Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ thời kì đổi mới" pps

5 488 2
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ thời kì đổi mới" pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 61 Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ thời kì đổi mới Thái Thị Ngọc Loan (a) Tóm tắt. Vấn đề hôn nhân gia đình đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà văn trong thời kì đổi mới, đặc biệt là các nhà văn nữ. Bài viết của chúng tôi tập trung tìm hiểu việc thể hiện những bi kịch trong cuộc sống gia đình qua sáng tác của một số cây bút nữ, qua đó hiểu hơn về ý nghĩa của tổ ấm gia đình đối với cuộc sống của ngời hiện đại. 1. Từ sau thời kì đổi mới 1986, khi văn học đã mở rộng tầm nhìn, cùng với sự cởi trói cho các nhà văn thì mọi vấn đề liên quan đến con ngời, liên quan đến cuộc sống đời thờng đều đợc các nhà văn quan tâm thể hiện. Ngời đọc cũng mong muốn tìm thấy ở văn học một cái gì đó nhân ái và gần gũi hơn với cuộc sống đời thờng. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những cây bút nữ cùng với những quan niệm mới mẻ của họ về cuộc sống, xã hội và con ngời đã làm nên diện mạo mới cho văn học. Điểm gặp gỡ chung ở các nhà văn nữ là họ luôn dành sự u ái và quan tâm đặc biệt đối với vấn đề hôn nhân gia đình. Có thể nói trong văn xuôi Việt Nam cha bao giờ vấn đề gia đình lại đợc thể hiện một cách chân thực, phong phú với nhiều sắc thái nh hiện nay. Với thiên tính và sự trải nghiệm của giới mình, các nhà văn nữ đặc biệt nhạy cảm khi đi vào vấn đề gia đình, bởi gia đình vốn đợc xem là tế bào của xã hội, là nơi trú ẩn cuối cùng của con ngời sau những giây phút mệt mỏi căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên dờng nh tất cả các cây bút nữ không dồn sức miêu tả cảnh gia đình đầm ấm hạnh phúc, mà họ thờng quan tâm đến những gia đình bất hạnh, những cuộc . hôn nhân đang tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ, từ đó cất lên tiếng nói khẩn thiết về sự bền vững của tình yêu đôi lứa. 2. Đề cập đến cuộc sống gia đình, các nhà văn nữ rất nhạy cảm trớc sự đổ vỡ trong các kiểu thức khác nhau và những hậu quả khôn lờng của nó. Một khi bi kịch gia đình xảy ra, ngời phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ nhất đơng nhiên là phụ nữ và con cái. Rất nhiều nhà văn đã miêu tả sinh động và đầy cảm thông về nỗi đau này. Với nhiều phụ nữ, khi cuộc sống gia đình lâm vào bi kịch, họ cũng cố gắng tìm cho mình một điểm tựa, một lí tởng sống mới nhng kết quả họ lại luôn gặp những trắc trở, thờng rơi vào buông thả và hệ quả là ngày càng đau khổ và tuyệt vọng. Nhân vật Hằng trong Tiếng thở dài của đêm (Nguyễn Thị Thu Huệ) là một trờng hợp tiêu biểu. Chị từng lấy đợc ngời chồng mà nhiều ngời mơ ớc, thế nhng càng ngày cô càng thấy rõ sự bất hạnh đang thay thế cho hạnh phúc từng có. Nguyên nhân của sự buồn chán là sự nhàm tẻ trong cuộc sống gia đình: Em không muốn có chồng mà quanh năm ngày tháng vẫn chỉ nói những điều nh cũ . Trong Chỉ còn một ngày, Nguyễn Thị Thu Huệ Nhận bài ngày 17/11/2009. Sửa chữa xong 22/12/2009. T. T. N. Loan Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ , tr. 61-65 62 cũng để cho nhân vật của mình nhớ về những kỷ niệm vui buồn của cuộc sống vợ chồng, đặc biệt là những giờ khắc ngời vợ lẻ loi cô độc một mình. Điều đáng buồn nhất là ngời chồng chị không bao giờ hiểu đợc những nhu cầu cá nhân ngày càng phong phú của vợ, không hiểu đợc nỗi niềm sâu thẳm của ngời vợ đang cần sự yêu chiều, vuốt ve âu yếm của ngời chồng. Khi cuộc sống gia đình bắt đầu rạn nứt, hoặc hôn nhân tan vỡ, thì không chỉ có phụ nữ là những ngời phải chịu nhiều nỗi đau, sự tổn thơng mà con trẻ cũng là nạn nhân của bi kịch đó. Đứa trẻ trong Hậu thiên đờng của Nguyễn Thị Thu Hụê đã bớc vào bi kịch mà nó không hề hay biết, không hề đợc cảnh báo. Còn trong Phù thủy, Nguyễn Thị Thu Huệ lại miêu tả khá sinh động tâm trạng của đứa trẻ khi nhìn thấy tấn bi hài kịch gia đình. Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh lại diễn tả nỗi đau của ngời con khi phát hiện ra con ngời thực của cha mình và nó cay đắng nghĩ đến cuộc sống gia đình mà nó phải có. Trong sáng tác của nhiều nhà văn nữ, nhiều tâm hồn trẻ thơ đã mất đi sự trong trẻo, vô t vốn có, thay vào đó là cái nhìn u ám, trĩu nặng buồn rầu. Đó là một sự thật đau đớn đang diễn ra trong đời sống của chúng ta, nó không còn là hiện tợng cá biệt mà có nguy cơ ngày càng phổ biến. Bi kịch gia đình không chỉ làm tổn thơng tâm hồn trẻ thơ của chúng trong một thời khắc ngắn ngủi, mà nó còn để lại những vết sẹo suốt đời. Điều đáng nói là các cây bút nữ không chỉ dừng lại miêu tả những nỗi đau, những bi kịch gia đình từ nhiều cách nhìn khác nhau mà cố gắng đẩy sâu cảm hứng lý giải, cố gắng tạo nên sự đối thoại giữa nhà văn với bạn đọc về vấn đề hạnh phúc, tình yêu và những hệ lụy của nó. Có thể nói, dới ngòi bút của nhà văn, có vô vàn lí do để gia đình đứng bên bờ vực của sự đổ vỡ, ly tán. Có thể đó là thứ hôn nhân không có tình yêu, có thể do sự khác biệt về tính cách và quan niệm sống, có khi sự rạn vỡ ấy bắt nguồn từ nghèo túng, bần hàn 2.1. Tình yêu vốn là tình cảm thiêng liêng cao quý đối với mỗi con ngời, là yếu tố không thể thiếu đối với một gia đình hạnh phúc. Một cuộc hôn nhân muốn hạnh phúc trớc hết cuộc hôn nhân đó phải xuất phát từ tình yêu. Trong xã hội ngày nay, đã có rất nhiều cặp vợ chồng phải sống trong bi kịch gia đình do hôn nhân của họ không có tình yêu. Điều này đã đợc chứng minh trong Một nửa cuộc đời (Nguyễn Thị Thu Huệ). Lan lấy Hải không phải vì tình yêu mà vì tính hiếu thắng. Bởi lúc ấy Hải là ớc muốn của nhiều ngời. Trải qua sự lầm tởng và ngộ nhận về hạnh phúc trong buổi đầu sống chung, cô đã nhận ra sự bất ổn rằng Hải không phải là ngời đàn ông cô yêu, không phải là ngời cần cho cuộc đời của mình. Cô cảm thấy bức bối với cuộc sống thờng nhật hàng ngày. Và cô đã tìm đến ngời tình mong tìm đợc sự thiếu hụt trong đời sống tinh thần mà Hải không đem lại. Ngoại tình, với cô là một giải pháp để thoát khỏi ngời chồng mà theo cô là tốt bụng, tròn trịa đến đơn điệu. Nhng khi bớc vào mê cung của cuộc chơi ái tình, cô cũng không có đợc hạnh phúc với một ngời đàn ông đã quá hiểu rõ triết lí đàn bà thích làm chủ với chồng và nô lệ với tình nhân, Lan buồn và cảm thấy hụt hẫng khi cô đã cố thoát khỏi cuộc sống đơn điệu trong gia đình để mong tìm đợc một điểm tựa vững chắc, có thể trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 63 sống trong tình yêu lãng mạn, thì ngời yêu cô lại chỉ xem cô là một cuộc chơi, một thứ gia vị cho bữa ăn mà thôi. Nếu tình yêu cần có cảm xúc thì hôn nhân cần thêm các yếu tố của sự bền vững. Đó là thông điệp mà các nhà văn nữ thời kì đổi mới muốn gửi gắm thông qua việc tái hiện những bi kịch hôn nhân trong sáng tác của mình. Hôn nhân không thể hạnh phúc nếu thiếu đi tình yêu và sự thông cảm, chia sẻ cũng nh việc tôn trọng về tính cách, sở thích, thói quen của mỗi ngời. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng hiểu đợc điều đó. Những khó khăn trong cuộc sống vợ chồng mà Phát và Thủy gặp phải (Hình bóng cuộc đời - Nguyễn Thị Thu Huệ) đã làm cho khoảng cách do sự khác nhau về quan niệm và tính cách của mỗi ngời ngày càng lớn. Thủy luôn phải một mình gánh vác trách nhiệm gia đình, từ việc bếp núc con cái, cho đến những lo toan vặt vãnh khác ở trong nhà. Thế nhng Thủy lại không nhận đợc sự cảm thông, động viên chia sẻ của chồng nên thành ra giận dỗi và tự ái. Chị bỏ về nhà dì ở dù trong lòng vẫn rất yêu chồng và ngổn ngang trăm mối. Và cũng thật bất hạnh, trong thời gian chị xa anh cũng là thời gian anh bị bệnh hiểm nghèo và vĩnh viễn ra đi. Chính khi điều khủng khiếp đó xẩy ra, chị chợt nhận ra hình bóng cuộc đời của chị. Rõ ràng, cuộc sống thờng nhật hàng ngày không còn ám ảnh con ngời vì sự thiếu thốn về vật chất, nhng lại có tác động rất lớn đến hạnh phúc gia đình ở khía cạnh tinh thần. Nếu trong mỗi ngời không nhận thức đầy đủ, không biết thấu hiểu và tha thứ thì sẽ dẫn tới bế tắc trong cuộc sống gia đình. 2.2. Gia đình là tế bào của xã hội, và mọi sự biến đổi trong đời sống xã hội đều tác động đến đời sống gia đình. Trong cơ chế thị trờng, mối quan hệ tiền hàng đã len lỏi vào từng thành viên trong các gia đình và chi phối cuộc sống của họ. Có thể nói nền kinh tế thị trờng bên cạnh nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân cũng đồng thời bộc lộ những mặt trái của mình. Sống trong cơ chế thị trờng, đồng tiền đã chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con ngời. Những khó khăn về kinh tế cũng chính là nguyên nhân khiến cho cuộc sống nhiều gia đình lâm vào bi kịch. Có một điều đáng phê phán là có một số ngời càng giàu vật chất bao nhiêu thì tình ngời lại giảm đi bấy nhiêu. Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, sự khó khăn về kinh tế đã làm nảy sinh mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, thậm chí có lúc tiền còn chính là nguyên nhân làm dẫn đến bi kịch gia đình. Bởi để đảm bảo một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ cần có tình yêu, sự hòa hợp về tính cách, tâm hồn mà cuộc sống gia đình muốn hạnh phúc còn phải đủ điều kiện kinh tế. Câu chuyện về thân phận ngời phụ nữ trong Ước mơ của cô bán hàng rong (Y Ban) là một minh chứng cho điều đó. Chồng chị là ngời thơng vợ, thơng con và có hiếu với cha mẹ, nhng lại là kẻ không gặp may trong cuộc đời. Anh không biết cách kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống của gia đình. Cả nhà hầu nh trông vào cái gánh trên vai chị. Với gánh hàng rong chị phải tần tảo nuôi chồng và cả gia đình nhà chồng. Ban ngày phải vất vả kiếm sống, ban đêm chị lại âm thầm khóc vì nỗi khổ cực và những trận đòn roi của chồng. Cuộc sống của chị là những chuỗi ngày chịu đựng nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong Dạo đó thời chiến tranh, Lê Minh Khuê lên án cơ chế thị trờng đã bóp nghẹt cuộc T. T. N. Loan Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ , tr. 61-65 64 sống của con ngời, đẩy họ đến bớc đờng cùng và cớp đi hạnh phúc gia đình của họ. Vì cuộc sống mu sinh, vì cơ chế mới mà Cúc đã từ bỏ đi hạnh phúc của riêng mình. Qua lời tâm sự của Thắng, bạn của Thắng hiểu ra nguyên nhân vì sao vợ chồng Thắng lại bỏ nhau: Tôi hiểu vì sao họ sắp bỏ nhau. Mọi thứ đều dồn đến chỗ bí. Thắng đã bạc nhợc đến mức không thể xoay nổi một cuộc sống tử tế cho vợ con. Tác giả đã tập trung lên án cơ chế thị trờng qua câu nói đầy bất lực của Thắng: Ông ạ, cái thời buổi này, cái hoàn cảnh này, nó có sức mạnh vô song trong lĩnh vực tiêu diệt tình yêu, tiêu diệt thẳng tay, triệt để, hoàn toàn. Tiêu diệt hết. Trong một tác phẩm khác của mình, Lê Minh Khuê cũng đã lên án cơ chế thị trờng, đó là sự lên ngôi của đồng tiền. Nó học hết lớp 10 trờng huyện. Bố nó bảo nó học làm chó gì. Rồi tiền đâu, chui vào đợc Đại học. Xa nay chữ nghĩa lẽ thờng phải thuộc về kẻ có tiền con ơi . Và cuối cùng Thêu phải ở nhà làm phụ may cho bố. Nhng rồi sự xô bồ của cuộc sống thời mở cửa đã đa Thêu từ một cô bé mới học xong lớp 10 bây giờ đã phải ẵm đứa trẻ lên hai. Có thể nói, cơ chế thị trờng đã làm cho đời sống của con ngời nâng cao lên một bớc, nhng đồng thời cũng bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Và một khi con ngời quá coi trọng đồng tiền, chạy theo những bon chen kinh tế thì con ngời rất dễ quên đi tình cảm và lòng bao dung. Đó là một nguyên nhân quan trọng tạo nên sự đổ vỡ hạnh phúc của bất cứ cá nhân nào. 2.3. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội là sự gia tăng nhu cầu tinh thần con ngời. Ăn no, mặc đẹp không còn là niềm mong ớc của nhiều ngời nữa. Khi đời sống kinh tế sung túc hơn, tất nhiên con ngời sẽ coi trọng và có nhiều sự lựa chọn về đời sống tinh thần. Và một khi những nhu cầu tinh thần ấy không đợc thỏa mãn thì mâu thuẫn giữa các thành viên là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết những mâu thuẫn ấy, ngời ta phiêu lu vào những cuộc tình tay ba, những mối tình bất chợt. Hiện tợng ngoại tình càng ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là đề tài đợc nhiều nhà văn nữ quan tâm. Có thể thấy rõ điều đó trong Phợng, Lắp ghép hạnh phúc của Lý Lan; Hình bóng cuộc đời của Nguyễn Thị Thu Huệ; Thằng bé có phép tàng hình, Ngời đàn bà và những giấc mơ của Y Ban Ngoại tình, li thân và li hôn là logic thông thờng của những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ngoại tình. Sự thất vọng về đời sống vợ chồng trong cuộc sống chung là một trong những lí do của việc ngoại tình và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch. Ngời đàn bà ngoại tình vì họ có nhu cầu khỏa lấp sự trống trải hiện tại và mong tìm thấy ở đó những hy vọng về một hạnh phúc mới mẻ hơn, trong khi nhiều đàn ông lại coi ngoại tình nh một thứ gia vị trong cuộc sống Nhân vật Thắng (Một nửa cuộc đời - Nguyễn Thị Thu Huệ) đã nói với ngời tình: Anh cũng yêu em, nhng anh không thể phá vỡ cuộc sống gia đình đợc chuyện chúng mình chẳng có gì mới, chẳng qua nó là gia vị của một bữa ăn. Tí cay, tí chua, tí ngọt cho dễ nuốt chứ không phải là cái ăn hàng ngày. Còn ông cậu trong Nớc mắt đàn ông của Nguyễn Thị Thu Huệ, lại coi ngoại tình nh một hình thức để thỏa mãn ham muốn mà thôi 3. Trong xã hội hiện đại, ngời phụ nữ có điều kiện tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống, nhng đồng thời đó trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 65 cũng là một thách thức trớc thiên chức làm vợ, làm mẹ. Đã có không ít bi kịch xảy ra trong gia đình, khi ngời phụ nữ không dung hòa đợc mối quan hệ giữa công việc xã hội với gia đình. Vì vậy có một thực tế là không ít ngời phụ nữ thành đạt trong sự nghiệp nhng lại không hạnh phúc trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình. Nhìn chung cuộc sống gia đình trong xã hội hiện đại nổi lên nhiều vấn đề phức tạp. Sự phát triển của nền kinh tế thị trờng, mối quan hệ tiền hàng đã len lỏi vào từng thành viên trong gia đình, chi phối những hành động và suy nghĩ của họ, tạo nên những khoảng cách và làm mất đi những tình cảm thiêng liêng tốt đẹp vốn có của con ngời. Với tâm hồn nhân hậu, nhạy cảm cùng với sự trải nghiệm của mình, các nhà văn nữ đã kịp thời phản ánh đợc sự phức tạp đó, qua đó giúp ngời đọc nhận ra đợc những giá trị đích thực của hạnh phúc gia đình đối với cuộc sống của mỗi ngời. Gia đình vốn đợc xem là tế bào của xã hội. Một xã hội muốn phát triển, văn minh, phồn vinh và hạnh phúc thì các tế bào trong xã hội đó phải phát triển khỏe mạnh. Với ngời Việt Nam, gia đình có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm hồn. Vì thế, ý thức đợc ý nghĩa và tầm quan trọng đó của tổ ấm gia đình, mỗi chúng ta cần phải có ý thức xây dựng, gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó cũng chính là thông điệp mà các nhà văn nữ thời kì đổi mới muốn gửi gắm thông qua tác phẩm của mình. TàI LIÊU THAM KHảO [1] Nguyễn Thị Thu Hơng, Một số đặc điểm nổi bật của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận văn thạc sĩ Lý luận văn học, Trờng Đại học Vinh, 2004. [2] Vơng Trí Nhàn, Phụ nữ và sáng tác văn chơng (Trao đổi ý kiến), Văn học, Số 6/ 1996. [3] Nhiều tác giả, 54 truyện ngắn chọn lọc, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2004. Summary Family - concerns of the renewal period writers The issue of marriage has become a family concern of many writers in the period of renovation, especially the female ones. Our article focused on studying the ways to express tragedy of family life in literary works of the female writers, thereby better understanding the meanings of the family for modern mans life. (a) Cao Học 15, chuyên ngành lý luận văn học, trờng đại học vinh. . chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 61 Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ thời kì đổi mới Thái Thị Ngọc Loan (a) Tóm tắt. Vấn đề hôn nhân gia đình đã trở thành mối quan. quan tâm của rất nhiều nhà văn trong thời kì đổi mới, đặc biệt là các nhà văn nữ. Bài viết của chúng tôi tập trung tìm hiểu việc thể hiện những bi kịch trong cuộc sống gia đình qua sáng tác của. cuộc T. T. N. Loan Gia đình - mối quan tâm của các nhà văn nữ , tr. 6 1-6 5 64 sống của con ngời, đẩy họ đến bớc đờng cùng và cớp đi hạnh phúc gia đình của họ. Vì cuộc sống mu sinh,

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan