Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh" pot

7 590 5
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh" trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 57 Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh Ngô Thị Quỳnh Nga (a) Tóm tắt. Khai thác lịch sử từ điểm nhìn văn hoá dân tộc là một hớng tìm tòi mới, đem lại thành công cho nhiều nhà văn viết về đề tài lịch sử sau năm 1975, đặc biệt là nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Bài viết góp phần chỉ ra hớng vận động của thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, sự nỗ lực sáng tạo và những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cũng nh các nhà văn sau 1975 cho thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng, cho nền văn học dân tộc nói chung. 1. Sau năm 1975, đặc biệt là sau đại hội VI của Đảng năm 1986, cùng với sự đổi mới của văn học nớc nhà, văn xuôi viết về đề tài lịch sử đã có những bớc đột phá mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức. Các nhà văn đã không ngừng tìm kiếm những hớng thể hiện mới đầy táo bạo, làm cho các sự kiện lịch sử trở nên sống động, thấm đẫm hơi thở của cuộc sống hiện tại. Trong nhiều hớng xử lý khác nhau đối với đề tài lịch sử, hớng tái hiện, đánh giá lịch sử trên bối cảnh rộng của văn hoá Việt Nam đã đợc nhiều tác giả lựa chọn và đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Có thể nói nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ngời đã gặt hái đợc nhiều thành công nhất với sự lựa chọn hớng đi này. Chỉ trong sáu năm ông đã cho ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử dầy dặn: "Hồ Quý Ly" (2000) và "Mẫu thợng ngàn" (2006). Cả hai cuốn tiểu thuyết này đều đợc nhận giải thởng của Hội nhà văn Hà Nội, đợc độc giả nhiệt tình đón nhận. Điểm độc đáo tạo nên sức hấp dẫn cho "Hồ Quý Ly" và "Mẫu thợng ngàn" là những hiểu biết sâu rộng về văn hoá dân tộc. Lịch sử đợc Nguyễn Xuân Khánh nhìn nhận, đánh giá dựa trên bối cảnh rộng của văn hoá Việt trở nên sống động và đầy sức thuyết phục. 2. Trớc năm 1975, tiểu thuyết lịch sử thờng quan tâm khai thác các sự kiện, biến cố lịch sử nhằm dựng lại không khí hào hùng của một thời, mang đến cho ngời đọc niềm tự hào, tự tôn về truyền thống dân tộc. Các nhà văn thời kì này thờng nhìn lịch sử dới góc độ của một sử gia. Các tác giả Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Nguyễn Huy Tởng đều cố gắng mô phỏng một cách chân thực những bức tranh lịch sử hào hùng của dân tộc theo quan điểm chính sử. Trong những bức tranh ấy có cả những cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống con ngời, nhng chỉ nhằm để nói lên tinh thần cộng đồng, dân tộc. Bởi vậy, đó là bức tranh đơn điệu, một chiều, chỉ ghi lại đợc những sự cố và những xác chết biên niên u lì [1]. Viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ dựng lại không khí lịch sử từ những biến cố, sự kiện lớn lao mà chú ý soi rọi lịch sử từ nhiều góc nhìn, đặc biệt là góc nhìn văn hoá. Ông đã thể hiện trong tác phẩm của mình một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, đa ngời đọc sống lại quá khứ của dân tộc qua những trang văn miêu tả những địa danh nổi tiếng, những sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian Bằng lăng kính chủ quan và cảm nhận tinh tế của ngời nghệ sỹ, bối cảnh lịch sử hiện lên sinh động, tơi nguyên, đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam. Mỗi trang văn là một bức tranh Nhận bài ngày 09/02/2009. Sửa chữa xong 02/04/2009. Ngô Thị Quỳnh Nga Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết , tr. 57-62 58 đẹp về văn hoá dân tộc. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly phục dựng lại không khí cổ xa của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi ra đời và lu giữ nhiều lễ hội lớn. Không khí sôi động, náo nhiệt của hội thề Đồng Cổ - ngày lễ lớn ở Thăng Long, một lễ hội thuần Việt rất đợc dân kinh đô xem trọng ở thời Lý - Trần đợc nhà văn tái hiện lại sinh động: Ngời từ khắp làng quê đổ về Thăng Long đi trẩy hội thề. Dọc đờng, cắm cờ suốt từ cửa Tây tức Quảng Phúc môn. Đến đền Đồng Cổ, ngời che kín hai bên đờng. [3, tr. 17 ]. Hội thề Đốn Sơn - một ngày lễ lớn ở Tây Đô cũng đợc miêu tả bằng cái nhìn cận cảnh: Tây Đô tng bừng náo nhiệt. Suốt dọc đờng lát đá từ cửa Nam đến núi Đún đợc cắm đầy những lá cờ ngũ sắc. Chót vót trên đỉnh Đốn Sơn treo một lá cờ trên thêu hai chữ Đại Việt rất to, lá cờ đậu hình vuông nhiều màu [3, tr. 785]. Tiểu thuyết Mẫu thợng ngàn lại hấp dẫn ngời đọc bởi không gian văn hoá nhiều màu sắc, thấm đẫm không khí huyền thoại. Ngời đọc nh đợc sống lại khung cảnh làng quê Bắc Bộ những năm cuối thế kỉ XIX với những lễ hội thần bí nh hội Kẻ Đình, hội rớc ông Đùng, bà Đà. Đặc biệt có những lễ hội từ xa xa, nay không còn nữa đã đợc tác giả miêu tả lại bằng những nét rất riêng, đẹp nh những trang cổ tích và đầy tính nhân văn nh lễ hội trải ổ cho phép trai gái yêu nhau dù cha cới xin đợc phép tạo một cái ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đơng của mình, trong một hang đá hay một vòm cây nào đó ở trong rừng, cạnh núi Đùng [4, tr. 725]. Những lễ hội này đã phản ánh sự phong phú trong đời sống tinh thần của ngời dân Việt Nam. Mỗi địa danh trong tác phẩm đều là một di tích văn hoá, vừa rất đỗi gần gũi, vừa linh thiêng. Tây Đô là kinh đô quân sự do Hồ Quý Ly dựng nên uy nghiêm, tráng lệ, với lối kiến trúc độc đáo. Làng Kẻ Đình với hình ảnh cây đa Cổ Đình mang trọn nét đặc trng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Văn hoá Việt thể hiện trong những tín ngỡng dân gian nh tục thờ Đạo Mẫu, tục chôn ngời chết trùng tang, gợi sự tò mò, thích thú nơi ngời đọc. Sức mạnh văn hoá dân tộc còn hiện trong vẻ đẹp bí ẩn của ngời đàn bà khiến những gã đàn ông Tây phơng sang Việt Nam với âm mu chiếm đoạt cũng bị chinh phục, bị đồng hoá. Philippe Messmer - một tên chủ đồn điền cáo già đã phải khuất phục trớc vẻ đẹp đằm thắm của cô Mùi - ngời đàn bà đã trải qua hai đời chồng. Gần gũi cô Mùi hắn không còn thích thú với cảm giác mình là kẻ chiếm đoạt mà từ đáy lòng ông thèm khát một sự hoà hợp [4, tr. 382]. Chinh phục đợc Mùi lòng hắn hân hoan nh vừa chinh phục đợc miền đất hứa [4, tr. 383]. Qua những trang văn của Nguyễn Xuân Khánh ngời đọc nh đợc sống lại không khí cổ xa với những phong tục độc đáo, những thú chơi tao nhã mang bản sắc văn hoá của vùng trung du Bắc Bộ nh sở thích pha trà bằng nớc ma hứng mo cau (Hồ Quý Ly), đặc sản chè Hồng Mai (Mẫu thợng ngàn). Đặc biệt, thú chơi hoa mai với bữa tiệc Đại Mai đã trở thành một nét văn hoá độc đáo. ở bữa tiệc này cả hai phe đối lập đều đến dự ngời ta nghĩ nhờ chén rợu sẽ tìm thấy một điều gì đó. Nhng rốt cuộc chẳng ai thấy điều gì khác lạ cả, ngoài một điều mà mọi ngời đều cảm nhận: chủ nhân là ngời tinh tế, niềm nở, và rợu lão mai quả thật ngon, quả thật độc đáo [3, tr. 315]. Vẻ đẹp văn hoá Việt ẩn trong cả những nét đẹp bình dị, thôn dã của những hồ hoa sen, hoa súng hay trong nét vẽ trên chiếc chậu đồng hoa mai trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 59 Với sự công phu, tỉ mỉ trong việc su tầm những cứ liệu về văn hoá, Nguyễn Xuân Khánh đã làm cho mỗi trang văn trở thành một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc, lôi cuốn, hấp dẫn khiến ngời đọc khó rời bỏ trang sách. Soi rọi lịch sử từ góc nhìn văn hoá nhà văn đã làm sống dậy cả một bề dày văn hoá Việt. Qua tác phẩm của mình ông đã chứng minh lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một nền văn hoá có bản sắc riêng, độc đáo, nhiều bí ẩn và có sức sống trờng tồn. 3. Con ngời trong tiểu thuyết lịch sử truyền thống thờng đợc nhìn nhận theo một sơ đồ đã định sẵn. Đã là Bà Trng, Bà Triệu, Quang Trung thì phải anh hùng. Họ đại diện cho quần chúng nhân dân, một giai cấp, một giai đoạn lịch sử nhất định. Cuộc đời của họ gắn liền với sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nớc. Họ đợc miêu tả nh những con ngời hoàn thiện, toàn bích. Vua Quang Trung trong tác phẩm cùng tên của Phan Trần Chúc xứng đáng liệt vào hàng Nã Phá Luân trong tập danh sách các thế giới vĩ nhân [2, tr. 226]. Tớng quân Nguyễn Chích, Nguyễn Trung Trực đợc Hà Ân ca ngợi là những ngời có tài chỉ huy binh sĩ; nhân vật Nguyễn Mại trong Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tởng, anh Phấn, cô Chí trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu đều mang vẻ đẹp hùng tráng đầy nghĩa khí Bên cạnh đó, các nhân vật gian hùng đợc đánh giá theo quan điểm chính sử. Đó phải là con ngời xấu xa, tàn bạo. Trong tác phẩm Cái hột mận, Lan Khai tố cáo tội ác tàn bạo của tên vua Ngọa Triều hành hạ nhà s. Trong Đêm hội Long Trì Nguyễn Huy Tởng đã dùng bút pháp h cấu, phóng đại tính cách dâm đãng của Đặng Mậu Lân để thể hiện thái độ căm ghét cao độ của mình Nhà văn vô tình đã biến những nhân vật này thành những hình nộm lịch sử, là những con ngời đã hoàn tất ở thì quá khứ. Với cách nhìn đó, tiểu thuyết lịch sử nớc ta trong thời gian dài đã tạo nên một hệ thống nhân vật đơn tuyến, không tránh khỏi những đánh giá phiến diện, một chiều về quá khứ. Sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới, nhận thức của con ngời về lịch sử đã có những bớc tiến, đòi hỏi văn xuôi viết về đề tài lịch sử cũng cần có sự thay đổi. Khắc phục nhợc điểm của văn học truyền thống, Nguyễn Xuân Khánh đã đặt nhân vật trong điểm nhìn bao quát hơn - trong bối cảnh rộng của văn hoá Việt, để thấy hành động của họ có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của đất nớc. Từ góc nhìn này nhân vật đợc xem xét trong một tơng quan rộng, không chỉ nhìn thấy mặt xấu, đáng phê phán mà còn thấy cả mặt tiến bộ. Bất kể anh ta là ngời nh thế nào nếu có đóng góp cho sự phát triển của văn hoá đều đáng đợc biểu dơng, đánh giá cao. Nhân vật Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết cùng tên là một nhân vật hết sức phức tạp trong cách đánh giá của d luận. Chính sử xem triều đại nhà Hồ là ngụy triều, Hồ Quý Ly là một kẻ loạn thần tặc tử, thoán đoạt ngôi vị của nhà Trần. Quan điểm này đã ăn sâu bám rễ trong t tởng ngời dân Việt Nam suốt bao thế kỷ. Cách đánh giá này đã không giải quyết đợc vấn đề một cách sâu sắc và thỏa đáng. Hồ Quý Ly là một kẻ thủ đoạn, có nhiều hành động tàn bạo để đạt đợc mục đích của mình - đó là một sự thật. Nhng chúng ta cũng không thể phủ nhận nhiệt tình cải cách của ông với mong muốn đa nớc Đại Ngu phát triển giàu mạnh. Một xã hội muốn phát triển, không bị Ngô Thị Quỳnh Nga Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết , tr. 57-62 60 dẫm chân tại chỗ bao giờ cũng cần có đổi mới, cải cách. Vào giai đoạn cuối Trần, yêu cầu đổi mới lại càng bức thiết hơn. Nhà Trần từng đem lại cho đất nớc những năm thanh bình, thịnh vợng, những chiến thắng hiển hách, nhng đến giai đoạn cuối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ, lầm than, loạn lạc liên miên, giặc bên ngoài quấy nhiễu. Trong lúc ấy, những ngời tâm đức đã không đa ra đợc kế sách gì để vực đất nớc ra khỏi hoàn cảnh khó khăn. Trần Nguyên Đán, cụ S Tề, đạo sĩ Thanh H chọn lối sống gắn bó với cỏ cây, suối rừng, xa rời chính sự. Những ngời tài năng nh Trần Khát Chân lại bị t tởng trung quân níu kéo, không thể thoát ra để làm cuộc cách mạng. Còn phần đông nhân dân thì thân phận nhỏ bé không có lối thoát nào khác. Nghe Hồ Quý Ly nói đến việc cần chỉnh đốn, thay đổi đất nớc, Nghệ Tôn hiểu nhng Ông không muốn làm, ông sợ nhiễu sự. Ông muốn mọi việc cứ đợc giải quyết theo nề nếp tổ tông [3, tr. 127]. Trong hoàn cảnh đất nớc mục ruỗng nh vậy nếu Hồ Quý Ly không đứng ra nhận gánh lịch sử ấy thì số phận cả dân tộc sẽ đi về đâu? Nhận trách nhiệm trớc lịch sử, Hồ Quý Ly muốn nhanh chóng đa đất nớc ra khỏi tình trạng trì trệ. Ông đã thực hiện hàng loạt những cuộc cải cách cơng quyết, dứt khoát, bỏ qua những lời phản đối gay gắt. Ông chủ trơng dùng tiền giấy thay tiền đồng để tiết kiệm nguyên liệu, thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô tạo sự công bằng trong xã hội; bắt các nhà s hoàn tục vì s sãi quá nhiều; đặt chức liêm phóng sứ để dò la những kẻ tham nhũng, chống đối Ông mở chiến lợc thu hút ngời tài và luôn trăn trở vì tìm mãi không thấy một nhân tài quân sự [3, tr. 303]. Ông đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng kinh thành Tây Đô, rời kinh đô Thăng Long về đây để thuận lợi cho việc chống giặc ngoại xâm. Mặc dù công trình này bị nhiều đời sau chỉ trích nhng nó cho thấy tầm chiến lợc, con mắt nhìn xa trông rộng và tâm hồn tinh tế của Hồ Quý Ly. Kinh thành Tây Đô không chỉ là trung tâm quân sự mà còn là một công trình văn hóa. Ông dùng tất cả tâm huyết của mình để viết sách Minh Đạo với mong muốn đó sẽ là cái đạo sáng. Ông đã nhận đợc sự hởng ứng của ngời con trai Hán Thơng, Nguyễn Cẩn và của cả vua Nghệ Tôn. Nhng ông cũng bị phản đối kịch liệt bởi trong sách Minh Đạo ông đã phê phán Khổng Tử ở sự kém minh mẫn [3, tr. 478]; Chu, Trình là những con ngời viển vông, không nghĩ đến việc đời [3, tr. 478]. Sự phê phán của ông cha hẳn đã hoàn toàn thỏa đáng nhng nó cho thấy ông là ngời nhiệt tình đổi mới, thực tâm muốn tạo nên những đột phá trong xã hội, xây dựng đất nớc mang bản sắc riêng, không học tập ngời xa một cách máy móc. Văn hóa Việt phải tự tạo ra bản sắc riêng, không thể chỉ hởng thành quả của ngời khác. T tởng này của ông hơn hẳn các nhà nho cùng thời. Điều này thật đáng trân trọng. Hình tợng Hồ Quý Ly còn đặt ra cho ngời đọc nhiều suy nghĩ về hiện thực đất nớc. Chúng ta cần có những ngời tiên phong đổi mới, dám nghĩ, dám làm nh Hồ Quý Ly để đa đất nớc thoát khỏi những khó khăn chồng chất sau chiến tranh. Nhng đổi mới nh thế nào lại là vấn đề không dễ. Với tiểu thuyết Mẫu thợng ngàn Nguyễn Xuân Khánh đã đặt văn hoá Việt trong một tình huống gay cấn nhất: những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi dân tộc Việt phải đối mặt mất còn với thực dân phơng Tây và sự xâm thực của t tởng Thiên chúa giáo trong đời sống tinh thần. Văn hóa Việt Nam đứng trớc nguy cơ bị trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 61 đồng hóa. Thử thách này là cơ hội để văn hóa Việt bộc lộ sức mạnh và vẻ đẹp riêng của mình, thể hiện cách ứng xử khéo léo, vừa mềm dẻo, vừa cơng quyết của dân ta trong cuộc đối đầu lịch sử. Thực dân Pháp sang xâm lợc nớc ta, chúng đa Thiên chúa giáo vào với âm mu đồng hoá về văn hoá. Ngời Việt Nam không từ chối đạo Thiên chúa bởi Đạo nào cũng thế cả thôi. Đạo Giê su cũng nh đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện [3, tr. 696]. Nhng họ cũng không chịu để mất đi bản sắc văn hoá của mình. Ngời Việt vẫn thờ thánh Mẫu, thờ Đất Mẹ thiêng liêng và hiền dịu. Dới sự kiểm soát gắt gao của thực dân, lễ hội Thánh Mẫu vẫn diễn ra tng bừng, náo nhiệt, hiên ngang nh một sự thách thức. Sự xâm thực của lối sống phơng Tây không làm mất đi những phong tục, tập quán có từ ngàn đời của ngời dân đồng bằng Bắc Bộ. Con ngời ở đây vẫn giữ đợc cốt cách, tâm hồn Việt. Cô Mùi vẫn không từ bỏ niềm ham thích ngồi đồng mặc cho chồng cô - ông chủ đồn điền Phillipe Messmer khó chịu; cụ đồ Tiết vẫn giữ thói quen pha trà bằng nớc ma hứng mo cau Những ngời nh bà Tổ Cô, cụ đồ Tiết, cô Mùi và nhân dân làng Cổ Đình đã góp phần gìn giữ, nuôi dỡng, tạo nên bề dày của văn hóa Việt. Đặt văn hóa Việt trong hoàn cảnh đặc biệt, Nguyễn Xuân Khánh đã góp phần lý giải một cách thuyết phục những chiến thắng vang dội của dân tộc ta trong các cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lợc. Chính nội lực văn hóa dân tộc đã chiến thắng những vũ khí hiện đại, chinh phục cả những ngời Pháp sang Việt Nam với mục đích khai phá: Tôi là thứ chiên lạc loài. Tôi đến từ xứ này. Tôi ở lại đây. Sở dĩ thế vì tôi thấy nó đẹp. Tôi bị cuốn hút bởi cái đẹp mê hồn của xứ nhiệt đới. Và tôi muốn tôn vinh cái đẹp phơng Đông ấy [4, tr. 429]. Tác phẩm đã khẳng định chính sức mạnh văn hóa truyền thống mới đã tạo nên sự trờng tồn của một dân tộc. Đây cũng là vấn đề cấp thiết đặt ra trong thời buổi hội nhập hôm nay của đất nớc. 4. Cuộc sống xô bồ ngày nay đã khiến nhiều ngời lãng quên những giá trị truyền thống. Bằng những trang văn của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã khơi dậy niềm tự hào về quá khứ, bổ sung cho ngời đọc những hiểu biết về văn hóa dân tộc. Trong khi hiện nay những ghi chép về lịch sử còn lu giữ quá ít dữ liệu về quá khứ cha ông, cha đủ chứng cứ để lý giải những vấn đề phức tạp, đang gây nhiều tranh cãi thì những đề xuất của Nguyễn Xuân Khánh về cách đánh giá lịch sử đã giúp chúng ta mở rộng đợc tầm nhìn, tránh cực đoan, lý giải vấn đề một cách hợp lý, thuyết phục hơn. Đối với Nguyễn Xuân Khánh tìm về lịch sử dân tộc là một cách kín đáo để bộc lộ những quan điểm của ông về cuộc sống quá khứ và đơng đại. Mỗi trang văn là một thớc phim t liệu quý mà nhà văn gửi gắm vào đó niềm trân trọng, tự hào về truyền thống dân tộc. Đó còn là nơi để tác giả có cơ hội khám phá bề dày văn hoá dân tộc, và hơn hết là để hiểu chính bản chất cuộc sống. Quan sát lịch sử từ điểm nhìn văn hóa đã tạo cho tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh một nét riêng, hấp dẫn, lôi cuốn ngời đọc. Hớng khai thác lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh cũng là hớng đi đang đợc nhiều tác giả lựa chọn. Chính hớng tìm tòi này đã đem lại cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1975 những khởi sắc mới, chứng tỏ sự chuyển hớng đúng đắn của các nhà văn viết về đề tài lịch sử trong bối cảnh đổi mới văn xuôi hiện nay. Ngô Thị Quỳnh Nga Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết , tr. 57-62 62 Tài liệu tham khảo [1] Nam Dao, Lời ngỏ, Tiểu thuyết Gió lửa, http://amvc.free.fr. [2] Phan Trần Chúc, Vua Quang Trung, NXB Văn hoá thông tin, 2000. [3] Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 2002. [4] Nguyễn Xuân Khánh, Mẫu thợng ngàn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 2006. [5] Nguyên Ngọc, Mẫu thợng ngàn: một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt, http://www.moingaymotcuonsach.com.vn. [6] Phạm Hồ Thu, Mẫu thợng ngàn - Bài ca về vẻ đẹp Việt, http://www.qdnd.vn. Summary Culture View in Historical Novels by Nguyen Xuan Khanh The exploitation of history from national culture view is a new one, which has helped a lot of writers, especially Nguyen Xuan Khanh to gain success in the topics of post -1975 history. This piece of writing will help you to see the tendency towards the novels of Vietnam history, the attempt and contribution of Nguyen Xuan Khanh as well as the other writers post - 1975 for historical novels in particular and national literature in general. (a) khoa Ngữ Văn, trờng Đại Học Vinh. . Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh" trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi,. số 1b-2009 57 Điểm nhìn văn hoá trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh Ngô Thị Quỳnh Nga (a) Tóm tắt. Khai thác lịch sử từ điểm nhìn văn hoá dân tộc là một hớng tìm. Soi rọi lịch sử từ góc nhìn văn hoá nhà văn đã làm sống dậy cả một bề dày văn hoá Việt. Qua tác phẩm của mình ông đã chứng minh lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một nền văn hoá có

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan