PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG CẤP CỨU docx

7 473 3
PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG CẤP CỨU docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG CẤP CỨU Cắt tử cung cấp cứu là phẫu thuật loại bỏ tử cung phải làm ngay tức thì Vấn đề bảo tồn hay cắt phần phụ chủ yếu dựa vào có tổn thương phần phụ hay không và tuổi của người bệnh. Chỉ định: - Cắt tử cung để cầm máu trong các trường hợp chảy máu từ tử cung do nguyên nhân sản khoa hay nguyên nhân phụ khoa mà các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả - Cắt tử cung vì các thương tổn ở tử cung như: rau bong non, vỡ tử cung, tử cung nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc), thủng tử cung, rau cài răng lược, u xơ tử cung to trong khi mổ lấy thai, - Chú ý: trong trường hợp có chỉ định cắt tử cung cấp cứu mà bệnh nhân đang ở trong tình trạng choáng thì phải khẩn trương tiến hành hồi sức rồi mới thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật viên: là bác sĩ chuyên khoa sản, đào tạo kỹ thuật cắt tử cung cấp cứu. Chuẩn bị: - Người bệnh: được giải thích lý do phải phẫu thuật và khi đồng ý phải ký giấy cam đoan, được sát khuẩn vùng bụng, vùng vệ, được đặt ống thông tiểu trước khi tiến hành phẫu thuật. - Phương tiện, dụng cụ: bộ dụng cụ cắt tử cung (có đủ 2 kẹp động mạch tử cung), các thuốc hồi sức, dịch truyền thay thế máu và máu nếu có Qui trình kỹ thuật cắt tử cung cấp cứu: - Rạch bụng theo đường trắng giữa qua từng lớp đi vào ổ bụng - chèn gạc đẩy ruột bộc lộ tiểu khung - Kiểm tra tử cung và các tạng xung quanh và bộc lộ tử cung ra ngoài vết mổ để thao tác - Cặp, cắt dây chằng tròn, khâu cầm máu - Cặp, cắt dây chằng tử cung-buồng trứng hoặc dây chằng thắt lưng-buồng trứng, khâu cầm máu - Bộc lộ hai cuống động mạch tử cung, cặp, cắt và khâu cầm máu hai cuống này. - Cắt tử cung - Khâu mỏm cắt âm đạo - Kiểm tra cầm máu trước khi phủ phúc mạc - Lau, rửa ổ bụng và rút hết gạc - Đóng bụng theo từng lớp Tai biến và xử lý tai biến - Chảy máu sau mổ có thể do tụt cuống mạch, do chảy máu từ mỏm cắt vì khâu cầm máu không tốt, do rối loạn đông máu. Biểu hiện bằng choáng tụt huyết áp, tình trạng thiếu máu cấp, ổ bụng có dịch… phải mổ lại để cầm máu đồng thời với việc hồi sức tích cực, điều chỉnh rối loạn đông máu, bồi phụ thể tích tuần hoàn. - Máu tụ ngoài phúc mạc do không kiểm soát tốt tình trạng cầm máu. Thường chỉ cần theo dõi và điều trị nội khoa, hồi sức tuần hoàn nếu không thấy khối máu tụ to lên thì không cần mổ lại. - Gây thương tổn đường tiết niệu chủ yếu là thương tổn bàng quang và niệu quản. Phải mổ lại để phục hồi thương tổn mỗi khi chẩn đoán được. - Viêm phúc mạc sau mổ cắt tử cung cấp cứu. Phải tiến hành hồi sức, điều trị bằng kháng sinh phối hợp, liều cao và mổ lại để rửa ổ bụng, dẫn lưu. Phác đồ điều trị Bv Từ Dũ . PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG CẤP CỨU Cắt tử cung cấp cứu là phẫu thuật loại bỏ tử cung phải làm ngay tức thì Vấn đề bảo tồn hay cắt phần phụ chủ yếu dựa vào có tổn. phẫu thuật. - Phương tiện, dụng cụ: bộ dụng cụ cắt tử cung (có đủ 2 kẹp động mạch tử cung) , các thuốc hồi sức, dịch truyền thay thế máu và máu nếu có Qui trình kỹ thuật cắt tử cung cấp cứu: . cung vì các thương tổn ở tử cung như: rau bong non, vỡ tử cung, tử cung nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc), thủng tử cung, rau cài răng lược, u xơ tử cung to trong khi mổ lấy

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan