Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Container Việt Nam.

12 898 4
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Container Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt. Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty...) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn.cần dẫn nguồnTrong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ sàn giao dịch chứng khoán. Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (bookentry) hoặc dữ liệu điện tử.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Container Việt Nam (MÃ CỔ PHIẾU: VSC) 1 MỤC LỤC 2 I. PHÂN TÍCH NGÀNH CẢNG BIỂN I.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành cảng biển năm 2013 Vào đầu năm, nhiều dự báo cho thấy DN cảng biển, vận tải, kho bãi sẽ gặp khó khăn, khó có thể duy trì đà tăng trưởng ổn định, thậm chí có thể bị sụt giảm mạnh. Vậy mà, bất chấp những khó khăn chung, DN cảng biển, vận tải, kho bãi lại bất ngờ được hưởng lợi từ sự gia tăng đáng kể về lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định trong suốt thời gian qua. Theo nhận định, các DN kinh doanh cảng biển sẽ đạt mục tiêu đề ra khi các hoạt động xuất nhập khẩu đều tăng. Tuy nhiên, việc cạnh tranh trong ngành sẽ hứa hẹn ngày càng nhiều khốc liệt về sau. Trên sàn chứng khoán hiện có 5 doanh nghiệp cảng biển đang niêm yết gồm: Công ty CP Container Việt Nam (VSC), Công ty CP Đầu tư và Phát triển cảng Đình Vũ (DVP), Công ty CP Cảng Đoạn Xá (DXP), Công ty CP Cảng rau quả (VGP) và PDN. Các Doanh nghiệp này tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong 9 tháng với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 16,7%. Trong đó, VSC là doanh nghiệp đi đầu với hệ thống cảng biển hiện đại bậc nhất hiện nay. VSC hiện đang sở hữu cảng Green Port với cầu tàu dài 340m và 4 cầu trục xoay có thể tiếp nhận từ 10 - 12 tàu/tuần. Để hỗ trợ tăng trưởng, VSC đang có kế hoạch mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Đặc biệt, VSC còn có kế hoạch đầu tư vào một trung tâm logistics tại Khu công nghiệp Đình Vũ. Với trung tâm logistics này, VSC sẽ sở hữu hệ thống kho bãi hiện đại nhất khu vực miền Bắc. I.2. Triển vọng của ngành cảng biển trong năm tới Nhìn chung, các chuyên gia đều đánh giá triển vọng phát triển của ngành vận hành cảnh biển là tốt trong năm 2014, dựa trên những chuyển biến tích cực trong 3 nền kinh tế: nền kinh tế vĩ mô đã được giữ ổn định trong năm 2013 và các yếu tố hỗ trợ xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng vững chắc. a. Kim ngạch XNK của Việt Nam tăng trưởng ổn định qua các năm Kim ngạch XNK qua các năm: 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu 57.1 72.24 96.91 114.57 132.2 Nhập khẩu 69.95 84.84 106.75 113.79 131.3 Tổng kim ngạch 127.05 157.08 203.66 228.36 263.5 Tăng trưởng XNK 23.64 % 29.65 % 12.13 % 15.39% Nguồn Tổng cục thống kê Thông qua số liệu XNK các năm ta có thể thấy tăng trưởng XNK Việt Nam rất ổn định theo từng năm, và ổn định với cả xuất khẩu và nhập khẩu. Do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, nên trong năm 2012 và 2013 tốc độ tăng trưởng XNK có giảm xuống, nhưng nhìn chung vẫn đạt kết quả cao so với nhiều ngành trong nền kinh tế nói riêng và so với tăng trưởng của nền kinh tế nói chung (GDP năm 2013 chỉ tăng 5.42%). b. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam ngày càng tăng Biểu đồ tổng quan vốn đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam: 4 Nguồn: Internet Nhìn biểu đồ ta thấy trong những năm gần đây, dù kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, vốn FDI đăng ký và được thực hiện qua các năm đạt mức cao. Đặc biệt, lượng vốn FDI khi Việt Nam gia nhập WTO so với các năm trước tăng đột biến, điều này được nhìn nhận rất tích cực khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập TPP (sẽ tiếp tục thu hút vốn FDI tăng đột biến). Theo cơ cấu xuất nhập khẩu, thì lĩnh vực FDI đang chiếm tỷ trọng cao hơn và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều khối doanh nghiệp trong nước. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. 5 Vì vậy có thể nhìn nhận, việc gia tăng vốn FDI vào Việt Nam có tác động rất tích cực đến kim ngạch XNK, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu, qua đó gián tiếp hỗ trợ ngành vận hành cảng biển phát triển. Kết luận, Các chuyên gia đều nhìn nhận Việt Nam đang dần dần trở thành cổng xưởng sản xuất mới của Thế giới, cụ thể hóa bằng việc vốn FDI ngày càng tăng, đã và đang có nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác chuyển toàn bộ khâu sản xuất sang Việt Nam, cùng với đó là tương lai gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương - TPP sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nên cơ hội phát triển cho ngành vận hành cảng biển là rất lớn, vấn đề chỉ còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp có được chiến lược phát triển đúng đắn hay không để tận dụng triệt để cơ hội này. II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU VSC CTCP Container Việt Nam – mã cổ phiếu VSC là công ty vận chuyển hàng hóa và cảng hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động từ năm 1985, VSC là chủ sở hữu của cảng Green Port tại Hải Phòng. Công ty cũng cung cấp các dịch vụ bốc dỡ, lưu kho và vận tải đường bộ tại khu vực Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Mã VSC đang được niêm yết trên Sở giao dịch TP. Hồ Chí Minh. II.1. Cổ đông lớn và giao dịch của cổ đông lớn a. Danh sách cổ đông lớn của VSC: ST T TÊN CỔ ĐÔNG SỐ CỔ PHIẾU TỶ LỆ % TÍNH ĐẾN NGÀY 1 Swiftcurrent Offshore, Ltd 2,167,200 7.57 01/07/2013 2 Vietnam Holding Limited 1,965,148 6.86 01/07/2013 6 3 Vietnam Infrastructure Holdings Limited 1,571,960 5.49 03/07/2013 4 FTIF - Templeton Frontier Markets Fund 1,462,140 5.1 01/07/2013 5 Asean Small Cap Fund 1,462,140 5.1 01/07/2013 6 Swiftcurrent Partners, L.P 1,444,800 5.04 01/07/2013 7 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCF) 1,411,932 4.93 01/07/2013 8 Deutsche Asset Management (Asia) Limited 1,224,160 4.27 02/07/2013 9 Nguyễn Việt Hòa 440,599 1.54 01/07/2013 10 Hoàng Trọng Giang 86,932 0.3 01/07/2013 b. Giao dịch cổ đông lớn và cổ đông nội bộ trong thời gian gần đây: - Ngày 3/7/2013 Vietnam Infrastructure Holding Limited đã mua 568.120 cổ phiếu VSC, nâng số lượng sở hữu từ 1.003.840 cổ phiếu (4,21%) lên 1.571.960 - Ngày 2/7/2013 Deutsche Asset Management (Asia) Limited đã mua 204.026 cổ phiếu VSC, nâng số lượng sở hữu lên 1.224.160 cổ phiếu (4,27%). 7 - Ngày 21/6/2013, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines đã bán 415.260 cổ phiếu VSC giảm số lượng sở hữu về 0. - Ngày 8/2/2013 ông Nguyễn Viết Hòa – Chủ tịch HĐQT đã bán 50.000 cổ phiếu VSC, giảm số lượng sở hữu về 367.116 cổ phiếu (1.28%). Ta thấy hiện nay có nhiều nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước đang nắm giữ cổ phiếu của VSC. Ngoài ra trong thời gian gần đây, động thái của các quỹ này là liên tục mua vào cổ phiếu. Chỉ có duy nhất nhà đầu tư lớn bán ra cổ phiếu VSC là Tổng Công ty hàng hải Việt Nam do lộ trình thoái vốn mà Chính Phủ yêu cầu các tổng công ty lớn thực hiện. Vì vậy có thể khẳng định VSC đang thu hút được sự quan tâm đầu tư lớn của thị trường, và room cho nhà đầu tư nước ngoài đã hết. II.2. Hoạt động kinh doanh của VSC các năm qua a. Kết quả kinh doanh quý 3/2012 (Đơn vị: 1000 VNĐ) VSC Quý 3/2013 Quý 3/2012 Tăng trưởn g Lũy kế 9 tháng 2013 Lũy kế 9 tháng 2012 Tăng trưởng Tổng doanh thu 217,434,785 203,466,422 7% 590,348,239 6 06,518,637 -3% Tổng lợi nhuận trước thuế 79,532,337 64,757,104 23% 2 06,403,188 2 08,773,932 -1% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 79,242,969 64,307,023 23% 205,153,743 2 08,773,932 -2% Lợi nhuận ròng 59,338,126 51,816,910 15% 160,921,538 166,208,844 -3% EPS 2,059 1,798 15% 5,585 5,769 -3% 8 b. Tài sản và nợ (đv: 1000VNĐ): VSC Quý 3/2013 Quý 3/2012 Tăng trưởng Tổng tài sản 1,067,680,85 1 1,044,826,65 2 2% Tài sản ngắn hạn 511,627,544 Nợ ngắn hạn 247,278,142 259,706,426 -5% Nợ dài hạn 15,991,100 43,241,497 -63% Tổng nợ 263,269,242 302,947,923 -13% Vốn chủ sở hữu 804,411,609 741,878,729 8% VSC chủ yếu nợ ngắn hạn, current ratio là 206.90%, thể hiện tính an toàn tài chính cao, đồng thời cho phép VSC có thể tiếp tục tăng trưởng bằng cách tăng thêm nợ nếu có chiến lược đầu tư hợp lý. c. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (đơn vị:1000): VSC 2009 2010 2011 2012 9T/2013 2013F Tổng doanh thu 480,789,10 6 590,964,51 0 764,398,58 5 830,215,509 590,348,239 787,130,985 Lợi nhuận ròng 155,048,83 8 179,704,56 5 191,000,02 9 228,628,955 160,921,538 214,562,051 Tổng tài sản 647,348,43 6 811,575,79 6 856,938,74 9 1,054,558,830 1,067,680,85 1 1,423,574,468 Vốn chủ sở hữu 431,212,76 2 540,535,33 1 642,933,25 9 757,391,936 804,411,609 1,072,548,812 EPS 12,992 15,101 10,028 9,626 5,585 7,447 ROE 35.96% 33.25% 29.71% 30.19% 20.00% 9 Nhìn nhận chỉ số EPS và ROE, ta thấy thu nhập đạt được của VSC ngày càng khó khăn thể hiện tính khó khăn chung trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tính cạnh tranh trong ngành cảng biển ngày càng cao. Tuy nhiên, VSC vẫn liên tục đạt tăng trưởng Doanh thu và VCSH đều đặn thể hoạt động kinh doanh vẫn đang đạt được kết quả thuận lợi. EPS có giảm qua các năm nhưng vẫn là kết quả rất cao so với thị trường. Với giá giao dịch phiên gần nhất (10/1/2014), VSC đóng cửa ở mức giá 61.000 VNĐ. Nếu theo EPS Forward như trên thì VSC có PE Forward là 8.2 cho năm tài chính 2014. Đây là chỉ số PE khá thấp so với mặt bằng các công ty đầu ngành trên thị trường (như DHG có PE = 12, VNM có PE = 19). d. Biến động giá cổ phiếu VSC trên thị trường (Nguồn: cafef.vn) Biểu đồ giá 1 năm qua Biểu đồ giá từ năm 2008 II.3. Chiến lược thúc đẩy tăng trưởng của VSC Hiện nay VSC đang sở hữu cảng Green Port, có cầu tàu dài 340m và 4 cần trục xoay. Green Port có thể tiếp nhận 10-12 tầu/tuần và hiện nay đã đạt công suất 70%. 10 [...]...Vì vậy trong thời gian gần đây công ty đã thực hiện chiến lược nhằm hỗ trợ tăng trưởng thông qua các thương vụ M&A để sở hữu thêm 1 cảng ở Hải Phòng và một cảng ở khu vực miền trung Hiện nay VSC đã sở hữu 23% trong tổng số cổ phần cảng Đình Vũ tại Hải Phòng, và hứa hẹn sẽ sớm mua được toàn bộ lượng cổ phần (50,6%) do PTSC đang nắm giữ, cùng với việc công suất cảng Green Port mới đạt 70% nên... 29/11/2013, VSC đã mua 1.110.000 cổ phiếu DNL của Công ty Đà Năng Logistic và chính thức trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ nắm giữ 37%, nhằm dần dần mở rộng kinh doanh ra toàn quốc III KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ Với việc thực hiện chiến lược nâng cao năng lực kinh doanh, cùng với môi trường đang và sẽ rất thuận lợi cho ngành vận hành cảng biển, VSC sẽ ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh trước các đối thủ, và tăng trưởng... thủ, và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Đồng thời chỉ số PE (forward cho năm 2013) là còn thấp (8.2 so với mức giá hiện tại là 61.000VNĐ) sẽ hỗ trợ tăng giá trong dài hạn Vì vậy, khuyến nghị mua (Strong Buy) tại mức giá hiện tại và nắm giữ dài hạn Giá mục tiêu của VSC trong 6 tháng tới: Mục tiêu trong 6 tháng tới 11 PE mục tiêu 10 Giá mục tiêu 76.000 Tăng giá 22% KHUYẾN NGHỊ Strong buy 12 . THƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Container Việt Nam (MÃ CỔ PHIẾU: VSC) 1 MỤC LỤC 2 I. PHÂN TÍCH NGÀNH CẢNG BIỂN I.1 thái của các quỹ này là liên tục mua vào cổ phiếu. Chỉ có duy nhất nhà đầu tư lớn bán ra cổ phiếu VSC là Tổng Công ty hàng hải Việt Nam do lộ trình thoái vốn mà Chính Phủ yêu cầu các tổng công ty. đang niêm yết gồm: Công ty CP Container Việt Nam (VSC), Công ty CP Đầu tư và Phát triển cảng Đình Vũ (DVP), Công ty CP Cảng Đoạn Xá (DXP), Công ty CP Cảng rau quả (VGP) và PDN. Các Doanh nghiệp

Ngày đăng: 23/07/2014, 08:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. PHÂN TÍCH NGÀNH CẢNG BIỂN

    • I.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành cảng biển năm 2013

    • I.2. Triển vọng của ngành cảng biển trong năm tới

    • II. PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU VSC

      • II.1. Cổ đông lớn và giao dịch của cổ đông lớn

      • II.2. Hoạt động kinh doanh của VSC các năm qua

      • II.3. Chiến lược thúc đẩy tăng trưởng của VSC

      • III. KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan