Phần 7 BỆNH KÝ SINH TRÙNG LÂY TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI potx

25 515 0
Phần 7 BỆNH KÝ SINH TRÙNG LÂY TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 27 - Bệnh cảnh do ấu trùng hoặc giun non Gnasthostoma spinigerum di chuyển dưới da và trong cơ quan nội tạng. 5.3.1. Tác nhân gây bệnh Giun trưởng thành sống trong các bướu ở vách bao tử chó, mèo, chim , giun đực dài 11 - 15 mm, giun cái dài 25 - 54 mm, thân hơi cong, bao phủ bởi các gai ở nửa trước, đầu phình có 4 - 8 hàng móc; trứng hình ovan vỏ lấm tấm, một cực có nút trong suốt. Giun đẻ trứng ở vách bào tử, trứng theo phân ra ngoài. ở trong nước, ấu trùng có thực quản hình ụ phình. Trong cơ thể giáp xác, ấu trùng thành ấu trùng giai đoạn II, có đầu phình và 4 hàng móc. Khi bị cá, ếch, lươn hay rắn nuốt, ấu trùng II phát triển thành ấu trùng III ở bắp cơ của các động vật này. Khi chó, mèo, chồn, chim ăn các vật chủ kể trên, ấu trùng giun sẽ chui vào vách bao tử và phát triển thành giun trưởng thành trong vòng 6 tháng 5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 28 5.3.1. Tác nhân gây bệnh( tiếp ) Nếu người ăn cá, răn, lươn, ếch nấu chưa chín, ấu trùng giai đoạn III sẽ chui qua vách bao tử và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể: da, gan, phổi, não, mắt Ký sinh trùng có thể phát triển đến giun non nhưng không trưởng thành được. Ở vị trí ký sinh giun gây viêm, apxe, hoại tử, sốt xuất huyết. Bệnh có thể kéo dài đến 17 năm. 5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 29 5.3.2. Dịch tễ KST này gặp ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Philippin, Indonesia Người nhiễm thường là do ăn các sống hoặc nấu chưa kỹ. ở miền Nam Việt Nam, cần chú ý đến 2 món ăn đặc sản: Cá lóc nướng trui và mắm thái. 5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 30 5.3.3. Lâm sàng Khi giun từ vách bao tử lên gan, bệnh nhân buồn nôn, đau thượng vị và hạ sườn phải, sốt. Sau đó, triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan đang di chuyển: gan (gan to, đau sốt), xoang bụng (biếu giả viêm), mắt (viêm mống mắt, viêm nàng bồ đào, xuất huyết nặng, hoại tử dọc theo đường đi của giun), da (cục u di động dưới da, viêm, phù da, đường hầm dưới da có thâm nhiễm bạch cầu, bạch cầu toan tính). Bệnh kéo dài nhiều năm, có những lúc lắng dịu, có những lúc bột phát. 5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 31 5.3.4. Chẩn đoán - Bạch cầu trong máu tăng đến 100.000/ mm3, trong đó bạch cầu toan tính chiếm 50 đến 80%. - Chẩn đoán phỏng chửng khi bệnh nhân sống trong vùng nội dịch, có các biểu hiện lâm sàng kể trên, nhất là viêm da kèm chứng tăng cao bạch cầu toan tính trong máu. - Chẩn đoán xác định khi bắt được ấu trùng hoặc giun non từ sang thương ( da, niêm mạc mắt ) - Phản ứng nội bì với kháng nguyên Gnasthostoma cho kết quả tin cậy được. 5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 32 5.3.5. Điều trị - Các thuốc chữa giun sán hầu như không có tác dụng trên giun Gnasthostoma, Diethylcarbamazine ( Hetrazan ) 0,5 - 0,7 mg/kg/ngày trong 5 - 7 ngày cho kết quả tương đối - Khi giun ở da hay niêm mạc mắt, có thể rạch và gắp giun ra. 5.3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum 33 5.3.6. Dự phòng -Ăn cá, ếch nhái, rắn, lươn nấu chín. Theo Daengsvang và Miyazaki, ngâm cá vào dấm đậm đặc 5 giờ 30 phút có thể diệt được giun Ở Việt Nam, cẩn thận khi ăn món cá lóc nướng trui và mắm thái 5.4. Bệnh do Sparganum 34 Bệnh cảnh do ấu trùng giai đoạn II của Spirometra mansoni, một loại sán dải ký sinh chó, mèo gây ra; có liên hệ đến cách chữa bệnh không khoa học hoặc ăn uống của người dân 5.4.1. Tác nhân gây bệnh Spirometra mansoni trưởng thành khá giống Diphyllobothrium latum, kích thước bé hơn, ký sinh trong ruột non chó, mèo và loài Félidés sống hoang dã. Trứng sán có nắp nhưng không đối xứng, hình con thoi 5.4. Bệnh do Sparganum 35 5.4.1. Tác nhân gây bệnh( tiếp) Trứng theo phân ra ngoài, ở trong nước hồ ao, cống rãnh, trứng nở ra phôi có lông tơ; phôi bơi trong nước và bị loăng quăng đỏ Cyclopssp.nuốt. Khi loăng quăng đỏ bị nòng nọc ăn, ấu trùng giai đoạn I sẽ trở thành ấu trùng giai đoạn II ở ếch, nhái. Trong thời Pháp thuộc, khoảng 80% ếch nhái bắt ở miền Bắc có chứa Sparganum, hiện nay chỉ còn khoảng 15 - 17%. Các động vật khác như rắn, lươn, chuột, gà nuốt loăng quăng đỏ hoặc ăn ếch, nhái, KST vẫn chỉ ở giai đoạn sparganum Nếu chó,mèo, loài Félidés ăn thịt các ký chủ trung gian II là ếch nhái và ký chủ chờ thời này, sparganum sẽ trở thành sán trưởng thành trong ruột non 5.4. Bệnh do Sparganum 36 5.4.2. Dịch tễ KST này gặp ở Đông Nam Á, Nhật, Indonesia, và đôi khi gặp ở Châu Phi, ChâuÂu, Châu Úc, Bắc và Nam Mỹ Người nhiễm sán do: (1) Đắp thịt ếch nhái dã nát lên mắt với mục đích chữa viêm kết mạc. ở Miền Bắc trước kia có rất nhiều người bị bệnh bướu sán ở mắt; hiện nay chỉ còn lẻ tẻ (2) Ăn thịt rắn, ếch nhái nấu chưa chín (3)Uống nước có Cyclopssp. nhiễm sán Sau khi xâm nhập qua đường miệng, sparganum chui qua vách ruột di chuyển dần ra ngoài da.ở cơ thể người, KST không phát triển xa hơn, vẫn ở giai đoạn sparganum, có thể dài 10 - 15cm, gây phản ứng viêm mạnh [...]... hiệu quả các bệnh này 50 Tài liệu tham khảo 1 Đỗ Dương Thái, Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm Văn Thân, Phạm Trí Tuệ, Đinh Văn Bền Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, quyển I Nhà xuất bản y học, 1 973 1 974 2 Bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học y Hà Nội Ký sinh trùng y học Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2001 3 Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa y - trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh Ký sinh trùng y học... các bệnh lây truyền từ động vật nuôi là điều nên được lưu ý 49 7 Kết luận Những thú sống quanh người nhiều khi thân quen đến độ người ta mất cảnh giác với các bệnh do chúng lây truyền cho người Do tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm, phân động vật, do vệ sinh cá nhân kém, do ăn uống, uống sống, hoặc do chữa bệnh theo lối không khoa học, người ta đã nhiễm ấu trùng các KST của động vật Bệnh do các ấu trùng. .. triển, sinh thái, phương thức nhiễm các ký sinh trùng có khả năng lây truyền từ động vật Họ sẽ là những người cổ động tích cực cho việc phòng chống bệnh động vật ký sinh bằng các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh lao động Nỗ lực giảm nguồn bệnh ở động vật, không phải chỉ là công việc của các bác sĩ y khoa, các nhà thú y, dịch tễ mà còn cần sự tham gia của tất cả mọi người, nhất là các ngành quản lý xã...5.4 Bệnh do Sparganum 5.4.3 Lâm sàng Triệu chứng tuỳ thuộc vào số lượng và nơi sparganum ký sinh 5.4.3.1 Bệnh do sparganum ở mắt Sau khi đắp thịt ếch nhái lên mắt khoảng 10 ngày, bệnh nhân cảm thấy nhôn nhốt khó chịu, cử động nhãn cầu bị cản trở, có người đau nhức mắt nhưng cũng có người không đau.Tuỳ theo vị trí của sparganum, các triệu chứng có thể khác nhau: 37 5.4 Bệnh do Sparganum 5.4.3.1 Bệnh. .. tắm xong (ấu trùng đuôi chỉ chui vào da khi nước khô đi Ê) - Các tác giả Miền Bắc Việt Nam (Đặng Vũ Hỷ và ctv, 1960 ) sử dụng dầu rái cá xoa lên da nông dân để tạo một bao trong suốt trước khi xuống sông, bao này ngăn sự xâm nhập của ấu trùng 48 6 Phòng chống bệnh động vật ký sinh Rất cần trang bị cho sinh viên y khoa và thầy thuốc thực hành những hiểu biết cơ bản về chu trình phát triển, sinh thái,... Uống nước đun sôi hay nước lọc - Bỏ lối chữa bệnh thiếu khoa học như đắp thịt ếch nhái lên mắt - Ăn rắn, lươn, ếch, chuột nấu chín 42 5.5 Viêm da do sán máng Bệnh cảnh cấp tính và ngắn hay ở da do ấu trùng của loại sán máng ký sinh trong mạch máu loài cầm và loài gặm nhấm 43 5.5 Viêm da do sán máng 5.5.1 Tác nhân gây bệnh Các sán máng Trichobilharzia spp ký sinh trong tĩnh mạch màng treo ruột của vịt... ), áu trùng đuôi chui qua da và bị mắc kẹt ở đây, gây bệnh cảnh viêm da khá đặc biệt 44 5.5 Viêm da do sán máng 5.5.2 Dịch tễ Bệnh gặp ở khắp nơi, có ít nhất 25 loại ấu trùng đuôi sống ở vùng nước ngọt và 4 loại ở vùng nước mặn ở Miền Bắc nước ta, theo báo cáo tại Hội nghị KST và Sốt Rét 1960, có viêm da ở những nông dân canh tác tại những ruộng có chăn nuôi vịt bị Trichobilharzia spp Ký sinh, ký chủ... sưng tấy và hoại tử mô ký chủ Bệnh nhân có thể nóng lạnh, nổi mề đay, tăng bạch cầu toan tính trong máu 38 5.4 Bệnh do Sparganum 5.4.3.2 Bệnh lành tính do nuốt sparganum Sau khi chui qua vách ruột, sparganum sẽ di chuyển dần ra da, nó có thể gây đau và ngứa; khi đã định vị nó gây apxe Ngoài da ra, người ta có thể gặp sparganum ở mô dưới phúc mạc, màng phổi, bàng quang v.v 39 5.4 Bệnh do Sparganum 5.4.3.3... nhiễm ấu trùng đuôi (nuôi vịt n), bệnh cảnh cấp tính không nhất thiết phải xét nghiệm 5.8.5 Điều trị - Không có thuốc trị đặc hiệu - Xoa kem kháng histamin lên các vết sẩn ngứa - Uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn 47 5.5 Viêm da do sán máng 5.8.6 Dự phòng - Diệt ốc quanh khu vực các bãi tắm bằng sunfat đồng, carbonat đồng, hay pentachlorphenate, kết hợp với việc phát quang những thực vật thuỷ sinh -... trùng y học Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2001 3 Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa y - trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh Ký sinh trùng y học Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2002 4 Bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Quân y Bài giảng Ký sinh trùng y học 51 . thái 5.4. Bệnh do Sparganum 34 Bệnh cảnh do ấu trùng giai đoạn II của Spirometra mansoni, một loại sán dải ký sinh chó, mèo gây ra; có liên hệ đến cách chữa bệnh không khoa học hoặc ăn uống của người. nhân gây bệnh( tiếp ) Nếu người ăn cá, răn, lươn, ếch nấu chưa chín, ấu trùng giai đoạn III sẽ chui qua vách bao tử và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể: da, gan, phổi, não, mắt Ký sinh trùng. nơi sparganum ký sinh 5.4.3.1. Bệnh do sparganum ở mắt Sau khi đắp thịt ếch nhái lên mắt khoảng 10 ngày, bệnh nhân cảm thấy nhôn nhốt khó chịu, cử động nhãn cầu bị cản trở, có người đau nhức

Ngày đăng: 23/07/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan