Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại pptx

9 844 0
Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Tác giả của sách cũng gộp thể loại văn khắc trên chất liệu đồng minh với những giáo huấn châm mà ta đã biết. Như Lưu Hiệp viết, “châm được đọc thành tiếng trước bá quan, còn minh khắc trên các vạc, đỉnh; mặc dù chúng (các thể loại này) khác nhau về tên gọi nhưng ngăn ngừa và giáo huấn về bản chất là một” (Lưu Hiệp, Tập 1, tr.195). Trong cùng một chương ở sách Lưu Hiệp, có cả tiếng khóc lụy và văn khắc trên bia đá bi. Sự khác nhau ban đầu về chức năng giữa các văn khắc trên đá bi, các văn khắc trên đồng minh vàlụy kể công đức người quá cố về bản chất đã bị xóa nhòa: chúng chỉ còn phân biệt ở người nhận thông điệp (sống hay chết). Như các nhà bình chú Trung Quốc nhận định, Lưu Hiệp nói chung không coi bi là một thể loại, vì ông viết: “Trật tự trình bày trong bi là truyện, bản thân văn bi đó là minh (Như trên, Tập I, tr.230). Ở thời Lưu Hiệp, chất liệu trên đó viết văn bản đã không còn có ý nghĩa quan trọng nữa: giấy đã được dùng rộng rãi từ thế kỷ I; bởi thế các dấu hiệu liên quan đến chất liệu đối với các nhà lý luận thế kỷ VI không đủ để phân định các thể loại văn học. Ở trên chúng tôi đã nói rằng Chí Ngu, người tiền bối của Lưu Hiệp trong số các thể loại khác nhau, đã miêu tả văn khóc người chết trẻ – ai. Lưu Hiệp cũng chú ý đến thể loại này khi cắt nghĩa thể loại điếu (弔) gần với ai về chức năng. Theo một từ điển cổ là Thuyết văn của Hứa Thận, điếu là “thăm hỏi về cái chết”. Từ đây mà có một ý nghĩa của điếu là “đau buồn”, “bày tỏ sự chia buồn”. Từ đây mà có sự gần gũi giữa ai và điếu như các thể loại bày tỏ nỗi đau buồn trước người đã khuất. Nhận xét về sự gần gũi này, Lưu Hiệp nói rằng Điếu Khuất Nguyên phú của Giả Nghị (201- 169 trước CN) và Ai Tần Nhị Thế phú của Tư Mã Tương Như (179- 117 trước CN) “hoàn toàn là những tác phẩm thuộc thể phú” (Như trên, tr.241). Những nhận xét như thế cho thấy ranh giới giữa các thể loại vốn được phân chia theo nguyên lý chức năng - nghi lễ đã trở nên rất lỏng lẻo. Như chúng tôi đã nhắc đến, Chí Ngu tách thể loại thất thành một phạm trù riêng biệt. Lưu Hiệp cũng miêu tả thể loại này, nhưng trong sự gắn kết trực tiếp với các thể loại khác, ví dụ liên châu (連 珠 - các hạt ngọc trai nối thành chuỗi). Ông xếp thất và liên châu vào chương Tạp văn, nơi có nhiều tên gọi thể loại khác nhau: điển – các qui định thể chế của các quân vương thời cổ, cáo - thông báo, thệ - thề nguyền, vấn – các câu hỏi, lãm - tổng quan, lược – tổng quan ngắn gọn và các trước tác gọi là thiên (chương mục) và chương(phần, chương), v.v (Lưu Hiệp, Tập I, tr.256). Và mặc dù một số thể loại, như đã nói ở phần đầu bài viết, xuất hiện từ thời viễn cổ (cáo hay thệ), việc liệt chúng vào mục Tạp văntrong trước tác của Lưu Hiệp chỉ ra sự suy giảm hiển nhiên vai trò của những hình thức thể loại ấy trong văn chương đầu công nguyên. Tuy nhiên, Lưu Hiệp chưa kết thúc việc tổng quan các thể loại của ông bằng chương Tạp văn. Tiếp theo còn có một chương khá bất ngờ là hài (諧 – đùa vui) và ẩn (隐 - câu đố), những thứ mà ông gộp lại thành các thể loại thông tục. Theo quan điểm của chúng ta, ẩn thực tế có thể xem là thể loại văn học dân gian, nhưng tiêu chuẩn để tách hài thành một thể loại riêng là đáng ngờ. Các chương Lưu Hiệp dành cho các thể loại văn chương theo nhận định của các nhà nghiên cứu người Trung Quốc, kết thúc ở đây. Điều thú vị là phân tích trật tự của các chương này cho thấy thái độ của nhà lý luận thế kỷ VI đối với thể loại này khác với các tiểu thể loại. Lưu Hiệp xem xét ngay từ đầu các thể loại thi ca: tao, thi, nhạc phủ, phú, tụngvà tán; sau đó, nếu như nói bằng ngôn ngữ hiện đại, các thể loại gắn với nghi lễ: cúng tế, tang ma, ghi công tích; sau đó là các thể loại hỗn tạp hay hỗn hợp được ông đưa vào những tác phẩm về bản chất thuộc về những lớp văn chương rất khác nhau. Ông xếp vào đây không chỉ lời thông báo của nhà vua – cáo ta đã nói đến, mà cả những tác phẩm được xây dựng bằng hình thức hỏi đáp (đối- vấn), cả những chùm thơ được tổ chức trên nguyên tắc con số “bảy”, ví dụ Thất biện (Bảy bài biện luận) của Trương Hành, được gộp lại với nhau không phải theo thuộc tính chức năng, không theo sự thống nhất đề tài, mà thuần túy theo những dấu hiệu hình thức, số lượng. Tiếp theo những chương về các thể loại văn chương trong Văn tâm điêu long có miêu tả những thể loại được các nhà bình chú xếp vào nhóm các thể loại “công việc” - bút( 筆 ). Ở đây chúng ta gặp các mục về sử, truyện - các bình luận có tính chất lịch sử, chú sớ - các câu chuyện về triết học, luận - luận bàn, thuyết - lời nói, chiếu - lệnh của nhà vua,chỉ - lệnh về sự bổ nhiệm, chương và biểu - những loại hình báo cáo khác nhau lên cấp trên, tấu và khải – báo cáo lên quân vương, v.v Tiếp cận theo những tiêu chí hiện đại, khó hiểu đến cùng những nguyên tắc phân loại của Lưu Hiệp. Ví dụ, việc nhà vua gửi thông điệp cáo khác gì về nguyên lý so với chiếu –lệnh vua? Nhưng Lưu Hiệp đã xếp cáo vào phần tản văn thuộc nhóm trước, còn chiếu vào nhóm thứ hai gồm các thể loại sự vụ. Cứ giả sử nhà lý luận này phân biệt các thể loại phục vụ cho nhu cầu hành chính quốc gia với các thể loại truyền thống và nghi lễ thuộc nhóm thứ nhất. Nhưng thế thì tại sao các tục ngữ ngạn ( 谚 )lại được xếp vào nhóm thứ hai trong khi rõ ràng đây là thể loại văn học dân gian? Về mặt này có thể giả định rằng đối với Lưu Hiệp, các câu tục ngữ không có đầy đủ giá trị thẩm mỹ, không sự bóng bẩy của văn phong. “Ngạn là những lời nói trực tiếp. Các lời chia buồn cũng không đủ tính văn chương, bởi thế nên việc thể hiện sự chia buồn cũng gọi là ngạn” (Lưu Hiệp, Tập II, tr.460). Không đi sâu tìm kiếm lý do tại sao nhà lý luận này lại xếp gần các tục ngữ với những lời chia buồn, chúng tôi chỉ nhấn mạnh rằng hẳn là tiêu chuẩn quan trọng đối với Lưu Hiệp là tính văn chương (văn) hay là sự trang sức của phong cách. Nhưng ngay cả tiêu chuẩn này không phải khi nào Lưu Hiệp cũng duy trì. Thế nên xuất phát từ quan niệm của chúng ta, khó hiểu vì sao những trước tác lịch sử được Lưu Hiệp nói đến (ví dụ, Sử ký của Tư Mã Thiên), những trước tác chứa nhiều truyện có tính nghệ thuật cao lại được ông liệt vào nhóm thể loại thứ hai. Nhưng ngay ở đây, chúng ta có thể dò ra một nguyên lý phân loại chủ yếu của Lưu Hiệp. Vấn đề là ở chỗ tất cả các hình thức thể loại - cả thơ và văn xuôi, được ông liệt vào nhóm đầu tiên-văn, đều là những văn bản có vần. Xem ra đối với ông, đường ranh phân chia các nhóm thể loại là ở đây. Vần như một tiêu chí căn bản của tính chất tu sức, trang trí chứ không đơn thuần sự trang nhã của phong cách vẻ đẹp của sự trình bày, tính hinh tượng, v.v đối với Lưu Hiệp và nói chung trong tư tưởng lý luận Trung Quốc các thế kỷ IV-VI đã quyết định sự phân biệt tất cả văn chương thành văn (nghệ thuật) và bút (sự vụ). Một trong những người đầu tiên viết về sự phân biệt này là Phạm Việp (398-445), tác giảHậu Hán thư. Trong “Thư từ trong tù gửi các cháu”, ông nói về những lời tán có vần kết thúc các truyện và những luận, tựa không có vần, ghi nhận tính nghệ thuật đặc biệt của những lời tán, bởi lẽ văn không có vần dễ viết hơn có vần. Còn về việc phân biệt thơ và văn xuôi thì đối với Lưu Hiệp không thực sự quan trọng, bởi ông sống ở thời đại phồn thịnh của văn biền lệ hay là văn xuôi có đối, khi mà nhiều tiểu phẩm được viết bằng văn xuôi có vần và nhịp với nhiều cấu trúc ngữ pháp song hành và ít khác biệt so với các tác phẩm thơ. Lưu Hiệp chống lại cả những toan tính phân chia văn xuôi sự vụ - bút thành ngôn và bút riêng rẽ. Cách phân chia ấy Nhan Diên Chi (顏 延 之 ) ở thế kỷ V đã bảo vệ vì cho rằng “kinh điển [nho giáo] là ngôn chứ không phải bút, còn truyện (văn xuôi thánh truyện - B.R) đó là bút, chứ không phải ngôn” (Như trên) và thừa nhận rằng bút là những văn bản có tính nghệ thuật (trang sức) hơn ngôn. Lưu Hiệp phân biệt ngôn và bút chỉ theo tiêu chí diễn tác: “Tôi cho rằng đọc lên thành tiếng đó là ngôn, còn liên quan đến bút là những gì được viết ra” (Lưu Hiệp, Tập II, tr.655) nhưng đều đặt cả hai ra ngoài phạm vi của văn. Như vậy, việc phân biệt tách bạch chủ yếu đối với Lưu Hiệp là tách bạch văn – văn chương ra khỏi bút - văn sự vụ theo tiêu chí vần điệu, song cả hai thể loại đối với ông đều thuộc văn học theo nghĩa rộng của từ này. Liệt vào văn học các tác phẩm kinh điển của các trường phái khác nhau ở Trung Quốc cổ đại, không chỉ Nho gia mà cả Đạo gia, Mặc gia, v.v ông đặc biệt nhấn mạnh tính chất văn chương của các trước tác ấy. “Văn của các bậc thánh nhân tao nhã, đẹp tươi, nó phải mĩ miều và phải thật (về nội dung)” (Lưu Hiệp, như trên, Tập I, tr.16). Lưu Hiệp nói đến tính trang điểm tu sức của phong cách như là một trong những dấu hiệu tiêu biểu nơi các trước tác của các bậc thánh hiền cổ xưa. Ông cũng đánh giá cao các trước tác của những môn đệ của Khổng Tử và Lão Tử như Mạnh Tử, Tuân Tử, và Liệt Tử, “người có khí tượng lớn và văn (cái đẹp của phong cách) rất kỳ lạ” (Như trên, tr.309). Sau khi mở rộng phạm vi của văn học đến mức đưa vào nó hầu như tất cả văn sự vụ - bút, Lưu Hiệp vẫn thừa nhận rằng loại văn này xéttừ quan điểm nghệ thuật, là một bộ phận văn học ít quan trọng, nên ông đặt nó sau phần văn chương nghệ thuật, với sự miêu tả không tỉ mỉ lắm các thể loại sự vụ thường nhật và gọi chúng là nghệ văn mạt phẩm (藝 文 末 品 - hạng cuối cùng của văn chương nghệ thuật). Trước tác của Lưu Hiệp cho thấy đến đầu thế kỷ VI (Lưu Hiệp mất năm 520) ở Trung Quốc đã hình thành một hệ thống văn học xác định với việc thiết lập đẳng cấp các thể loại. Nếu chúng ta chú ý đến các trước tác của những người cùng thời Lưu Hiệp: hoàng đế Lương Nguyên Đế, tên thật là Tiêu Dịch (508-554) và hoàng tử Tiêu Thống (501- 532) thì sẽ thấy rằng Lưu Hiệp phản ánh những quan điểm đã được thừa nhận rộng rãi trong thời đại ông. Tiêu Dịch trước khi lên ngôi, tức là trước năm 552, nhưng xem ra sau khi Lưu Hiệp mất, đã viết Kim lâu tử lập ngôn thiên, trong đó phân chia tất cả các văn bản văn học thành các trước tác của nho sĩ - nho, mà tính năng quan trọng là trao truyền tri thức từ Khổng Tử sang các học trò; văn gồm thi và phú; học (học thuyết), ông liệt vào đây những trước tác của các nhà nho đương thời, những người am hiểu kinh điển, cũng như của các triết gia và sử gia; bút - văn sự vụ, các đại diện loại văn này không thật điêu luyện trong làm thơ nhưng lại thạo soạn công văn giấy tờ (chương) và báo cáo (tấu). Như ta thấy, Tiêu Dịch tách biệt các triết gia Nho giáo đầu tiên, những người sáng lập học thuyết, ra khỏi những người kế tục họ vì cho (có căn cứ) rằng những người sau chỉ làm việc chú giải và bình luận; nhưng việc chia văn và bút ở ông vẫn theo nguyên tắc như ở Lưu Hiệp: nguyên tắc trang sức (mặc dù ông không nói về vần như nhân tố hình thành phong cách chính yếu nữa) và coi việc luận thuật, trình bày là yếu tố quyết định trong văn sự vụ. Nếu Lưu Hiệp và Tiêu Dịch khi bàn về văn chương đã tiến hành phân loại nó ra thành những chương mục cơ bản thì Tiêu Thống đã cố gắng tạo ra một bộ hợp tuyển văn học có tính nghệ thuật đầu tiên theo quan điểm của ông. Ông gọi nó là Văn tuyển. Ông cắt nghĩa các nguyên tắc lựa chọn tác phẩm trong lời tựa ngắn ngủi: “Đã trải qua hơn ngàn năm kể từ khi văn từ phồn thịnh (nhưng từ toàn bộ dòng chảy đó) tôi không lựa chọn các tác phẩm của Chu (Chu công) và Khổng (Khổng Tử), người thầy của chúng ta. Các sách vở của Lão và Khổng, Quản (Tử) và Mạnh (Tử) có mục đích chủ yếu là biện chính cho tư tưởng chứ không phải là hình thức nghệ thuật và sự trình bày khéo léo. Do đó tôi không đưa chúng vào Văn tuyển. Tôi cũng không chọn các nghị luận của các nhà chính trị các phái và các vị cố vấn của công hầu, cho dù chúng rất kỳ lạ về phẩm chất của mình Cũng như vậy, tôi không chọn các bộ sử biên niên và các niên giám vì chúng không thích hợp với nhiệm vụ của tôi, do chúng luận bàn về thị phi theo quan điểm chính thống, do chúng thường xuyên ca ngợi người này, hạ thấp người khác. Tuy nhiên, những phần của chúng, ví dụ các bài luận và các hồi tán tụng riêng biệt được soạn từ những câu văn mỹ miều, rồi những câu chuyện đặc biệt được viết có nghệ thuật thì tôi xếp vào Văn tuyển như là những tác phẩm được suy ngẫm sâu về nội dung và hướng tới lời văn tinh tế” (bản dịch của V.M. Alekseev, xem Alekseev, tr.53). Qua đoạn trích này, ta thấy rõ là Tiêu Thống liệt vào hàng văn (văn chương), những tác phẩm nổi bật bởi chính những phẩm chất nghệ thuật, nói theo ngôn từ hiện đại. Song ông lại không nhắc gì đến vần như là nhân tố nghệ thuật quyết định, mà chỉ nói đến chiều sâu của nội dung và sự tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Cần đặc biệt giải thích thái độ của Tiêu Thống đối với các trước tác sử học. Mở đầu với Sử ký của người cha đẻ nền sử học Trung Quốc – Tư Mã Thiên (125-86 trước CN), các bộ sử lịch triều chính thống (bản kỷ) đã được xây dựng theo một đồ án thống nhất: thoạt đầu miêu tả sự cai trị, sau đó là những chương thuần túy chức năng tựa như các bảng biểu biên niên, trình bày nghi lễ và cuối cùng là phần liệt truyện kể về các nhân vật nổi tiếng, đây có lẽ là phần có tính văn chương nghệ thuật nhất của các bộ sử. Theo truyền thống do Tư Mã Thiên sáng lập, liệt truyện được viết bởi một sử gia trung lập ở bên ngoài, kết thúc bằng sự đánh giá chủ quan của sử gia này về người và việc, sự đánh giá phản ánh thái độ cá nhân của tác giả. Những người kế tục Tư Mã Thiên đã áp dụng sơ đồ này nhưng bộc lộ sự đánh giá của mình ở những hình thức thể loại khác nhau (tán hoặc luận). Chính những đoạn kết không dài này, chứ không phải các liệt truyện, được Tiêu Thống đưa vào Văn tuyển. Nhìn chung, Tiêu Thống đã đưa vào tuyển tập của mình những tác phẩm thuộc ba mươi chín kiểu loại. Chúng tôi cố tình tránh dùng chữ thể loại (genre) bởi vì không phải tất cả những kiểu loại ông tách ra đều là thể loại theo nghĩa hiện đại của từ này. Ví dụ, một chương rất lớn là thi. Hoàn toàn rõ rằng thi không phải là thể loại theo nghĩa hiện đại, đó là phạm trù khái quát hơn, thực ra có tính loại hình. Không phải ngẫu nhiên mà người biên soạn tuyển tập đã chia thi thành ra hai mươi hai tiểu loại, ví dụ thơ vịnh sử, thơ du tiên, trình bày tư tưởng cầu trường sinh bất tử, thơ du lãm, thơ buồn (ai thương), thơ chiêu hồn. Ông cũng xếp vào chương thi kiểu thơ nhạc phủ bao gồm các văn bản có tính ca hát hoặc được viết mô phỏng các bài dân ca. Tuy vậy, một tiêu chí phân loại duy nhất không thể được duy trì đến cùng: một số bài thơ được gộp lại theo nguyên tắc đề tài (thơ phong cảnh), nhóm khác theo nguyên tắc hình thức (thơ tặng đáp), nhóm thứ ba theo nguyên tắc nguồn gốc (thơ nhạc phủ). Chúng ta quay trở lại kết cấu của Văn tuyển. Khác với Lưu Hiệp vốn yêu thích thơ hơn cả, Tiêu Thống đã đặt phú trước tiên, trước cả thi. Đối với chúng ta, nguyên nhân đã khiến ông lập một trình tự như thế không quan trọng lắm: cả phú lẫn thi với tất cả các biến thể của chúng là những tác phẩm nghệ thuật thuần túy, không gắn với hoạt động thực tiễn của người Trung Quốc thời cổ, cũng không gắn với nghi lễ và các nhân tố khác ngoài văn học. Điều đáng nói là trong lời tựa Tiêu Thống như có ý riêng rào đón cho thuộc tính văn chương của phú, nhấn mạnh sự tồn tại trong phú những nhân vật do tác giả hư cấu chứ không phải các nhà hoạt động lịch sử. Trật tự xếp sắp các tác phẩm theo thể loại cũng cho thấy ý nghĩa mà Tiêu Thống dành cho các thể loại thơ thi ca và văn chương. Tiếp theo phú (xin nhắc lại phú là thể loại “thơ xuôi”, được viết bằng thứ văn xuôi có nhịp điệu, có phong cách cao sang với sự hiệp vần bắt buộc mặc dù không đều đặn như trong thơ) đến thi, theo sau nó là nhạc phủ (những bài thơ kiểu dân ca), sau đó lại đến thi nhưng là tạp thi, sau đó là những câu thơ cổ mà Tiêu Thống gọi là tao (theo Ly tao của Khuất Nguyên). Tác giả (hay là các tác giả, vì không rõ có phải một mình thái tử soạn) đưa vào mục tao tất cả tác phẩm của Khuất Nguyên và người kế tục – Tống Ngọc (290- 223 trước CN), những tác phẩm trong lịch sử văn học Trung Quốc được gọi là “Sở từ”. Trong tuyển tập, sau tao là thất, tức là những tác phẩm, như đã nói, được Lưu Hiệp xem như là một trong những phần của tạp văn. Chỉ sau đó, Tiêu Thống mới dừng lại ở các thể loại sự vụ. Trước tiên ông xếp các chiếu- mệnh lệnh, của hoàng đế, tiếp theo là sách (nghĩa đen: một bó thẻ tre trên đó người Trung Quốc cổ viết chữ, về sau chữ này được dùng chỉ các lệnh của nhà vua; một văn bản duy nhất thuộc thể loại sách được dẫn trong Văn tuyển - thông điệp hoàng đế gửi các hầu tước và đại thần). Sau sách là các lệnh- do vua hay các thái tử ban hành vào thời gian đi kinh lý cũng như các mệnh lệnh xuất phát từ chính quyền trung ương. Sau lệnh, Tiêu Thống đặt giáo, do những quan lại ở kinh đô thời cổ ban hành cho các chức quan cai trị các phủ huyện (thể loại này đặc biệt phổ biến ở thế kỷ I-IV sau CN, tức là vào thời của Tiêu Thống). Đi theo sau chúng là các tác phẩm thuộc về thể văn. Như ta nhớ, văn là tên gọi chung của văn chương tao nhã, nhưng trong trường hợp này, được rút gọn từ khái niệm sách văn - nói về các trước tác của các cố vấn khác nhau đời Hán. Cuối cùng, Tiêu Thống dành chỗ cho biểu- các báo cáo do các quan đại thần viết gửi lên đấng tối cao. Ở đây không cần thiết phải liệt kê tất cả các thể loại văn sự vụ thời ấy mà kiểu mẫu Tiêu Thống đã đưa vào Văn tuyển; điều điển hình là trong quan niệm của ông, cả các mệnh lệnh, cả các báo cáo gửi lên hoàng đế, cả các thông điệp đủ mọi loại trong đó có những thông điệp tuyên bố về chiến tranh, về việc gấp rút cất quân đi chinh phạt, v.v đều bình đẳng đi vào địa hạt văn học. Khác Lưu Hiệp và những bậc tiền bối gần khác, Tiêu Thống hầu như không nói gì về chuyện phân chia văn chương thành văn có tính văn học cao vàbút – văn sự vụ, chuyện có hay không vần cũng không là tiêu chí quan trọng. Phù hợp với cách tiếp cận này, các thể loại sự vụ đối với Tiêu Thống tuyệt nhiên không đứng ở vị trí cuối cùng. Đi sau chúng là những tác phẩm, theo quan điểm thời nay, được viết trong truyền thống hoàn toàn có tính văn học. Đối vấn là thể loại như thế - một thể loại tối cổ ghi lại một kiểu đối thoại độc đáo giữa tác giả với một người đối thoại tưởng tượng (ví dụ giữa nhà thơ với hoàng đế, nhà thơ với Trời, v.v ). Lưu Hiệp xếp thể loại này vào nhóm tạp văn và đưa vào trong khu vực văn (văn chương) (mặc dù các soạn giả Từ điển các thể loại văn học Trung Quốc” đặt bài ngắn về thể này trong mục văn sự vụ, hình như căn cứ vào những kiểu mẫu muộn hơn (Lưu Chí Dũng và các tác giả khác, tr.380). Những thể loại như sớ luận (đề nghị và luận bàn) cũng được Lưu Hiệp đưa vào nhóm tạp văn, và từ (nghĩa đen là lời; trong văn tuyển này có Lời về gió thu của Hán Vũ Đế và bài trường ca thơ- văn xuôi của Đào Uyên Minh), được Lưu Hiệp xếp một cách có căn cứ gần với phú. Sau đó Tiêu Thống chuyển sang tự - lời nói đầu có tính văn chương, được viết ngắn gọn, văn vẻ nhưng bằng thứ văn xuôi không vần (Lưu Hiệp nói chung làm lơ thể loại này). Sau chúng đến các thể loại bằng thơ như tụng- ca ngợi, tán- khen ngợi- hai thể loại gần nhau về chức năng và hình thức thể loại được các văn nhân cổ đại sử dụng đại thể như là những bản tóm tắt bằng thơ kết thúc các truyện (ví dụ Lưu Hướng đã làm như thế trong Liệt nữ truyện). Đồng thời đến giữa thế kỷ này tụng đã được dùng để ca ngợi công lao và đức hạnh của con người, còn tán – để ca ngợi vẻ đẹp một bức tranh, một họa phẩm, một trước tác nào đó Tùy thuộc vào đối tượng ca ngợi, Tiêu Thống đã chia các văn bản tánthành nhiều tiểu loại khác nhau. Trong phần được ông gọi là tán, ông xếp hai kiểu mẫu: khen một bức tranh và khen một bài tựa; còn những bài tán do các sử gia soạn và đưa vào các công trình lịch sử của họ thì ông phân bố theo mấy mục: ví dụ bài tán do Ban Cố viết trong sách Hán thư kết thúc truyện về Công Tôn Hùng được đặt trong mục “giải thích lịch sử”, còn bài tán kết thúc chương nói về triều đại Hán Cao Tổ thì được xếp vào một phần đặc biệt Tán sử. Có thể ở đây nguyên tắc phân loại không chỉ là nguyên tắc thể loại mà nhiều phần hơn còn là nguyên tắc chức năng: những tác phẩm thể tán được sử dụng vào những mục đích khác nhau thì cũng được xếp vào những mục khác nhau, nhưng, có lý hơn cả, vấn đề vẫn là ở hình thức của chúng: bài tán sử được viết có vần, còn bài tán luận lại không có vần. Những tác phẩm thể luận cũng được Tiêu Thống xử lý như thế. Một số tác phẩm thể luận được ông xếp vào mục riêng - luận¸ mở đầu bằng tác phẩm nổi tiếng Quá Tần luận(Luận về lỗi lầm của nhà Tần) của Giả Nghị (201-169 trước CN), còn cũng những bài luận khác kết thúc các truyện về những con người nổi tiếng trong một số bộ sử về các triều đại (như Hậu Hán thư của Phạm Việp) thì tạo thành một mục riêng “sử luận”, tương tự như các bài tán được sử dụng với chức năng tương đồng. Chỉ sau những thể loại nằm trong thành phần các trước tác lịch sử Tiêu Thống mới đưa vào Văn tuyển của mình các thể loại mà theo quan điểm của chúng ta là có tính chức năng hiển nhiên, song đã được Lưu Hiệp liệt vào nhóm văn (vì có vần là tiêu chuẩn bắt buộc): châm - lời nhắc nhở, răn đe, minh - bài viết trên các dụng cụ chứa đựng, lụy – lời khóc có kể tiểu sử, ca ngợi công đức người quá cố, ai- khóc người chết trẻ, bi- văn khắc trên mộ chí - tất cả các thể loại này ít nhiều có gắn với nghi lễ mai táng người chết. Hai thể loại nghi lễ khác gần với chúng về chức năng là điếu văn và tế văn và cuối cùng, kết thúc văn tuyển của Tiêu Thống là hàng trạng - miêu tả cuộc đời và việc làm của người đã chết - thể loại có quan hệ trực tiếp với nghi lễ cổ đại (3) . Tổng kết những gì ta đã xem xét, có thể nói rằng soạn giả văn tuyển đầu tiên ở Trung Quốc đã coi trọng những thể loại thuần túy nghệ thuật (phú và thi); các thể loại có tính chức năng rõ ràng, gắn với nghi lễ chôn cất, v.v được ông đặt ở vị trí cuối cùng trong hệ thống của mình (từ 33 đến 39); những thể loại hành chính - sự vụ (chiếu, biểu) cũng như những thể loại có quan hệ với sử học quan phương dường như chiếm địa vị trung gian, song cũng thuộc thành phần của văn học. . Lưu Hiệp xếp thể loại này vào nhóm tạp văn và đưa vào trong khu vực văn (văn chương) (mặc dù các soạn giả Từ điển các thể loại văn học Trung Quốc đặt bài ngắn về thể này trong mục văn sự vụ, hình. Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Tác giả của sách cũng gộp thể loại văn khắc trên chất liệu đồng minh với những giáo huấn. các thể loại văn học. Ở trên chúng tôi đã nói rằng Chí Ngu, người tiền bối của Lưu Hiệp trong số các thể loại khác nhau, đã miêu tả văn khóc người chết trẻ – ai. Lưu Hiệp cũng chú ý đến thể loại này

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan