4 different features that make it easy to distinguish the male from the female: colour, length of the body, width of the largest part of the tail, weight. The production period of butterfly lizards is from April to July. A butterfly lizard lays a litter of 4 to7 eggs, and can lay only one litter in the production period. After production period, from August, butterfly lizard is gaining weight for their hibernation. Male gain weight more quickly than female. (a) Cao học 11 Sinh, trờng Đại học Vinh (b) Khoa Sinh, trờng Đại học Vinh . Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007 94 Những dẫn liệu về đặc điểm hình thái và sinh sản của Nhông cát Rivơ - Leiolepis reevesii (Gray,1831) Trần Thị Kim Ngân. Excel. II. Kết quả và thảo luận 2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học theo lứa tuổi của Nhông cát Dựa vào đặc điểm màu sắc, hình thái, sinh sản phân chia lứa tuổi của Nhông cát thành 3 giai đoạn:. Luận án PTS. khoa học Sinh học, 1991. [2] Lê Văn Dỵ, Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các quần thể Nhông Cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở đồng bằng và vùng cát ven biển

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan